- Đội ngũ quản lý của Công ty TNHH MTV DVCI Quận 8 có kinh nghiệm và lực
T Năm giấy, carton Khối lượng (tấn/ngày)
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1 Kết luận
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội, bộ mặt đô thị của Quận 8 ngày một thay đổi. Quá trình đô thị hóa đã mang lại cho quận nhiều khu dân cư mới, nhiều trung tâm thương mại – chợ, đường xá khang trang và rộng đẹp hơn.
Song song với vấn đề đổi mới và sự phát triển đô thị thì vấn đề vệ sinh môi trường là vấn đề cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Công tác quản lý rác thải trên địa bàn Quận 8 nói chung và tại chợ Xóm Củi nói riêng là một bộ phận quan trọng góp phần cải tạo làm sạch, trong lành môi trường. Việc quản lý rác thải tại chợ phải là trách nhiệm chung BQL, của người dân sống xung quanh và các tiểu thương. Vì đây là vấn đề hàng đầu trong công tác quản lý môi trường.
Từ hiện trạng quản lý rác thải tại chợ Xóm Củi, Quận 8, nhận thấy còn một số hạn chế như sau:
- Ý thức thu gom, lưu giữ rác thải tại quầy sạp của các tiểu thương còn hạn chế. Công tác thu gom sơ bộ chưa được thực hiện triệt để.
- Tại chợ chưa thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.
- Chưa có sự đầu tư đầy đủ cho dụng cụ lưu giữ rác thải tại chợ như: thùng 50L, và thùng rác tại mỗi quầy sạp.
- Rác thải tại chợ chưa được công nhân vệ sinh thu gom triệt để.
- Thời gian cũng như tần suất thu gom còn hạn chế, dẫn đến tình trạng rác thải vẫn còn tồn đọng.
- Thời gian chờ xe ép đến lấy rác tại điểm tập kết ở chợ còn quá dài, dẫn đến tình trạng phát sinh ruồi, nhặng, mùi khi thời tiết nắng nóng và rác thải bị cuốn trôi khi trời mưa.
Từ đó có những đề xuất sau:
- Cần đầu tư xây dựng thêm trạm ép rác kín tại khu vực gần chợ (Phường 11, Quận 8). Đồng thời tại mỗi khu vực có những chợ lớn thì cần xây dựng trạm ép rác kín. - Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn, lãi suất trong việc xã hội hóa công tác quản lý rác thải tại chợ. Kêu gọi cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào công tác quản lý rác thải tại chợ.
- Cần đổi mới công nghệ, phương tiện, thiết bị cũng như phương thức thu gom trong khâu thu gom, vận chuyển rác thải từ chợ đến điểm tập kết.
- BQL chợ cùng với công ty chịu trách nhiệm việc thu gom rác thải tại chợ nên mở đợt tuyên truyền, phát tờ rơi đến các tiểu thương và người dân khu vực xung quanh với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu về việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Tăng cường thêm các thùng rác hai ngăn có nắp đậy nhằm phân loại rác tại nguồn và giảm sự vứt rác bừa bãi trong lòng chợ, khu vực xung quanh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các quầy sạp trong việc thu gom, lưu giữ rác thải.
5.2 Kiến nghị
- Từ mô hình quản lý rác thải của chợ Xóm Củi, cơ quan chức năng có thể nhân rộng ra cho các chợ khác như: chợ Phạm Thế Hiển, chợ Nhị Thiên Đường,…
- Trong tương lai chợ Xóm Củi sẽ được nâng cấp thành trung tâm thương mại, do đó, BQL chợ cùng với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh có thể duy trì mô hình này để nâng cao chất lượng vệ sinh tại chợ cũng như ý thức của các tiểu thương.
- Cần yêu cầu các tiểu thương thực hiện ký bản “Cam kết giữ vệ sinh chợ và bảo vệ môi trường” khi chợ đã được nâng cấp thành trung tâm thương mại. Đây là việc cần làm đầu tiên khi thực hiện ký hợp đồng thuê sạp với các tiểu thương. Thông qua bản cam kết có thể tiến hành xử phạt hành chính cũng như buộc lao động công ích đối với các cá nhân vi phạm.