LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN KINH DOANH - THƯƠNG MẠI ---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 31 (2005 – 2009) ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: Ths. BÙI THỊ MỸ HƯƠNG NGUYỄN THÚY VI MSSV: 5055019 Lớp: Luật Thương Mại 02 - K31 Cần Thơ, 4/ 2009LỜI CẢM ƠN! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thạc sĩ Bùi Thị Mỹ Hương, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Luật đã tạo nền tảng kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Thư viện Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm học liệu của trường và Thư viện Thành phố Cần Thơ đã giúp tôi có được những tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè – những người đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NH ẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN MỤ C LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .1 2. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .2 4. Kết cấu đề tài 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ . 4 1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của Trọng tài thương mại quốc tế .4 1.1.1. Khái niệm .4 1.1.1.1. Trọng tài thương mại quốc tế 4 1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài 5 1.1.2. Đặc điểm của trọng tài 6 1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận .6 1.1.2.2. Thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh chóng .7 1.1.2.3. Xét xử không công khai 8 1.1.2.4. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ .8 1.1.2.5. Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm 9 1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế .9 1.1.3.1. Trọng tài vụ việc .9 1.1.3.2. Trọng tài thường trực 10 1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế .11 1.2.1. Lược khảo về trọng tài thương mại quốc tế các nước trên thế giới .11 1.2.1.1. Luật trọng tài Mỹ 11 1.2.1.2. Luật trọng tài Pháp .12 1.2.2. Sự cần thiết của trọng tài thương mại quốc tế 13 1.2.2.1. Đảm bảo vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam .14 1.2.2.2. Đa dạng hóa các cơ quan giải quyết tranh chấp - Góp phần giải quyết hiệu quả các tranh chấp trong kinh doanh thương mại .18 1.2.2.3. Cung cấp cho các nhà kinh doanh một mô hình giải quyết tranh chấp có khả năng đáp ứng những nhu cầu có tính nghề nghiệp của họ .20 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 22 2.1. Khái quát chung về Trọng tài thương mại quốc tế 22 2.1.1. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế 22 2.1.2. Vấn đề chọn luật áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mại quốc tế 24 2.1.3. Thi hành quyết định trọng tài 31 2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế .32 2.2.1. Sự cần thiết của việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại quốc tế .32 2.2.1.1. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài ở các quốc gia .32 2.2.1.2. Công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài: 35 2.2.2. Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại 37 2.2.2.1. Vấn đề xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài 38 2.2.2.2. Xác định thẩm quyền của trọng tài 38 2.2.2.3. Vấn đề liên quan thành phần trọng tài và tố tụng trọng tài 41 2.2.2.4. Vấn đề liên quan tới trật tự công cộng 43 2.2.2.5. Vấn đề liên quan tới thời hạn 45 2.2.2.6. Vấn đề liên quan tới quyền miễn trừ các quốc gia .46 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN . 49 3.1. Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại quốc tế .49 3.1.1. Thỏa thuận trọng tài 50 3.1.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 52 3.1.3. Quy định về chọn trọng tài viên 53 3.1.4. Các quy định về hủy quyết định trọng tài 55 3.1.5. Vấn đề thi hành phán quyết trọng tài .59 3.2. Hướng hoàn thiện 61 3.2.1. Pháp lệnh trọng tài thương mại cần tiếp tục hoàn thiện 62 3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện .64 KẾT LUẬN . 