5. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Hướng hoàn thiện
Để góp phần vào xử lý tranh chấp trong thương mại một cách có hiệu quả thì
chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài để từ đó có những bước hoàn thiện phù hợp nhằm phát huy vai trò của trọng tài thương mại trong thời kỳ hội nhập.
Việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài kinh tế ngày càng
thông dụng ở châu Á, bởi nó chứng minh được sự hiệu quả, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các bên tuân theo những mục tiêu kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần theo cách này để tránh các vụ kiện kinh tế không cần thiết trước tòa mà vẫn bảo toàn mối quan hệ hợp tác với bên tranh chấp(38)
.
Trong xu thế chung của thế giới- giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài đã được các quốc gia, giới luật gia và thương nhân quan tâm vì lợi ích hợp pháp của nó. Ở Việt Nam, hoạt động trọng tài còn khá trầm lặng, mặc dù yêu cầu trong hoạt động đầu tư và ngoại thương thì bức xúc. Hiện nay, cả nước có 6 Trung tâm Trọng tài với tổng số Trọng tài viên là 165, trong đó riêng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có 123 Trọng tài viên. Thực tế các tranh chấp giải quyết bằng Trọng tài chủ yếu tập trung tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Năm 2004 Trung tâm này thụ lý 26 vụ, trong đó tranh chấp có yếu tố nước ngoài là 18 vụ chiếm 69%, còn lại 08 vụ tranh chấp trong nước, kể cả tranh chấp công ty liên doanh; Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội giải quyết được 02 vụ, các Trung tâm còn lại chưa giải quyết vụ nào. Năm 2005 thụ lý 18 vụ, (giảm 25% so với năm 2004) đã giải quyết 05 vụ. Hầu hết các tranh chấp giá trị không lớn và nguyên đơn phần lớn là doanh nghiệp trong nước. Nếu so với thực tế giải quyết ở các Trung tâm Trọng tài các nước (Ví dụ: Hiệp hội Trọng tài Mỹ năm 1981 đã giải quyết 38.421 vụ, năm 1999 giải quyết tới 140.000
vụ; Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế năm 2000 giải
38
Nguồn: http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/2007/9/122799/LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 62
quyết xét xử 540 vụ; Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc năm 1999 xử trên 700 vụ…) thực tế trên đây cho thấy hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại các Trung tâm Trọng tài Thương mại Việt Nam là bức tranh ảm đạm, không mấy lạc quan(39)
. Ở đây chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách
trực tiếp cần phải thấy được việc phát triển tổ chức trọng tài ở nước ta chưa được nhất quán. Có cần thiết phải thành lập nhiều tổ chức trọng tài không? Theo người viết nên tăng cường chất lượng trọng tài viên là chính, không hạn chế số lượng trọng tài viên kể cả người nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam cũng như ở nước họ là phù hợp với xu thế chung… Để góp phần vào việc hạn chế và hoàn thiện hệ thống pháp lý ở Việt Nam, với phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết xin có một vài đề xuất sau: 3.2.1. Pháp lệnh trọng tài thương mại cần tiếp tục hoàn thiện
Sự kiện Pháp lệnh trọng tài được ban hành năm 2003 đã đánh dấu cho sự hoàn thiện về khung pháp lý của trọng tài thương mại Việt Nam. Tuy nhiên qua nhiều năm triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập. Hoạt động trọng tài gặp nhiều khó khăn khi thực hiện pháp lệnh này, do có nhiều quy định quan trọng còn thiếu cụ thể, chi tiết, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn bổ sung, sửa đổi, hoặc có nhiều quy định còn quá chi tiết khiến các trung tâm trọng tài không có cơ hội được xây dựng các quy tắc tố tụng mang tính hấp dẫn, cạnh tranh, bởi vì trên thực tế trọng tài vốn là phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt do chính các bên thỏa thuận thiết lập nên. Vì thế nó phải là một cơ chế hoàn hảo để hoạt động trọng tài ngày càng phát huy hiệu quả cũng như phải thống nhất được một số các quy định trong Pháp lệnh như việc xác định một số điều khoản không rõ ràng, cơ chế phối hợp giữa tòa án và trọng tài chưa đồng bộ…đó là vấn đề mà các nhà làm luật của chúng ta cần phải quan tâm thực hiện. Theo người viết Pháp lệnh Trọng tài thương mại có những điểm cần sửa đổi như sau: Thứ nhất, đối với các quy định về thỏa thuận trọng tài. Như đã phân tích ở trên những quy định về hình thức và nội dung của thỏa thuận trọng tài của pháp luật nước ta không rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, để phù hợp với các quy định của trọng tài thế giới thì nên xây dựng theo hướng tiếp nhận quy định trong Luật Mẫu UNCITRAL. Mặt khác, việc xác định phạm vi thẩm quyền của trọng tài theo khoản 3 Điều 1 của Pháp lệnh trọng tài thương mại là cách liệt kê. Nó không bao quát, dự liệu được các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài nên sẽ hạn chế quyền lựa chọn của các bên và cả hiệu quả hoạt động của trọng tài nên theo người viết nên sửa đổi thành cách liệt kê các loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài như một số nước đã quy định.
39
Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/12/05/2041/LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 63
định của pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận cho Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã thụ lý vụ tranh chấp có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên trong quá trình áp dụng đã gặp phải nhiều khó khăn. Vì vậy, theo người viết các trung tâm trọng tài nên đặt thêm văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố khác đề tạo điều kiện cho các đương sự dễ dàng khởi kiện và đưa đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại nên chăng có thêm các quy định về tăng thẩm quyền cho trọng tài viên trong vấn đề này. Có thể thấy, những quy định đó sẽ hữu ích trong một số tranh chấp nhất định, khi cần có những biện pháp cần lưu giữ đối tượng của vụ tranh chấp, ví dụ như trong các hợp đồng bán hàng, hợp đồng xây dựng. Để đảm bảo các quy định này phát huy tác dụng, trong trường hợp trọng tài viên ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng bên buộc phải thi hành không tự nguyện chấp hành, thì bên kia có quyền nhờ Tòa án quốc gia có thẩm quyền để ra lệnh thi hành những biện pháp này. Thứ ba, mở rộng danh sách trọng tài viên, nâng cao trình độ trọng tài viên. Để tăng thêm sự hấp dẫn và đáp ứng tốt hơn sự lựa chọn của các bên tranh chấp, cần phải tạo một đội ngũ trọng tài viên phong phú và đa dạng hơn. Để làm được điều đó thì trung tâm trọng tài (VIAC) cần mời thêm các chuyên gia có uy tín trong nước và cả một số chuyên gia nước ngoài vào danh sách trọng tài viên để từ đó có thể tiếp thu những kinh nghiệm và nâng cao trình độ cho trọng tài viên.
Theo khoản 3 Điều 49 Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định: Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do tòa án chỉ định có thể là trọng tài viên có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách của các trung tâm trọng tài của Việt Nam hoặc là trọng tài viên của nước ngoài theo quy định của pháp luật trọng tài nước đó”. Vấn đề chọn trọng tài viên nước ngoài là một vướng mắc rất lớn của Pháp lệnh, mặc dù quy định tại Điều 49, Điều 25 Pháp lệnh trọng tài lại quy định rằng: “Trọng tài viên sẽ được lựa chọn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài”. Một thực tế xảy ra là phần lớn các trung tâm trọng tài ở Việt Nam chỉ có người Việt Nam là thành viên trừ Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam mới kết nạp 6 thành viên là người nước ngoài, đây là điều sẽ làm cho bên nước ngoài e ngại. Họ không thể chọn người nước ngoài làm trọng tài viên vì không có tên trong danh sách, nên họ phải chọn trọng tài là người Việt Nam thì họ chắc chắn sẽ tự hỏi rằng: “Tôi có thể tin trọng tài viên đó không?, trọng tài viên đó có vô tư không?”. Nếu họ không chắc chắn những vấn đề đó sẽ rất khó thuyết phục các bên chọn một trung tâm trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Việc không cho phép chọn trọng tài viên ngoài danh sách trọng tài của trung tâm điều đó cũng có lý do vì họ cho rằng nếu cho phép chọn trọng tài viên LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 64
ngoài danh sách thì trung tâm không thể nào chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như tư cách đạo đức của trọng tài viên. Các lo ngại này không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, họ có thể tránh chịu trách nhiệm bằng quy định “Trung tâm sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi của trọng tài viên trong trường hợp trọng tài viên đó do một bên chọn ngoài danh sách trọng tài viên của trung tâm”
(40)
. Đây cũng là cách mà quy
tắc trọng tài ICC đã chọn (Điều 34). Thiết nghĩ, để cho nhất quán với Điều 49, Điều 25 của Pháp lệnh trọng tài nên quy định rằng các bên có quyền chọn trọng tài viên
ngoài danh sách. Đi xa hơn nữa các trung tâm trọng tài trong nước có thể mời các chuyên gia nước ngoài vào danh sách các trọng tài viên của mình. Bên cạnh đó trong điều kiện kinh tế thị trường thì tranh chap kinh tế là một thuộc tính mang tính quy luật, ngày một gia tăng và phức tạp, vì thế trọng tài phải tăng năng lực chuyên môn, nhất là thông lệ thương mại quốc tế và giỏi ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến yếu tố nước ngoài. Việc hiệu quả hoạt động trọng tài sẽ giúp giảm việc đối mặt với các vụ kiện tụng ở Tòa án các nước.
Thứ tư, đối với vấn đề hủy phán quyết trọng tài và thi hành phán quyết trọng tài. Có thể nói các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hủy quyết định trọng tài và các căn cứ hủy quyết định trọng tài có phạm vi quá rộng so với thong lệ quốc tế. Đây là nguy cơ tiềm ẩn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp. Vì vậy, theo người viết nên đưa Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế vào Luật quốc gia của mình nhằm hạn chế các căn cứ có thể viện dẫn để khước từ phán quyết trọng tài. Đối với vấn đề thi hành phán quyết trọng tài thì thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nên có sự quy định thống nhất giữa các luật có liên quan nhằm đảm bảo cho việc thực thi các phán quyết của trọng tài trên thực tế được khả thi hơn. Bên cạnh đó cần có quy định mang tính chất chế tài chặt chẽ đối với các hành vi cố ý không thực hiện các phán quyết mà trọng tài đã đưa ra. Có như vậy thì cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mới thực sự đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh, điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ phát sinh các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại cũng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp.
3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện
Ngoài việc hoàn thiện Pháp lệnh trọng tài thương mại để phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng có hiệu quả hơn thì phải tuyên truyền cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh khỏi các vụ tranh chấp đang có xu hướng ngày càng nhiều do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi thực hiện các hợp đồng thương
40
Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/02/14/5464/LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 65
mại doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến tính kỹ thuật để giảm thiểu tối đa những rủi ro. Thực tế là số vụ tranh chấp mà “nguyên đơn” là doanh nghiệp Việt Nam chiếm đến 80% các vụ tranh chấp thương mại liên quan tới đối tác nước ngoài những năm qua. Vì thế, trong những năm tới, việc các doanh nghiệp sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là tất yếu. Đây là hình thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp mà doanh nghiệp các nước đang sử dụng hiện nay. “Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy, bởi không chỉ tòa án mà các trung tâm trọng tài cũng là cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Các trung tâm trọng tài luôn có các chuyên gia giỏi, am hiểu sâu những lĩnh vực mà doanh nghiệp đang vướng mắc nên họ sẽ giúp đỡ doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhưng vẫn giữ được bí mật kinh doanh”
(41)
. Bên cạnh đó, theo người viết cần có thêm một số biện pháp hỗ trợ như sau:
Thứ nhất, cần có sự hỗ trợ pháp lý từ phía Nhà Nước đối với các tổ chức phi
Chính phủ, trong đó có trọng tài. Đây là một giải pháp quan trọng. Nếu có sự hỗ trợ thích đáng thì trọng tài thương mại có thể phát huy mạnh được chức năng và vai trò của mình. Ở các nước trên thế giới người ta chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài là chủ yếu, giải quyết qua tòa án chiếm tỉ lệ không lớn. Có một thực trạng là các tổ chức phi Chính phủ không được tiếp cận nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước. Thiết nghĩ, cần có cơ chế hỗ trợ đúng mức thì trọng tài mới phát huy hết vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội dân sự. Bên cạnh đó cần có. sự trợ giúp ban đầu về mặt vật chất. Chỉ cần có sự hỗ trợ một phần nhỏ nguồn kinh phí Nhà nước đang cấp cho các cơ quan quản lý hiện nay thì các tổ chức phi Chính phủ thuộc ngành luật pháp, cũng như các ngành nghề khác sẽ làm “nên chuyện”, sẽ gánh vác một phần lớn chức năng quản lý của Nhà nước, tiết kiệm trong chi phí quốc dân. Nguồn này có thể khai thác từ việc giảm bớt biên chế tại các tổ chức Nhà nước. Có thể ban hành cơ chế cho thuê trụ sở đối với các tổ chức phi Chính phủ được khai thác và tự quản lý nguồn tài chính viện trợ của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế.
Thứ hai, chúng ta nên tiếp tục tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao kiến thức trọng tài cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức như: đào tạo, hội nghị, hội thảo, phát hành ấn phẩm, bản tin…Bên cạnh đó cần phối hợp cơ quan chức năng mà chủ yếu là các doanh nghiệp để triển khái các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức trọng tài; cụ thể:
41
Nguồn: http://www.lefaso.org.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=262&itemid=171LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 66
+ Tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực trạng nhu cầu và việc sử dụng trọng tài trong khối doanh nghiệp.
+ Tổ chức các khóa học tuyên truyền về trọng tài tại một số tỉnh thành trên toàn quốc nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng.
+ Tái bản sách: “50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc” và “trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn”
+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi,