Định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO (Trang 32 - 44)

Từ những hạn chế đã nêu trên, trong thời gian tới nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài này, có thể đa dạng hóa phương pháp nghiên cứu, áp dụng những phương pháp phân tích phức tạp vào thực tế. Đặc biệt là mở rộng phương pháp so sánh về mặt không gian và thời gian, kéo dài chuỗi dữ liệu để phản

ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một chu kỳ kinh doanh, gắn kết được tình hình tài chính của Công ty sự biến động tình hình kinh tế- xã hội của ngành cũng như của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------

TRẦN THỊ THANH MAI

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TRAPHACO

Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, sự mở cửa của nền kinh tế đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cũng như gia tăng sự cạnh tranh, khó khăn và thử thách cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn phát triển và khẳng định được mình cần phải nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đưa ra các quyết sách hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế cũng như thực trạng của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến các quyết sách của doanh nghiệp là tình hình tài chính - được thể hiện cụ thể trong BCTC.

Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là xem xét đánh giá kết quả của việc quản lí và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên BCTC, phân tích những kết quả đã và chưa đạt được, tìm ra nguyên nhân và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, các doanh nghiệp tìm ra được điểm yếu và điểm mạnh của mình để từ đó đề ra các biện pháp phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao năng lực quản lí và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó có thể nói rằng, phân tích tình hình tài chính là việc then chốt, trọng yếu góp phần đưa ra quyết định, định hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài về hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp.

Công ty cổ phần TRAPHACO được chính thức thành lập từ năm 1999 trên cơ sở sự phát triển của Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty y tế Đường sắt (1972), là một công ty hoạt động mạnh và có thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh

Dược phẩm, Dược liệu, Hoá chất, Vật tư và thiết bị y tế, Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, Mỹ phẩm, Tư vấn, Dịch vụ khoa học kỹ thuật, Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược và Kinh doanh xuất nhập khẩu. Kể từ khi chính thức hoạt động dưới dạng CTCP, TRAPHACO đã có những bước phát triển mạnh mẽ: Khánh thành và đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất thuốc Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội vào năm 2004, trở thành cổ đông lớn của các công ty Dược như CTCP

Dược – Vật tư y tế Quảng trị với tỉ lệ sở hữu 42,91% vốn điều lệ, CTCP Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk với tỉ lệ sở hữu lên đến 51%.

Cổ phiếu của Công ty được chính thức giao dịch trên sản HOSE năm 2008 với mã cổ phiếu TRA. Nhìn một cách tổng quan kể từ khi phát hành cổ phiếu, giá cổ phiếu của công ty đã liên tục tăng từ 20.000 đồng/cổ phiếu đến khoảng 100.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 6/2013. Tuy nhiên, trong một vài tháng gần đây, giá cổ phiếu đã có xu hướng giảm. Trong vòng từ tháng 6/2013 đến cuối tháng 10/2013, giá cổ phiếu đã giảm khoảng 25%, xuống còn xấp xỉ 75.000 đồng/cổ phiếu.

Điều này gây ra những tác động không tốt đến những đối tượng quan tâm, sự hoài nghi: kết quả này là do thực trạng kinh doanh của công ty kém hiệu quả hay chịu ảnh hưởng suy thoái trên toàn thị trường…? Chỉ khi tiến hành phân tích một cách hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty thông qua BCTC trong chuỗi thời gian dài thì mới có được lời giải thích, câu trả lời chính xác nhất.

Xuất phát từ những lý do trên, với tư cách là một nhà đầu tư tôi xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO” để nghiên cứu.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó

Trong thực trạng của nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của một công ty được coi là một trong những vấn đề then chốt, thiết yếu đầu tiên để một tổ chức, cá nhân quyết định có đầu tư vào công ty đó hay không. Đây cũng là chủ đề thu hút sự nghiên cứu của rất nhiều các nhà nghiên cứu về kinh tế cũng như các bạn sinh viên, học viên cao học. Điều đó được thể hiện ở số lượng lớn các giáo trình, tài liệu tham khảo, đề tài luận văn liên quan đến chủ đề này.

Về cơ sở lý thuyết của việc phân tích tình hình tài chính, đã có các nghiên cứu nổi bật của PGS.TS Nguyễn Năng Phúc với cuốn giáo trình “Phân tích Báo cáo tài chính”, và cuốn giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” do PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ chủ biên. Đây là những cuốn giáo trình cơ bản, cung cấp cơ sở lý thuyết phục vụ trực tiếp cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về các đề tài luận văn tốt nghiệp, có thể kể đến như luận văn ThS của tác giả Lê Thị Hải Hạnh với tiêu đề “Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may – tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu”, tác giả Nguyễn Thị Bích

Ngọc với tiêu đề “Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Đà Nẵng”,…Các luận văn này đều tập trung vào việc nghiên cứu vai trò, phương pháp và nội dung phân tích tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. Từ đó, các tác giả đưa một số tiêu chí để hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính. Tuy nhiên, với công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đều chỉ tập trung nghiên cứu tình hình tài chính của công ty trong khoảng thời gian rất ngắn, năm 2010-2011 (tác giả Lê Thị Hải Hạnh), năm 2009-2011 (tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc). Khoảng thời gian đó có thể chưa đủ để đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính cũng như thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi luận văn đều tập trung vào phân tích các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, điều này có thể đưa ra một cái nhìn chưa đầy đủ và hoàn thiện.

