Quy định về chọn trọng tài viên

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 49 - 50)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Quy định về chọn trọng tài viên

Trọng tài viên là hạt nhân của các Trung tâm Trọng tài, quyết định uy tín và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Trọng tài. Kết quả giải quyết vụ tranh chấp có khách quan, công bằng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của Trọng tài viên. Mỗi Trung tâm Trọng tài đều có danh sách Trọng tài viên của riêng mình. Đó là yếu tố tiên quyết để khẳng định uy tín và cạnh tranh về hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp. Pháp luật ở hầu hết các nước đều có một đòi hỏi chung đối với các Trọng tài viên là phải có uy tín, hiểu biết sâu săc các lĩnh vực hoạt động của Trọng tài. Mỗi nước có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn để trở thành Trọng tài viên. Pháp lệnh năm 2003 quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành Trọng tài viên. Nhưng vấn đề đáng quan tâm trong các quy định hiên hành là đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các bên trong vụ tranh chấp của Việt Nam với nhau

35

Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/10/1806/LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 54

và các bên tranh chấp trong vụ việc có yếu tố nước ngoài về cách thức thực hiện quyền lựa chọn Trọng tài viên. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, khoản 3 Điều 49 quy định: “Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do toà án chỉ định có thể là Trọng tài viên có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam hoặc là Trọng tài viên nước ngoài theo quy định của pháp luật về trọng tài nước đó”. Tuy nhiên, nếu cả hai bên tranh chấp đều là các bên Việt Nam thì việc lựa chọn Trọng tài viên nước ngoài không được thừa nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại. Do vậy, với các bên tranh chấp đều là Việt Nam mà thoả thuận chọn Trọng tài viên nước ngoài thì thoả thuận đó không có giá trị thực hiện. Có thể thấy, theo quy định này thì người nước ngoài không được làm Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài Việt Nam. Điều này sẽ hạn chế quyền tự do lựa chọn của các bên tranh chấp, đồng thời hạn chế sự tiếp cận của Trọng tài Việt Nam đối với kinh nghiêm và thực tiễn giải quyết tranh chấp của các trọng tài các nước. Việc mời chuyên gia nước ngoài làm Trọng tài viên không chỉ bảo đảm quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp mà còn tăng tính cạnh tranh cho hoạt động Trọng tài, giúp các Trọng tài viên Việt Nam nâng cao trình độ trong quá trình hội nhập và thúc đẩy sự phát triển của Trọng tài Việt Nam. Luật Trọng tài của nhiều nước quy định cho phép lựa chọn Trọng tài viên ở phạm vi rộng theo nguyên tắc bất kỳ cá nhân nào cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên. Bởi lẽ việc trở thành Trọng tài viên là do nhu cầu của thị trường xác định và việc lựa chọn là do các bên tranh chấp quyêt định vì chính các đương sự trả thù lao cho các Trọng tài viên. Trong hoạt động của trọng tài, sự vô tư khách quan là tiêu chí hàng đầu của Trọng tài viên. Điều này được quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật về trọng tài của quốc tế và các nước. (Quy tắc trọng tài UNCITRAL; Quy tắc trọng tài của Uỷ ban kinh tế trọng tài Châu Âu; Quy tắc trọng tài của của Phòng Thương mại quốc tế Luân Đôn; Luật trọng tài Braxin…).

tài viên nào là người nước ngoài, trong khi thẩm quyền của Trọng tài không những chỉ giải quyết tranh chấp thương mại trong nước mà còn giải quyết cả những tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế. Điều này ít nhiều tạo nên tâm lý e ngại cho các bên tranh chấp mang quốc tịch nước ngoài khiến cho họ ít lựa chọn các Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tham gia giải quyết các tranh chấp. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là nơi giải quyết nhiều vụ việc nhất hiện nay cũng cho thấy thực trạng này. Theo báo cáo tổng kết năm 2005 có 18 vụ giải quyết tại Trung tâm thì 15 vụ nguyên đơn là doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác các Trọng tài viên của Việt Nam chủ yếu là các chuyên gia pháp lý mà ít có những nhà kinh tế có trình độ chuyên môn LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 55

cao và kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh giỏi. Trong hoạt động kinh doanh của kinh tế thị trường yếu tố nghiệp vụ chuyên ngành kinh tế là rất quan trọng, nếu chỉ giỏi về trình độ pháp lý thì chưa chắc đã đủ khả năng xử lý tốt những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự hiện diện của các chuyên gia kinh tế trong đội ngũ Trọng tài viên sẽ là một trong những nhân tố làm tăng thêm sức hấp dẫn của Trọng tài Việt Nam…

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 49 - 50)