Đề tài "Đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt tại chợ Xóm Củi Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh"
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài Khi đất nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chưa phát triển, lượng rác thải ra rất ít và hầu như không ai quan tâm đến vấn đề môi trường. Nhưng ngày nay dân số nước ta tăng lên rất nhanh, kinh tế xã hội phát triển đồng thời các đô thị mọc lên và mở rộng một cách nhanh chóng. Đi đôi với sự phát triển đô thị thì hiện nay ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang rất được quan tâm. Một trong những nguồn gây ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là rác thải sinh hoạt . Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang trong xu thế phát triển kinh tế dẫn đến nhiều vấn đề môi trường nảy sinh, đặc biệt là tại các vùng đô thị tập trung như Quận 8. Trong đó việc quản lý rác thải sinh hoạt đặc biệt là rác thải tại chợ là một trong những vấn đề cần quan tâm. Quận 8 là quận ven nội thành với diện tích 19,18 ha và là một trong những quận có hệ thống kênh rạch nhiều nhất của TP.HCM với dân số 406.176 (năm 2009). Đây là một trong những quận của thành phố đang trong tiến trình đô thị hóa, dân số tăng nhanh, các nhà máy, trung tâm thương mại, chợ đang được xây dựng và cải tạo. Trong đó, chợ Xóm Củi – là chợ lớn thứ hai tại Quận 8 (sau chợ Bình Điền) được xây dựng tại Phường 11 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư tại các phường 10; 11; 12;… Do vị trí nằm cắt ngang rạch Ụ Cây nên chợ là một trong những địa điểm tập kết để lên hàng hóa đồng thời chợ tiếp giáp với nhiều con hẻm chằng chịt nên lượng rác thải ra hàng ngày tương đối lớn và rất khó để kiểm soát. Tuy đã ký hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ công ích Quận 8, nhưng sau khi chợ tan vẫn còn tình trạng rác thải chất thành đống không được đưa đến nơi tập kết đã quy định, mỗi tiểu thương không tự giác thu gom rác tại gian hàng của mình, đồng thời rác trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ tàu, thuyền vứt bừa bãi trên rạch Ụ Cây. Bên cạnh đó do phải chờ xe ép rác đến lấy sẽ phát sinh mùi, ruồi, nhặng,…ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khu vực quanh chợ cũng như mỹ quan của khu vực và Quận. Đề tài “Đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả rác thải sinh hoạt tại chợ Xóm Củi Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng của vấn đề quản lý rác thải tại chợ và các tác động của nó đến môi trường. 1 1.2 Mục tiêu và nội dung thực hiện 1.2.1 Mục tiêu thực hiện Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá hiện trạng quản lý rác thải tại chợ Xóm Củi Quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khách quan góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rác thải tại chợ Xóm Củi 1.2.2 Nội dung thực hiện - Tìm hiểu về chợ Xóm Củi Quận 8, TP. Hồ Chí Minh. - Khảo sát khối lượng, thành phần của rác thải tại chợ Xóm Củi - Đánh giá công tác quản lý rác thải tại chợ Xóm Củi. - Đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả rác thải tại chợ Xóm Củi. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực địa: đi tham quan chợ để có cái nhìn tổng quát về hoạt động của chợ. Đồng thời có những ghi nhận về thời gian, công tác thu gom rác thải do công ty TNHH MTV DVCI Quận 8 cũng như công tác thu dọn rác thải của tiểu thương tại chợ. - Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu: thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài từ ban quan lý chợ Xóm Củi, thầy cô, mạng Internet…. Sau đó sẽ lựa chọn những thông tin phù hợp và cần thiết nhất. - Phương pháp xử lý số liệu: từ các số liệu thu thập được, tổng hợp lại và đưa ra một số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: thầy cô, nhân viên Ban quản lý chợ Xóm Củi, các anh chị trong đội thu gom, vận chuyển rác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch Vụ Công Ích Quận 8. 