Kế thừa và phát huy những giá trị mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được, Luận văn sẽ tiếp thục hoàn thiện hệ thống hóa các lý luận liên quan đến việc phân tích tình hình tài chính, đồng thời khắc phục một số điểm mà các luận văn trên chưa đạt được. Cụ thể, luận văn sẽ tập trung phân tích trong khoảng thời gian 4 năm từ năm 2009-2012 với một công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn sẽ phân tích một số lý luận cơ sở về việc phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp để từ đó áp dụng vào CTCP TRAPHACO. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính và hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của Công ty.

Để đạt được mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể thực hiện trong luận văn bao gồm:

• Phân tích cơ sở lý luận, các phương pháp và nội dung sử dụng trong việc phân tích tình hình tài chính.

• Phân tích, nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACO trên cơ sở có sự liên hệ, đối chiếu và so sánh với các giá trị trung bình ngành đã xây dựng được.

• Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

• Cơ sở lý thuyết nào có thể sử dụng để đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp?

• Thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của CTCP TRAPHACO như thế nào?

• Giải pháp nào cần áp dụng để nâng cao năng lực tài chính của CTCP TRAPHACO?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các BCTC hợp nhất đã được kiểm toán của CTCP TRAPHACO, ngoài ra còn tham khảo những BCTC của các công ty HĐKD trong cùng ngành, cùng lĩnh vực với CTCP TRAPHACO.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu trong các BCTC hợp nhất đã được kiểm toán của CTCP TRAPHACO trong giai đoạn 2009-2012.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận

Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập các BCTC của các công ty HĐKD trong ngành dược để đi sâu nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa các chỉ tiêu tài chính, thông qua đó tổng hợp và khái quát tình hình HĐKD của ngành giai đoạn 2009-2012, và những mặt mạnh, mặt yếu của CTCP TRAPHACO để kiến nghị những giải pháp.

Cơ sở lý thuyết

Những chỉ tiêu tài chính để tính toán và phân tích về cấu trúc tài chính, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, các chi tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động….

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

• Thông qua các cuốn Giáo trình, tài liệu học tập, slide, bài giảng thu thập: Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp như khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa phân tích, phương pháp phân tích, nội dung phân tích, ý nghĩa và phương pháp tính toán các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích.

• Thông qua website của Công ty, bản cáo bạch của Công ty: Tìm hiểu được lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu phát triển, tầm nhìn sứ mệnh, cơ cấu tổ chức của CTCP TRAPHACO.

• Thu thập các BCTC thường niên, định kỳ, các BCTC hợp nhất đã được kiểm toán của Công ty (Mã chứng khoán TRA).

• Tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan để kế thừa và phát huy những giá trị mà các công trình nghiên cứu đi trước đã đạt được, hoàn thiện những hạn chế, giúp cho Luận văn được hoàn thiện hơn.

Phương pháp phân tích

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phân tích ngang, phân tích dọc và phương pháp phân tích tỷ suất trong quá trình phân tích tình hình tài chính của CTCP TRAPHACO.

Phương pháp phân tích dọc được sử dụng trong phân tích tỷ trọng các thành phần trong tổng số như phân tích cơ cấu TS, cơ cấu NV, tỷ trọng TSNH trong TTS…

Trong Luận văn, phân tích ngang được sử dụng trong phân tích các số liệu, các chỉ tiêu so sánh giữa các năm để thấy được biến động của các chỉ tiêu qua các năm.

Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích các tỷ suất như các tỷ suất đánh giá khả năng thanh toán, tỷ suất đánh giá hiệu quả kinh doanh…. Thông qua việc phân tích các tỷ suất để thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đơn lẻ, thấy được nguyên nhân và mức độ của các chỉ tiêu tới sự thay đổi về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phương pháp trình bày dữ liệu

Các kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của Công ty được trình bày thông qua hệ thống bảng biểu cũng như mô tả bằng các đường biểu diễn, đồ thị để dễ theo dõi, so sánh qua các năm, thấy được sự thay đổi về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giữa các năm.

Ngoài ra, các kết quả và chỉ tiêu tài chính của Công ty được so sánh với trung bình ngành để thấy được tình hình tài chính của Công ty trong xu hướng phát triển chung của ngành.

1.7. Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu đề tài, Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận khoa học về BCTC và phân tích tình hình tài chính. Đặc biệt, Luận văn đã phân tích chi tiết tình hình tài chính của CTCP TRAPHACO, đồng thời đã đưa ra được một số phương pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, mà cụ thể ở đây là CTCP TRAPHACO.

Ngoài ra, Luận văn còn có thể được sử dụng là tài liệu cho các doanh nghiệp, các bạn sinh viên, học viên cao học khi nghiên cứu, tìm hiểu về hoàn thiện phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.8. Kết cấu của luận văn

Ngoài danh sách các bảng biểu, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tập trung làm rõ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, khái quát hóa những nghiên cứu về phân tích BCTC thông qua các các giáo trình hay các luận văn, luận án. Từ đó luận văn chỉ ra được những cách tiếp cận của mỗi tác giả trong quá trình nghiên cứu, những thành tựu nghiên cứu đã đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại. Cũng trong chương này, Luận văn thiết lập những vấn đề nghiên cứu của đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO”. Trên cơ sở xác định các mục tiêu nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề ra các câu hỏi cần giải đáp trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. Khái quát phân tích tình hình tài chính

2.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp là xem xét đánh giá kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trong BCTC. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ cho thấy được các kết quả doanh nghiệp đã đạt được và chưa đạt được. Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến HĐKD của doanh nghiệp .

Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

2.1.2. Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w