1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp tại một số khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

278 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 278
Dung lượng 6,48 MB

Nội dung

Ở các khu công nghiệp KCN, việc quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp CTRCN đang là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng, nhất là tại các đô thị có KCN tập trung như Hà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN YÊM

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án là trung thực và chưa được công bố bởi bất kỳ công trình và tác giả nào

Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin dành những lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Yêm, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận án Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các giáo sư, các nhà khoa học đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ngãi đã tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi, giúp tôi thêm nghị lực để hoàn thành luận án này!

Hà Nội, tháng 05 năm 2020

Tác giả

Cao Văn Cảnh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Nội dung nghiên cứu 4

6 Luận điểm bảo vệ 4

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4

8 Điểm mới của luận án 5

9 Cấu trúc của luận án 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ

CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp trên thế giới 6

1.1.1 Khái niệm, thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp 6

1.1.2 Hệ số phát thải chất thải rắn 8

1.1.3 Phân loại chất thải rắn 9

1.1.4 Xử lý chất thải rắn 9

1.1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn 10

1.1.6 Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới 11

1.1.7 Bài học từ công tác quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp từ thế

Trang 6

giới 15

1.2 Tình hình quản lý chất thải rắn và chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam 16

1.2.1 Hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường 16

1.2.2 Tình hình nghiên cứu 17

1.2.3 Khối lượng chất thải rắn đô thị và công nghiệp 21

1.2.4 Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại 21

1.2.5 Phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp 23

1.3 Các công nghệ xử lý chất rắn thải hiện nay 27

1.4 Tổng quan về hoạt động phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 28

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Giới thiệu các khu vực nghiên cứu 29

2.1.1 Thành phố Quảng Ngãi 29

2.1.2 Thị trấn Châu Ổ 30

2.1.3 Khu Kinh tế Dung Quất 31

2.2 Cách tiếp cận 37

2.2.1 Cách tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn 38

2.2.2 Cách tiếp cận kế thừa 38

2.2.3 Tiếp cận không gian lãnh thổ 38

2.2.4 Xem chất thải rắn là nguồn tài nguyên 38

2.2.5 Tiếp cận quản lý hiệu quả chất thải 39

2.3 Phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1 Phương pháp khảo sát, tổng hợp tài liệu, số liệu 41

2.3.2 Phương pháp dự báo 42

2.3.3 Phân tích SWOT 43

2.3.4 Phương pháp tham vấn chuyên gia 46

2.3.5 Phương pháp phân tích chính sách 46

2.3.6 Phương pháp tham vấn cộng đồng 47

Trang 7

2.4 Khung logic nghiên cứu của luận án 47

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU 49

3.1 Nguồn phát sinh và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại khu vực nghiên cứu 49

3.1.1 Nguồn phát sinh và lượng CTRCNTT và CTRCNNH tại Khu Kinh tế Dung Quất 49

3.1.2 Nguồn phát sinh và lượng CTRCNTT và CTRCNNH tại thành phố Quảng Ngãi 52

3.1.3 Nguồn phát sinh và lượng CTRCNTT và CTRCNNH tại thị trấn Châu Ổ 56

3.1.4 Tổng hợp tình hình phát sinh CTRCN tại khu vực nghiên cứu 56

3.2 Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp thông thường, hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại theo sản lượng 58

3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 62

3.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước và cơ sở công nghiệp 62

3.3.2 Đánh giá việc thực hiện các chính sách, luật và các văn bản dưới luật về quản lý chất thải rắn của tỉnh Quảng Ngãi 67

3.3.3 Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý CTRCN trên địa bàn tỉnh 68

3.3.4 Hiện trạng các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh 71

3.4 Dự báo chất thải rắn phát sinh đến năm 2025 75

3.4.1 Cơ sở dự báo 75

3.4.2 Kết quả dự báo 76

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP 78

4.1 Cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp tại các địa bàn nghiên cứu 78

4.1.1 Cơ sở pháp lý 78

Trang 8

4.1.2 Cơ sở khoa học, công nghệ và thực tiễn cho việc xây dựng các biện

pháp quản lý hiệu quả CTRCN 80

4.1.3 Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh 86

4.2 Đề xuất mô hình trạm trung chuyển chất thải rắn công nghiệp 90

4.2.1 Các tiêu chí lựa chọn mô hình trạm trung chuyển CTRCN trong KCN 90

4.2.2 Đề xuất vị trí trạm trung chuyển CTRCN trong KCN 91

4.2.3 Đề xuất phương tiện chuyên chở 94

4.2.4 Đề xuất các tuyến đường vận chuyển CTCN/CTNH KCN Dung Quất 94

4.3 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp 98

4.3.1 Tiêu chí quản lý 98

4.3.2 Xây dựng Bộ tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý 115

4.3.3 Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn và quy hoạch khu xử lý 117

4.4 Các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp 122

4.4.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách 122

4.4.2 Giải pháp quy hoạch, kế hoạch 131

4.4.3 Giải pháp khoa học và công nghệ 132

4.4.4 Giải pháp về đầu tư và tài chính 140

4.4.5 Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng 143

4.4.6 Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra 144

4.4.7 Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước 145

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147

Kết luận 147

Khuyến nghị 147

Trang 9

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

Tiếng Việt 150

Tiếng Anh 156

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CƠ SỞ SẢN XUẤT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI 160

PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH VÀ BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT 163

PHỤ LỤC 3 CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHÂU Ổ 171

PHỤ LỤC 4 THỰC TRẠNG CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP PHÁT SINH TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 178

PHỤ LỤC 5 DỰ BÁO CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP PHÁT SINH TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 219

PHỤ LỤC 6 TỔNG HỢP KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 228

PHỤ LỤC 7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI 230

PHỤ LỤC 8 CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI HIỆN NAY 233

PHỤ LỤC 9 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ CTRCN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 245

Trang 10

CTRCN Chất thải rắn công nghiệp

CTRCNNH Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

CTRCNTT Chất thải rắn công nghiệp thông thường

CTRNH Chất thải rắn nguy hại

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GTVT Giao thông Vận tải

KT-XH Kinh tế - xã hội

NĐ-CP Nghị định Chính phủ

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PCB Chất hữu cơ khó phân hủy (polychlorinated biphenyles)

TN&MT Tài nguyên và môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình xử lý CTR đô thị tại các nước có thu nhập cao và thấp 9

Bảng 1.2 Tỷ lệ người mắc các bệnh khác nhau do tiếp xúc với chất thải 11

Bảng 1.3 Hệ số phát thải một số chất thải rắn nông nghiệp 20

Bảng 1.4 Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam 27

Bảng 2.1 Diện tích KKT và KCN tại khu vực nghiên cứu 32

Bảng 2.2: Ứng dụng phân tích SWOT nhận diện các vấn đề nghiên cứu 44

Bảng 3.1 Lượng CTRCN tại KKT Dung Quất 2014-2017 49

Bảng 3.2 Tải lượng CTRNH theo nhóm ngành sản xuất 51

Bảng 3.3 Ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 53

Bảng 3.4 Khối lượng CTRCN phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 54

Bảng 3.5 Ngành sản xuất lấy mẫu xác định lượng CTRCN thông thường 55

Bảng 3.6 Lượng phát sinh CTRCN, CTRNH công nghiệp đến năm 2025 56

Bảng 3.7 Ước tính lượng CTRCN tính theo diện tích/ha năm 2017 57

Bảng 3.8 Tổng hợp loại chất thải nguy hại phát sinh theo mã quản lý 58

Bảng 3.9 Hệ số phát thải CTRCNTT và CTRCNNH của một số doanh nghiệp tại Quảng Ngãi từ 2014-2017 60

Bảng 3.10 Nguồn nhân lực làm công tác môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 64

Bảng 3.11 Dự báo tải lượng CTRCN thông thường đến năm 2020 và 2025 76

Bảng 3.12 Dự báo tải lượng CTRNH đến năm 2020 và 2025 76

Bảng 3.13 Lượng phát sinh CTRCN, CTRNH công nghiệp đến năm 2025 77

Bảng 4.1 Tổng hợp công nghệ xử lý CTR hiện nay 81

Trang 12

Bảng 4.2 Định hướng mức độ ưu tiên phát triển các nhóm ngành công nghiệp 87

Bảng 4.3 Quy hoạch phát triển cụm CCN tỉnh Quảng Ngãi đến giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030 88

Bảng 4.4 Đề xuất vị trí trạm trung chuyển CTRCN trong KCN 92

Bảng 4.5 Đề xuất các tuyến đường vận chuyển CTRCN cho các khu vực nghiên cứu 96

Bảng 4.6 Bộ tiêu chí thứ 1 về quản lý hiệu quả CTRCN 99

Bảng 4.7 Mẫu biên bản giao nhận CTRCNTT 101

Bảng 4.8 Bộ tiêu chí thứ 2 về quản lý hiệu quả CTRCN 101

Bảng 4.9 Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý CTRCN tại các KCN 106

Bảng 4.10 Nội dung triển khai áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá vào thực tế 107

Bảng 4.11 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty 108

Bảng 4.12 Kết quả sau 06 tháng triển khai Bộ tiêu chí 109

Bảng 4.13 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRCN tại Công ty 110

Bảng 4.14 Kết quả sau 06 tháng triển khai Bộ tiêu chí 111

Bảng 4.15 Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý CTRCN tại KCN phía Đông Dung Quất 113

Bảng 4.16 Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý 116

Bảng 4.17 Tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý chất thải 118

Bảng 4.18 Phân công trách nhiệm thực hiện quy hoạch QLCTR 123

Bảng 4.19 Tổng hợp nguồn nhân lực Phòng Kiểm soát ô nhiễm, thuộc Chi cục BVMT Quảng Ngãi 125

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Thùng phân loại rác tại tại nguồn ở Nhật Bản 13

Hình 2.1 Bản đồ điều chỉnh Quy hoạch thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030 30

Hình 2.2 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Châu Ổ đến năm 2020 31

Hình 2.3 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KKT Dung Quất đến năm 2020 33

Hình 2.4 Sơ đồ Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất 34

Hình 2.5 Sơ đồ Khu công nghiệp phía Tây Dung Quất 35

Hình 2.6 Sơ đồ Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi 36

Hình 2.7 Bản đồ quy hoạch chi tiết KCN Quảng Phú 37

Hình 3.1 Lượng CTRCNTT và CTRCNNH tại KKT Dung Quất từ 2014-2017 50

Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải tại tỉnh Quảng Ngãi 63

Hình 4.1 Sự phát triển phương pháp xử lý chất thải rắn 80

Hình 4.2 Mô hình quản lý CTRCN tại KKT Dung Quất 93

Hình 4.3 Mô hình đề xuất Phòng Quản lý chất thải 128

Hình 4.4 Mô hình đề xuất phần mềm quản lý xe vận chuyển CTRCN 138

Hình 4.5 Mô hình đề xuất trạm trao đổi chất thải 140

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các nước trên thế giới Bên cạnh những thành tựu to lớn về KT-XH, đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, trong đó có tình trạng ô nhiễm môi trường, suy giảm số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái, phát triển thiếu bền vững Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Lượng chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, ) phát sinh từ sản xuất và sinh hoạt gia tăng,

đã và đang tạo ra nhiều áp lực và thách thức trong công tác quản lý

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước, tham gia sâu rộng vào hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016) đã đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Sau 33 năm đổi mới, Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đặc biệt trong phát triển KT-XH Tuy nhiên, Đất nước đang đối mặt nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là những khó khăn và thách thức trong việc quản lý và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn (CTR) nói riêng Ở nhiều nơi trong cả nước, như ở các thành phố lớn, rác thải đang

là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người Ở các khu công nghiệp (KCN), việc quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) đang là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng, nhất là tại các đô thị có KCN tập trung như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Mặc dù, các KCN đã có hệ thống thu gom CTR, nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu và xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh do CTR phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất

Việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp xử lý và tái chế CTR không chỉ có ý nghĩa về môi trường, mà còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế Chúng làm

Trang 15

giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng một số nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt Với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (50-70%), đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân hữu cơ và phân bón

vi sinh thân thiện môi trường phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn Bên cạnh đó, việc tái chế còn giúp thu hồi các loại nguyên liệu như: Nhựa, giấy, kim loại,… tránh lãng phí tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa khá nhanh Trong giai đoạn tới, khi tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh được đẩy mạnh, lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng về khối lượng và đa dạng, phức tạp về thành phần, đặc biệt là CTR từ hoạt động công nghiệp Với tình hình chung của nhiều địa phương khác trong nước, thực tế hiện nay, việc thu gom và xử lý CTRCN ở tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được thực tiễn, do mức độ gia tăng về khối lượng, cũng như chưa đảm bảo an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường

Việc quản lý CTR nếu không được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ trên cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn, sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với con người và môi trường như: Ô nhiễm môi trường và làm giảm giá trị sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí; ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mỹ quan đô thị và hoạt động phát triển KT-XH,…Vì vậy, công tác quản lý CTR (QLCTR) được xem là then chốt cho việc đảm bảo môi trường sống của con người, đây là một trong những tiêu chí đánh giá một xã hội phát triển, đồng thời là yếu tố căn bản, tạo tiền đề cho phát triển bền vững (PTBV) KT-XH, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước

Xuất phát từ những thực tế trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn và thực hiện đề tài luận án: “Xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp tại một số khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Xác lập được cơ sở khoa học cho đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả

Trang 16

CTRCN phát sinh tại một số đô thị và KCN góp phần thực hiện các mục tiêu PTBV

- Đề xuất được các giải pháp quản lý hiệu quả CTRCN cho các khu vực nghiên cứu và nhân rộng cho các địa phương khác trong tỉnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm CTRCN thông thường và CTRCN

nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT

Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi; thực trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý các loại chất thải này; các biện pháp quản lý CTRCN Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả CTRCN phát sinh trên các địa bàn nghiên cứu và cho toàn tỉnh

+ Đề xuất bổ sung, hoàn thiện các giải pháp quản lý nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện về QLCTR tại các KCN, doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất

Trang 17

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý CTRCN hiện nay trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay như thế nào?

Đã đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh chưa?

- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý CTRCN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung đến năm 2025?

