Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
429,67 KB
Nội dung
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp MỞ ĐẦU Khu công nghiệp (KCN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng hơn 1000 KCN; Trung Quốc có hơn 600 KCN, 32 đặc khu kinh tế và 51 khu công nghệ cao (KCNC); Indonesia có 148 KCN; Malaysia có 311 KCN; Philippine có 77 KCN; Thái Lan có 29 KCN; Việt Nam có 100 KCN (tính đến tháng 03/2004). Các KCN phát triển nhanh chóng đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các quốc gia. Tuy nhiên, sự tập trung công nghiệp trong một khu vực nhất định càng làm tăng thêm các tác động xấu vốn có cửa công nghiệp tới môi trường. Các quốc gia đều nhận ra rằng cái giá phải trả cho vấn đề môi trường của sự phát triển này là rất lớn. Người ta đã đặt ra câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục phát triển mô hình KCN và nếu phát triển tiếp tục thì mô hình này sẽ phải thay đổi như thế nào? Năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khẳng định quyền lợi của con người, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển bền vững. Đây là một mốc lịch sử quan trọng mà từ đó các nghiên cứu một cách hệ thống về phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, quy hoạch,… được hoàn thiện và ứng dụng rộng khắp. Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN): Hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng lẻ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái; STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng Cộng sinh công nghiệp, một trong những nghiên cứu của STHCN, vào việc phát triển một hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty từ năm 1972. Trong vòng 15 năm (từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn Nhóm 2 Trang 1 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp than, 600.000 m 3 nước, và giảm 130.000 tấn cacbon dioxide thải ra. Theo thống kê năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và Châu Âu. Tại Châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu. Công nghiệp hóa nhanh chóng và bền vững là yêu cầu đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ khi KCN đầu tiên được thành lập năm 1991 đến nay, các KCN ở Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công nhưng cũng đang gây ra không ít các ảnh hưởng môi trường và xã hội. Định hướng phát triển công nghiệp theo STHCN và xây dựng mô hình KCN mới - KCNST là một việc làm không thể chậm trễ. Trong năm 2002 và 2003, Bộ công nghiệp Việt Nam (MOI) đã kết hợp với Hiệp hội môi trường Mỹ-Châu Á (US-AEP) và Ban quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) tiến hành các hội thảo, các khóa đào tạo, tham quan học tập,… về phát triển công nghiệp sinh thái và dự định sẽ áp dụng Kế hoạch quản lý môi trường sinh thái công nghiệp vào một số KCN ở Việt Nam. Nhóm 2 Trang 2 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Lịch sử hình thành Năm 1989 Robert Frosch và Nicholas Gallopoulos đã đề xuất khái niệm hệ sinh thái công nghiệp trong bài báo tựa đề “Chiến lược cho các nhà sản xuất” trong hội thảo về sinh thái công nghiệp đăng tải trên Tạp Chí Khoa Học Mỹ. Chiến lược này nhấn mạnh đến sử dụng tối ưu năng lượng và nguyên vật liệu, giảm thiểu chất thải và sản xuất kinh tế hơn. Năm 1990 khái niệm khu công nghiệp sinh thái được hình thành và có nhiều sách xuất bản. Năm 1997 ra đời tạp chí Sinh thái côn nghiệp (Journal of Industrial Ecology) và đưa vào chương trình giảng dạy tại đại học Nauy. Hội thảo quốc tế Châu Âu về sinh thái công nghiệp lần đầu tiên được tổ chức. Năm 2001 thành lập cộng đồng quốc tế về sinh thái công nghiệp ISIE (International Society for Industrial Ecosystem). Sau đó hàng loạt các dự án sinh thái công nghiệp, khu công nghiệp sinh thái, cụm công nghiệp sinh thái được nghiên cứu và thành lập. 2. Sinh thái công nghiệp là gì? Sinh thái công nghiệp là một hệ thống trong đó việc tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu được tối ưu hóa, phát sinh chất thải được giảm thiểu và nước thải của một quá trình phục vụ như là nguyên liệu cho quá trình khác (Frosch & Gallopoulos, 1989). Nhóm 2 Trang 3 GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU NGUYÊN LIỆU NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THỦY XỬ LÝ CHẤT THẢI Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp Hình 1: Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp 3. Đặc trưng : • Có quy định nghiêm ngặt về tái chế, tái sử dụng • Sản xuất và tiêu thụ bền vững • Chú trọng bảo tồn năng lượng, phát triển vật liệu và quản lý chất thải • Chú trọng công nghệ môi trường và công nghệ thân thiện môi trường • Tăng cường nâng cao sản phẩm và phát triển theo hướng bền vững • Nhà nước và chính quyền địa phương lãnh đạo cơ sở sản xuất phát triển bền vững II. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYỂT ĐIỂM CỦA KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Nhóm 2 Trang 4 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp 1. Ưu điểm a. Mang lại lợi ích về kinh tế Khu công nghiệp sinh thái đem lại nhiều lợi ích cho bản thân các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư KCNST: - Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách: tiết kiệm, tái chế và tái sử dụng các chất thải. Điều đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. - Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ phí cho các dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. - Những doanh nghiệp vùa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, tư vấn và bí quyết công nghệ. Giải pháp toàn diện trong sự phát triển KCNST giúp các doanh nghiệp này vượt qua các rào cản và nhận được nguồn đầu tư để phát triển. - Những lợi ích của các DNTV cũng làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đối với nền công nghiệp nói chung: - KCNST là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp cho toàn khu vực: gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm… - Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương. - Thúc đầy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Chính phủ cũng có thể được hưởng lợi từ sự phát triển các KCNST thông qua: - Thu nhập từ thuế tăng nhờ sự phát đạt tron kinh doanh và việc làm. - Giảm gánh nặng thủ tục (cho phép và tuân thủ). - Giảm chi phí khắc phục do hủy hoại sức khỏe và môi trường. - Cắt giảm nhu cầu về hạ tầng liên kết với các tổ chức kinh doanh trong xã hội. b. Lợi ích cho xã hội - KCNST là động lực phát triển kinh tế - xã hội mạng của khu vực lân cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nhóm 2 Trang 5 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp - Tạo động lực hỗ trợ các sự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng kĩ thuật… - Tạo bộ mặt mới, môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của công đồng với sản xuất công nghiệp lâu nay. - HCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong viejc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. c. Lợi ích cho môi trường - Giảm các nguồn gây ô nhiêm môi trường, giảm chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác. - Đảm bảo cân bằng sinh thái trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ thống hạ tầng kĩ thuật, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất xây sựng và khu vực xung quanh. - Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển, và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT. 2. Khó khăn - Chi phí khá lớn, thời gian hoàn vốn nhìn chung dài hơn so với các KCN khác. - Cần có sự hoạt động đồng bộ, liên kết chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực. - Không thích rủi ro. - Cấp giấy phép. - Tính bền vững thực sự. - Trao đổi chất thải không cần phải có KCNST. - Thị trường bấp bênh. - Rào cản kĩ thuật, thông tin. - Thiếu các động cơ thúc đẩy nếu các nhà chứ trách địa phương không sẵn sàng hợp tác chặt chẽ - có nghĩa là sẵn sàng chia sẻ thông tin có giá trị về các quy trình sản xuất trước đây được giữ bí mật thương mại. Nhóm 2 Trang 6 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp III. PHÁT TRIỂN SINH THÁI CÔNG NGHIỆP 1. Các nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái: - Hòa nhập với tự nhiên o Lựa chọn địa điểm bằng việc đánh giá khả năng của môi trường sinh thái và thiết kế trong phạm vi xác định đó o Hoà nhập khu sinh thái công nghiệp với cảnh quan khu vực, hệ thống thoát nước tự nhiên và hệ sinh thái toàn vùng o Giảm thiểu các tác động môi trường toàn cầu (vd: giảm khí nhà kính, ) Nhóm 2 Trang 7 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp o Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên. - Hệ thống năng lượng o Tiết kiệm tối đa năng lượng thông qua việc thiết kế hay cải tạo các công trình phục vụ, tái sử dụng năng lượng thừa hay bằng những phương pháp khác. o Tiết kiệm thông qua mạng lưới dòng năng lượng liên hoàn giữa các nhà máy. o Sử dụng rộng rãi nguồn năng lượng tái sinh. - Quản lý dòng nguyên vật liệu và chất thải: o Tăng cường sản xuất sạch và hạn chế ô nhiễm, đặc biệt đối với chất độc hại. o Tăng cường tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu o Giảm ảnh hưởng các chất độc hại thông qua giải pháp thay thế vật liệu và xử lý chất thải chung. o Liên kết các doanh nghiệp thành viên với các công ty ngoài khu công nghiệp sinh thái trong việc sản xuất và tiêu thụ các phế phẩm thông qua mạng lưới các công ty tái chế và tái sử dụng. - Cấp thoát nước o Thiết kế hệ thống cấp thoát nước để bảo vệ các nguồn nước và giảm ô nhiễm theo các nguyên tắc tương tự như đối với năng lượng và nguyên vật liệu. o Tái sử dụng nước ở nhiều mức độ khác nhau. - Quản lý khu công nghiệp sinh thái hiệu quả o Ngoài việc cung cấp các dịch vụ, lựa chọn doanh nghiệp, duy trì các hoạt động, ban quả lý còn có trách nhiệm: Duy trì hoạt động một tập hợp các công ty sử dụng phế phẩm của nhau. Hỗ trợ từng doanh nghiệp cũng như khu công nghiệp sinh thái cải thiện các hoạt động nâng cao chất lượng môi trường. Cung cấp thông tin rộng khắp, hỗ trợ liên lạc giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau và với các doanh nghiệp bên ngoài khác, các thông báo về điều kiện môi trường khu vực và các phản hồi từ hoạt động của khu công nghiệp sinh thái. - Xây dựng và cải tạo o Việc xây dựng và cải tạo các công trình hiện có cần theo sát các nghiên cứu mới nhất về môi trường trong việc lựa chọn vật liệu và công nghệ tìa nhà như: tái chế hay tái sử dụng vật liệu, thời hạn sử dụng vật liệu, năng lượng vật liệu và các công nghệ khác. - Hòa nhập với cộng đồng địa phương Nhóm 2 Trang 8 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp o Đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội địa phương thông qua các chương trình đào tạo, phát triển kinh doanh, xây nhà cho các công nhân viên, hợp tác quy hoạch đô thị,… 2. Các bước xây dựng khu công nghiệp sinh thái: − Bước 1: Xác định thành phần và khối lượng chất thải Thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thược khu công nghiệp nghiên cứu, các phương pháp xử lý vàquản lý hiện tại cũng như các tác động của chúng đến môi trường phải được xác định. Bên cạnh đó, nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp hay khu vực. các số liệu thu này là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo. − Bước 2: Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải. Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà máy khác có thể phân thành 2 dạng chính: + Tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác. + Xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng. Điều quan trọng cần xsac định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên liệu sản xuất. Một cách cụ thể, để xây dựng mạng lưới tái sinh-tái sử dụng chất thải giữa các nhà máy trong khu công nghiệp, những thông tin sau đây cần thu thập: + Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo ra của tất cả nàh máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà máy có thể sử dụng chất thải làm (một phần) nguyên liệu sản xuất). Trong đó: Thành phần đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế (tính ổn định của chúng theo thời gian); Lượng vật liệu và năng lượng thải; Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian. (liên tục, gián đoạn, thỉnh thoảng). + Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiêp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt,…) có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin sau đây cần xác định: Nhóm 2 Trang 9 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp Tiềm năng tái sinh, tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải; Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành nguyên liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế. Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong khu công nghiệp hay khu vực, − Bước 3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải. Để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, những nộp dung sau cần được xem xét, đánh giá: + Đặc tính và khối lượng chất thải; + Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm; + Công nghệ xử lý sẵn có; + Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý; + Hiệu quả kinh tế − Bước 4: Tổ hợp các giải pháp lựa chọn Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế và thực tế áp dụn, điều quan trọng là cần xem xét và hiểu rõ mối quan hệ giữua các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và thể chế chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCNST xây dựng với các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và môi trường, về kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có thể xác định những yếu tố cản trở việc áp dung mô hình đã xây dựng và thực tế từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng. Những phân tích này là cơ sở để đề xuất công cụ quản lý (luật lệ, chính sách, quy định, tiêu chuẩn, ) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật KCNST đã xây dựng vào thực tế ứng dụng. Nhóm 2 Trang 10 [...].. .Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp IV CÁC VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH 1 Thế giới Nhóm 2 Trang 11 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp Hình 2: Mạng lưới công nghiệp sinh thái trên thế giới KCN Kalundborg, Đan Mạch KCN Kalundborg được coi là một ví dụ điển hình về việc áp dụng Cộng sinh công nghiệp đầu tiên... trường trong các khu công nghiệp, trong từng doanh nghiệp khu công nghiệp Có một hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất để có thể quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công nghiệp 2 Sử dụng các công cụ quản lý • Công cụ pháp lý: Một trong những công cụ quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép... phép là tăng cường công cụ pháp lý Cần thiết nên ban hành quy định pháp lý về kiểm soát môi trường KCN để làm căn cứ đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường Phát triển các chính sách, văn bản cho phép và khuyến khích việc xây dựng Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN Nhóm 2 Trang 18 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp Kiến nghị... về bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp nói riêng và các tổ chức, cơ quan, tập thể, cá nhân trong xã hội nói Nhóm 2 Trang 19 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp chung; đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (trong các khu công nghiệp, khu... khu công nghiệp Nhóm 2 Trang 20 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp Hỗ trợ vốn để các công ty đầu tư phát triển, giảm lãi suất cho vay hay cho vay vốn ưu đãi, tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác phát triển theo hướng sinh thái bảo vệ môi trường • Công cụ kĩ thuật Về mặt kỹ thuật -công. .. Nam vẫn chưa có KCNST thật sự Các xí nghiệp, nhà máy vẫn chưa trao đổi chất thải với nhau để tái chế, tái sử dụng V CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG SINH THÁI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Nhóm 2 Trang 16 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp a Cơ hội - Được sự quan tâm , hỗ trợ tạo điều kiện của nhà nước trong quá trình xây dựng và phát - triển những mô hình thử nghiệm... đối với môi trường Không đưa vào vận hành, sử dụng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, . .. chế tái sử dụng chất thải sinh hoạt có giá trị, giảm thiểu phát thải ở khu vực dân cư Nhóm 2 Trang 21 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Đến thời điểm hiện nay, các mô hình KCN truyền thống đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế Càng ngày càng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cũng như hiệu quả... tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành quy định bồi thường thiệt hại về môi trường Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến cơ sở ; bảo đảm ở cấp huyện có bộ phận quản lý môi trường, cấp xã có cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. .. đã tham khảo và đưa ra một vài giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mắc phải khi xây dựng và vận hành KCNST Chúng ta cần nắm bắt cơ hội và tạo mọi điều kiện để phát triển nền CN, đưa nước ta trở thành 1 nước CN và tránh những tác hại về môi trường mà các nước đi trước đã mắc phải từ trước đến nay Nhóm 2 Trang 22 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp 2 Kiến . luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp IV. CÁC VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH 1. Thế giới Nhóm 2 Trang 11 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái. phát triển công nghiệp sinh thái và dự định sẽ áp dụng Kế hoạch quản lý môi trường sinh thái công nghiệp vào một số KCN ở Việt Nam. Nhóm 2 Trang 2 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề. mại. Nhóm 2 Trang 6 Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Đề tài: Sinh thái công nghiệp III. PHÁT TRIỂN SINH THÁI CÔNG NGHIỆP 1. Các nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái: - Hòa