Một số đề xuất hoàn thiện

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 58 - 64)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện

Ngoài việc hoàn thiện Pháp lệnh trọng tài thương mại để phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng có hiệu quả hơn thì phải tuyên truyền cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh khỏi các vụ tranh chấp đang có xu hướng ngày càng nhiều do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi thực hiện các hợp đồng thương

40

Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/02/14/5464/LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 65

mại doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến tính kỹ thuật để giảm thiểu tối đa những rủi ro. Thực tế là số vụ tranh chấp mà “nguyên đơn” là doanh nghiệp Việt Nam chiếm đến 80% các vụ tranh chấp thương mại liên quan tới đối tác nước ngoài những năm qua. Vì thế, trong những năm tới, việc các doanh nghiệp sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là tất yếu. Đây là hình thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp mà doanh nghiệp các nước đang sử dụng hiện nay. “Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy, bởi không chỉ tòa án mà các trung tâm trọng tài cũng là cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Các trung tâm trọng tài luôn có các chuyên gia giỏi, am hiểu sâu những lĩnh vực mà doanh nghiệp đang vướng mắc nên họ sẽ giúp đỡ doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhưng vẫn giữ được bí mật kinh doanh”

(41)

. Bên cạnh đó, theo người viết cần có thêm một số biện pháp hỗ trợ như sau:

Thứ nhất, cần có sự hỗ trợ pháp lý từ phía Nhà Nước đối với các tổ chức phi

Chính phủ, trong đó có trọng tài. Đây là một giải pháp quan trọng. Nếu có sự hỗ trợ thích đáng thì trọng tài thương mại có thể phát huy mạnh được chức năng và vai trò của mình. Ở các nước trên thế giới người ta chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài là chủ yếu, giải quyết qua tòa án chiếm tỉ lệ không lớn. Có một thực trạng là các tổ chức phi Chính phủ không được tiếp cận nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước. Thiết nghĩ, cần có cơ chế hỗ trợ đúng mức thì trọng tài mới phát huy hết vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội dân sự. Bên cạnh đó cần có. sự trợ giúp ban đầu về mặt vật chất. Chỉ cần có sự hỗ trợ một phần nhỏ nguồn kinh phí Nhà nước đang cấp cho các cơ quan quản lý hiện nay thì các tổ chức phi Chính phủ thuộc ngành luật pháp, cũng như các ngành nghề khác sẽ làm “nên chuyện”, sẽ gánh vác một phần lớn chức năng quản lý của Nhà nước, tiết kiệm trong chi phí quốc dân. Nguồn này có thể khai thác từ việc giảm bớt biên chế tại các tổ chức Nhà nước. Có thể ban hành cơ chế cho thuê trụ sở đối với các tổ chức phi Chính phủ được khai thác và tự quản lý nguồn tài chính viện trợ của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế.

Thứ hai, chúng ta nên tiếp tục tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao kiến thức trọng tài cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức như: đào tạo, hội nghị, hội thảo, phát hành ấn phẩm, bản tin…Bên cạnh đó cần phối hợp cơ quan chức năng mà chủ yếu là các doanh nghiệp để triển khái các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức trọng tài; cụ thể:

41

Nguồn: http://www.lefaso.org.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=262&itemid=171LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 66

+ Tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực trạng nhu cầu và việc sử dụng trọng tài trong khối doanh nghiệp.

+ Tổ chức các khóa học tuyên truyền về trọng tài tại một số tỉnh thành trên toàn quốc nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng.

+ Tái bản sách: “50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc” và “trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn”

+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, thong qua hoạt động của đoàn luật gia, hội luật sư, đưa môn học trọng tài vào trường để đào tạo các luật gia, luật sư.

Thứ ba, tăng cường quảng bá phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

Mỗi năm trọng tài thương mại nước ta chỉ giải quyết được mấy chục vụ tranh chấp thương mại (con số này ở Mỹ là gấp 5.000 lần). Và có không ít cảnh “dở khóc, dở cười” vì chuyện một số doanh nghiệp Việt Nam do không chọn trước trọng tài (hay tòa án), khi có phát sinh tranh chấp trong vụ kiện có yếu tố nước ngoài, họ không biết quyết định như thế nào. Chọn trọng tài thì đã quá muộn, vì đối tác không hợp tác, chọn tòa án nước ngoài của đối tác thì không biết thủ tục pháp luật, chi phí, quy trình tố tụng. Chọn tòa án trong nước thì không biết bản án có được chấp nhận… Đây là điều mà các doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng cần quan tâm(42)

Để phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài càng trở nên phổ biến hơn đòi hỏi trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cần phải cung cấp một cách phổ biến, rộng rãi về quy tắc tố tụng trọng tài và điều khoản trọng tài mẫu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang web nhằm cung cấp thông tin, văn bản pháp luật liên quan đến trọng tài cho doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan. Song song đó cũng cần có các biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết vai trò và ý thức của tổ chức xã hội dân sự đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đã hội nhập.

Thứ tư, Xây dựng cơ chế phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Bộ tư pháp, Hội luật gia…Chọn trọng tài cũng gần như loại trừ thẩm quyền xét xử của tòa án (mặc dù sẽ cần sự hỗ trợ của Tòa án khi có khiếu nại về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chỉ định trọng tài viên và khi có căn cứ pháp luật để đề nghị Tòa án tuyên bố hủy quyết định trọng tài. Nếu các thẩm phán áp dụng Pháp lệnh một cách nghiêm túc, khách quan thì

Tòa án sẽ là một trụ cột để trọng tài phát triển, ngược lại sẽ làm cho trọng tài “suy

42

Nguồn: http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/baivietlienquan/2008/10/171.aspxLVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 67

tàn”. Do đó Tòa án không được coi trọng tài là “đối thủ cạnh tranh” với chính mình. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho thấy trọng tài sẽ không phát triển nếu không có sự hỗ trợ của Tòa án, nhưng để trọng tài nước ta phát triển thì không những cần xây dựng cơ chế phối hợp với Tòa án mà còn cần phải phối hợp với Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, Bộ tư pháp, Hội luật gia…Để xây dựng cơ chế phối hợp hữu hiệu nhằm tạo điều kiện cho các trung tâm trọng tài trong mối quan hệ với Tòa án và trọng tài. Qua đó cập nhật những thông tin mới nhất cũng như tìm hiểu, nghiên cứu những thay đổi hoặc xu hướng phát triển trọng tài thương mại để trọng tài nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.

Bên cạnh đó, cùng với việc kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao ban hành

nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong Pháp lệnh trọng tài thương mại cho phù hợp với tình hình mới. Đồng thời kiến nghị xây dựng luật trọng tài thương mại, nhằm bảo đảm có một văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực trọng tài thương mại hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với pháp luật quốc gia và thông lệ trọng tài quốc tế. Chính sự nhìn nhận thực tế về tầm quan trọng của vấn đề nêu trên mà ngày

nay trọng tài thương mại Việt Nam VIAC đã trở thành “điểm tựa” của các doanh nghiệp. Hoạt động của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trong năm 2005 đã để lại nhiều dấu ấn đáng ghi nhận. VIAC đã giải quyết 26 vụ tranh chấp (so với 32 vụ của năm 2004), trong số đó, số vụ tranh chấp mà bên bị đơn là các doanh nghiệp Việt Nam giảm đáng kể, chỉ còn 7 vụ (so với 13 vụ của năm 2004).

Đối với các lĩnh vực khác, con số hoặc các chỉ số tăng trưởng giảm thường là

điều đáng lo. Còn đối với VIAC, con số giảm lại là điều đáng mừng. Mừng vì số lượng các vụ tranh chấp giảm cũng có nghĩa là các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự khởi sắc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các giao dịch thương mại, tiến hành ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh quốc tế

ngày càng bày bản hơn, có tầm chiến lược hơn, có kinh nghiệm hơn và cũng am hiểu và tuân thủ pháp luật tốt hơn.

Nhưng nhìn chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu thế, là dòng chảy của thời đại, đồng thời công nghệ thông tin đang ngày càng làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế thì vấn đề xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của thế giới là điều hết sức cần thiết. Để hội nhập ngày càng sâu rộng trong hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam cần mở rộng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ngày một tốt hơn, phù hợp với thông lệ chung của thế giới. LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 68 KẾT LUẬN

Trên thế giới hiện nay, trọng tài không còn là cơ chế giải quyết tranh chấp xa lạ đối với các nhà kinh doanh, bởi vì hiệu quả mà nó mang lại đã ngày càng khẳng định được rằng đây là một cơ chế giải quyết tranh chấp thích hợp nhất trong nền kinh tế thị trường, khi nhu cầu giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế phát triển, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cũng cần được thực hiện một cách kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo bí mật kinh doanh cũng là vấn đề được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong môi trường thương mại quốc tế. Vì đây là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, cần các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có kiến thức về các lĩnh vực chuyên ngành. Nắm bắt được những mong muốn đó của các doanh nghiệp nên trọng tài đã từng bước nâng cao chất lượng trọng tài viên, đạo đức nghề nghiệp để giúp các nhà kinh doanh lựa chọn đúng đắn, giúp cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng phát triển, giúp cho giới kinh doanh an tâm thúc đẩy giao lưu, mua bán hàng hóa quốc tế. Từ đó làm cho môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng sôi động, trong đó Việt Nam là một minh chứng điển hình cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế; thể hiện nhất quán quan điểm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, trên cơ sở hợp tác, hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng nhau phát triển”. Điều này đã được chứng minh rõ nét trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, ký kết hiệp định song phương Việt-Mỹ, hiện nay là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, trên con đường hợp tác kinh tế sẽ không tránh khỏi phát sinh tranh chấp. Điều quan trọng phải thể hiện được trong quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đó là sự công bằng, tính khách quan và văn hóa trong kinh doanh của các doanh nghiệp, của các quốc gia thông qua hệ thống pháp luật rõ ràng, cụ thể, thống nhất và tiến bộ.

Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mại quốc tế cũng gặp

phải những khó khăn nhất định, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan, có thể do sự khác nhau về nhiều lĩnh vực như quốc tịch, luật pháp của nước sở tại…Bên cạnh đó cũng xuất phát một phần từ sự hạn chế về mức độ am hiểu luật pháp của các đối tác với nhau. Yêu cầu đòi hỏi là tự mỗi quốc gia phải thống nhất trong cách nhìn nhận, đánh giá tầm quan trọng của cơ chế “trọng tài” phù hợp với xu

thế thời đại để từ đó có thể từng bước hoàn thiện hơn nữa các quy định về trọng tài LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 69

thương mại.Từ đó sẽ tìm được sự thống nhất trong cơ chế giải quyết chung trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.

Trong thời gian qua với những nổ lực không ngừng, Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Hoàn thiện pháp luật thương mại là một yêu cầu, một đòi hỏi khách quan của thực tiễn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, góp phần quan trọng giúp Việt Nam tự tin bước vào con đường hội nhập, phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Giai đoạn phát triển đất nước, làm bạn với các nước với tinh thần hợp tác, hữu nghị, phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc, với những bước đi thật vững vàng, nhanh chóng nắm bắt những thời cơ, những vận hội mới thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển và phồn vinh.

Dựa trên phần trình bày các vấn đề đặt ra của đề tài: “ Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế” hy vọng rằng ở mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam ta nói riêng sẽ tự xây dựng, hoàn thiện cho mình một hệ thống pháp luật về trọng tài không chỉ phù hợp với pháp luật quốc gia mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Có như vậy thì cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mới thật sự mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, đúng đắn hơn để trọng tài hoạt động tốt hơn. Đây cũng là điều kiện để giúp các nhà kinh doanh ở các quốc gia khác nhau tham gia vào mối quan hệ quốc tế tránh những “thiệt thòi” mà trước đây do sự thiếu hiểu biết về đối tác kinh doanh, cũng như còn xa lạ với cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khi mở rộng giao thương với đối tác nước ngoài. Khắc phục được những nhược điểm trên, tin chắc rằng trong tương lai thì cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không những phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia mà còn được hoàn thiện một cách tốt nhất, giúp cho doanh nghiệp ngày càng tin tưởng lựa chọn trọng tài giải quyết ngày một nhiều hơn, thúc đẩy quá trình hợp tác, phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Do hạn chế về thời gian, kiến thức pháp luật và nhiều yếu tố khách quan nên

đề tài chỉ tập trung vào vấn đề: “Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế”. Đồng thời chỉ đưa ra một số hạn chế khiến tính khả thi của những quy định Pháp luật chưa cao khi áp dụng vào thực tế và những ý kiến có tính chất tham khảo và gợi mở mà theo quan điểm cá nhân cho là phù hợp, có thể khắc phục được những hạn chế đó. Vì vậy, người viết rất mong được sự đóng góp ý kiến quý thầy cô và các bạn có quan tâm để giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 

* VĂN BẢN PHÁP LUẬT:

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w