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOLVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Do hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng bởi tính chất đặc thù của hoạt động này, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác. Đồng thời, với môi trường kinh tế toàn cầu hóa, đa dạng về chủ thể kinh doanh mà lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà kinh doanh luôn hướng tới. Ngay cả Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 57 cũng đã quy định “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Và không phải lúc nào các quan hệ kinh tế cũng được các bên tham gia thực hiện chính xác và đầy đủ mà tất yếu có xảy ra tranh chấp, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế khi các chủ thể giao dịch thuộc các hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh khác nhau. Mà tranh chấp nào cũng vậy, chúng cần phải được giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng và kịp thời. Có như vậy mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo thuận lợi về mặt pháp lý và kinh tế trong việc thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại với nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn, không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước cũng phải bước vào các vấn đề pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế thương mại bằng trọng tài là một trong những phương thức phổ biến. Vấn đề trọng tài ở Việt Nam ta cũng ra đời từ rất sớm từ đầu những năm 1960 khi mà Việt Nam thành lập hai tổ chức trọng tài bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Hội đồng Trọng tài Ngoại thương năm 1963 và Hội đồng Trọng tài Hàng hải năm 1964. Đến năm 1993 hai tổ chức trọng tài thường trực này đã được hợp nhất thành Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (viết tắt tiếng Anh là VIAC) như ngày nay. Nhưng trong suốt những thập kỷ 60, 70 và 80 vừa qua thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam với các đối tác cũng là doanh nghiệp nhà nước của các nước xã hội LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 2 chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế (khối Comecon). Doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự biết đến trọng tài khi Việt Nam mở cửa kinh tế từ năm 1986 và phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần. Tuy ra đời sớm là vậy nhưng trước đây hoạt động của trọng tài chỉ được điều chỉnh tản mạn bằng các văn bản của Chính phủ như Nghị định 116-CP ngày 5/9/1994 về Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, Nghị định số 204-TTG ngày 28/04/1993 của Thủ tướng về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Quyết định 114-TTG ngày 16/2/1996 của Thủ tướng về mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc trong một số luật như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987, Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài 1995, Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại 1997… Sau sáu năm chuẩn bị, ngày 25/03/2003 Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2003. Có thể nói hơn 5 năm thực hiện, Pháp lệnh trọng tài thương mại đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới. Nghiên cứu, bình luận từ đó rút ra những vướng mắc đồng thời đưa ra những giải pháp kịp thời, hợp lý để góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Trọng tài ở Việt Nam ta nói riêng và để thế giới xem xét nói chung thiết nghĩ là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đó cũng chính là lý do người viết chọn đề tài “Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu Cùng với sự tác động của các quan hệ kinh tế và của quy luật cạnh tranh, tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt và phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Để giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh pháp luật có những quy định để điều chỉnh các quan hệ bằng nhiều phương thức khác nhau, một trong số đó có trọng tài. Trong khuôn khổ luận văn của mình do thời gian và trình độ nghiên cứu có giới hạn nên người viết không trình bày một cách chi tiết từng vấn đề mà chỉ trình bày những quy định cơ bản về vấn đề “Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế” 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu một cách tổng quát các quy định của pháp luật của một số nước trong đó có Việt Nam về trọng tài thương mại quốc tế, đồng thời phân tích những điểm còn bất cập trong các quy định về trọng tài của pháp luật Việt Nam. Qua đề tài này, người viết hy vọng góp phần nhỏ trong việc tìm hiểu giải pháp để giải quyết các vấn đề này từ việc phân tích các vấn đề còn tồn tại trong các quy định của pháp luật Việt Nam.LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 3 4. Kết cấu đề tài Mục lục Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan về vấn đề Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 2: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 3: Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề Trọng tài thương mại quốc tế và hướng hoàn thiện. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 5. Phương pháp nghiên cứu Từ những dữ liệu khoa học, sách báo, tạp chí khoa học, bài nghiên cứu khoa học kể cả tham khảo bài viết từ các website người viết đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu, tóm tắt và rút ra những ý chính, quan trọng và cần thiết để giới thiệu một cách khái quát nhất quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nổ lực rất lớn của bản thân nhưng do năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, nguồn tài liệu về các lĩnh vực liên quan còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài để bài viết được hoàn thiện hơn. LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của Trọng tài thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Trọng tài thương mại quốc tế Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong đó có sự tham gia của các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau vào quan hệ thương mại quốc tế. Từ đó dẫn đến việc yêu cầu cần có các điều kiện bảo đảm để giải quyết khách quan và hiệu quả các tranh chấp, xung đột giữa các bên tham gia trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế nói chung và lĩnh vực thương mại quốc tế (mua bán hàng hóa) nói riêng. Để đảm bảo giải quyết các vấn đề xung đột trong các mối quan hệ dân sự một cách khách quan, đúng đắn và công bằng, ngoài việc áp dụng các bản án của tòa án, cần áp dụng các phán quyết của trọng tài trong một số trường hợp mà pháp luật quy định và cho phép. Vấn đề giải quyết tranh chấp theo trình tự trọng tài là quan trọng và cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao yêu cầu của thực tiễn, đó là việc hoàn thiện về mặt pháp lý các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Trong thực tiễn pháp lý hiện nay, nhóm các quan hệ chịu sự điều chỉnh của trọng tài ngày càng tăng. Ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu – Lục Địa xu hướng chung từ 1970 đến nay là dành cho các bên đương sự quyền lựa chọn hình thức trọng tài, đưa các vụ tranh chấp ra xét xử tại các tổ chức trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập, đi đôi với việc thu hẹp thẩm quyền xét xử các tranh chấp kinh tế, nhất là tranh chấp quốc tế của các tòa án trong nước thuộc hệ thống cơ quan tư pháp nhà nước. Như vậy ta thấy rằng trọng tài thương mại quốc tế được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài (giải quyết các hoạt động kinh tế quốc tế, kể cả khi một trong các bên là một quốc gia hay một doanh nghiệp nhà nước). Đồng thời nó còn được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế mà các bên đã kí kết hoặc gia nhập. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản so với trọng tài thương mại quốc tế được thành lập trên cơ sở pháp luật của quốc gia mình (nơi trọng tài có trụ sở chính - đối với trọng tài thường trực, nơi trọng tài giải quyết tranh chấp - đối với trọng tài vụ việc). Tuy nhiên yếu tố nước ngoài ở đây thường được hiểu khi có một trong ba trường hợp sau: Thứ nhất: Một trong các bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài; LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 5 Thứ hai: Khách thể là tài sản ở nước ngoài; Thứ ba: Sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt mối quan hệ xảy ra ở nước ngoài. Từ những phân tích trên ta có thể định nghĩa một cách khái quát về trọng tài thương mại quốc tế như sau: “Trọng tài thương mại quốc tế là trọng tài được thành lập để giải quyết các tranh chấp có ít nhất một trong hai tiêu chí sau đây: Sự khác nhau về quốc tịch và tính chất quốc tế của giao dịch”. Tuy nhiên trên thực tế, trọng tài thương mại quốc tế không chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau mà còn cả các tranh chấp khi quốc tịch của các bên khác nhau nếu việc thực hiện hợp đồng ở nước khác với nước mà họ có quốc tịch. Như vậy sự khác nhau về quốc tịch của các bên không là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành trọng tài thương mại quốc tế mà yếu tố quốc tế được hiểu là nơi kinh doanh của một trong các bên, nơi đặt trọng tài, nơi có hành vi thương mại chủ yếu liên quan thỏa thuận. Đồng thời đặc điểm cơ bản của trọng tài thương mại quốc tế của các tổ chức quốc tế là không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào kể cả quốc gia mà nó có trụ sở. Ví dụ: Trung tâm Trọng tài quốc tế ICC (International Chamber of Commerce), Trung tâm Trọng tài quốc tế khu vực KuaLaLamPur (Regional Centre International Commercial Arbitration in KuaLaLamPur)… 1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài Trong nền kinh tế thị trường, việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự. Vì vậy, bất kỳ một tranh chấp nào thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài chỉ được giải quyết bằng trọng tài nếu như các bên có thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài là hình thức pháp lý trong đó các chủ thể của các quan hệ kinh tế thể hiện sự nhất trí về việc sẽ đưa các tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh đến trọng tài để giải quyết theo một nguyên tắc của một tổ chức trọng tài nhất định. Thỏa thuận trọng tài là nội dung đầu tiên trong trình tự, thủ tục trọng tài. Nó đóng vai trò nền tảng tạo cơ sở xác lập cả một quá trình trọng tài mà các bên phải tuân thủ khi một tranh chấp phát sinh. Nói cách khác, không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh trọng trài thương mại: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” (6) . 6 Khoản 2, Điều 2, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVOH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 6 Về lý thuyết, thuật ngữ thỏa thuận trong tài có thể đề cập tới hai loại thỏa thuận là: điều khoản trọng tài, có trong hợp đồng ký kết giữa các bên; và thỏa thuận trọng tài, các bên có thể lập vào thời điểm tranh chấp phát sinh và trong trường hợp các bên không quy định điều khoản trọng tài trong hợp đồng. Trong khi đó ở những nước theo luật châu Âu lục địa, cả hai khái niệm trên đều được định nghĩa rõ ràng. Ví như ở Pháp, điều khoản trọng tài được gọi là “la clause compromissoire” trong khi thỏa thuận trọng tài thì gọi là “le compromise d’arbitrage”. Hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài đặc biệt quan trọng. Nhìn chung, các nguyên tắc pháp lý được áp dụng để xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài là những nguyên tắc được sử dụng trong việc xác định hiệu lực của một hợp đồng thương mại thông thường; bởi thực tế thỏa thuận trọng tài thường dưới dạng một điều khoản của hợp đồng thương mại. Chính vì vậy nên thường thì điều khoản trọng tài và việc xác định hiệu lực của nó cũng được điều chỉnh bởi luật điều chỉnh những điều khoản còn lại của hợp đồng. Tuy nhiên, có thể điều khoản trọng tài được điều chỉnh bởi một luật trong khi những phần còn lại của hợp đồng lại được điều chỉnh bởi một luật khác. Thông thường, vấn đề hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài được một trong các bên nêu ra vào một giai đoạn nào đó trong quá trình tố tụng trọng tài. Khi bắt đầu tố tụng trọng tài, một bên có thể tìm kiếm khước từ thỏa thuận trọng tài với lý do thỏa thuận đó không có hiệu lực. Bên bị tố tụng trọng tài chống lại sẽ là bên đưa ra khước từ. Sự khước từ có thể đưa ra chính ủy ban trọng tài hoặc một tòa án có thẩm quyền xem xét quyết định. 1.1.2. Đặc điểm của trọng tài 1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận Một điều khoản trọng tài soạn thảo không rõ ràng, hoặc không đầy đủ sẽ đi ngược lại sự mong đợi của các bên, những người phải nhờ đến trọng tài giải quyết. Giống như tòa án quốc gia, trọng tài cũng là một phương thức tài phán giải quyết tranh chấp thương mại. Nhưng trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp riêng tư và bí mật, dựa trên thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, không có tố tụng trọng tài”. Trừ một số ngoại lệ, các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng là sử dụng phương thức này, và xác định chi tiết các phương thức điều chỉnh tố tụng hoặc dựa vào các quy tắc tố tụng trọng tài của một tổ chức trọng tài thường trực. Ngoài việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh bằng trọng tài, các bên còn có thể thỏa thuận về các vấn đề như: luật áp dụng, thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ dùng trong xét xử,…LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 7 1.1.2.2. Thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh chóng Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thủ tục giải quyết đơn giản, đảm bảo giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, tiết kiệm thời gian của các bên. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật mà các nhà kinh doanh xem trọng tài thương mại là lựa chọn hàng đầu khi xảy ra tranh chấp. Đối với nhà kinh doanh thì “thời gian là tiền bạc, là cơ hội”, là những yếu tố góp phần vào sự thành bại trong kinh doanh. Vì thế trọng tài trở nên hấp dẫn đối với những ai không muốn đồng vốn của nình bị giam giữ quá lâu vì sự kiện tụng kéo dài. Tố tụng trọng tài được đánh giá là linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền định đoạt của các bên trong vụ tranh chấp, cụ thể là: tự quyết định chọn hình thức trọng tài là ad-hoc hay quy chế, tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình tin tưởng, thời gian, địa điểm giải quyết,… Trong tố tụng trọng tài, các bên có thể tự do thay đổi thủ tục theo mong muốn và yêu cầu của mình trong giới hạn của luật áp dụng liên quan. Thông thường, ủy ban trọng tài sẽ phải tính đến mong muốn và nguyện vọng của các bên khi tiến hành tố tụng. Trong trọng tài quốc tế, tính độc lập của các bên được thể hiện rất rõ. Các bên tự do thiết lập thủ tục tố tụng bằng cách dẫn chiếu quy tắc tố tụng trọng tài sẵn có hoặc soạn thảo quy tắc của riêng họ. Các bên có thể chọn trọng tài viên, ấn định thời hạn hoặc để bên thứ ba ấn định thời hạn. Các bên tự do thỏa thuận về luật áp dụng cho nội dung và luật áp dụng cho thủ tục trọng tài. Các bên cũng tự do xác định ngôn ngữ dùng trong xét xử trọng tài và trong tài liệu đệ trình, phương pháp thu thập chứng cứ và lịch trình tố tụng. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, cách tiến hành tố tụng trọng tài có thể khác hoặc không khác cách tiến hành tố tụng tại một tòa án quốc gia. Có thể nhận thấy rằng, các quy tắc tố tụng trọng tài thường linh hoạt hơn và ít thủ tục hơn các quy tắc của pháp luật quốc gia. Hơn nữa, do phán quyết của trọng tài là chung thẩm và bên thua kiện không được chống án, vì trọng tài thương mại chỉ đứng ra xét xử khi cả hai bên đương sự chấp nhận và thành lập ra để xét xử(7) . Việc chấp nhận và thành lập ra trọng tài thể hiện hai bên đương sự tự nguyện và tin tưởng vào sự công bằng của trọng tài thể hiện ở phán quyết của cơ quan xét xử này. Vì vậy, khi trọng tài ra phán quyết cuối cùng, nó có giá trị chung thẩm và bắt buộc thi hành, trừ trường hợp quyết định trọng tài bị tòa án quốc gia hủy theo quy định của pháp luật. Các bên đương sự không phải đối mặt với những thủ tục chống án kéo dài tốn nhiều thời gian, công sức như trong tố 7 Bài giảng Tư pháp quốc tế, Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ (2002)LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 8 tụng tòa án. Giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh luôn tạo được sự ưa chuộng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.1.2.3. Xét xử không công khai Có thể thấy, tính bí mật áp dụng cho trọng tài thường bảo đảm sự tĩnh lặng hơn trong tố tụng so với tòa án quốc gia, tức là không ai có quyền tham dự phiên hợp xét xử nếu không được sự đồng ý của các bên trong vụ tranh chấp. Đồng thời, phán quyết của trọng tài cũng không được công bố rộng rãi. Cơ chế này đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các bên thương nhân có liên quan tới vụ tranh chấp. Có thể nói đây là một trong các đặc điểm thu hút ngày càng nhiều doanh nhân lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của mình. Thông thường, các doanh nghiệp không muốn cho các đối tác khác biết về tình hình kinh doanh của họ nhất là khi đang xảy ra tranh chấp. Điều đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Việc xét xử công khai, một mặc tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; mặt khác việc đưa tin về vụ tranh chấp của báo chí đôi khi không khách quan. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp họ luôn mong muốn giải quyết nhanh chóng và hạn chế đến mức thấp nhất việc đồn thổi những thông tin đó ra bên ngoài. Đáp ứng được yêu cầu đó, trọng tài trở thành phương thức đựơc lựa chọn. 1.1.2.4. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ Với tính chất là tổ chức phi chính phủ, ưu điểm của trọng tài thể hiện ở việc trọng tài viên hoàn toàn độc lập, không bị chi phối bởi một cơ quan chủ quản nào. Họ xét xử vụ việc theo pháp luật và theo khả năng hiểu biết của mình. Hơn nữa, chính sự gần gũi và quan tâm của các trọng tài viên với các bên tranh chấp cũng là một ưu điểm của trọng tài so với tố tụng tư pháp thông thường. Đây là yếu tố thuận lợi cho các bên tranh chấp khi sử dụng phương thức này, vì trong quá trình giải quyết tranh chấp các bên đôi khi thiếu sự bình tĩnh, trọng tài viên sẽ là người bám sát, theo dõi tiến triển vụ việc và có sự giúp đỡ kịp thời cho các bên tranh chấp. Hơn thế nữa, do trọng tài viên là những người được lựa chọn từ chính các bên tranh chấp, cho nên trọng tài viên sẽ là người gần gũi và biết tận dụng những biên lề của vi phạm pháp luật, bảo vệ tối đa lợi ích của các bên. Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước do vậy rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau (tòa án nói là được độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền lợi dân tộc, do đó các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau thường không thích chọn tòa án của nhau). Họ thường thích chọn LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 9 [...]... ban trọng tài cũng sẽ luôn áp dụng tập quán thương mại quốc tế, điều đó là cần thiết 16 Điều 3 – Quy tắc Trọng tài của phòng thương mại quốc tế ICC 17 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) – 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc – Nhà xuất bản Hà Nội (2002)LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 31 2.1.3 Thi hành quyết định trọng tài. .. trọng tài thương mại tại Việt Nam- NXB Tư pháp Hà Nội (2005) 22 Dương Thanh Mai, Việc tiếp nhận Luật Mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế ở một số nước và việc xây dựng dự thảo pháp lệnh trọng tài thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/1998, tr.5 - 11LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 38 đây: Giá trị pháp. .. thương mại là điều phù hợp và tất yếu trong khung cảnh Việt Nam tham gia hội nhập với thế giới 10 Nguồn: http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/baivietlienquan/2008/10/171.aspxLVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 22 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại quốc tế 2.1.1 Thẩm quyền của Trọng. .. nếu trọng tài ad-hoc là loại trọng tài không có trụ sở, không có hội đồng trọng tài tồn tại một cách thường xuyên thì ngược lại trọng tài thường trực là một tổ chức xét xử có trụ sở và hội đồng thường trực làm công tác xét xử một cách thường xuyên Trọng tài thương mại quốc tế là trọng tài xét xử các tranh chấp trong thương mại quốc tế, theo khoản 3 Điều 1 Luật mẫu của trọng tài thương mại quốc tế do... chức thương mại và tổ chức chuyên môn, các trung tâm giải quyết tranh chấp thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 12 Chúng ta có thể xem xét một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về trọng tài thương mại quốc tế Trước tiên, về thỏa thuận trọng tài, theo luật. .. sau khi đã 13 Tập bài giảng luật thương mại quốc tế - Khoa luật, Đại học Cần Thơ, (2002) trang 80LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 27 ký hợp đồng thương mại quốc tế Theo luật pháp của hầu hết các nước và các điều ước quốc tế về thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi nó đảm bảo hai tiêu chuẩn đó là phải... các tổ chức trọng tài, làm cho hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài càng chiếm ưu thế hấp dẫn giới kinh doanh nhiều hơn 1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế 1.2.1 Lược khảo về trọng tài thương mại quốc tế các nước trên thế giới 1.2.1.1 Luật trọng tài Mỹ Vào khoảng thế kỷ XIX, việc phân xử thông qua trọng tài đã ra đời ở Mỹ Hiện nay, việc phân xử bằng trọng tài đã trở nên... đưa ra Về phạm vi của phân xử trọng tài bao gồm các vấn đề thương mại Một thỏa ước trọng tài quốc tế có thể chỉ định trọng tài viên hoặc ghi rõ phương pháp chỉ định trọng tài Nếu như phân xử trọng tài ở Pháp được đưa ra xét xử theo luật của Pháp, các bên tranh chấp có thể nhờ đến tòa án của Pháp chỉ định trọng tài viên căn cứ vào Điều 1493 của Bộ luật dân sự Trong phân xử các tranh chấp quốc tế, các... các nguyên tắc xét xử hoặc chọn luật tố tụng cho quá trình xét xử của trọng tài Trên thực tế, khi thỏa thuận về trọng tài để xét xử tranh chấp, các bên có thể chỉ định một hội đồng trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) hoặc cũng có thể thỏa thuận thành lập nên một trọng tài Ad-hoc (Trọng tài vụ việc) Trong mỗi trường hợp LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương SVTH:... tranh chấp tại trọng tài thương mại quốc tế: Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng Về mặt lý luận cũng như thực tế, luật áp dụng trong hợp đồng được hình thành trên cơ sở pháp lý sau đây: Thứ nhất, là luật do các bên tự lựa chọn:LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi . quan về vấn đề Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 2: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 3: Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật. sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế 1.2.1. Lược khảo về trọng tài thương mại quốc tế các nước trên thế giới 1.2.1.1. Luật trọng tài Mỹ Vào