5 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, khảo sát thực địa về CTRCN tại thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất

- Đánh giá hiện trạng, dự báo CTRCN tải lượng phát sinh tại thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất

- Đánh giá hiện trạng quản lý (các biện pháp quản lý và công nghệ xử lý) CTRCN tại thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất

- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả CTRCN tại thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất

6 Luận điểm bảo vệ

- Luận điểm 1: Thực trạng công tác quản lý và xử lý CTRCN tại các đô thị và KKT của tỉnh Quảng Ngãi còn thiếu hiệu quả, nhiều bất cập và đã gây ra tình trạng

ô nhiễm môi trường, khiếu kiện của người dân

- Luận điểm 2: Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý hiệu quả, trong đó ưu

tiên hoàn thiện các mô hình trạng trung chuyển và khu xử lý hiệu quả CTRCN tại thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Châu Ổ và KKT Dung Quất, từ đó nhân rộng cho

địa bàn các huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa khoa học: Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện

cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả CTRCN phát sinh

Trang 18

tại các đô thị và KKT

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã cung cấp cơ sở khoa học góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý TRCN phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Đồng thời, luận án

sẽ là tư liệu tham khảo có giá trị đối với các doanh nghiệp và các nhà quản lý về quản lý CTRCN

8 Điểm mới của luận án

- Đã đề xuất được mô hình trạm trung chuyển và tuyến đường vận chuyển CTRCN cho 3 KCN phía Tây Dung Quất, KCN phía Đông Dung Quất và KCN VSIP Quảng Ngãi

- Đã đề xuất được 8 tiêu chí đánh giá định lượng hiệu quả quản lý CTRCN tại các KCN; 13 tiêu chí (9 tiêu chí môi trường, 04 tiêu chí kinh tế) lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý chất thải và áp dụng thử nghiệm tại một số cơ sở công nghiệp, KCN và khu liên hợp xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

9 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, các nội dung chính của luận án được cấu trúc thành 4 chương, gồm:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn công nghiệp

- Chương 2: Địa điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu vực nghiên cứu

- Chương 4: Xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công

nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý chất thải rắn đô thị và chất thải

rắn công nghiệp trên thế giới

1.1.1 Khái niệm, thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp

a) Một số khái niệm:

- Khái niệm CTR: Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày

24/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải vả phế liệu, CTR là chất

thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

- Khái niệm chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT): Theo

Tchobanologlous và cộng sự (1993), Patwardhan (2013), County of Olmsted (2018)

và nhiều tác giả khác (George, 1992; Li, 2004; ADB, GES and UNEP, 2006;

El-Haggar, 2009; Wen et al., 2014a; Lê Minh Đức, 2018; Liu et al., 2018), CTRCN là

một trong các thành phần của CTR đô thị (municipal solid wastes)

Tại Khoản 4, Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Thủ

tướng Chính phủ về quản lý chất thải vả phế liệu, CTRCN là CTR phát sinh từ hoạt

động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Thực tế, thành phần của CTR đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào từng loại

hình sản xuất công nghiệp Nhìn chung CTRCN bao gồm:

+ Phần động vật thải bỏ (da, lông vũ, xương, nội tạng (chủ yếu từ các nhà

máy/lò giết mổ gia súc)

+ Tấm lợp amiang (asbestos)

+ Tro, xỉ (chủ yếu từ các nhà máy sử dụng than để đốt)

+ Chất thải từ quá trình xử lý gỗ bằng hóa chất (từ các nhà máy sản xuất gỗ)

+ Hóa chất chống chất thải truyền bệnh

+ Chất thải điện tử

+ Thùng đựng hóa chất

Trang 20

+ Epoxy, vải thủy tinh, nhựa các loại

+ Chất thải thực phẩm (nhà máy đồ hộp thực phẩm)

+ Các loại nhựa không tái chế được

+ Chất thải nhiễm khuẩn

+ Bùn có chứa mực in, chất tẩy rửa, hóa chất làm sạch kim loại

+ Máy móc/bộ phận máy hư hỏng

+ Các chất vô cơ khó cháy

+ Thủy tinh không tái chế được

+ Chất thải nhiễm dầu

+ Cặn sơn, bộ lọc bụi bị hỏng

+ Chất thải có chất hữu cơ khó phân hủy (polychlorinated biphenyles) (PCB)

+ Bùn thải

+ Chất thải từ hoạt hóa cacbon

+ Các loại ống nhựa, cao su, dây điện, thải bỏ

+ Kim loại (sắt, đồng, nhôm, )

+ Chất thải rắn nguy hại (CTRNH)

- Khái niệm CTRNH: Theo định nghĩa của UNEP tại cuộc họp về quản lý môi trường và chất thải nguy hại (CTNH), tháng 12/1985 và các tác giả khác (Wentz, 1997; CNST Việt Nam và CNRS, 2002; Nguyễn Đức Khiển, 2010; Trịnh Thị Thanh, 2011; Trịnh Văn Tuyên và cộng sự, 2014), CTNH là chất thải ở dạng rắn, bùn, lỏng và khí, tạo ra các phản ứng hóa học, gây độc hại, cháy nổ, ăn mòn, phóng xạ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường

Tại Khoản 13, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 26/6/2014, CTRNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy,

dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác

UNEP đã liệt kê 42 hạng mục CTNH cần phải kiểm soát Ở Trung Quốc đã đưa ra 47 loại CTNH, trong đó có 45 loại nằm trong Danh mục của Công ước Basel

(Basel Convention) (Wen et al., 2014b)

b) Khối lượng CTRCN của một số nước và khu vực trên thế giới:

Trang 21

Theo Li (2004) và Kumar and Sunayana (2017), hàng năm, các ngành công nghiệp ở Mỹ thải ra khoảng 7,6 tỷ tấn CTRCNTT (không nguy hại) Ở Trung Quốc, năm 1995, các ngành công nghiệp đã thải ra khoảng 600 triệu tấn CTR, chiếm 78,05% tổng CTR các loại CTRNH chiếm khoảng 3,41% tổng CTR các loại (Li, 2004) Cũng theo Li (2004), 10 ngành công nghiệp của Trung Quốc tạo ra khối lượng CTR lớn nhất là khai thác than, khai thác sắt, công nghiệp sản xuất và cấp điện, sản xuất nước nóng và hơi nước, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất phi kim loại, công nghiệp khai thác khoáng sản phi kim loại, Ngành hóa chất của Trung Quốc đã tạo ra một lượng lớn CTNH Cũng theo nghiên cứu này, năm 2016

Mỹ đã thải ra khoảng 289 triệu tấn CTR đô thị, trung bình mỗi người thải ra khoảng

2 kg/ngày rác các loại, ở Nhật Bản khoảng 1 kg, Canada là 3 kg Ở một số nước đang phát triển như Ấn Độ, chỉ vào khoảng 0,5 kg/người/ngày Các số liệu về lượng CTR phát sinh nêu trên là CTR đô thị từ các nguồn sinh hoạt, thương mại, công sở, công nghiệp

Theo Thompson (2012), khối lượng CTR phát sinh ở các vùng trên thế giới như sau:

- Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chiếm tới 44% tổng khối lượng CTR toàn cầu

- Các nước Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) chiếm 21% tổng khối lượng CTR toàn cầu

- Các nước Mỹ Latinh và Caribê (LAC): 12% tổng khối lượng CTR toàn cầu

- Các nước Châu Phi (AFR): 5% tổng khối lượng CTR toàn cầu

- Các nước Trung Đông và Bắc Phi (MENA): 6% tổng khối lượng CTR toàn cầu

- Các nước Châu Âu và Trung Á: 7% tổng khối lượng CTR toàn cầu

1.1.2 Hệ số phát thải chất thải rắn

Hệ số phát sinh CTR phụ thuộc lớn vào ngành nghề và công nghệ áp dụng trong quá trình sản xuất của từng ngành nghề khác nhau Theo Li (2004), trong khai thác quặng bằng phương pháp lộ thiên, để khai thác được 1 m3 quặng, phải thải ra khoảng 8-10 m3 đất, đá; khai thác 1 m3 quặng nhôm đã thải ra 13-16 m3 đất, đá;

Trang 22

nghiền 1 tấn quặng đã thải ra 0,5-1,0 tấn phế thải; trong chế biến hóa chất, để tuyển chọn được 1 tấn quặng sulfuric sắt, phải thải ra 0,6-1,1 tấn phế thải

- Trong ngành luyện kim: Luyện 1 tấn quặng sắt thải ra 300-900 kg xỉ; để tạo

ra 1 tấn thép từ lò nung điện, sẽ thải ra 170-210 kg xỉ sắt; luyện 1 tấn hợp kim sắt bằng phương pháp luyện Pyro, sẽ thải ra 1 tấn xỉ

- Luyện nhôm: Để sản xuất ra 1 tấn ôxít nhôm, sẽ phải thải ra 1-1,75 tấn bùn

đỏ có pH cao (kiềm), nếu sử dụng quặng nhôm có chất lượng thấp

1.1.3 Phân loại chất thải rắn

Hiện nay trên thế giới, có nhiều biện pháp phân loại CTR, như phân loại theo phương pháp thủ công, ly tâm, từ tính Các biện pháp phân loại đã được George

Tchobanologlous, Hilary Theisen và Rolf Eliassen (Tchobanoglous et al., 1977,

1993) và các tác giả khác (Department of Water Resources Engineering, 1996; WINNER, 2018) đề cập đến rất cụ thể trong các công trình đã công bố Trong đó, phân loại CTR theo phương pháp thủ công thường được áp dụng ở quy mô nhỏ, như

hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, công xưởng, Phân loại CTR bằng từ tính được

áp dụng để loại bỏ các CTR kim loại tại các khu xử lý (KXL), tái chế Ở các nước phát triển tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á (Nhật Bản, Singapore), công tác phân loại rác tại nguồn được thực hiện rất hiệu quả

1.1.4 Xử lý chất thải rắn

Phương pháp xử lý CTR trên thế giới được áp dụng với nhiều công nghệ khác nhau và phụ thuộc vào trình độ phát triển, cũng như mức thu nhập của các nước Theo Thompson (2012), tình trạng xử lý CTR đô thị ở các nước có thu nhập cao và thấp được trình bày trong Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1 Tình hình xử lý CTR đô thị tại các nước có thu nhập cao và thấp

thu nhập cao

Các nước có thu nhập thấp

Đổ lộ thiên (thiếu đầu tư kỹ thuật, kiểm soát) (%) 13 33

Trang 23

Composting (%) 1 1

Nguồn: Thomson, 2012

Theo số liệu của Diễn đàn khu vực về 3R (Regional 3R Forum) ở Châu Á và

Thái Bình Dương (2011), tỷ lệ CTR đô thị được xử lý theo các biện pháp như sau

(Liu et al., 2018):

- Tái chế: Tại Nhật Bản đạt 20,6%; Singapore đạt 59%; Malaysia đạt 5%

- Composting: Tại Ấn Độ đạt 7% với 600 nhà máy sản xuất phân compost

- Thiêu đốt: Tại Singapore đạt 38%; Nhật Bản đạt 79%; Trung Quốc đạt 35% (năm 2015); ở Phnompenh của Campuchia hiện có 6 cơ sở đốt rác thải đô thị

- Chôn lấp vệ sinh: Ở Singapore đạt 3%; Malaysia có 165 bãi đổ thải, trong đó

8 bãi chôn lấp đúng kỹ thuật; tại Campuchia thì CTRCN được đổ chung với CTR

đô thị (72 bãi lộ thiên); Indonesia có 10% tổng CTR được đổ ở bãi chôn lấp vệ sinh,

39% được đổ tại các bãi thải có kiểm soát và 55% được đổ tại các bãi lộ thiên (open

dumping); Trung Quốc đạt 64% (năm 2015); Nhật Bản có 1,1% xỉ lò đốt được đổ ở

bãi chôn lấp vệ sinh, 8,9% CTR đã được xử lý sơ bộ, sau đó chôn tại bãi chôn lấp

vệ sinh (năm 2015); Ấn Độ có trên 1.285 bãi chôn lấp vệ sinh và bãi đổ lộ thiên đang hoạt động

1.1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn

Theo nghiên cứu điển hình của McNally et al (2003) và Mazhindu et al

(2012) về ảnh hưởng của chất thải đến sức khỏe con người, những người mắc các bệnh khác nhau do sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn qua bãi rác, bị mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác và do các vector truyền bệnh

từ các bãi rác Nghiên cứu điển hình được thực hiện tại khu vực ngoại thành Addis Ababa của Ethiopi và số liệu về số người nhiễm bệnh được thu thập từ báo cáo hàng năm (2008) của Trung tâm Y tế ngoại thành Nifas Silk Lafto cho thấy, nhiều nhất là

tỷ lệ người mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột (5,8%); tiếp đến là bệnh tiêu chảy (4,5%); nhiễm trùng đường hô hấp: 3,7%; amips: 2,9%; thương hàn: 2,7%; sốt phát ban và lỵ đều ở 2,6% (Bảng 1.2)

Trang 24

Bảng 1.2 Tỷ lệ người mắc các bệnh khác nhau do tiếp xúc với chất thải

Ký sinh trùng đường ruột (Intestinal parasites) 5,8

Nhiễm trùng đường hô hấp (Respiratory infection) 3,7

Nguồn: Mazhindu et al., 2012

1.1.6 Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới

Theo nghiên cứu đã công bố của Hồng Nhung và Thu Giang (2016) và các tác giả khác (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010; International Enterprise Singapore, 2012; Sang-Arun, 2012; Themelis, 2012; Báo Mới, 2018; Lê Linh, 2018), kinh nghiệm quản lý

và xử lý rác thải ở một số nước trên thế giới như sau:

- Australia là một trong những quốc gia thải rác nhiều nhất thế giới Nếu

không tính đến Mỹ, mỗi năm Australia thải ra một lượng rác nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào Nhiều trung tâm đô thị lớn ở Australia đã được mở rộng để phù hợp với tiêu chuẩn sống cao hơn của người dân Do đó, hệ thống xử lý rác thải cũng được yêu cầu cao hơn Những biện pháp xử lý rác thải bền vững được tìm kiếm và áp dụng Ước tính, một người dân ở Australia mỗi ngày thải ra 3 kg rác Chất thải này

có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí Đối với CTR như CTR sinh hoạt, sản phẩm công nghiệp được xử lý tại các bãi chôn lấp Tuy nhiên, số lượng các bãi chôn lấp là có hạn Nằm ở miền Nam của Australia, Adelaide được coi là một trong những thành phố đáng sống nhất thế giới, với tỷ lệ 85% rác thải phát sinh được thành phố được tái chế (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010)

- Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất

hiệu quả nhờ áp dụng thành công hệ thống phân loại rác tại nguồn và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối

Trang 25

phức tạp Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau

Ví dụ: 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả loại rác có thể đốt cháy sẽ được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương, trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng (Themelis, 2012)

Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả thải tổng cộng 45.360.000 tấn rác/năm, xếp thứ 8 trên thế giới Do không có nhiều đất để chôn rác như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp đốt rác Nước này đã sử dụng đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy Ngoài ra, 20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp Polyethylene terephthalate (PET) PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được

chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa (Hình 1.1) (Bộ Xây dựng, 2018;

