Vấn đề liên quan tới thời hạn

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 42 - 43)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.5. Vấn đề liên quan tới thời hạn

Một quyết định trọng tài chỉ có thể được công nhận và thi hành khi nó có hiệu lực pháp luật theo pháp luật quốc gia nơi trọng tài ra phán quyết hoặc pháp luật quốc gia mà các bên lựa chọn.

Quyết định của trọng tài không có hiệu lực trong hai trường hợp: Nó còn trong thời hạn chưa có hiệu lực; nó đã hết hiệu lực pháp luật hoặc đã bị hủy bỏ. Trường hợp thứ nhất là trường hợp khi thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp luật của quyết định trọng tài chưa tới. Điều đó có nghĩa là có tồn tại một khoảng thời gian chưa có hiệu lực pháp luật của quyết định trọng tài (thời gian này được tính từ thời điểm quyết định của trọng tài được thông báo cho các bên tới thời điểm quyết định bắt đầu có hiệu lực pháp luật). Thời hạn này có thể được ghi rõ trong quyết định trọng tài hoặc là thời điểm nó được công bố (nếu trong quyết định trọng tài không ghi nhận rõ thời hạn đó). Ví dụ: Quy chế tạm thời về trọng tài giải quyết các tranh chấp kinh tế của Liên Bang Nga ngày 24 tháng 6 năm 1992, Điều 24 quy định: “Quyết định của trọng tài được thực thi một cách tự nguyện trong trình tự và thời hạn được ghi trong quyết định. Nếu như trong quyết định không ấn định thời hạn thi hành thì quyết định có hiệu lực ngay tức khắc”.

Cách quy định về thời hạn có hiệu lực pháp luật của quyết định trọng tài như vậy là mềm dẻo, linh hoạt, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên, bởi đối với các trường hợp khác nhau, hiệu lực pháp luật của quyết định trọng tài cần có thời hạn

29

Nguyễn Trung Tín- Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam- NXB Tư

pháp Hà Nội (2005)LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 46

không giống nhau. Ủy ban trọng tài quyết định trọng tài là người hiểu rõ vụ việc, bối cảnh và tham khảo ý kiến các bên để quyết định chọn các thời hạn ấy.

Đối với trường hợp thứ hai, quyết định của trọng tài đã qua giai đoạn có hiệu

lực pháp luật hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ. Thời hạn thi hành quyết định của trọng tài cần được ghi nhận trong quyết định. Bởi vì, tính phức tạp của các vụ việc mà trọng tài giải quyết trên thực tế thường rất đa dạng. Nếu thời hạn thi hành một quyết định trọng tài đối với trường hợp phức tạp mà lại được quy định quá ngắn thì có khả năng không thi hành được quyết định trong thời hạn ấn định mặc dù bên phải thi hành đã có thiện chí thực thi. Song, trong trường hợp khác, nếu thời hạn được ấn định trong thời hạn quá dài thì có thể quyết định của trọng tài không thể thực thi được (ví dụ, do tài sản không còn…)

Một quyết định của trọng tài được đưa ra cần phải thực hiện trong một khoảng

thời gian nhất định. Bởi vì, quá thời hạn đó việc thực hiện pháp luật sẽ phải gặp những khó khăn nhất định, ví dụ tài sản có thể không còn, chủ thể trả nợ có thể không tồn tại… Do vậy, tùy từng điều kiện, bối cảnh, các quốc gia có thể quy định thời hạn thi hành quyết định của trọng tài khác nhau. Ví dụ, pháp luật hiện hành Liên Bang Nga (Điều 25 quy chế tạm thời về trọng tài giải quyết các tranh chấp kinh tế ngày 24 tháng 6 năm 1992) quy định: “Đơn yêu cầu công nhận và thi hành cưỡng chế quyết định của trọng tài cần phải được đưa ra trong thời hạn một tháng từ ngày hết hạn tự nguyện thực thi quyết định trọng tài”.

Các điều kiện về thời hạn cũng cần được coi là điều kiên không thể thiếu được bởi tính ưu việt về sự nhanh chóng của con đường trọng tài so với tòa án phụ thuộc một phần vào sự tuân thủ về thời hạn ở giai đoạn này. Ngoài ra, đây còn là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính hữu hiệu của việc thực thi quyết định trọng tài trên thực tế.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w