- Đội ngũ quản lý của Công ty TNHH MTV DVCI Quận 8 có kinh nghiệm và lực
4.2.1 Áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả 3P” (Polluter Pays Principle)
Principle)
Theo định nghĩa chính thức khởi xướng đầu tiên bởi khối OECD (Tố chức hợp tác và phát triển kinh tế), nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền ” là “nguyên tắc được dùng để phân bổ chi phí cho các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nhằm khuyến khích việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên môi trường khan hiếm và tránh làm ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại quốc tế” (OECD, 1975). Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” được hiểu là những người gây ô nhiễm phải chịu các chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm được quyết định bởi cơ quan có chức trách của chính quyền nhằm đảm bảo môi trường trong trạng thái chấp nhận được.
Khi áp dụng nguyên tắc này vào công tác quản lý rác thải tại chợ, mỗi tiểu thương sẽ có trách nhiệm thực hiện. Hiện nay tại chợ, mức phí vệ sinh hàng tháng quy định cho mỗi quầy sạp là bằng nhau. Điều này là chưa phù hợp, vì mỗi quầy sạp kinh doanh mặt hàng khác nhau. Do đó, khối lượng và thành phần rác thải cũng khác nhau.
- Đối với các quầy sạp kinh doanh các mặt hàng như dịch vụ, quần áo, mỹ phẩm,… khối lượng rác thải tương đối ít, phần lớn là rác vô cơ và đa số các tiểu thương có thể tái sử dụng chúng tại chỗ như bao nilon, túi giấy,… thì cần điều chỉnh lại mức phí vệ sinh hàng tháng cho hợp lý, có thể giảm nếu mức phí sàn hiện nay là hợp lý (30.000 đồng/ tháng), hoặc tăng nếu mức phí sàn hiện nay là thấp.
- Đối với các quầy sạp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm như cá, thịt, rau quả,… khối lượng rác thải sẽ nhiều, phần lớn là rác thải hữu cơ và lượng rác này sẽ được xử lý thành phân compost bón cho cây trồng thay thế phân hóa học. Mức phí sẽ được tính toán và điều chỉnh sao cho cân bằng. Vì công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh sẽ có thể thu được lợi nhuận từ phần này. Khoản thu nhập từ phân compost được thể hiện qua bảng 4.1. Khối lượng rác thải thực phẩm hàng năm chiếm khoảng 65% tổng lượng rác thải tại chợ. Lượng phân compost thu được bằng 90% khối lượng rác thải thực phẩm, trung bình hàng năm (năm 2011 lượng rác thực thẩm khoảng 1.450 kg), giá thành của phân compost 300.000 đồng/tấn.
Bảng 4.1 Khoản thu nhập hàng năm từ phân compost dự kiến ST