Lê Linh, 2018)

- Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý

lại giống với CHLB Đức Rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas cung cấp cho phát điện Sau khi rác tại hố chôn phân hủy hết, người ta tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón Như vậy, tại các nước phát triển, việc phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành cách đây khoảng 30 năm và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng hữu cơ dễ phân hủy được thu gom, xử lý hàng ngày, rác khó phân hủy có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn, được thu gom hàng tuần (Sang-Arun, 2012)

Trang 26

Nguồn: Lê Linh, 2018

Hình 1.1 Thùng phân loại rác tại tại nguồn ở Nhật Bản

- Singapore đã thành công trong QLCTR để bảo vệ môi trường (BVMT)

Chính phủ Singapore đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nước Các công ty Singapore không ngừng đi tiên phong, với những công nghệ mới trong quản lý chất thải cũng như phối hợp với các đối tác trên toàn cầu trong việc ứng dụng những giải pháp phù hợp Với diện tích địa lý nhỏ bé và mật độ dân

số dày đặc, việc phát triển một hệ thống thu gom và loại bỏ chất thải hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng Nhằm đạt được mục tiêu này, Singapore đã phát triển một hệ thống quản lý chất thải hiện đại, lại có tỷ lệ sử dụng đất thấp nhất Tại Singapore,

38 % khối lượng chất thải được thiêu hủy, số còn lại được chôn lấp tại một công trình xử lý CTR đặc biệt ngoài khơi Bốn nhà máy thiêu hủy chất thải của Singapore hoạt động theo một phương pháp quản lý chất thải tiết kiệm đất Bốn nhà máy này cung cấp 3% nhu cầu sử dụng điện của toàn đảo quốc Singapore Nhìn chung, hệ thống quản lý chất thải tổng hợp của Singapore tập trung vào 3 lĩnh vực: thu gom, tái chế và xử lý chất thải Những chiến lược nòng cốt trong sự PTBV của hệ thống quản lý chất thải của Singapore bao gồm: (i) Giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải

Trang 27

thông qua việc cắt giảm, tái sử dụng và tái chế (trên 50% chất thải được tái chế tại Singapore); (ii) Hướng đến mục tiêu loại bỏ hình thức chôn lấp; (iii) Phát triển ngành công nghiệp quản lý chất thải và biến Singapore thành trung tâm của công nghệ quản lý chất thải (International Enterprise Singapore, 2012)

- Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử

lý chất thải Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được Các địa phương có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà không phải trả lệ phí Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lò đốt Tại nhà máy Vestforbraending ở Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân

xe trước khi vào nhà máy đổ rác Rác được kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế được và những người vi phạm bị phạt rất nặng

Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác và 1%, gồm hóa chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc biệt 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến chất thải thành năng lượng Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới,

để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20% Những chất thải có thể gây ô nhiễm được xử lý theo phương pháp riêng, chứ không phải đem chôn (Hồng Nhung và Thu Giang, 2016)

- Ở Ấn Độ, hàng năm thải bỏ đi gần 6,4 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó

3,09 triệu tấn có thể tái chế được, 0,41 triệu tấn có thể thiêu hủy và 2,73 triệu tấn sẽ phải đổ ra bãi chứa rác thải Hầu hết rác thải có các đặc tính phù hợp cho việc tận dụng chúng làm nguyên liệu nguồn, hoặc cho việc khôi phục năng lượng hoặc các nguyên liệu như kim loại hoặc sử dụng chúng trong ngành xây dựng, chế tạo các sản phẩm cấp thấp hoặc cho khôi phục lại chính sản phẩm đó, mà sau khi xử lý có thể được sử dụng như là một nguyên liệu nguồn Do vậy, một ý tưởng mới hình thành để xử lý rác thải nguy hại làm nguyên liệu nguồn thay vì là nguyên liệu khó thải bỏ (Sang-Arun, 2012)

Trang 28

Việc sử dụng các nhiên liệu thay thế hoặc các nhiên liệu tái chế từ rác thải

(refuse derived fuels - RDF) là một việc làm thông thường trong ngành công nghiệp

xi măng Ấn Độ Nhà máy sản xuất RDF đầu tiên đã được Grasim Industries xây dựng trong năm 2006 tại nhà máy Adithya ở Rajasthan Kể từ đó đến nay, Chính phủ Ấn Độ đã cấp phép cho 22 nhà máy xi măng để xây dựng các nhà máy sản xuất RDF tương tự (Sang-Arun, 2012)

- Tại Mỹ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) quy định về tất cả các loại phế

thải theo Đạo luật Bảo tồn và Phục hồi tài nguyên năm 1976 (RCRA) CTR có thể bao gồm cả rác thải và bùn từ các nhà máy xử lý nước thải và các loại phế thải khác

từ các hoạt động công nghiệp RCRA bao gồm xử lý các loại CTR, chất thải độc hại, khuyến khích các cá nhân, tổ chức xây dựng những kế hoạch toàn diện để quản

lý chất thải Khu vực phía Tây có số lượng bãi chôn lấp nhiều nhất cả nước Những bãi chôn lấp phải tuân thủ các quy định của liên bang trong việc ngăn ngừa ô nhiễm cũng như cung cấp các hệ thống giám sát ô nhiễm nước ngầm và bãi chôn chất thải khí Các công ty quản lý phải đảm bảo kinh phí BVMT trong suốt toàn bộ vòng đời của một bãi chôn lấp rác thải CTR được tái chế hay biến thành phân bón để cải tạo đất đã giúp giảm lượng khí thải cacbon dioxit (William and Vesilind, 2011)

1.1.7 Bài học từ công tác quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp từ thế giới

Từ kinh nghiệm quản lý, xử lý CTR của các quốc gia nêu trên có thể thấy, hiệu quả của các biện pháp xử lý CTR đều bắt nguồn từ việc phân loại rác, đây là vấn đề mà hiện nay tại Quảng Ngãi nói chung và nhiều tỉnh thành trên cả nước nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn và hầu như không có hiệu quả trong việc triển khai các chương trình phân loại Thêm nữa, để đạt được thành công trong việc quản

lý, xử lý rác thải như các quốc gia nêu trên, yêu cầu rất lớn về nguồn lực, công nghệ

xử lý và việc quy hoạch có hệ thống ngành nghề sản xuất tại các KCN Do vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách hỗ trợ kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa, tập trung đầu tư vào lĩnh vực quản lý, quy hoạch, xử lý CTR, nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề CTR với những tác động xấu đến môi trường vốn tồn tại lâu nay

Trang 29

1.2 Tình hình quản lý chất thải rắn và chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam 1.2.1 Hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường

a) Cơ cấu tổ chức:

- Ở cấp Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo; viễn thám; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm

Vụ Quản lý chất thải (tại Quyết định số 3635/QĐ-BTNMT ngày 04/12/2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi trường thực hiện chức năng tham mưu Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường quản lý nhà nước

về kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật

Tham gia công tác quản lý môi trường cấp Trung ương còn có các Bộ: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Y tế

- Ở cấp tỉnh: Ở các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP Hồ

Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) có các Sở TN&MT

Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

Trang 30

thực hiện chức năng tham mưu UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về TN&MT, gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý và tổ chức thực hiện các dịch

vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở TN&MT

- Ở cấp huyện: Tại cấp tỉnh, có Phòng TN&MT trực thuộc UBND huyện là đơn vị quản lý TN&MT cấp huyện

b) Hiện trạng các văn bản pháp luật liên quan đến CTR: Đến nay, ngoài Luật

Bảo vệ môi trường, được Quốc hội ban hành vào năm 2014, Bộ TN&MT (Bộ TN&MT, 2012, 2014, 2015a, 2015b, 2016), Bộ Xây dựng (Bộ Xây dựng, 2017), Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT, 2017), Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT (Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT, 2016), Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng, 2001) đã ban hành nhiều Nghị định, Quy định, Thông tư, Hướng dẫn liên quan đến QLCTR Nội dung của các văn bản pháp luật này đã quy định rất đầy đủ, cụ thể và rõ ràng về quản lý QLCTR Tuy nhiên, hiệu lực của các văn bản pháp luật chưa cao và việc thực hiện các điều khoản có trong luật và các văn bản dưới luật của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản pháp luật tương ứng còn nhiều hạn chế

Hiện nay, các tỉnh, thành phố trên cả nước và riêng tỉnh Quảng Ngãi (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2013a, 2013b, 2013c, 2015a, 2015b; Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, 2008, 2009, 2015) đã có những quy định, quy hoạch liên quan đến bãi chôn lấp CTR, các công trình dự án thu gom, xử lý CTR,

1.2.2 Tình hình nghiên cứu

Trong các công trình về công nghệ môi trường của Trần Yêm và cộng sự (2003); quản lý tài nguyên CTR của Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự (2018); quản lý CTRNH của Nguyễn Đức Khiển (2010) và Trịnh Thị Thanh (2011); công nghệ xử

lý, tái chế, sử dụng CTR của Nguyễn Đức Khiển và cộng sự (2012); xử lý CTR và CTRNH của Trịnh Văn Tuyên và cộng sự (2014); quản lý và xử lý CTR của Nguyễn Văn Phước (2008); CTRCN của Lê Minh Đức (2018); Chen and Greene (2003) đều đề cập đến các nội dung về:

Trang 31

- Các nguyên lý về phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, compost, bãi đổ thải, thiêu đốt

- Nội dung quản lý CTR đô thị, nông thôn, CTRCN, CTRNH

- Những thí dụ về quản lý CTR ở Việt Nam

Trong đề tài “Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hà Nội và đề xuất hướng giải quyết”, đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) hoàn thành năm 2011, mã số QMT.04.02, do Trần Yêm chủ trì (Trần Yêm, 2005), báo cáo Country Profile - Vietnam trong Tran

Yem et al (2001) và UBND Thành phố Hà Nội và Sở TN&MT Hà Nội (2016) đã

phân tích, đánh giá cụ thể về thực trạng xử lý CTR, lỏng, khí của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, đại diện cho một số ngành công nghiệp khác nhau trên địa bàn Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Quản lý chất thải tại các doanh nghiệp công nghiệp còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức

- Khoảng 15% các doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu

về tiêu chuẩn, quy chuẩn xả thải ra môi trường

- Hoạt động xử lý còn mang tính đối phó với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

- Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội chưa đầu tư thích đáng cho xử lý chất thải, đặc biệt là xử lý nước thải, khí thải

Đề tài “Nghiên cứu khả năng chế tạo vật liệu xây dựng từ bùn đỏ phát sinh trong công nghệ sản xuất alumin ở Tây Nguyên”, Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số QGTĐ.11.06, thời gian từ 2011-2013, do Lưu Đức Hải và Trần Văn Quy chủ trì (Lưu Đức Hải và Trần Văn Quy, 2013) và nghiên cứu khác (Lưu Đức Hải và cộng

sự, 2012) đã trình bày cụ thể về đặc điểm bùn đỏ thải ra từ sản xuất alumin Dựa vào các đặc điểm đó, đề tài đã đề xuất các biện pháp để chế tạo vật liệu xây dựng không nung từ nguồn bùn đỏ từ khai thác và chế biến quặng bôxít

Đề tài “Nghiên cứu về xử lý, tận dụng bã thải rắn giàu kim loại để làm men màu gốm xứ” của Trần Văn Quy, Trần Yêm, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Mạnh Khải (Trần

Trang 32

Văn Quy và cộng sự, 2008) và “Nghiên cứu sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải mạ sản xuất vật liệu xây dựng” của Trần Yêm, Nguyễn Thị Hà, Trần Văn Quy và Nguyễn Mạnh Khải (Trần Yêm và cộng sự, 2008) đã tiến hành:

- Lấy mẫu và phân tích hàm lượng kim loại như crôm, niken có trong bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải mạ

- Lượng kim loại thu được từ bùn thải được sử dụng làm men màu cho gạch và gốm sứ Thí nghiệm được thực hiện tại cơ sở làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội

- Kết quả thí nghiệm về mức độ rửa lủa gạch men từ bùn thải trong điều kiện mưa axit là rất khả quan (mức rửa lủa bằng 0)

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Đằng và cộng sự (2003) đã đề xuất công nghệ lò đốt và xử lý khói thải lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại phù hợp với điều kiện Việt Nam và đang được các doanh nghiệp chế tạo lò đốt trong nước tham khảo, áp dụng Phùng Chí Sĩ (2013) đã tiến hành điều tra, đánh giá các mô hình xử lý CTRCN, CTRNH tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhân rộng những mô hình

xử lý tối ưu, hiệu quả Nghiên cứu của Lê Thị Bích Thủy (2012) đề cập đến tình hình quản lý CTNH và đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý CTNH ở Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thái (2001) đã nhận dạng các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn địa điểm cho bãi chôn lấp rác thải đô thị ở Việt Nam và Nguyễn Thế Đồng và cs (2003) đã đề xuất biện pháp công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí ở giai đoạn hậu chôn lấp của bãi thải Phạm Quốc Ka (2013, 2014) đã nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch địa điểm KXL CTR và áp dụng cho quy hoạch CTR tại huyện Thủy Nguyên Cơ sở khoa học mà tác giả này đưa ra là phù hợp với việc quy hoạch các KXL CTR quy

mô vừa và nhỏ ở Việt Nam

Ở các đô thị của Việt Nam, đã có khá nhiều dự án, chương trình về phân loại CTR tại nguồn, nhưng kết quả và hiệu ứng lại rất thấp (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001; ĐHQGHN, 2003; Trần Yêm, 2005; Dang Anh Thu, 2016; Nguyễn Trung

Thắng et al., 2018)

Hệ số phát thải CTR (Bảng 1.3) đã được Trần Yêm xác định trong báo cáo

Trang 33

“CTR nông thôn - Hiện trạng và các biện pháp quản lý” tại Kỷ yếu Hội nghị khoa học về TN&MT 2003-2004 tổ chức tại Sa Pa năm 2004 (Trần Yêm, 2004) và trong giáo trình công nghệ môi trường (Trần Yêm và cộng sự, 2003)

