Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài ở các

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 31 - 33)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.1. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài ở các

các quốc gia

Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế, quyết định của trọng tài một nước chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó (ví dụ: quyết định của Trung tâm trọng tài Singapo có hiệu lực thi hành tại lãnh thổ Singapo). Tuy

18

Dương Đăng Huệ, Những nguyên nhân làm hạn chế tác dụng của trọng tài kinh tế và giải pháp khắc phục,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/1999, trang.49-50LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 33

nhiên, trong quan hệ quốc tế, các tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân của các nước được trọng tài giải quyết đặt ra nhiều trường hợp phải công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài quốc gia này tại lãnh thổ quốc gia khác. Vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ đặt ra khi các quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ của quốc gia cần công nhận và thi hành (có trường hợp tại lãnh thổ quốc gia đó nhưng chỉ với quyết định của trọng tài không coi là trọng tài trong nước). Thông thường cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc này là các tòa án và các cơ quan thuộc về hệ thống tư pháp. Sau khi tòa án ra quyết định công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài thì quyết định đó được thực hiện ở giai đoạn thi hành án giống như việc thực thi các quyết định của tòa án quốc gia đó. Về nguyên tắc, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành trên cơ sở các quy định tố tụng dân sự của quốc gia nơi quyết định cần được công nhận và thi hành. Ví dụ: Một pháp nhân Việt Nam và pháp nhân Singapore tranh chấp về hợp đồng đầu tư nước ngoài và thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore; pháp nhân Singapore thắng kiện yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài Singapore. Như vậy, đặt ra một số vấn đề đối với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam liên quan đến việc công nhận và cách thức cho thi hành quyết định đó.

Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là cần thiết, bởi vì việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nói chung và trọng tài nước ngoài nói riêng là một trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế. Nếu thực hiện chính sách không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thì có nguy cơ lợi ích chính đáng của các bên không được bảo vệ, những hành vi không tuân thủ hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật không làm phát sinh hậu quả bất lợi cho các chủ thể có hành vi đó. Sự bất an toàn pháp lý này sẽ kìm hãm các quan hệ

mang tính chất dân sự - những quan hệ được xem xét theo trình tự trọng tài. Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành không chỉ trên cơ sở điều ước quốc tế, mà còn trên cơ sở pháp luật quốc gia (theo nguyên tắc có đi có lại hoặc là không trên cơ sở nguyên tắc ấy). Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là thẩm quyền của mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức quốc tế bất kỳ nào có quyền bắt buộc một quốc gia nào đó phải thực hiện sự công nhận sự thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Do vậy, việc một quốc gia ký kết điều ước quốc tế hoặc ban hành văn bản pháp luật về việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đều xuất phát từ lợi ích của chính quốc gia đó.LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 34

Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, trước hết góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng tự nguyện giữa các cá nhân và pháp nhân của các quốc gia. Trong khi đó, quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài làm phát sinh các tranh chấp thường được giải quyết bởi các trọng tài của các quốc gia khác nhau (thậm chí có các trường hợp bởi các trọng tài được thi hành trên cơ sở điều ước quốc tế). Khi đó, các quyết định được tuyên bởi các trọng tài thường cần phải được công nhận và thi hành tại nước ngoài. Nói cách khác, ở các quốc gia, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thường xuyên đặt ra. Nếu vấn đề đó không được giải quyết một cách hợp lý thì các trọng tài như vậy sẽ không phát huy được tác dụng, hậu quả tiếp theo là các quan hệ của các bên sẽ không phát triển được một cách bình thường.

Trong đời sống quốc tế hiện nay, khi các quốc gia đều cho phép giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có ý nghĩa to lớn trên ba phương diện: chính trị, kinh tế và pháp luật.

Về phương diện chính trị: Việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc. Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có vấn đề đảm bảo việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ quốc gia này ở quốc gia khác. Nếu một quốc gia nào đó từ chối trong mọi trường hợp việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, thì lợi ích của cá nhân đó có thể không được bảo vệ trong trường hợp họ là bên được thi hành ở các quốc gia khác quyết định của trọng tài nước mình (vì các nước đó áp dụng nguyên tắc có đi có lại). Và điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự ban giao giữa các quốc gia thực hiện chính sách đó với quốc gia nước ngoài trên.

Về phương diện kinh tế: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một trong các điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế. Bởi vì, về nguyên tắc, các quốc gia phải tạo ra các điều kiện thuận lợi sau:

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh; - Có môi trường pháp lý thuận lợi đảm bảo cho cuộc cạnh tranh đó; - Có một cơ chế giải quyết tranh chấp thuận lợi;

- Có biện pháp đảm bảo cho các quyết định của tòa án hoặc trọng tài được công nhận và thực thi một cách có hiệu quả (kể cả trong nước và nước ngoài). Về phương diện pháp luật: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w