1.4 Ý nghĩa khoa học, môi trường 1.4.1 Tính mới của đề tài Tuy đề tài chỉ được thực hiện và áp dụng trong phạm vi nhỏ (chợ) nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh hiện nay: công tác bảo vệ môi trường cần được thực hiện từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Mỗi cá nhân, tập thể, đơn vị phải tự ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Với đặc điểm chung của các chợ trên địa bàn Quận 8 (không bao gồm chợ đầu mối Bình Điền) tương đối giống nhau nên những đề xuất sẽ có thể khả thi khi áp dụng cho những chợ còn lại: chợ Lò Than, chợ Nhị Thiên Đường,…Bên cạnh đó, việc quản lý tốt rác thải tại chợ và khu vực xung quanh chợ sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng cho công ty cung cấp dịch vụ môi trường (Công ty TNHH MTV DVCI Quận 8), tạo điều kiện cho công ty hoàn thành tốt công tác của mình và góp phần 2 giảm gánh nặng về môi trường, làm tăng mỹ quan cho khu vực – đang trong giai đoạn thực hiện “Dự án chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây và Quận 8. 1.4.2 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn Quận 8 – một trong những quận của thành phố đang trong tiến trình đô thị hóa, dân số tăng nhanh, các nhà máy, trung tâm thương mại đang được xây dựng và cải tạo do đó quận phải đối với những khó khăn và thuận lợi. Hiện quận đang trong giai đoạn thực hiện “ Dự án chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây” được thực hiện trong 5 năm, từ năm 2011 – 2016. Trong tương lai chợ Xóm Củi sẽ được nâng cấp thành trung tâm thương mại. Mặc dù một số hộ dân đã được di dời, nhưng hiện tại vẫn còn một bộ phận người dân sống trong những con hẻm chằng chịt và tương đối phức tạp xung quanh chợ. Hàng ngày, họ cũng buôn bán cùng với tiểu thương và những người buôn bán xung quanh khu vực dự án (những người này không chịu sự quản lý của Ban quản lý chợ) thải ra một lượng rác thải tương đối lớn. Nếu không được quản lý hiệu quả, lượng rác thải này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và con người. Đồng thời, do mức sống và trình độ dân trí của người dân tại Quận còn thấp nên thói quen đi chợ còn tồn tại và rác vẫn được thải hằng ngày. Đề tài được thực hiện không những áp dụng tại chợ Xóm Củi mà còn có thể áp dụng cho một số chợ khác tại Quận như chợ Lò Than, chợ Nhị Thiên Đường,…trong công tác quản lý rác thải. 1.4.3 Ý nghĩa môi trường Công tác quản lý rác thải tại chợ góp phần thúc đẩy sự tham gia của ban quản lý chợ, tiểu thương và người dân khu vực xung quanh chợ vào việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt là đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ vệ sinh đô thị - Công ty TNHH MTV DVCI Quận 8, để cho đơn vị này cung cấp các dịch vụ vệ sinh môi trường ngày càng nâng cao về chất lượng. Ngoài ra, đề tài cũng làm cho ý thức của tiểu thương và người dân khu vực quanh chợ được cải thiện và nâng cao, góp phần đem lại môi trường sạch, đẹp cho khu vực chợ, cho người dân xung quanh và góp phần làm tăng mỹ quan cho Quận. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung đánh giá về hiện trạng quản lý rác thải và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả cho chợ Xóm Củi, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ 22/09/2011 – 22/12/2011. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3 2.1 Tổng quan về chợ Xóm Củi Quận 8, TP. Hồ Chí Minh 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển chợ Xóm Củi, Quận 8 Chợ Xóm Củi được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XX. Chợ được xây dựng trên diện tích hơn 3.000 m 2 thuộc ấp Xóm Củi cũ. Nay là tên đường tại phường 11, quận 8, có chiều dài 430m, từ đường Tùng Thiện Vương (P11) đến rạch Ụ Cây (P11). Trước năm 1954, đây là chợ tự phát và có tên gọi là chợ Cây Đa (vì phía sau có cây Đa lớn), quy mô tương đối nhỏ - chỉ bao gồm khu A (hiện tại). Lúc đầu, chợ chuyên cung cấp và bỏ mối guốc gỗ cho các tiểu thương nhờ vào vị trí giao thông thuận tiện – gần bến đò, bến xe lô. Dần dần, chợ ngày càng phát triển sung túc, nhiều người dân từ nơi khác tập trung đến làm ăn mua bán. Chợ trở nên chật hẹp và không thể phát triển thêm. Năm 2011, chợ Xóm Củi đã được xây dựng mở rộng thêm khu B, khu C. Chợ mới sau khi xây xong rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất khá rộng. Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thuỷ bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt, Chợ Xóm Củi nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, giữ tính chất đầu mối cung cấp thủy sản cho các vùng lân cận. Từ năm 1975 – 2003 chợ Xóm Củi trực thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân Phường 11 và Phòng Kinh tế Quận 8. Đến tháng 12/2003 Ủy ban nhân dân Quận 8 ra quyết định số 6511/QĐ – UB ngày 30/12/2003 nâng cấp chợ Xóm Củi thành chợ loại 2. 2.1.2 Quy mô, ngành nghề kinh doanh Chợ Xóm Củi hiện nay có trên 827 quầy sạp kinh doanh với hơn 10 nhóm ngành hàng. Các ngành hàng chủ lực bao gồm: trang sức xi mạ, vàng bạc đá quí, gia vị, mứt, bánh các loại, quần áo may sẵn, giày dép, đồ gia dụng (sành sứ, nhựa, nhôm, inox .), bách hoá tổng hợp, … Chợ được phân làm bốn khu vực: A, B1, B2, C. Các ngành hàng kinh doanh tại các khu được thể hiện trong hình 2.1 CHỢ XÓM CỦI BAN QUẢN LÝ ĐỘI BẢO VỆ KHU A 4 KHU B1 KHU B2 KHU C Quần áo may sẵn (44 sạp) Vàng bạc – đá quý (15 sạp) Vải sợi (9 sạp) …. May quần áo (18 sạp) Ăn uống (18 sạp) Gạo (9 sạp) …. Tạp phẩm – gia vị (26 sạp) Thịt heo (17 sạp) Dừa chuối (10 sạp)… …. Rau (35 sạp) Cá tôm (25 sạp) Nghêu ốc (4 sạp)… 5 Hình 2.1 Các ngành kinh doanh tại các khu trong chợ Xóm Củi Các mặt hàng kinh doanh tại khu A của chợ được thể hiện trong phụ lục 1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu bao gồm: quần áo may sẵn, vàng bạc – đá quý, vải sợi, giày dép,… Khu B1của chợ chủ yếu kinh doanh các mặt hàng bao gồm: may quần áo, ăn uống, quần áo may sẵn, gạo, bún – mì, trái cây,…Chi tiết các ngành hàng được thể hiện trong phụ lục 2. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu tại khu B2 của chợ bao gồm: tạp phẩm – gia vị, thịt heo, dừa – chuối, chả bì, ăn uống,…Chi tiết các ngành hàng được thể hiện trong phụ lục 3. Các mặt hàng kinh doanh tại khu C được thể hiện trong phụ lục 4. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu bao gồm: rau, cá tôm, nghêu ốc,… Các mặt hàng tại chợ rất phong phú và đa dạng về chủng loại, giá cả phù hợp với sức mua của người có thu nhập trung bình. Hình thức kinh doanh tại chợ chủ yếu vẫn là bán lẻ để phục vụ và đáp ứng người dân trong khu vực và các vùng lân cận. Trong tình hình chung, toàn bộ các chợ trên địa bàn quận 8 nói chung và chợ Xóm Củi nói riêng, đều được sửa chửa và nâng cấp từ năm 2000 – 2002, hoặc mới đầu tư xây dựng từ năm 2005 – 2007 nên cơ sở vật chất – kỹ thuật tại các chợ đều được đảm bảo điều kiện hoạt động, các trang thiết bị PCCC đều được đầu tư theo đúng quy chuẩn của từng loại, quy mô chợ theo quy định và thường xuyên được duy tu, sửa chữa. Hiện trạng hoạt động của các chợ trên địa bàn Quận 8 được thể hiện trong phụ lục 5. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ban quản lý chợ Ban quản lý chợ Xóm Củi là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu được thành lập theo quyết định 348/QĐ – UB ngày 05/04/1995 của Ủy Ban Nhân Dân Quận 8. Chợ Xóm Củi hoạt động theo Nghị định 02/2003/NĐ – CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Quyết định số 2249/QĐ–UB–TM ngày 16/7/1994 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công nhận hoạt động của chợ Xóm Củi và Nội quy chợ Xóm Củi do Uỷ ban nhân dân quận 8 phê duyệt ban hành ngày 10/10/2003. Ban quản lý chợ có 01 Trưởng ban và 02 Phó ban. Trưởng ban quản lý chợ phụ trách chung. 01 Phó ban phụ trách công tác quản lý hành chính Nhà nước và 01 Phó ban phụ trách công tác Bảo vệ chợ, duy tu sửa chữa. Cơ cấu bộ máy tổ chức của chợ Xóm Củi được thể hiện qua hình 2.2 6 BAN QUẢN LÝ CHỢ PHÓ BAN PHỤ TRÁCH BẢO VỆ DUY TU SỬA CHỮA TỔ VĂN PHÒNG PHÓ BAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TỔ TÀI CHÍNH TỔ KẾ HOẠCH ĐỘI BẢO VỆ TỔ DUY TU KỸ THUẬT ĐIỆN CHI BỘ ĐẢNG TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ CHỢ CÁC ĐOÀN THỂ 7 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quan lý chợ Xóm Củi Quận 8 Chú thích: Quản lý, điều hành trực tiếp Quan hệ tác nghiệp Ban quản lý chợ có 03 bộ phận chuyên môn: - Tổ Văn phòng – Tài chính – Kế hoạch - Đội Bảo vệ chợ - Tổ Duy tu – Kỹ thuật điện. Tổ Văn phòng – Tài chính – Kế hoạch Quản lý hành chính về mặt Nhà nước mọi hoạt động kinh doanh của chợ. Tổ chức thực hiện thu nộp ngân sách theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND Quận 8 giao hàng năm và kế hoạch tài chính tại đơn vị. Hỗ trợ Đội thuế chợ Xóm Củi thực hiện việc thu 8 thuế tại địa bàn chợ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội tại chợ. Tiếp nhận và hoà giải các vụ khiếu nại trong làm ăn mua bán. Đội Bảo vệ chợ Phụ trách về ANTT và an toàn PCCC tại chợ, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước và hàng hoá của các hộ kinh doanh trong đêm. Tổ Duy tu – Kỹ thuật điện Thực hiện các nhiệm vụ duy tu sửa chữa các hạng mục xuống cấp của chợ, sửa chữa điện nước cho các hộ kinh doanh, quản lý, bảo trì hệ thống điện, máy phát điện tại chợ đảm bảo cung cấp điện liên tục tại chợ. Chi bộ Đảng và các đoàn thể Chợ Xóm Củi có Chi bộ chợ Xóm Củi và các đoàn thể gồm Công đoàn, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. 2.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu – Quận 8, TP. Hồ Chí Minh 2.2.1 Vị trí địa lý Quận 8 là quận ven của nội thành, toàn quận có 16 phường với diện tích tự nhiên khoảng 19,18 ha trải dài theo hướng Đông – Tây, nằm án ngữ phía Tây – Nam thành phố. - Phía Bắc giáp quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên. - Phía Đông giáp quận 4 và quận 7, lấy rạch Ông Lớn làm ranh giới tự nhiên. - Phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh. Vị trí địa lý và quy hoạch sử dụng đất trong những năm tới ở Quận 8 được thể hiện trong hình 2.3 9 Hình 2.3 Bản đồ vị trí địa lý và quy hoạch sử dụng đất ở Quận 8 2.2.2 Điều kiện tự nhiên 2.2.2.1 Khí hậu Quận 8 thuộc TP.HCM chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa chính. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 04 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.939 mm Nhiệt độ trung bình: 27 0 C Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm: 79,5% Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp. 2.2.2.2 Địa hình – thủy văn Địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần 1/2 diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị. 2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 10 . hệ tác nghiệp Ban quản lý chợ có 03 bộ phận chuyên môn: - Tổ Văn phòng – Tài chính – Kế hoạch - Đội Bảo vệ chợ - Tổ Duy tu – Kỹ thuật điện. Tổ Văn phòng. nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp. 2.2.2.2 Địa hình – thủy văn Địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước