BÁO CÁO QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ISO 14001

26 871 3
BÁO CÁO QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ISO 14001

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ISO 14001 GVHD: T.S Lê Văn Khoa Nhóm 7 Phan Thị Bích Thủy 90904660 Phạm Thị Mỹ Nhung 90904461 Nguyễn Thị Phượng 90904505 Mai Thị Diễm 90904091 Nguyễn Thị Trúc Linh 90904337 Trần Thị Minh Triết 90904700 Bùi Thị Kiều Oanh 90904470 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp MỤC LỤC Chương 1 : Bối cảnh áp dụng ISO 14001 trên thế giới 2 Chương 2: Các khái niệm liên quan 8 Chương 4: Các bước thực hiện được thiết lập theo chu trình PDCA 13 Chương 5: Quy trình chứng nhận ISO 14001 16 Chương 6: Những thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ISO 14001 19 3. Những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong quá trình xin cấp chứng chỉ ISO 14001 20 a. Thuận lợi 20 b. Những khó khăn hiện nay 20 CÂU HỎI: 24 TRẢ LỜI: 24 Tài liệu tham khảo: 26 Chương 1 : Bối cảnh áp dụng ISO 14001 trên thế giới 1. Trên thế giới: Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với sự xuất hiện nhiều nhà máy, khu công nghiệp càng tăng thêm mức độ ô nhiễm mà con người chưa hoàn toàn kiểm soát được. Bên cạnh đó, quản lý môi trường trong doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi điều này xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, quản lý môi trường trong doanh nghiệp trở nên cấp thiết. Trong các công cụ quản lý môi trường hiện nay, ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, tập trung vào kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự thấy rõ lợi ích việc áp dụng tiêu chuẩn này do có nhiều lý do khác nhau Page 2 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp 10 quốc gia hàng đầu hiện nay áp dụng tiêu chuẩn này: Nhật: 23.466 Tây Ban Nha: 8620 Anh: 6055 Hàn Quốc: 4.955 Thụy Điển: 3682 Trung Quốc: 12683 Ý: 7080 Mỹ: 5061 Đức: 4440 Pháp: 3289 2. Tình hình áp dụng ISO 14001 (1997) ở Nhật Page 3 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp 3. Tình hình áp dụng ISO 14001 ở Thái Lan: - 3/ 1999 Thái Lan có 127 công ty được cấp chứng nhận ISO 14001 - Năm 2005 khoảng 1400 công ty được chứng nhận - Khảo sát 45 công ty (3/1999) - Trung bình phải mất 1 năm cho hầu hết các công ty để đạt được chứng nhận Trong suốt quá trình, các công ty nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức: • Viện tiêu chuẩn Công nghiệp Thái • Viện Môi Trường Thái • Cục quản lý các nhà máy công nghiệp • Viện Năng suất Thái và nhiều tổ chức tư vấn khác Page 4 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Page 5 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp 4. Tình hình áp dụng tại Việt Nam: Khảo sát 127 DN tại TPHCM (năm 2005), kết quả cho thấy - 42,6 % DN sẽ áp dụng ISO 9001 - 29,9 % sẽ áp dụng ISO 14001 - Đối với DN áp dụng cả 2 tiêu chuẩn: • 80% cải thiện được uy tín • 50% cho rằng chưa cải thiện đáng kể môi trường xung quanh, chỉ có tác dụng mạnh trong xuất khẩu hàng hóa - 61 DN chưa áp dụng tiêu chuẩn nào ( Nguồn: hội thảo “ các giải pháp công bảo vệ môi trường công nghiệp và đô thị tại Việt Nam) Page 6 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Lợi ích áp dụng ISO 14001 tại Công ty Honda Việt Nam - Hoạt động BVMT được tiến hành đồng bộ và toàn diện trên 2 phương diện chính: môi trường trong nhà máy và môi trường bên ngoài. - Chú trọng vào việc xây dựng một nhà máy xanh và phấn đấu trong công tác bảo vệ môi trường - Năm 2001, Honda Việt Nam đã nhận chứng chỉ ISO 14001 - Áp dụng toàn diện vào quá trình sản xuất với các hệ thống xử lý rác,nước thải và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. - Năm 2013,cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên,giữ môi trường trong lành - Chú trọng đến công nghệ sử lý và tái chế rác thải Page 7 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Lợi ích áp dụng ISO 14001 tại Cty Honda Việt Nam: - Tiếng ồn được khống chế ở mức bằng 50% tiêu chuẩn cho phép - Giảm nồng độ các khí thải đốt rác xuống thấp hơn cả tiêu chuẩn phát thải cho phép của Việt Nam hàng chục lần và giảm thiểu đến đến 60% lượng tro thải độc hại - Cải tiến đồng bộ HTXLNT công nghiệp từ 1.3 m 3 /h lên 4.5 m 3 /h - Nước sau xử lý có thể sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt Chương 2: Các khái niệm liên quan Môi trường (environment) Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng. Khía cạnh môi trường (environmental aspect) Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường. Tác động môi trường (environmental impact) Bất