1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại khu công nghiệp tân bình

100 721 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

 Đề xuất các giải pháp khả thi, giúp định hướng xây dựng một thị trường hiệu quả để trao đổi chất thải rắn công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN Tân Bình Đối tượng nghiên cứu Chất thả

Trang 1

Chương 1: Tổng quan Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trưởng từ 8-11% trong những năm gần đây, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn dẫn đầu và xứng đáng là “đầu tầu” khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng TP.HCM cũng đang phải gánh vác nặng nề một lượng chất thải công nghiệp sinh ra từ sự tăng trưởng đó

Với hơn 800 nhà máy nằm trong 15 KCN, KCX đang hoạt động (theo thống kê tháng 6/2005 của Phòng Quản Lý Chất thải rắn - Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM); gần 28.000 cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán khắp thành phố (theo Cục thống kê Thành Phố HCM năm 2004), mỗi ngày thành phố tiếp nhận khoảng 1.500 -1.800 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 120-150 tấn chất thải nguy hại Hàng năm các nhà máy trong KCN – KCX trên địa bàn TP.HCM thải ra 62.726,4 tấn chất thải rắn

Theo quyết định số 62/2002QĐ-BKHCNMT ngày 09/08/2002 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài Nguyên & Môi trường) ban hành, trách nhiệm của các chủ đầu tư, công ty dịch vụ cơ sở hạ tầng KCN là phải xây dựng trạm xử lí chất thải tập trung hoặc trạm trung chuyển rác trước khi đi vào hoạt động, nhưng chỉ có 2 KCN Linh Trung và Tân Thuận thực hiện quyết định đó Hiện nay, việc thu gom vận chuyển, xử lý chất thải hiện nay hoàn toàn tự phát, do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm Một số KCN giao khoán hợp đồng cho các đơn vị này làm mà không có kiểm tra giám sát Các đơn vị thu gom chất

Trang 2

Chương 1: Tổng quan Trang 2

thải từ các nhà máy xí nghiệp sau đó đem về phân loại, những chất có thể tái chế thì tận dụng còn chất độc hại thì đổ ra môi trường Nhiều doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép, chỉ khi nào được KCN yêu cầu thì mới đến Sở Tài Nguyên và Môi trường xin giấy phép Nhiều KCN thừa nhận, sau khi kí hợp đồng xong, các công ty thu gom, vận chuyển rác đi đâu KCN hoàn toàn không nắm được

Tác động của rác thải đối với môi trường, cảnh quan và muôn vật cũng như sự cần thiết và tầm quan trọng của quản lí CTR đã đề cập đến rất nhiều trong các đạo Luật Bảo vệ môi trường của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong tuyên bố của các tổ chức quốc tế, trong nhiều tài liệu, sách báo hội nghị, hội thảo… Ởû Việt Nam, các vấn đề liên quan đến CTRCN và CTNH cũng đã được qui định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp qui dưới Luật Gần đây chúng đã được đề cập đến rất nhiều trong các hôi nghị, hội thảo khoa học về bảo vệ môi trường và được nhắc đến thường xuyên trong các phương tiện thông tin đại chúng Đồng thời còn là sự quan tâm sâu sắc đối với các cơ quan chức năng, nghiên cứu và đào tạo, mà còn là đối với đại đa số các tầng lớp nhân dân kèm theo những lời chỉ trích gay gắt, đặc biệt là đối với các khu công nghiệp tập trung

Quản lí chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các KCN nói riêng có thể nói là một vấn đề hết nan giải và bất cập trong bối cảnh hiện nay Chỉ có một phần rất nhỏ CTRCN được thu hồi, tái chế và tái sử dụng ngay trong các cơ sở công nghiệp hay tái chế bên ngoài do các cơ sở

tư nhân đảm nhiệm Phần lớn CTRCN, kể cả CTNH được bỏ lẫn lộn với rác đô thị và được đổ bừa bãi xuống các kênh rạch, khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường Mặc dù qui chế quản lí CTNH đã có hiệu lực từ hơn 7 năm nay (năm 1999) nhưng việc tách riêng CTNH ra khỏi CTRCN vẫn chưa thực hiện được thực hiện tốt ở các cơ sở đăng kí quản lí CTNH

Trang 3

Chương 1: Tổng quan Trang 3

Tại nhiều nơi trên thế giới, công tác tái chế và tái sử dụng chất thải công nghiệp đã và đang được áp dụng hiệu quả thông qua một hệ thống các nhà máy tái chế chất thải cũng như thị trường trao đổi chất thải Ngay ở nước ta, hoạt động thu hồi tái chế chất thải cũng khá nhộn nhip, các cơ sở thu gom và tái chế chất thải đã được hình thành và phát triển Chính vì thế, có thể nói một trong những biện pháp góp phần làm giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn và tái sử dụng hợp lý chất thải Hơn nữa công tác này còn giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu sản xuất công nghiệp, hoặc tạo ra nguồn thải mới Các lợi ích của công tác này bao gồm :

 Lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu hay các nguồn năng lượng có giá trị, giảm chi phí để thải hay xử lý các chất thải sinh ra

 Lợi ích về môi trường là giảm thiểu rác nên giảm ô nhiễm môi trường

Vì vậy để tiết kiệm nguyên vật liệu – tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường thì cần phải có những chiến lược cụ thể, trong đó có thể nói tái sử dụng và tái chế các chất thải nhất là CTRCN và CTNH Các hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải cần phải được thống nhất thông qua việc xây dựng và phát triển một thị trường trao đổi và tái chế CTRCN bên trong và bên ngoài các doanh nghiệp trong từng KCN, đặc biệt là các KCN nằm trong thành phố

Trong tất cả các KCN-KCX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có duy nhất 1 khu công nghiệp nằm trong nội thành là KCN Tân Bình, do đó vấn đề môi trường được ưu tiên lên hàng đầu Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quản lí CTRCN và CTNH chưa được quản lí tốt Đa số các doanh nghiệp đều bỏ chung CTRCN (kể cả CTNH) vào chung chất thải sinh hoạt, gây khó khăn cho công tác quản lý Do đó, để giải quuết các vấn đề nêu trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng

Trang 4

Chương 1: Tổng quan Trang 4

và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả CTRCN và CTNH tại KCN Tân Bình” đã được chọn để thực hiện đồ án tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý CTRCN-CTNH trong KCN TB để đề xuất xây dựng biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hiệu quả

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi:

 Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, đưa ra các biện pháp quản lý chất thải rắn với đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Bình

 Đề xuất các giải pháp khả thi, giúp định hướng xây dựng một thị trường hiệu quả để trao đổi chất thải rắn công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN Tân Bình

Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại trong các doanh nghiệp và khả năng tái sử dụng, tái chế của chúng

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra khảo sát

 Xem xét và đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại cơ sở hệ thống sản xuất, phương thức hoạt động, công nghệ sản xuất…

 Xem xét mô hình trung tâm trao đổi chất thải rắn tại KCN Biên Hòa 1- Đồng Nai

Trang 5

Chương 1: Tổng quan Trang 5

Phương pháp tổng hợp số liệu

Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ Internet, sách báo ) về thuyết sinh thái công nghiệp và trung tâm trao đổi chất thải

Phương pháp so sánh, phân tích đánh giá

Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp ý kiến chuyên gia : tham khảo ý kiến của các nhà chuyên

môn môi trường về công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại hiện nay

1.5 Nội dung nghiên cứu

Thu thập tài liệu, nghiên cứu tổng quan hệ thống quản lý CTRCN & CTNH tại KCN TÂN BÌNH

Khảo sát thực trạng biện pháp quản lý CTRCN – CTNH đang được áp dụng tại KCN

Nghiên cứu, đánh giá giải pháp và lựa chọn công nghệ quản lí CTRCN –CTNH thích hợp

Nghiên cứu đề xuất và phát triển kế hoạch hướng dẫn về việc trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN và xây dựng mô hình trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Tính thực tế

Đồ án nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc đưa ra phương hướng quản lý CTRCN và CTNH trong KCN Tân Bình theo yêu cầu kế hoạch bảo vệ môi trường các KCX, KCN thành phố

Trang 6

Chương 1: Tổng quan Trang 6

Tính mới của đề tài

 Số liệu về lượng CTRCN phát sinh trong KCN mới điều tra thực tế và đáng tin cậy nhất ( số liệu được điều tra năm 2006)

 Đề xuất phát triển các kết quả chi tiết va xây dựng biện pháp quản lý CTRCN & CTNH hiệu quả thông qua việc hình thành một hệ thống trao đổi chất thải hoạt động và trung tâm thông tin về trao đổi chất thải

Trang 7

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 7

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm liên quan đến Chất thải rắn công nghiệp và Chất thải nguy hại

2.1.1 Các khái niệm

Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) là chất được loại ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CTRCN được chia thành chất thải công nghiệp không độc hại, và chất thải công nghiệp độc hại

Chất thải nguy hại

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho biết, hiện nay tại các nước đang phát triển, vấn đề nhận thức mức độ nguy hại của chất thải hầu như chưa quan tâm Vì tầm quan trọng đối với sức khỏe con người và an toàn môi trường nên chúng ta sẽ đề cập về khái niệm của CTNH theo quy chế quản lí chất thải nguy hại ban hành theo quyết định 155/1999/QĐ – TTg ngày 16/07/1999 như sau:

“CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây hại tới môi trường và sức khỏe con người”

Chất thải công nghiệp không nguy hại

Chất thải không nguy hại: chất thải không có tính chất của chất thải nguy hại, thường là các loại phế phẩm công nghiệp có thể đưa vào tái sinh, tái chế (giấy, thủy tinh, kim loại vụn…)

Trang 8

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 8

2.1.2 Phân loại

Chất thải rắn công nghiệp

 Chất thải công nghiệp phát sinh từ các nguồn khác nhau nhưng có thể qui về 3 loại chính như sau:

 Chất thải có khả năng tái sinh tái chế: gồm các chất thải có nguồn gốc từ nhựa, cao su, plastic, giấy, thủy tinh, kim loại… Các chất này có khả năng tái sinh tại cùng một nhà máy để tạo thành sản phẩm thứ cấp, hoặc có thể tái chế ở một dây chuyền khác để cho ra môt sản phẩm khác

 Chất thải rắn dễ phân hủy: gồm các loại chất thải có nguồn gốc từ chất hữu cơ dễ phân hủy như xác động vật, các bô phận từ thực vật Các loại chất thải này phát sinh từ các nhà máy chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản, phân hữu cơ…

 Chất rắn khó phân hủy: gồm các loại chất thải có nguồn gốc từ chất hữu cơ và vô cơ khó phân hủy như vải, simili, sợi, gỗ, da, xơ dừa

 Sự phân loại này có tính tương đối và tạm thời để làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý sau này

Chất thải nguy hại

Mục đích của việc phân loại CTNH là nhằm phân biệt giữa các loại CTNH với nhau và xác định về thành phần, tính chất tải lượng của CTNH Hiện nay Việt Nam chưa có tiêu chí thống nhất để phân loại chất thải nguy hại Trên thế giới người ta phân loại CTNH theo nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc chủ yếu vào mục đích quản lý Một số phương pháp phân loại điển hình được áp dụng ở các nước phát triển như :

 Phân loại theo khả năng xử lý: để có thể áp dụng các biện pháp xử lý CTNH có hiệu quả cần có những qui định rõ đối với từng loại CTNH là

Trang 9

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 9

phải sử dụng các biện pháp nào để xử lý phù hợp Ví dụ chất thải có chứa

Cr+6 lớn hơn 1% trọng lượng, bắt buộc phải áp dụng biện pháp hóa học-oxy hóa khử để xử lý

 Phân loại theo tính chất nguy hại của chất thải: cách phân loại này nhằm đảm bảo an toàn khi vận chuyển, tồn trữ chất thải nguy hại

Ví dụ: những chất thải có khả năng gây cháy nổ, lây nhiễm, bay hơi, thăng hoa, ăn mòn như dung môi hữu cơ, axit, kiềm, thuốc trừ sâu, bệnh phẩm đều phải được phân loại riêng trước khi vận chuyển và tồn trữ Việc phân loại theo tính chất của CTNH có thể hỗ trợ việc sử dụng đúng, an toàn các loại vật liệu dùng để chứa CTNH trong quá trình vận chuyển Rõ ràng chúng ta không thể dùng thép thường để chứa chất thải có tính axit trong quá trình tồn trữ, vận chuyển

 Phân loại theo mức độ độc hại của chất thải nhằm mục đích phòng tránh bị ngộ độc trong khi tiếp xúc với chất thải Cách phân loại này đặc biệt quan trọng đối với các loại chất thải có chưá các hóa chất độc cấp tính

Ví dụ: các loại muối cyanua, hợp chất clo mạch vòng, hợp chất cơ kim của photpho (P), thủy ngân (Hg) Để đánh giá mức độ độc hại của hoá chất thải, người ta thường sử dụng LD50 (mg/ Kg trọng lượng cơ thể) để biểu diễn độ độc hại hay mức độ gây chết 50% số các cơ thể sinh vật dùng làm thí nghiệm của chất độc Giá trị của LD50 của một chất độc càng nhỏ thì độ độc của chất đó càng cao

 Phân loại chất thải dựa theo loại hình công nghiệp: cách phân loại này rất phổ biến trong công tác quản lí, vì chỉ cần xem xét quy trình công nghệ người quản lí dễ dàng nhận ra được CTNH ngay từ khâu sản xuất Ngoài

ra, cách phân loại này đóng vai trò quan trọng trong việc khảo sát thành phần và khối lượng CTNH theo từng ngành nghề để dự báo tải lượng chất thải phát sinh ở phạm vi lớn hơn

Trang 10

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 10

2.2 Các cơ sở lý thuyết về trao đổi chất công nghiệp

2.2.1 Trao đổi chất công nghiệp (Industrial Metabolism)

Cơ sở của STCN dựa tên hiện tượng trao đổi chất công nghiệp (TĐCCN) – là quá trình vật lí chuyển hóa nguyên liệu, năng lượng và sức lao động của con người thành sản phẩm và chất thải ở điều kiện ổn định – [1] [2] Khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hoạt động của hệ công nghiệp, kết hợp những hiểu biết về hệ sinh thái, con người có thể “hiệu chỉnh hoạt động của hệ công nghiệp sao cho tương thích với hệ sinh thái (HST) tự nhiên – [3] Bằng cách như vậy, các cơ sở sản xuất công nghiệp có thể tổ hợp thành HSTCN Trong HST tự nhiên, đáng chú ý nhất là quá trình trao đổi chất sinh học Sự so sánh giữa quá trình TĐC sinh học với quá trình TĐC công nghiệp là cơ sở xây dựng hệ STCN Điểm giống nhau giữa hai quá trình này là ‘các quá trình TĐC có thể được chia thành 2 nhóm chính: quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa HST CN tổng hợp vật chất giống như quá trình đồng hóa sinh học và phân hủy vật chất giống như quá trình dị hóa sinh học – [6]

Trong một hệ sinh học, quá trình trao đổi chất xảy ra ở từng tế bào ở các cơ quan riêng biệt cũng như toàn bộ cơ thể sinh vật Tương tự như vậy, quá trình trao đổi chất sinh học có thể xảy ra ở từng cơ sở riêng biệt trong từng ngành công nghiệp ở mức tòan cần –[3][6] Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái tự nhiên và trong hệ công nghiệp được trình bày như sau:

Trang 11

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 11

(Nguồn Manahan, 1999)

Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học của vật liệu đươc duy trì bởi

ba nhóm chính: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy Nhóm sản xuất có thể là thực vật và một số vi khuẩn có khả năng tự tạo ra nguồn thức ăn cần thiết cho bản thân chúng nhờ quá trình quang hợp hoặc để cung cấp năng lượng và nguồn protein cần thiết cho cơ thể chúng Nhóm tiêu thụ là động vật Nhóm phân hủy là vi sinh

Đặc tính Hệ sinh thái tự nhiên Hệ công nghiệp hiện tại

Dòng vật chất Hệ khép kín Chủ yếu là biến đđổi theo một

Hầu như được sử dụng một cách phung phí đđể chế tạo ra vật liệu khác, vật liệu bị pha loăng quá mức có thể tái sử dụng, nhưng lại

bị cô đđặc đđủ đđể gây ô nhiễm Quá trình tái

chính của sinh vật là sự tự sinh sản

Sản xuất ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ là mục đđích chủ yếu của

hệ công nghiệp nhưng tái sản xuất không phải là bản chất của hệ công nghiệp

Bảng 2.1 Đặc điểm quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái công nghiệp

Trang 12

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 12

vật và nấm Nhóm này có khả năng chuyển hóa chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cần thiết cho nhóm sản xuất Do đó nhóm phân hủy cũng đóng vai trò của cơ sở tái chế Với ngưồn năng lượng là ánh sáng mặt trời, thế giới tự nhiên có khả năng duy trì chu trình sản xuất- tiêu thụ- phân hủy một cách vô hạn Hay nói cách khác, một thực thể tồn tại độc lập nhỏ nhất cũng là một hệ sinh thái

Tương tự vậy, trong các hệ công nghiệp, nhóm sản xuất là các cơ sở hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, tạo ra năng lượng Nhóm tiêu thụ sản phẩm là những nhà máy khác, con người (thị trường) và động vật Nhóm phân hủy bao gồm các quá trình xử lý, thu hồi và tái chế chất thải Tuy nhiên khác với hệ sinh thái tự nhiên, hệ công nghiệp không thể dựa vào nhóm phân hủy để tái sinh toàn bộ vật liệu đã sử dụng trong quá trình sản xuất Hiện tại, hệ công nghiệp vẫn thiếu nhóm phân hủy và tái chế hiệu quả Đó là lý do tại sao những vật liệu không mong muốn (kể cả chất thải và phế phẩm) được thải ra môi trường xung quanh Do đó, hệ công nghiệp là một hệ thống không khép kín Để tạo ra hệ công nghiệp tương tự như hệ sinh thái tức là hệ sinh thái công nghiệp, các phế phẩm phụ và chất thải phải được tái sử dụng và tái chế

Trong quá trình trao đổi chất công nghiệp, hai yếu tố quan trọng nhất là dòng vật chất và dòng năng lượng Để tạo nên hệ sinh thái cần tạo ra dòng vật chất và dòng năng lượng khép kín, có nghĩa là phải tái sinh, trao đổi vật liệu và năng lượng giữa các cơ sở sản xuất

2.2.2 Hệ sinh thái công nghiệp (Industrial Eco-system)

Năm 1989, Robert và Nicolas Gallopardas đưa ra khái niệm về Hệ sinh thái công nghiệp thể hiện ở sự chuyển hóa giữa mô hình công nghiệp truyền thống (trong đó nguyên liệu đưa vào sau quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và chất thải Chất thải này thải bỏ vào môi trường) sang mô hình hệ sinh thái công

Trang 13

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 13

nghiệp Trong hệ sinh thái công nghiệp, mức tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu được tối ưu hóa, chất thải sinh ra được giảm tối đa, sản phẩm phụ và phế liệu từ quá trình sản xuất này sẽ làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác – [5] Hệ sinh thái công nghiệp áp dụng những nguyên lý tự nhiên để điều khiển hệ công nghiệp tương tự hệ sinh thái Hệ sinh thái công nghiệp được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ Thành phần chính của hệ sinh thái công

nghiệp bao gồm

[1] Bộ phận sản xuất nguyên liệu và năng lượng đầu vào

[2]Bộ phận chế biến/ sản xuất nguyên liệu và năng lượng

[3] Bộ phận tiêu thụ sản phẩm

[4] Bộ phận tái chế, xử lí chất thải

Hình 2.1 Thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp

Trang 14

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 14

Năng lượng ban đầu có thể gồm một hoặc nhiều nhà máy cung cấp nguyên liệu ổn định cho hệ STCN Qua nhiều quá trình chế biến, ví dụ trích ly, cô đặc, phân loại, tinh chế các nguyên liệu thô sẽ được chuyển hóa thành nguyên liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái sinh tái chế (trong chính dây chuyền sản xuất hiện tại của nhà máy hoặc ở những nhà máy khác) Sản phẩm, phế phẩm, sản phẩm phụ sẽ ược chuyển đđến người tiêu dùng Trong tất cả các trường hợp, sản phẩm sau khi sử dụng sẽ đđược thải bỏ hoặc tái chế Cuối cùng, nhà máy xử lí chất thải sẽ thực hiện công tác thu gom, phân loại và xử lý các vật liệu có khả năng tái chế cũng như chất thải

2.3 Khái niệm về kinh tế chất thải

2.3.1 Khái niệm

Cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu về quản lý, phát sinh và xử lý chất thải ở Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều học giả và các nhà chuyên môn Do một thực tế là khi kinh tế chậm phát triển, phần lớn các chất thải đã được tái chế và tái sử dụng một cách hiệu quả trong các ngành kinh tế “ truyền thống”, do đó hầu như khó thấy trong thực tế Mối quan tâm về chất thải gần đây ở Việt Nam đã được khơi dậy khi vấn đề chất thải trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là ở các thành phố, bởi vì hệ thống tái chế đã cũ và mau chóng mất đi, hoặc đã mất đi hoàn toàn Vấn đề càng trở nên rõ nét hơn khi có các yếu tố khác đang két hơp làm tăng tính phức tạp của vấn đề xử lí chất thải: sự tăng thu nhập theo đầu ngưòi ở các vùng đô thị, các ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, việc thay thế hoàn toàn phân hoá học đối với các chất thải hữu cơ

Vậy tóm lại: kinh tế chất thải bao gồm tất cả các khía cạnh phát sinh, vận chuyển và xử lí các chất thải, được sinh ra từ quá trình khai thác, sản xuất và tiêu

Trang 15

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 15

thụ các nguyên liệu và hàng hóa Quản lý chất thải phải đựơc hiểu trong kinh tế - xã hội

2.3.2 Các nguyên lý cơ bản của kinh tế chất thải

Bất kì hoạt động kinh tế nào cũng tạo ra 2 đầu ra: đầu ra là sản phẩm (PO – Product output) và đầu ra không phải là sản phẩm (NPO – Non-product Output) hay vật liệu thải, đôi khi còn gọi là đầu ra vô dụng (UO – Unused Output) Những vật liệu thải ra dưới bất kì hình thức nào dưới đây, được gọi là các nguồn tài nguyên từ chất thải (WDR – waste derived resourse), hay sản phẩm thu được từ chất thải (WDP – waste derived product), nếu vật liệu thải đó được tận dụng cùng qui cách theo 4 dạng sau

 Thu hồi vật liệu hoặc năng lượng (WDR)

 Sản xuất các vật liệu phụ (WDR)

 Chế biến để thu vật liệu dùng làm đầu vào tiếp theo cho sản xuất, hoặc chuyển hóa năng lượng (WDP);

 Tái sử dụng đồng dạng (WDP)

Các chất thải phát tán vào môi trường được xem là chất dư thừa Các chất

dư thừa tại thời điểm này diễn ra sự tương tác sơ cấp giữa kinh tế và môi trường Cho dù, một vật liệu được thải ra là chất dư thừa hay thải theo 1 trong 4 luồng thải khác nhau để trở thành tài nguyên chất thải (WDR) hoặc sản phẩm thu được từ chất thải (WDP), tùy thuộc vào số lượng các yếu tố kinh tế, kĩ thuật và xã hội Nếu giá của vật liệu thải ra trên thị trường bằng 0 hoặc nhỏ hơn các chi phí biến đổi cho việc thu gom và tái chế nó, hoặc lớn hơn giá các vật liệu đồng dạng nguyên khai, thì chất thải đó bị bỏ đi, hoặc đem chôn lấp như là một chất cặn bã Sự chuyển dịch về giá cả của bất kì một trong 2 yếu tố trên có thể làm chuyển dịch một vật liệu thải cụ thể, trở thành hoặc không thuộc chủng loại chất cặn bã

Trang 16

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 16

Cần phải lưu ý là các yếu tố phi kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc xác định nguồn một chất thải, hay trạng thái của chất cặn bã

Ví dụ nếu như không có công nghệ phù hợp để tái xử lý các sản phẩm khác nhau của túi nilon, thì sau đó các túi này sẽ không thể sử dụng được, sẽ bị thải bỏ như những chất cặn bã Tương tự nhếu như không có công nghệ phù hợp, thì khi tái sử dụng một số chất thải nhất định như: phân người làm phân bón, hoặc làm thức ăn cho cá, chúng sẽ trỡ thành chất cặn bã gây ô nhiễm

Tóm lại, dù một vật liệu được nhìn nhận là một nguồn tài nguyên, hay một chất thải thì nó không có tính cố hữu trong chính bản thân vật liệu đó, mà là một sản phẩm có tính văn hóa và đặc biệt có tính phát triển công nghệ và tuân theo các quy luật cung và cầu

Cần nhấn mạnh là “ kinh tế chất thải” không hoạt động riêng biệt với nền kinh tế chung hoặc với môi trường Nêú năng lực đồng hóa của môi trường bị quá tải, hoặc bị phá hủy do phát tán quá mức các chất cặn bã thì hậu quả là các tác động tiêu cực sẽ làm tăng chi phí, hoặc hủy hoại đến các yếu tố sản xuất trong một nền kinh tế, đồng thời xã hội buộc phải trả nhiều chi phí hơn cho sản phẩm đó, hoặc buộc phải tiến hành các bước để giảm thiểu các luồng những chất cặn bã đó – đây cũng là một quy trình tốn kém

Vì vậy bản chất của “ kinh tế chất thải” là tận dụng tối đa hoặc xử lí triệt để các luồng chất thải một cách có hiệu quả và không để lại hậu quả xấu cho môi trường trong hiện tại và tương lai, nhằm tiết kiệm nguồn lợi kinh tế, đồng thời không phải trả nhiều chi phí cho việc xử lí môi trường

Trang 17

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 17

Hình 2.2 Các nguyên lý cơ bản của kinh tế chất thải

2.4 Các qui định pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý CTRCN & CTNH trong KCN

2.4.1 Các văn bản pháp quy

1 Luật Bảo vệ môi trường 2005

2 Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại

3 Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/7/1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

4 Quyết định số 256/2003/ QĐ – TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm

2020 Văn bản có hiệu lực từ 24/12/2003 Kèm theo quyết định này là danh

Trang 18

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 18

mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường

5 Quyết định số 64/2003/QĐ–TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”

6 Chỉ thị 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng chính phủ về các biện pháp cấp bách quản lý chất thải rắn trong các khu đô thị và các khu công nghiệp

7 Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các KCN và đô thị

8 Quy chế quản lý CTNH, ban hành kèm theo quyết định số TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ

155/1999/QĐ-9 Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Việt Nam đến

2020, phê duyệt quyết định số 151/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ

10 Các tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường

1 Tiêu chuẩn Việt Nam 6705 – 2000 về chất thải rắn không nguy hại – Phân loại;

2 Tiêu chuẩn Việt Nam 6706– 2000 về chất thải rắn nguy hại – Phân loại;

3 Tiêu chuẩn Việt Nam 6707– 2000 về chất thải rắn nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa;

Một số tiêu chuẩn chưa được qui định tại Việt Nam : Tham khảo tiêu chuẩn của Uûy ban Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) về chất thải nguy hại

Trang 19

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 19

2.4.2 Các yêu cầu của Luật làm cơ sở thực hiện đề tài

Từ ngày 1-7-2006, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 có hiệu lực; đây là

cơ sở pháp lý quan trọng nhất đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản 1í chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trong KCN nói riêng Trong Chương IV, Điều 36: Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, yêu cầu KCN phải “Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại và đáp ứng các ỵêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tập trung” và Điều 37 Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, “Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại ” Không những thế, Nhà nước đã có qui định cụ thể trong toàn bộ chương VIII Quản lý chất thải, đặc biệt điều 62: tái chế chất thải “tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn , đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải”

Bắt đầu từ năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 199/TTg ngày 03/04/1997 về các biện pháp cấp bách quản lý chất thải rắn trong các khu đô thị và khu công nghiệp Chỉ thị đã qui định rõ: “ tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay tại nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển, xử lí chất thải ” Để nâng cao khả năng quản lí chất thải rắn công nghiệp, ngày 10/07/1999 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 152/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến 2020 “ áp dụng giải pháp thu hồi, tái chế chất thải rắn Ưu tiên đầu tư xây dựng hai trung tâm xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại hai khu vực trọng điểm phía Bắc và phía Nam…” Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn, giảm tác động tiêu cực của chất thải đến môi trường, quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003

Trang 20

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 20

của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “ kế hoạch xử lí tiệt để các cơ sở gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” Bản kế hoạch đã đề ra mục tiêu đến năm

2007 xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó 284

cơ sở sản xuất kinh doanh với các hình thức như phải di chuyển địa điểm, đóng cửa, đình chỉ sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện môi trường hay đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải

Cũng trong năm 2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số TTg ngày 02/12/2003 ban hành phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 Văn bản có hiệu lực từ 24/12/2003 Điều 1.2 “ hình thành và phát triển công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom tái chế ” Hai năm sau, vào ngày 21/6/2005 chỉ thị số 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các KCN và đô thị Mục 1d “ thu gom, vận chuyển và xử lí 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, đặc biệt đối với các đô thị thiếu quỹ đất làm bãi chôn lấp

256/2003/QĐ-Từ những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy rằng vấn đề quản lí chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại trong Khu công nghiệp chất đã được sự quan tâm của Nhà Nước và đã sớm được đưa vào các văn bản Luật bảo vệ môi trường Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được áp dụng cụ thể trong từng khu công nghiệp và từng doanh nghiệp Nếu từng nhà máy trong KCN áp dụng theo đúng các qui định của Luật pháp thì khu công nghiệp sẽ giảm thiểu các nguy cơ và tạo

ra những lợi thế trong việc sử dụng những sản phẩm phụ hoặc chất thải

2.5 Tình hình quản lí chung CTRCN & CTNH tại các Khu Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

2.5.1 Tình hình phát sinh CTRCN& CTNH tại các KCN-KCX

Trang 21

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 21

TP HCM hiện có 11 khu công nghiệp (KCN), 3 khu chế xuất ( KCX) và 1 khu công nghệ cao chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích đất quy hoạch là hơn 2.295,4 ha Theo định hướng phát triển đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh có 22 KCN tập trung với tổng diện tích khoảng 7.032 ha và xây dựng 24 cụm công công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích khoảng 7.032

ha và xây dựng 24 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích 1.900ha

Có thể nói việc phát triển các KCN tập trung cần đi đôi với việc xây dựng các khu xử lí chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường Trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn tấn CTCN và CTNH, dự báo năm 2010 lượng CTCN và CTNH sẽ là 2.370 nghìn tấn/năm Phần lớn các loại chất thải công nghiệp không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy, công ty, xí nghiệp… hầu như không được phân loại và không có biện pháp lưu giữ an toàn Hầu hết các loại chất thải được bán cho các cơ sở, điểm thu mua phế liệu hoặc mang đi đổ bỏ một cách tuỳ tiện gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Hiện nay, chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn TP.HCM khoảng 600 tấn/ ngày (Hội thảo nâng cao năng lực quản lý CTNH & CTRCN trên địa bàn Tp HCM, tháng 6/2006) trong đó CTNH là 120 tấn/ ngày (chiếm khoảng 20%) chủ yếu phát sinh từ các KCN, KCX và các cơ sở vừa và nhỏ Với tốc độ phát triển công nghiệp trung bình khoảng 8- 10% năm thì lượng CTRCN phát sinh hằng năm cũng tăng nhanh (được trình bày trong hình sau)

Trang 22

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 22

Bảng 2.2 Tốc độ phát sinh CTRCN và CTNH trên địa bàn TP.HCM

NĂM

CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (Tấn/năm)

CHẤT THẢI NGUY HẠI (Tấn/năm)

Hình 2.3 Tốc độ phát sinh CTRCN và CTNH trên địa bàn TP.HCM

Trang 23

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 23

CTCN và CTNH phát sinh chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, đây là nguồn phát sinh chất thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất Tuỳ thuộc vào loại hình hoạt động của các nghành công nghiệp sẽ có những loại chất thải phát sinh khác nhau được liệt kê như bảng sau:

Bảng 2.3 Thành phần chất thải của các loại hình CN điển hình tại TP HCM

STT LOẠI HÌNH CÔNG

NGHIỆP

THÀNH PHẦN CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

01 Công nghiệp hóa chất

Xỉ nghèo chì từ sản xuất bình acquy Bao bì, thùng phuy đựng hóa chất Các loại hóa chất hết hạn sử dụng Cao su phế thải

Bùn, cặn lắng từ quá trình sản xuất và từ hệ thống xử lý nước thải

Kim loại nặng từ công nghệ sản xuất sơn và keo dán

Chất hoạt động bề mặt, dược phẩm hư, các phế phẩm

02

Công nghiệp dệt

nhuộm, may mặc

Bao bì, thùng chứa phẩm nhuộm, bùn chứa kim loại nặng và chất hữu cơ độc hại từ quá trình xử lý chất thải, thuốc nhuộm hết thời hạn sử dụng, phế phẩm các loại

03 Công nghiệp nhựa, da,

chất dẻo, cao su

Cao su, da, simili, bông phế thải

Bao bì, thùng chứa thuốc nhuộm, chất bảo quản

da, thùng đựng vecni, bùn thải của công nghiệp

da, bùn từ trạm xử lý nước thải

Trang 24

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 24

04

Công nghiệp chế biến

gỗ và các sản phẩm từ

Công nghiệp khai

khoáng, luyện kim và

vật liệu xây dựng

Bùn chứa kim loại nặng từ sản xuất thanh nhôm Bùn sản xuất tấm lợp và vật liệu xây dựng, các loại xỉ vô cơ từ quá trình luyện cán thép, tinh chế kim loại, chất thải chứa amiăng

08 Công nghiệp chế tạo

máy

Mảnh vụn kim loại, chất thải chứa dầu

Xỉ hàn chì từ sản xuất linh kiện điện tử, xỉ nhôm, đồng từ sản xuất dây điện, các bản mạch điện tử

hư, bùn từ hệ thống xử lý nước thải, bùn từ hệ thống xử lý khí thải, chất thải có chứa polychlorinated biphinyl (PCB) từ công nghệ sản xuất máy biến thế, mốp xốp thủy tinh, phế thải từ sản xuất bóng đèn…

09

Nông nghiệp, công

nghiệp chế biến lương

thực, thực phẩm, thức

ăn gia súc

Các loại chất thải có khả năng lây nhiễm sinh học, chủ yếu từ các lò mổ động vật, thực phẩm, đồ hộp hết hạn sử dụng

(Nguồn: Hội Thảo Nâng Cao Năng Lực Quản Lý CTRCN & CTRNH Trên Điạ

Bàn TP , tháng 6/2005)

2.5.2 Công tác quản lí và xử lí CTRCN & CTNH

Công nghệ chủ yếu sử dụng để xử lý CTRCN tại TP.HCM bao gồm:

Trang 25

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 25

 Tái sử dụng, tái sinh, tái chế;

 Lưu trữ tại nhà máy;

 Đổ chung với chất thải rắn sinh hoạt;