Bảng 1.3 Hệ số phát thải một số chất thải rắn nông nghiệp

Tỷ lệ

1 Lúa Rơm, rạ 25-35 Làm thức ăn cho trâu, bò, mái lợp

2 Ngô Thân cây, lá, lõi

bắp ngô

40-50 Làm thức ăn cho trâu, bò

3 Khoai lang Thân (dây), lá 3-5 Làm thức ăn cho trâu, bò, lợn,

4 Sắn Gốc, rễ, thân, lá 4-6 Thân cây làm giống

5 Đậu, lạc Thân, lá 15-20 Làm thức ăn cho trâu, bò, lợn

6 Mía Bã mía, lá 40-50 Làm nguyên liệu sản xuất giấy

7 Bắp cải Gốc, lá ngoài 3-5 Làm thức ăn cho trâu, bò, lợn

8 Rau các loại Gốc, rễ, lá hỏng < 4 Làm thức ăn cho trâu, bò, lợn

Nguồn: Trần Yêm , 2004

Ghi chú: Tỷ lệ % có nghĩa là cứ sản xuất 1 tấn sản phẩm (lúa, ngô, khoai, sắn,

mía, đậu, lạc, rau,…) thải ra tỷ lệ % CTR

Ngoài hệ số phát thải nêu trong Bảng 1.3, Trần Yêm (2004) và Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự (2018) còn tổng hợp một số hệ số phát thải CTR khác như:

- Tro, xỉ từ các lò đốt than cám chiếm 25-30% lượng than đưa vào lò (Bộ TN&MT, 2018)

- Sản xuất bia: Số chai thủy tinh vỡ, nứt, không đảm bảo kỹ thuật chiếm dưới 5% lượng chai đưa vào sản xuất

- Giết mổ gia cầm: Giết mổ 1 tấn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) thải ra khoảng 10-15% CTR, bao gồm lông, một phần nội tạng không dùng được,

- Khai thác than lộ thiên: Khai thác 1 tấn than thải ra khoảng 3-13 m3 đất đá (Bộ TN&MT, 2018)

- Khai thác than hầm lò: Khai thác 1 tấn than thải ra khoảng 1-2 m3 đất đá (Bộ

Trang 34

TN&MT, 2018)

- Sản xuất giấy: Sản xuất 1 tấn giấy sẽ thải ra 36,36 kg CTR (Bộ TN&MT, 2018)

1.2.3 Khối lượng chất thải rắn đô thị và công nghiệp

Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2017 (Bộ TN&MT, 2018), chất thải rắn đô thị của Việt Nam tăng 10-16%/năm, CTR sinh hoạt (CTRSH) chiếm 60-70% tổng lượng CTR đô thị Dựa vào số liệu của Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia và số liệu dân số đô thị năm 2017, tổng lượng CTR đô thị ở Việt

Nam năm 2017 khoảng 18.200.000 tấn Năm 2016, cả nước có 325 KCN (trong đó

có 220 KCN đã đi vào hoạt động), 04 khu chế xuất, 40 KKT, 04 khu công nghệ cao

và 621 CCN đã đi vào hoạt động

Ngoài ra, còn có khối lượng CTRCN thông thường rất lớn, phát sinh từ các ngành công nghiệp khác: khai thác than (4,6 tỷ m3/năm), công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp rượu bia nước giải khát (Bộ TN&MT, 2018)

1.2.4 Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại

Theo số liệu thống kê, mỗi năm ở Việt Nam có tổng lượng phát sinh CTRSH khoảng hơn 24,5 triệu tấn; CTRCN 8,1 triệu tấn và khoảng 800 nghìn tấn CTNH CTRCNNH chiếm khoảng 15-20% tổng CTRCN các loại (Bộ TN&MT, 2018) CTRNH từ các KCN ở khu vực phía Nam vào khoảng 82.000-134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung) Số lượng CTNH này được thống kê dựa trên số lượng CTNH tối đa dự kiến phát sinh từ các CSSX, kinh doanh, dịch vụ (do các chủ cơ sở này đăng ký) và không bao gồm lượng CTNH phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, nên có độ chính xác chưa cao Lượng CTNH phát sinh trên cả nước khoảng 850 nghìn tấn/năm Tổng lượng CTNH do các đơn vị thu gom, xử lý khoảng 750 nghìn tấn, đạt tỷ lệ gần 90%

CTRCNTT phát sinh khoảng 8,1 triệu tấn/năm, chưa bao gồm tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón và đất, đá thải từ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản CTRCN có giá trị được tái sử dụng, tái chế ngay tại cơ sở hoặc bán cho cơ sở khác để tái chế, CTRCN còn lại được các cơ sở ký hợp

Trang 35

đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải Bên cạnh đó, hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt còn tồn tại, gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý Hiện nay, việc xử lý CTRCN mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ

Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, mỗi ngày các KCN thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tương đương 3 triệu tấn/năm và đang gia tăng cùng với tỷ lệ lấp đầy các KCN Trong khi năng lực thu gom, xử lý của các cơ sở được Bộ cấp phép khoảng 1.300 tấn/năm Nếu như năm 2005-2006, một ha diện tích đất cho thuê bình quân phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, đến năm 2008-2009, đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%) Riêng những năm gần đây, chắc chắn số lượng chất thải tăng lên gấp nhiều lần và đó chính là mối nguy hại cho sức khỏe và môi trường xung quanh Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phần CTR tại KCN có thể thay đổi theo hướng gia tăng CTNH, đây là kết quả của quá trình gia tăng mức độ công nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao

Trên thực tế, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau, như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí, Việc quản lý các nguồn phát thải này cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các KCN

Sau khi các quy định về việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép quản lý CTNH được ban hành, công tác quản lý CTNH đã có nhiều chuyển biến

Tính đến tháng 10/2017, toàn quốc có 108 cơ sở xử lý CTNH đã được Bộ TN&MT cấp phép xử lý Công suất xử lý CTNH của các cơ sở được Bộ TN&MT cấp phép khoảng 1.300 nghìn tấn/năm Tính đến ngày 30/6/2018, Tổng cục Môi trường đã thẩm định cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho 48 doanh nghiệp; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho 7 đơn vị Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính

Trang 36

trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử), đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành

Hiện nay, đa số các chủ nguồn thải có phát sinh lượng CTNH lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH Lượng CTNH phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều đã được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý Một phần lượng CTNH phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải (bằng các công trình BVMT tại cơ sở), bởi các cơ sở

xử lý do địa phương cấp phép hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý, tái chế Một số CTNH đặc thù (ví dụ như chất thải có chứa PCB), do chưa có công nghệ xử

lý phù hợp, hiện đang được lưu giữ tại nơi phát sinh Như vậy, nhìn chung lượng CTNH phát sinh tại hầu hết các nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các quy định hiện hành Lượng CTNH phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ chiếm số ít, được thu gom, xử lý, số còn lại được các làng nghề thu gom, tái chế, chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, gây

ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng (Li, 2004; Mazhindu et

al., 2012; Bộ TN&MT, 2018)

1.2.5 Phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Môi trường, tỷ lệ CTNH được thu gom, xử lý đúng quy định đạt khoảng 75% Như vậy, vẫn còn tới 1/4 số CTNH chưa được thu gom,

xử lý đúng quy định

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xử lý CTNH là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97%), do Bộ TN&MT cấp phép hoạt động Việc phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản lý chất thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải có CTNH cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các doanh nghiệp xử lý CTNH với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau Ở nước ta có chính sách tập trung các cơ sở sản xuất vào các KCN và CCN, tạo thuận lợi cho quản lý chất thải Tuy nhiên cho đến nay, bên cạnh các KCN và một số CCN thực hiện đúng quy định pháp luật về quản

Trang 37

lý chất thải, một số KCN và phần lớn các CCN vẫn chưa hoàn thiện các công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung

Với lợi thế là mô hình sản xuất tập trung, các KCN có nhiều thuận lợi hơn trong việc quản lý chất thải Do đó, tỷ lệ thu gom CTR tại các khu vực này cao hơn

so với các CCN và các CSSX ngoài KCN

Hiện nay, các CCN phần lớn được đầu tư và đặt dưới sự quản lý của các cấp chính quyền tỉnh Tuy nhiên, việc quản lý CTRCN tại các CCN còn yếu và thiếu Các CSSX nằm ngoài KCN, CCN còn gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là việc đầu

tư các công trình hạ tầng để quản lý, kiểm soát ô nhiễm

Trước năm 2015, tình trạng các KCN, CCN chưa xây dựng các trạm hoặc điểm thu gom, trung chuyển xử lý CTRCN, CTRNH khá phổ biến Công tác phân loại CTRCN, CTRNH được thực hiện tại từng doanh nghiệp, nhưng ở phạm vi KCN và rộng hơn là toàn tỉnh/thành phố, lại thiếu các trung tâm lưu trữ, xử lý chuyên dụng Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể

Tỷ lệ thu gom CTRCN khá cao, đạt trên 90% khối lượng CTRCN phát sinh

Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn thải xác định và có đăng ký với Ban Quản lý khu công nghiệp (Bộ TN&MT, 2018)

Hầu hết các cơ sở trong KCN ký hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải, chiếm tỷ lệ 74,2%; các cơ sở bán chất thải có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ 18%; một số cơ sở thực hiện nghiền nát chất thải làm chất đốt Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt, thậm chí còn lẫn cả với CTNH, gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý Trước khi được chuyển giao cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, CTRCN thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở Tuy nhiên, tại nhiều CSSX, hệ thống kho chứa CTRCN còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở Việc thu gom CTRCN trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN, CCN do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban Quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung Tại nhiều KCN,

Trang 38

chưa có điểm tập trung thu gom CTR theo quy định (Bộ TN&MT, 2018)

Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các KXL CTRCN, đặc biệt là KXL chất thải tập trung quy mô lớn Việc xử lý CTRCN mới chỉ thực hiện ở các đơn vị

có quy mô nhỏ (Phùng Chí Sĩ, 2013) Ngoài ra, có một số CSSX công nghiệp ngoài KCN, CCN hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Việc tái chế, tái sử dụng CTRCN diễn ra khá phổ biến, chủ yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp Các chất thải có thể tái sử dụng được các cơ sở thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế

Tại Hội thảo Quản lý bãi thải ở Việt Nam: Thực trạng và xu hướng, do Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT (Bộ TN&MT) phối hợp với Tập đoàn GSE tổ chức tại Hà Nội ngày 22/9/2017 (Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, 2017), đã chỉ rõ, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển KT-XH, tạo tiền đề để mở ra nhiều cơ hội PTBV cho những năm tới Tuy nhiên, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên bức xúc, trong đó có CTR Lượng CTR phát sinh ngày càng gia tăng, với thành phần ngày càng phức tạp Hiện nay, phương pháp xử lý CTR ở nước ta chủ yếu là chôn lấp Mặc dù có nhiều ưu thế vượt trội, như đầu tư ban đầu thấp, giá thành xử lý CTR phù hợp, có thể xử lý được tất cả các loại CTR Tuy nhiên, lượng rác thải đổ vào các bãi thải tăng nhanh, trong khi việc quản lý bãi thải chưa đáp ứng được thực tế này Điều đó đã dẫn đến việc không tiết kiệm được quỹ đất, tại nhiều bãi thải, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng (Rushbrook and Pugh, 1999; Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, 2017; Bộ TN&MT, 2018)

Điều này được minh chứng thông qua số liệu của Bộ Xây dựng đã công bố (Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, 2017) Theo đó, tính đến cuối năm 2016, nước ta có khoảng 660 bãi chôn lấp, với tổng diện tích 4.900 ha (chỉ có 1/3 bãi chôn lấp hợp vệ sinh) Tỷ lệ bãi chôn lấp trên 20 ha khoảng 5,7%, số lượng bãi nhỏ hơn

Trang 39

20 ha và lớn hơn 1 ha là 59,3% và còn lại là các bãi dưới 1 ha, chiếm 33% Ô nhiễm

ở bãi chôn lấp đã trở nên nghiêm trọng hơn và phổ biến trong những năm gần đây, dẫn đến suy thoái đất, nước, không khí, đặc biệt tại các thành phố lớn, nơi mà lượng CTR đang ngày càng tăng, tỷ lệ chôn lấp rác cao 69%

Đến nay, vẫn chưa có địa phương nào có mô hình xử lý chất thải hoàn thiện, đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường Việc quản lý CTR chưa phù hợp với xu thế tái sử dụng, tái chế trên thế giới Hoạt động tái chế CTR còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa phát triển thành quy mô, thiếu sự quản lý

và kiểm soát của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền về BVMT ở địa phương Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa

số công nghệ đều lạc hậu, máy móc cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp

Như vậy, lượng CTR ngày càng tăng, diện tích đất có hạn, người dân không muốn sinh sống gần bãi chôn lấp, việc tìm địa điểm bãi chôn lấp rất khó khăn Tuy chôn lấp là một trong những công nghệ xử lý CTR chủ yếu ở Việt Nam, nhưng cần hạn chế phương pháp này (Petts, 1995; Levine, 1996; Marmolejo, 2012; Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, 2017)

Để tìm hiểu về công nghệ môi trường tiên tiến trên thế giới, Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT đã xây dựng quan hệ hợp tác với Tập đoàn GSE, nhà sản xuất

và kinh doanh hàng đầu về các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ về màng chắn địa kỹ thuật, được sử dụng để lưu trữ và quản lý hóa chất của các cơ sở quản lý chất thải, khai khoáng, nước và thủy sản Theo đó, hai Bên sẽ nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác, nhằm góp phần vào công tác BVMT tại Việt Nam (Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, 2017)

Tính đến tháng 4/2019, Bộ TN&MT đã cấp phép cho 118 cơ sở xử lý CTNH, một số cơ sở đã dừng hoạt động Thực tế, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công nghiệp môi trường vẫn ở mức vừa và nhỏ, vốn điều lệ ít, không có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn

Nhìn chung, công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua

đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các công nghệ hiện có

Trang 40

của Việt Nam còn chưa ở mức tiên tiến, phần lớn sử dụng các công nghệ có thể áp dụng để xử lý cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, vì vậy hiện nay, chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam (Lê Thị Bích Thủy, 2012) Để thực sự đảm bảo công tác quản lý CTNH đạt yêu cầu, cần phát triển công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng Ngoài ra, cần tiến hành nghiên cứu chuyên biệt hóa các công nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù, góp phần đáp ứng những yêu cầu phát triển trong lĩnh vực quản lý CTNH trong tương lai gần (Wiesmeth, 2003; Lê Thị Bích Thủy, 2012; Phùng Chí Sĩ, 2013)

1.3 Các công nghệ xử lý chất rắn thải hiện nay

Theo khảo sát của Bộ TN&MT, hiện có 03 nhóm công nghệ xử lý CTNH: (i) Nhóm công nghệ nhiệt để tiêu hủy chất thải; (ii) Nhóm công nghệ chôn lấp để xử lý chất thải; (iii) Nhóm công nghệ tái chế chất thải

Bảng 1.4 Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

dụng

Số mô đun hệ thống

Công suất phổ biến

I Nhóm công nghệ nhiệt để tiêu huỷ chất thải

IIII Nhóm công nghệ tái chế chất thải

Ngày đăng: 20/07/2020, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w