cứ một sự thay đổi nào của môi trường, dù là bất lợi hay có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trường của tổ chức gây ra. Hệ thống quản lí môi trường (environmental management system) Một phần của hệ thống quản lí của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường của tổ chức. Chính sách môi trường (environmental policy) Page 8 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Tuyên bố một cách chính thức của lãnh đạo cao nhất về ý đồ và định hướng chung đối với kết quả hoạt động môi trường của một tổ chức. Mục tiêu môi trường (environmental objectives) Mục tiêu tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra cho mình nhằm đạt tới. Chỉ tiêu môi trường (environmental target) Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện cụ thể của một tổ chức hoặc một bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường và cần phải đề ra, phải đạt được để vươn tới các mục tiêu đó. Sự phù hợp (conformity) Sự đáp ứng một yêu cầu Sự không phù hợp (nonconformity) Sự không đáp ứng một yêu cầu Khắc phục (Correction) Hành động để loại bỏ sự không phù đã được phát hiện. Hành động khắc phục (Corrective actions) Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện hay tình trạng không mong muốn khác. Cải tiến liên tục (Continual improvement) Hoạt động lặp lại để nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu. Chương 2: Tổng quan về ISO 14000 I. ISO 14000 LÀ GÌ? 1. Khái niệm ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòngđời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính… ISO14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chính được định rõ các yêu cầu cho việc hình thành và duy trì hệ thống EMS. Có 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001. Những cam kết này bao gồm: o ngăn ngừa ô nhiễm Page 9 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp o phù hợp với pháp luật o cải tiến liên tục hệ thống EMS Những cam kết này giúp hướng việc cải tiến trên toàn bộ thành quả hoạt động môi trường ISO14001 có thể đựợc sử dụng như mộ công cụ, nó tập trung vào việc kiểm soát các khía cạnh môi trường hoặc cách mà các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của bạn tác động tới môi trường; ví dụ: sự phát ra không khí, đất hoặc nước. Tổ chức phải mô tả hệ thống của họ áp dụng đến đâu, gắn liền với các thủ tục và hồ sơ hỗ trợ để chứng minh sự phù hợp và cải tiến. Bạn sẽ thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và thực hiện chương trình để cải tiến các hoạt động môi trường thường mang lại lợi ích tài chính ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trường Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000. Theo kết quả điều tra khảo sát của ISO, tính đến tháng 12/2009, toàn thế giới có ít nhất 223.149 tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tiêu chuẩn này đã được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và đặc trưng văn hóa khác nhau là vì ISO 14001 quyđịnh yêu cầu đối với thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường của tổ chức, doanh nghiệp nhưng cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng, vì vậy các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia đều có thể tìm được cách thức riêng trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và kế hoạch cần thực hiện để để đáp ứng các yêu cầu của hệthống quản lý môi trường. Phiên bản hiện hành của tiêu chuẩn ISO 14001 là ISO ISO 14001:2004/ Cor 1:2009. Phiên bản điều chỉnh này của ISO 14001 được ban hành để đảm bảo sự tương thích sau khi ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc gia: TCVN ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 2. Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận…có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổchức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận. Page 10 [...]... thống quản lý môi trường hữu ích? Hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức của bạn xác định và kiểm soát các tác động môi trường tổ chức gây ra 2) Hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ gì? Hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp bạn xác định những thứ tác động đến môi trường, và xây dựng các quy trình nhằm ngăn ngừa hoặc giảm tối đa tác động này Page 11 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp. .. định Page 12 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Chương 4: Các bước thực hiện được thiết lập theo chu trình PDCA Một hệ thống quản lý môi trường về cơ bản theo ISO 14001 và ISO 14004 là một chu trình demming bao gồm các bước: Hình: Chu trình Demming Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường: Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của... tin về hệ thống quản lý môi trường tới người lao động • Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường: Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thể bao gồm: sổ tay, các qui trình và các hướng dẫn sử dụng Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các hướng dẫn Page 14 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp công việc Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng... thống quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương còn mỏng và phần lớn chưa đáp ứng về cả khối lượng lẫn chất lượng công việc Page 19 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp 3 Những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong quá trình xin cấp chứng chỉ ISO 14001 a Thuận lợi • Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ cấu ít phức tạp và sản phẩm ít đa dạng hơ những doanh nghiệp. .. web riêng của tổ chức + Báo cáo định lỳ về tình trạng của hệ thống quản lý môi trường + Số điện thoại nội bộ để cung cấp, phản hồi hoặc nhận góp ý các thông tin về hệ thống quản lý môi trường + Các sơ đồ của bộ phận diễn tả các chỉ số đo liên quan đến môi trường Page 23 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp + Thông tin liên lạc giữa độ ngũ nhân viên môi trường và các cấp hoặc các chức... và thiết bị môi trường Bước 6 - Cấp giấy chứng nhận, dấu chứng nhận Page 18 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Chương 6: Những thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ISO 14001 1 Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi của chính sách kinh tế, khu vực kinh doanh vừa và nhỏ (VVN) đã có những bước tiến và. .. soát và giảm các tác động của môi trường do sản phẩm, dịch vụ, các quá trình hoạt động của tổ chức gây ra Quy trình chứng nhận ISO 14001 gồm 6 bước: Page 16 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Bước 1 - Đánh giá sơ bộ: • Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường ( IER ) • Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công. .. trường hợp này đã sẵn có một số thủ tục và chuyên Page 21 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp gia cần thiết Các doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của ISO 14001 bằng cách bổ sung thêm vào hệ thống đã có hoặc sửa đổi lại nó Các doanh nghiệp có thể cần khoảng 30% thời gian hoặc ít hơn để thực hiện một hệ thống quản lý môi trường, Một doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu từ con số không thì dự.. .Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp 3 Lợi ích a) Về quản lý: Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách • toàn diện; • Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường; • Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường b) Về tạo dựng thương hiệu: Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người... nhập vào môi trường kinh tế thế giới Page 24 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Các cơ quan QLMT không cần thực hiện ISO 14001 vì nó không sản xuất nên không tạo ra sản phẩm cũng như các rác thải 2 Tiêu chuẩn ISO 14001 chỉ là bộ quy tắc yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện theo trong suốt quá trình hoạt động chứ không đưa ra một tiêu chuẩn rõ ràng nào về các tiêu chuẩn chất lượng môi trường . thảo “ các giải pháp công bảo vệ môi trường công nghiệp và đô thị tại Việt Nam) Page 6 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Lợi ích áp dụng ISO 14001 tại Công ty Honda Việt Nam -. chuẩn Công nghiệp Thái • Viện Môi Trường Thái • Cục quản lý các nhà máy công nghiệp • Viện Năng suất Thái và nhiều tổ chức tư vấn khác Page 4 Báo cáo Quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp Page. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ISO 14001 GVHD: T.S Lê Văn Khoa Nhóm 7 Phan Thị Bích Thủy 90904660 Phạm Thị

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1 : Bối cảnh áp dụng ISO 14001 trên thế giới

  • Chương 2: Các khái niệm liên quan

  • Chương 4: Các bước thực hiện được thiết lập theo chu trình PDCA

  • Chương 5: Quy trình chứng nhận ISO 14001

  • Chương 6: Những thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ISO 14001

    • 3. Những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong quá trình xin cấp chứng chỉ ISO 14001

      • a. Thuận lợi

      • b. Những khó khăn hiện nay

      • CÂU HỎI:

        • TRẢ LỜI:

        • Tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan