Vấn đề liên quan thành phần trọng tài và tố tụng trọng tài

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 38 - 40)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.3. Vấn đề liên quan thành phần trọng tài và tố tụng trọng tài

Việc không tuân thủ thủ tục về tố tụng trọng tài phải được coi là một tiêu chí để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại. Bởi vì, đây là một vấn đề quan trọng của chế định trọng tài.

Về nguyên tắc, thành phần trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn trên cơ sở pháp luật. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thành phần trọng tài được xác định trên cơ sở quy tắc tố tụng trọng tài mà các bên lựa chọn. Ví dụ, theo quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) quy định:

“Tòa án trọng tài không tự mình giải quyết các tranh chấp. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, tòa án trọng tài sẽ chỉ định hoặc xác nhận việc chỉ định các trọng tài viên trên cơ sở những quy định của Điều này”.

(26)

Như vậy, nếu trọng tài xét xử vụ việc và ra quyết định trong bối cảnh vi phạm

các quy định về thành phần trọng tài khi đó có ý nghĩa là ý chí của các bên trong việc hình thành trọng tài không được tôn trọng.

Những vấn đề về việc không công nhận quyết định trọng tài dựa trên cơ sở trọng tài không tuân thủ những chuẩn mực nhất định về thủ tục tố tụng phức tạp hơn so với các vấn đề liên quan tới thẩm quyền như đã trình bày ở trên. Những thủ tục trọng tài về cơ bản là những thủ tục nhằm đảm bảo công bằng trong xét xử, đảm bảo cho các bên thực hiện một cách công bằng và đầy đủ quyền tố tụng của mình. Đây là một nguyên tắc có được sự nhất trí chung. Tuy nhiên, trên thực tế việc đảm bảo thực thi nguyên tắc này như thế nào thì không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ: liệu pháp luật có đảm bảo các quyền sau: cho phép các bên tham dự bất kỳ phiên họp xem xét các chứng cứ; cho phép các bên có quyền cử đại diện và được người đại diện đó trợ

25

Giáo trình tư pháp quốc tế, Đại học Huế, NXB Giáo dục (1999), trang 249 - 253 26

Điều 2- Quy tắc tố tụng của trọng tài quốc tế ICCLVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 42

giúp trong quá trình xét xử… Việc không đảm bảo các quyền trên được xem là cơ sở để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Pháp luật của các quốc gia xem xét các vấn đề thủ tục không giống nhau. Theo pháp luật các quốc gia thuộc hệ thống châu Âu lục địa, việc các bên không được đảm bảo các quyền được có cơ hội đầy đủ và cần thiết để trình bày lý lẽ của mình (quyền này được coi là quyền tự bảo vệ cơ bản) là căn cứ để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Theo pháp luật của Anh, việc sai xót trong thủ tục trọng tài (ví dụ, trọng tài viên nhận hối lộ…) là một lý do để tòa án bác bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài. Theo Luật mẫu (Điều 36), những chuẩn mực và thủ tục ở đây được hiểu là khi bên phải thi hành quyết định đã không được thông báo hợp thức về việc chỉ định một trọng tài viên hoặc về việc tiến hành tố tụng trọng tài, hoặc về một lý do nào khác, bên đó không thể thực hiện được các quyền của mình.

Thực tiễn điều chỉnh pháp luật cho thấy thủ tục tố tụng trọng tài có nhiều sự khác nhau, song một trọng tài cụ thể bao giờ cũng tiến hành xét xử theo một thủ tục tố tụng xác định. Bởi vậy, nếu chính trọng tài không tuân thủ các thủ tục tố tụng đó thì quyết định của trọng tài cần bị từ chối công nhận và thi hành. Cách giải quyết như vậy sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả của chế định trọng tài nói chung và của hoạt động xét xử của trọng tài nói riêng.

Về việc xem xét sự vi phạm thủ tục tố tụng của trọng tài như một điều kiện để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Quyết định sơ thẩm số 02/ST ngày 18 tháng 11 năm 1997 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội và Quyết định phúc thẩm số 60/KTPT ngày 04 tháng 6 năm 1998 cuat tòa phúc thẩm tại Hà Nội Tòa án nhân dân tối cao về việc xét yêu cầu công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam Quyết định số 241/1995 ngày 20 tháng 5 năm 1996 của Tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Nga là một ví dụ thực tiễn.

“ Quyết định của tòa phúc thẩm có đoạn nêu rõ: “Nghị quyết ngày 04 tháng 3

năm 1996 Tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Nga đã vi phạm khoản 2 Điều 34 Quy tắc tố tụng của chính tổ chức này”. Chính vì lý do đó, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã

bác yêu cầu của bên được thi hành (Công ty cổ phần ENER-GO-NOVUS) về việc công nhận và thi hành tại Việt nam quyết định của trọng tài trên của Liên bang Nga và Tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo của bên được thi hành đối với quyết định của Tòa kinh tế đó”(27)

.

27

Nguyễn Trung Tín- Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam- Phụ lục 1-

NXB Tư pháp Hà Nội (2005) LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 43

Điều kiện về sự bảo đảm quyền tố tụng của các bên là một điều kiện cần thiết, bởi nếu không đảm bảo quyền này (ví dụ, không thông báo hợp pháp cho bị đơn nên bị đơn đã vắng mặt) thì có nghĩa là trọng tài đã vi phạm chế định trọng tài.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w