thải tại chợ Xóm Củi Quận 8.
Về phía BQL Xóm Củi
Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiệm – BQL Chợ trong việc quản lý công tác lưu giữ rác thải của các tiểu thương và hộ dân buôn bán xung quanh khu vực chợ chưa có sự quan tâm sâu sắc đến công việc của mình dẫn đến tình trạng quản lý chưa chặt chẽ vấn đề lưu giữ rác thải tại chợ.
Mặt khác những người chịu trách nhiệm quản lý này thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của mình. Do đó việc tuyên truyền, kêu gọi tiểu thương, người dân đóng phí đầy đủ cũng như hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường chưa cao.
Đồng thời, số lượng nhân viên đội bảo vệ ở chợ còn tương đối ít. Việc thường xuyên đi kiểm tra, giám sát hết tất cả các khu vực trong chợ không được thực hiện thường xuyên. Đội bảo vệ chỉ có thể kiểm tra những khu vực có lượng rác thải phát sinh nhiều như khu vực thực phẩm, ăn uống, và những khu vực ở mặt tiền (vì những nơi này thường có những người buôn bán bất hợp pháp),…Do đó, công tác nhắc nhở cũng như phạt đối với những tiểu thương còn chưa ý thức trong việc lưu giữ cũng như thu gom còn hạn chế.
Về phía Công ty TNHH MTV DVCI Quận 8
Hiện nay ở các chợ nói riêng và trên toàn địa bàn Quận 8 nói chung, công tác quản lý rác thải đều do công ty phụ trách. Trong những năm qua, với một đội ngũ nhân viên có chuyên môn, tay nghề công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ quản lý rác thải của mình. Tuy nhiên, cần phân bổ lại đội ngũ nhân viên cho hợp lý như đối với chợ thì cần tăng số lượng công nhân vệ sinh từ 7 – 10 người. Các trang thiết bị cũng như phương tiện thu gom thì cần được trang bị đầy đủ và phải thường xuyên sửa chữa cũng như thay mới để công tác thu gom đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, công ty cần điều chỉnh lại thời gian thu gom cũng như thời gian xe ép đến lấy rác, để tránh tình trạng rác thải phải nằm chờ quá lâu trước khi được đưa đến bãi xử lý.
Thái độ của các tiểu thương
Mỗi năm, sau khi đã thống nhất được khối lượng rác trung bình hàng ngày tại chợ cũng như số tiền phải nộp về Công ty TNHH MTV DVCI Quận 8, BQL chợ sẽ tiến hành họp thống nhất ý kiến của các tiểu thương về mức phí vệ sinh tại chợ.
Ý kiến của các tiểu thương về mức phí vệ sinh tại chợ
Bảng khảo sát ý kiến về vấn đề mức phí vệ sinh tại chợ được thống kê chi tiết kết quả và thể hiện trong phụ lục 9;10. Số người tham gia khảo sát 50 người/50 sạp, trong đó:
- Sạp cá: 10 người.
- Sạp thức ăn: 10 người.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 10 người.
- Sạp kinh doanh vàng: 10 người.
Thông qua câu hỏi khảo sát cho thấy ý kiến của tiểu thương ở mỗi ngành hàng về mức phí vệ sinh tại chợ, việc đóng chung một mức phí và việc điều chỉnh mức phí, được thể hiện qua hình 3.8, 3.9, 3.10.
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện ý kiến của các tiểu thương ở một số ngành hàng về mức phí vệ sinh tại chợ.
Qua biểu đồ cho thấy ý kiến của các tiểu thương về mức phí tại chợ như sau:
- Sạp cá: 60% cho là hợp lý, 30% cho là chưa hợp lý, 10% cho là thấp.
- Sạp rau cải: 50% cho là hợp lý, 30% cho là chưa hợp lý, 20% cho là thấp.
- Sạp thức ăn: 60% cho là hợp lý, 40% cho là chưa hợp lý, 0% cho là thấp.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 60% cho là hợp lý, 40% cho làchưa hợp lý, 0% cho là thấp.
- Sạp kinh doanh vàng: 50% cho là hợp lý, 30% cho là chưa hợp lý, 20% cho là thấp.
Như vậy, nếu tính bình quân thì ý kiến chung cho rằng mức phí 30.000 đồng/1 tháng là hợp lý (56%). Ý kiến cho rằng chưa hợp lý 34% và chỉ có 10% thì đánh giá mức phí 30.000 đồng/1 tháng là thấp.
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện ý kiến của các tiểu thương ở một số ngành hàng về việc đóng chung một mức phí vệ sinh
Qua biểu đồ cho thấy ý kiến của các tiểu thương về việc đóng chung một mức phí tại chợ như sau:
- Sạp cá: 60% đồng ý, 40% không đồng ý.
- Sạp rau cải: 50% đồng ý, 50% không đồng ý.
- Sạp thức ăn: 60% đồng ý, 40% không đồng ý.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 60% đồng ý, 40% không đồng ý.
- Sạp kinh doanh vàng: 50% đồng ý, 50% không đồng ý.
Như vậy, nếu tính bình quân thì ý kiến chung đồng ý cho rằng việc đóng chung mức phí 30.000 đồng/1 tháng là 56%. Còn lại 44% là ý kiến không đồng ý về việc đóng chung một mức phí.
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện ý kiến của các tiểu thương ở một số ngành hàng về việc điều chỉnh mức phí vệ sinh
Qua biểu đồ cho thấy ý kiến của các tiểu thương về việc đóng chung một mức phí tại chợ như sau:
- Sạp cá: 40% đồng ý, 60% không đồng ý.
- Sạp rau cải: 40% đồng ý, 60% không đồng ý.
- Sạp thức ăn: 50% đồng ý, 50% không đồng ý.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 50% đồng ý, 50% không đồng ý.
- Sạp kinh doanh vàng: 60% đồng ý, 40% không đồng ý.
Từ kết quả chi tiết của việc khảo sát cũng như số liệu từ BQL chợ, đưa ra được nhận xét chung về ý kiến của các tiểu thương cho mức phí vệ sinh tại chợ mà họ phải đóng hàng tháng. Số liệu cụ thể được thể hiện qua hình 3.11. Mức phí này được quy định chung hết cho tất cả các quầy sạp kinh doanh, không tính đến khối lượng cũng như thành phần rác thải.
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện ý kiến của tiểu thương về mức phí vệ sinh tại chợ Xóm Củi
Theo số liệu từ việc khảo sát và BQL chợ cho thấy:
- Có 56% số quầy sạp cho rằng mức phí đó là phù hợp (hiện nay là 30.000 đồng/tháng)
- Có 10% số quầy đánh giá mức phí đó thấp (đề nghị 40.000 đồng – 50.000 đồng/tháng)
- Và 34% số quầy còn lại cho rằng khối lượng rác thải của mình thấp nên mức phí như vậy chưa hợp lý (đề nghị: quầy sạp nhiều rác 30.000 đồng/tháng, ít rác 20.000 đồng/tháng).
Tuy nhiên cũng có một số ít các quầy cho rằng không cần đóng phí vệ sinh vì thấy rằng rác thải của họ rất ít và họ có thể tự thu gom sau mỗi khi tan chợ và tự đưa đến điểm tập kết rác.
Địa điểm thường xuyên đổ rác – thùng 50L đặt trong lòng chợ: Kết quả khảo sát thực tế cho thấy các tiểu thương vẫn còn vứt rác lung tung. Khi các thùng này đã đầy thì các tiểu thương thường tập trung rác xung quanh thùng, hoặc vứt bừa bãi dẫn đến việc thu gom rác lâu và vất vả hơn vì phải quét gọn rác vào. Bên cạnh đó thì vẫn có một số quầy có ý thức bỏ rác gọn gàng.
Hình 3.13 Địa điểm thường xuyên đổ rác – thùng 50L đặt trong lòng chợ Ý kiến của quầy sạp về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải
Bảng câu hỏi khảo sát được đính kèm trong phụ lục 11. Thống kê chi tiết kết quả khảo sát được thể hiện trong phụ lục 12. Số người tham gia khảo sát 50 người/50 sạp, trong đó:
- Sạp cá: 10 người.
- Sạp rau cải: 10 người.
- Sạp thức ăn: 10 người.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 10 người.
- Sạp kinh doanh vàng: 10 người.
Thông qua câu hỏi khảo sát cho thấy ý kiến của tiểu thương ở mỗi ngành hàng về thời gian tần suất thu gom, việc thu gom luân phiên rác thải và ý kiến chung về vệ sinh tại chợ được thể hiện qua hình 3.14, 3.15, 3.16.
Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện ý kiến của tiểu thương về thời gian, tần suất thu gom rác thải
Qua biểu đồ cho thấy ý kiến của các tiểu thương về thời gian, tần suất thu gom rác thải tại chợ như sau:
- Sạp cá: 40% cho là hợp lý, 60% cho là chưa hợp lý.
- Sạp rau cải: 40% cho là hợp lý, 60% cho là chưa hợp lý.
- Sạp thức ăn: 60% cho là hợp lý, 40% cho là chưa hợp lý.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 70% cho là hợp lý, 30% cho là chưa hợp lý.
Hình 3.15 Biểu đồ thể hiện ý kiến của tiểu thương về việc thu gom luân phiên rác thải
Qua biểu đồ cho thấy ý kiến của các tiểu thương về việc thu gom luân phiên rác thải tại chợ như sau:
- Sạp cá: 40% cho là cần, 60% cho là không cần.
- Sạp rau cải: 50% cho là cần, 50% cho là không cần.
- Sạp thức ăn: 60% cho là cần, 40% cho là không cần.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 60% cho là cần, 40% cho là không cần.
- Sạp kinh doanh vàng: 60% cho là cần, 40% cho là không cần.
Hình 3.16 Biểu đồ thể hiện ý kiến của tiểu thương về việc vệ sinh tại chợ.
- Sạp cá: 60% cho là tốt, 40% cho là bình thường, 0% cho là tốt.
- Sạp rau cải: 50% cho là tốt, 40% cho là bình thường,10% cho là tốt.
- Sạp thức ăn: 50% cho là tốt, 40% cho là bình thường, 10% cho là tốt.
- Sạp quần áo, mỹ phẩm: 50% cho là tốt, 30% cho là bình thường, 20% cho là tốt.
- Sạp kinh doanh vàng: 50% cho là tốt, 30% cho là bình thường, 20% cho là tốt. Từ kết quả chi tiết của việc khảo sát cũng như số liệu từ BQL chợ, đưa ra được nhận xét chung về ý kiến của các tiểu thương về tình hình vệ sinh tại chợ. Số liệu cụ thể được thể hiện qua hình 3.17.
Hình 3.17 Biểu đồ thể hiện ý kiến của các tiểu thương về chất lượng của dịch vụ vệ sinh tại chợ
Theo kết quả điều tra về chất lượng của hoạt động quản lý rác thải tại chợ thì có 52% số người được phỏng vấn cho là tốt, 36% cho là bình thường, 12% cho là chưa tốt. Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của công nhân vệ sinh còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các hộ kinh doanh để rác gọn gàng mà không quét dọn chỗ có rác rơi vãi lung tung.
Khi được hỏi về ý thức của người dân, cũng như khảo sát thực tế trên địa bàn chợ Xóm Củi thì đa số người dân chấp hành tốt việc lưu giữ và thu gom rác thành đống gọn gàng nhưng bên cạnh đó vẫn có hành vi đổ rác và xả rác ra một cách bừa bãi không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó. Do vị trí chợ tiếp giáp với rạch Ụ Cây nên nhiều hộ dân gần đó vẫn thường vứt rác xuống rạch, gây ô nhiễm cũng như cản trở dòng chảy dẫn đến bồi đắp. Như vậy, công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển rác thải tại chợ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.