 Hợp đồng với các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp

Tái sử dụng và tái sinh chất thải: công đoạn này có thể tiến hành ngay tại nơi phát sinh chất thải hoặc qua quá trình phân loại tuyển lựa Tái sử dụng là sử dụng nguyên dạng chất thải, không qua tái chế (chẳng hạn tái sử dụng chai, lọ ); tái sinh là tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác (chẳng hạn tái sinh nhựa, tái sinh kim loại…)

Việc tái sử dụng CTRCN & CTNH được thực hiện chủ yếu tại đơn vị sản xuất Thường là các trang thiết bị, các công cụ dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất không sử dụng trong công cụ này nhưng sử dụng được trong công cụ khác

Tái sinh và tái chế phế liệu công nghiệp (bao gồm cả phế liệu công nghiệp nguy hại và không nguy hại) là hoạt động sản xuất phát sinh sau sản xuất công nghiệp,

do nhu cầu tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu sản xuất nhằm giảm giá thành Ơû TP.HCM, hoạt động tái sinh, tái chế hiện nay là thị trường tự phát, không có quy hoạch và quản lý chặt chẽ của Nhà Nước Do đó qui mô công nghệ còn lạc hậu, thành phần và số lượng chưa được kiểm soát, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà Nước

Hiện tại thành phố có rất nhiều cơ sở tái chế phế liệu nằm rải rác trong khu vực nội thành lẫn ngoại thành với nhiều ngành nghề khác nhau Thực tế thì các cơ sỡ này đã tồn tại từ lâu đời từ trước năm 1975 bằng sự hoạt động của các cơ sở gia công liên quan đến việc thu mua phế liệu, phế phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn thành phố Thống kê hiện nay co khoảng hơn 400 cơ sở tái chế vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tái chế rất đa dạng như: tái chế nhựa, giấy, thủy tinh, kim

Trang 26

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 26

loại, cao su, vải tập trung nhiều ờ các khu vực như Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 9, Quận 6…với khối lượng chất thải được tái chế hàng ngày ước khoảng 600-800 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày, tạo việc làm cho 10.000 – 15.000 người Tuy nhiên, do công táv quản lí chất thải rắn hiện nay có thể nói là vấn đề hết sưc nan giải và bất cập: cấu trúc hệ thống quản lí chưa chặt chẽ, đội ngũ cán bộ trng thiết bị yếu, hệ thống văn bản pháp lí chưa đầy đủ Vì vậy quá trinh hoạt động tái chế gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng nên hiện nay hoạt dộng này bị hạn chế phát triển và buộc phải di dời khỏi khu dân cư và di dời vào các khu công nghiệp tập trung

Tái sử dụng chất thải công nghiệp là một trong những biện pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay Đa số các nhà máy bán các loại phế liệu/ chất thải cho các cơ sở bên ngoài (khoảng 75%) chỉ có một số ít nhà máy tái sử dụng chất thải tại chỗ hoặc trao đổi chất thải giữa các nhà máy với nhau Đối với các loại CTR không thể tái sử dụng các doanh nghiệp có xu hướng lưu trữ chất thải tại nhà máy Sau đó thải bỏ chung với chất thải sinh hoạt là phương thức mà các nhà máy thường sử dùng để xử lý các chất công nghiệp không thể tái chế và nguy hại Chỉ có các nhà máy liên doanh, 100% vốn nước ngoài hợp đồng với các công ty xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, chiếm một phần rất nhỏ đối với việc xử lý các loại chất thải nguy hại

Nhìn chung các nhà máy chưa có ý thức tốt trong công tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy mình, chất thải đổ bỏ bừa bãi, không đúng nơi quy định, không có biện pháp lưu giữ hợp lý, an toàn Một số loại phế thải và CTNH được các doanh nghiệp bán cho các cơ sở như: giấy vụn, bao bì giấy, nhựa, plastic, kim lọai màu, thủy tinh, cặn dầu nhớt, xỉ chì…Nhiều loại chất thải khác được lưu giữ và đổ bỏ chung với rác thải sinh hoạt như: Cao su,

da, simili, mouse xốp, vải, giẻ lau, cặn sơn, dung môi, hóa chất, thực phẩm Các

Trang 27

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 27

loại thùng chứa đựng hóa chất, được thu gom và bán để tái sử dụng, không qua xử lý gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng

Nhận xét

Cho đến nay thành phố chưa có hệ thống thu gom và xử lý riêng biệt đối với chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại, cho dù hiện tại và tương lai tốc độ tăng trưởng công nghiệp của thành phố vẫn thường xuyên ở mức 12-14% năm

Hiện nay trong hệ thống quản lý chất thải của thành phố đang đề cập đến lĩnh vực tái chế chất thải, xem đó là một hoạt động tương đối độc lập vì nó nằm trong lĩnh vực tư nhân năng động Tuy nhiên những phương pháp tái chế và điều kiện làm việc về phương diện vệ sinh cũng như phương diện ảnh hưởng đến môi trường xung quanh còn rất hạn chế

Trước tình hình chất thải ngày một tăng do các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt thì việc quản lý cần phải chặt chẽ và hợp lý; đưa ra các khả năng có thể để tận dụng lại hoặc ngăn chặn sự ô nhiễm của chất thải đối với môi trường Đồng thời doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí thu hồi lại các chất thải có khả năng sử dụng tiếp hoặc lấy nó làm nguyên liệu để trao đổi hoặc mua bán cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng

Trang 28

Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trang 28

Các chương trình dự án nhà nước về CTR

Phòng quản lí tài nguyên môi trường quận-huyện

Ban quản lí các KCN-KCX Hepza

Phòng quản lí Môi trường

Các công ty hạ tầng KCN-KCX

Các đơn vị TGVC-TSTC CTCN ko nguy hại

Phối hợp

Chỉ đạo phối hợp

Chỉ đạo

Các đơn vị SX CN trên địa bànTP.HCM

Sơ đồ Nhà nước về quản lí CTRCN và CTNH

Trang 29

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 51

HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

CỦA KCN TÂN BÌNH

3.1 Giới thiệu KCN Tân Bình

KCN Tân Bình thuộc phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

Khu công nghiệp là đầu mối quan trọng với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ,

có vị trí rất thuận lợi; cách trung tâm thành phố 10km , cách cảng Sài Gòn 11km

theo đường vận chuyển container, cách xa lộ vành đai quốc lộ 1A 600m, cách

quốc lộ 22 khoảng 400m và nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất Phía Tây Bắc tiếp

giáp với huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn Phía Tây Nam giáp huyện Bình

Chánh Phía Đông là đường Cách Mạng Tháng 8, đường Tây Thạnh

Khu công nghiệp (KCN) Tân Bình là KCN sạch duy nhất nằm trong thành

phố, được thành lập theo Quyết định số 65/TTg ngày 01/02/1997 của thủ tướng

chính phủ với qui mô 151.2ha và đã được điều chỉnh giảm diện tích xuống còn

123,3 ha theo quyết định số 3756/QĐ-UB ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố

Hồ Chí Minh (để chuyển sang diện tích đất bố trí khu tái bố trí cho dân)

KCN Tân Bình được chia làm 4 nhóm công nghiệp I, II, III, IV; với tổng

diện tích đất công nghiệp cho thuê lại là 82,47 ha Ngoài ra, để phục vụ cho nhu

cầu tái định cư của Khu công nghiệp, Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã ban hành

quyết định số 64/ TTg ngày 01/02/1997 cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh

Khu phụ trợ nhà ở nằm cạnh Khu công nghiệp Tân Bình với quy mô 74ha

Theo quyết định 3756/QĐ-UB ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí

Minh điều chỉnh tăng thêm diện tích xây dựng khu phụ trợ nhà ở để phục vụ tái

Trang 30

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 30

định cư cho KCN Tân Bình là 22.9 ha Cả hai dự án đầu tư trên đều do Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất Nhập khẩu Dịch Vụ và Đầu tư Tân Bình (TANIMEX) làm chủ đầu tư

Tính đến nay, Khu công nghiệp Tân Bình đã thu hút được 137 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng diện tích thuê là 77.1 ha, lấp đầy 90% diện tích công nghiệp cho thuê lại Với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 110 triệu USD Hiện có khoảng

103 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động

Trong số 137 doanh nghiệp (DN) có:

26 DN 100% vốn nứơc ngoài; 7 doanh nghiệp liên doanh

69 DN TNHH; 9 DN tư nhân; 13 DN cổ phần ; 13 DN nhà nước

Bảng 3.1 Thống kê số lượng các doanh nghiệp (đang hoạt động) theo ngành nghề

Trang 31

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 31

IN ẤN ĐIỆN TỬ CÁC NGÀNH SX MẶT HÀNG GIẤY

CƠ KHÍ

CB THỰC PHẨM CÁC NGÀNH SX MẶC HÀNG NHỰA

MAY MẶC CÁC NGÀNH SX MẶC HÀNG KL

Hình 3.1 Thống kê số lượng các doanh nghiệp theo ngành nghề

3.2 Tình hình thu gom vận chuyển và xử lí Chất thải rắn tại khu công nghiệp Tân Bình

3.2.1 Hiện trạng phát thải

Chất thải rắn tại Khu công nghiệp Tân Bình bao gồm 2 loại:

Chất thải rắn từ quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp: loại chất thải này rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại công nghệ và từng loại sản phẩm, nhiều loại có thể có tính chất rất độc hại (theo thống kê tại

Trang 32

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 32

KCN Tân Bình gồm hơn 10 ngành sản xuất khác nhau, trong đó chủ yếu là các ngành may mặc, các ngành sản xuất những mặt hàng kim loại, các ngành sản xuất các mặt hàng nhựa và chế biến thực phẩm) Theo thống kê từ kết quả các đợt phối hợp điều tra khảo sát chất thải của trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, Sở Tài Nguyên &Môi Trường và Hepza… số liệu chất rắn sản xuất từ một số nhà máy trong KCN Tân Bình như sau:

Bảng 3.2 Số liệu chất thải rắn từ một số nhà máy trong KCN Tân Bình

Al, inox, sắt, thép, các kim loại khác 0,3073

Trang 33

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 33

Bảng 3.3 Bảng dự tính khối lượng CTR cho 137 DN trong KCN Tân Bình :

Loại CTR Tấn/ ngày

(39 DN)

Tấn/ngày (137 DN) Tấn/năm Tỉ lệ %

Nhôm, inox, sắt,

Al, inox, sắt, thép, các kl khác CTR khác Hoá chất Giấy Nhớt thải Nhựa, cao su

Hình 3.2 Bảng dự tính khối lượng CTR cho 124 DN trong KCN Tân Bình

Trang 34

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 34

Chất thải công nghiệp bao gồm chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại Trong đó, chất thải nguy hại phát sinh tuỳ theo từng ngành nghề Trong KCN Tân Bình, có nhiều DN thuộc các ngành nghề phát sinh nhiều chất thải nguy hại như dệt nhuộm, xi mạ, sản xuất giấy, mực in, thực phẩm Sau đây là danh sách các loại chất thải nguy hại phát sinh trong từng ngành nghề phổ biến trong KCN Tân Bình

Bảng 3.4 thống kê các loại CHTN trong KCN Tân Bình

STT LOẠI

HÌNH

CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mã hạng mục

Tên, thành phần chất thải

1 Dệt nhuộm A3020 Dầu nhớt cặn, dầu nhớt máy

A3020 Giẻ lau dính dầu nhớt A2010 Bóng đèn thải bỏ A1120 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhuộm A4070 Mực in, thùng chứa mực in

Cặn sơn, thùng chứa sơn A4130 Bao bì, thùng chứa dính hoá chất

2 Dược phẩm A4010 Nguyên liệu quá hạn sử dụng, hóa chất lỏng

A4010 Thuốc vụn, kém chất lượng, hư hỏng, quá

hạn dùng A4130 Bao bì chứa nguyên liệu hóa chất, phụ gia,

chất chống mốc, ẩm

3 Điện-điện tử A1180 Do mạch hư, sai quy cách

A3020 Dầu nhớt máy

Trang 35

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 35

A3020 Giẻ lau dính dầu nhớt A3140 Dung môi thải (tráng rửa bo mạch) A4130 Bao bì đựng hóa chất

A1180 Bóng đèn các loại đèn hình các loại, tụ điện

có chứa PCB (dầu biến thế) A1120 Bùn từ hệ thống xử lý nước thải (mạ)

4 Giấy và bột

giấy

A1120 Bùn từ hệ thống xử lí nước thải A3150 Nước thải chưá chlorolignin A3020 Dầu nhớt thải

Giẻ lau dính dầu nhớt A4130 Bao bì, thùng chứa hóa chất thải A4090 Hóa chất nấu bột giấy thải, hóa chất tẩy

5 Mực in-in A4070 Mực in thải

A3140 Dung môi (acetone, cồn, dầu hôi, xăng,

xylen, toluen…) A4130 Bao bì nhựa, can, thùng đựng mực, hóa chất A3020 Dầu nhớt cặn

Giẻ lau, bao tay dính mực, dầu nhớt, nilon dính mực

A1120 Bùn thải từ hệ thống xử lí nước thải

6 May mặc A3140 Dung môi tẩy rửa (aceton)

A3020 Dầu nhớt thải

Giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt A2010 Bóng đèn hỏng

A3050 Keo dán dư thừa

Trang 36

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 36

7 Thực phẩm

7.1 Thủy hải sản Cá, mực nhiễm khuẩn gây bệnh

A4130 Bao bì đựng hóa chất A3020 Dầu nhớt cặn

Bao bì, giẻ lau dính dầu nhớt 7.1 Thực phẩm

ăn nhanh, ăn

11 Xi mạ A4050 Hóa chất thải(xyanua)

A1040 Cặn xi mạ chứa kim loại nặng AA1120 Bùn thải từ hệ thống xử lí nước thải A4130 Bao bì: thùng, can, nylon dính hoá chất A3020 Dầu nhớt cặn

Bao bì, giẻ lau dính dầu nhớt (Nguồn : Tổ môi trường – KCN Tân Bình –Báo cáo quản lý CTR trong KCN Tân Bình, tháng 06/2006)

Chất thải sinh hoạt từ các khu hành chính, dịch vụ, văn phòng của các Nhà máy trong KCN Lượng chất thải hiện nay vào khoảng 30 tấn/ngày (căn cứ số liệu thu gom của Xí nghiệp KDDVTH) Tuy nhiên, do các Nhà máy trong KCN chưa phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất nên có thể có sự lẫn lộn giữa 2 loại

Trang 37

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 37

Ngoài ra, theo thống kê hiện nay, KCN Tân Bình có 31 DN sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại đáng kể thì chỉ có 10 DN có đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, còn lại 21 DN chưa đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại,

do đó, toàn bộ lượng chất thải rắn (rác sinh hoạt, rác công nghiệp nguy hại và không nguy hại) của 14 DN này đều giao cho Xí nghiệp dịch vụ Tanimex thu gom Từ đó, gây trở ngại cho giai đoạn xử lý tiếp theo và gây ô nhiễm môi trường

3.2.2 Công tác quản lí

Quản lý hành chánh

Kinh phí thu gom rác thải: 160.000 đồng/ 01 thùng 240 lít/tháng (trường hợp doanh nghiệp sử dụng trên 2 thùng thì từ thùng thứ 2 sẽ tính 130.000 đồng/ 01 thùng 240lít – tháng); 450.000 đồng/ 01thùng 660 lít – tháng (trường hợp doanh nghiệp sử dụng trên 2 thùng từ thùng thứ 2 sẽ tính 400.000 đồng/ 01 thùng 660lít – tháng)

Chất thải trong KCN Tân Bình không được phân loại bao gồm rác thải sinh hoạt và chất thải rắn, số lượng thu gom bình quân là 30 tấn/ngày (trong đó chất thải sinh hoạt khoảng 29,1 tấn/ngày, chất thải rắn khoảng 10,9 tấn/ngày)

Quản lý kỹ thuật

Hệ thống thu gom rác thải: Hiện KCN Tân Bình đã đầu tư 02 xe ép rác chuyên dùng (01 xe trọng tải 4 tấn, 01 xe trọng tải 8 tấn ) và tiến hành tổ chức thu gom vận chuyển rác thải cho các doanh nghiệp trong KCN Tân Bình Khi các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thu gom vận chuyển rác của KCN, doanh nghiệp sẽ được cung cấp các thùng rác Plastic loại 240 lít hoặc 660 lít, sau đó xe chuyên dùng hàng ngày sẽ tới thu gom vận chuyển tới trạm trung chuyển

Trang 38

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 38

rác của Quận Tân Phú chuyển giao lại cho đơn vị thu gom rác thải của Quận Tân Phú tiếp nhận xử lý

3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý chất chất thải rắn của Khu Công Nghiệp Tân Bình

3.3.1 Đánh giá chung

Ban quản lí các KCX và KCN là cơ quan đại diện Nhà nước quản lý các KCN tại tỉnh, thành phố Công tác này có sự phối hợp của các công ty đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của KCN Việc bố trí các cơ sở công nghiệp trong KCN làm phát sinh các vấn đề về môi trường trong khi hệ thống xử lí chất thải chưa đáp ứng nhu cầu xử lí Một nhu cầu bức bách nữa là còn thiếu hệ thống thống nhất quản lý và luật pháp về môi trường, do vậy mỗi KCN đang tổ chức quản lý môi trường theo cách khác nhau

Thực tế quản lý môi trường KCN trong thời gian qua cho thấy một số yếu kém khó khăn chung như sau:

 Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng và cụ thể dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý

 Các cán bộ quản lý môi trường địa phương, bao gồm cả Ban quản lý KCN không thể có mặt thường xuyên tại từng cơ sở công nghiệp để giám sát việc thực thi các cam kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường và kiểm soát từng nguồn ô nhiễm và chưa có tiêu chuẩn phù hợp cho từng nguồn ô nhiễm

 Các cơ quan quản lí môi trường ở địa phương không đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát tất cả các cơ sở doanh nghiệp trong KCN, thiếu cán bộ quản lí môi trường trong KCN

Trang 39

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 39

 Các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường tỉnh, T.P chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, các vấn đề bên trong KCN chỉ có thể quản lý tốt bởi chính bô phận chức năng quản lý môi trường của từng KCN

 Việc xử phạt các trường hơp vi phạm Luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buôc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm môi trường

 Chưa có những qui định thống nhất về môi trường dành riêng cho KCN, chưa có những công cụ chính sách Mt thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng môi trường cho KCN

 Trong số các KCN đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có rất ít kCN có nhà máy xử lí nước thải tập trung Bên cạnh đó hầu hết các KCN đều chưa có hệ thống lưu trữ và xử lí chất thải rắn an toàn về mặt môi trường, đặc hiệt là chất thải nguy hại

Mặt khác, trong khi hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị được đầu tư khá lớn và ngày càng hoàn thiện với tốc độ cao, thì hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, do nhiều yếu tố và điều kiện khách quan cũng như chủ quan, có rất ít cải thiện với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh chưa có qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chât thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, hệ thống quản lý còn cần phải được hoàn thiện thêm rất nhiều để đáp ứng nhu cầu quản lý trong thực tế, toàn bộ hệ thống tồn trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy đều do các cơ sở tư nhân thực hiện với đầy đủ ưu nhược của chúng

Trang 40

Chương 3 : Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn của KCN Tân Bình Trang 40

Nhìn chung với bối cảnh hiện nay, vấn đề quản lý CTRCN&CTNH tại Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều bất cập Các chủ nguồn thải chỉ thu lại những phần có thể tái chế và bán lại cho các cơ sở khác làm nguyên liệu tái chế Những phần rác còn lại hầu như không quan tâm, họ chỉ chuyển giao cho các đơn vị thu gom rác sinh hoạt hoặc những người thu mua ve chai mà không quan tâm đến đường đi và nơi đến cuối cùng của chất thải Việc chuyển giao cũng không có chứng từ xác nhận số lượng, khối lượng và thành phần CTNH, vì vậy rất khó khăn cho công tác quản lý CTRCN & CTNH của cơ quan chức năng hiện nay

3.3.2 Nhận xét

Ưu điểm

Hiện nay, qua kết quả điều tra các đợt khảo sát, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý CTRCN – CTNH năm 2005 do Bộ phận quản lý môi trường tại KCN Tân Bình phối hợp Phòng chất thải rắn – Sở Tài Nguyên & Môi trường TP.HCM và Ban Quản lí các KCN và KCN (Hepza) cho thấy: hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đều được các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ( sở Tài Nguyên Môi Trường và hepza) nhắc nhở nghiêm túc thực hiện theo quy định về quản lý CTRCN – CTNH đồi với hành vi vi phạm, chưa thống kê được trường hợp tiến hành xử lý vi phạm theo Nghị định 121/CP

Đồng thời, Bộ phận quản lý môi trường tại KCN Tân Bình còn phối hợp với Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở Tài Nguyên môi trường TP.HCM tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp trong KCN tân Bình về công tác quản lý CTRCN –CTNH tại Hội quán KCN Tân Bình

Bên cạnh đó, bộ phận quản lý môi trường của KCN Tân Bình đã tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về quản lý CTRCN – CTNH cho cán bộ quản lý do Sở

Ngày đăng: 18/07/2014, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w