Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 45 - 47)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương

VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.1. Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại quốc tế thương mại quốc tế

Hơn lúc nào hết, tranh chấp và giải quyết tranh chấp đang là vấn đề “nổi cộm”

của nền kinh tế thế giới hiện nay. Có thể khẳng định như vậy bởi lẽ quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, trong điều kiện đó mỗi quốc gia không thể đứng ngoài, tự tách mình khỏi quá trình hội nhập quốc tế. Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, sản phẩm làm ra của mỗi tập đoàn không còn bó buộc trong một phạm vi và lãnh thổ nhất định, mà được gắn kết với nền kinh tế toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất kinh doanh không những nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ, mà còn mở rộng hợp đồng với rất nhiều đối tác. Quá trình liên doanh, liên kết, mở rộng hợp đồng, sự phát sinh ngày càng nhiều quan hệ tư tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề tranh chấp. Sự ra đời của trọng tài như là một hệ quả tất yếu trong việc đa dạng hóa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Pháp luật hoàn toàn cho phép các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có quyền được lựa chọn mô hình mà mình yêu thích để những giải quyết những tranh chấp phát sinh. Chính điều này đã tạo cơ sở cho sự ra đời của các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR), mà phương thức có vị trí quan trọng nhất trong số đó là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

(31)

. Do đó, ở các nước

trên thế giới, ngoài tòa án, đều có một cơ quan tài phán khác là trọng tài. Tại Việt Nam, văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề trọng tài thương

mại là Pháp lệnh trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc Hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2003. Sự ra đời của Pháp lệnh là bước hoàn thiện đáng kể việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động trọng tài ở nước ta. Về cơ bản, pháp luật đã khắc phục được những khiếm khuyết, hạn chế trong các quy định của pháp luật về trọng tài. Có thể nói, những khiếm khuyết, hạn chế đó là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút đáng kể sự hấp dẫn của chế định trọng tài trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong hoạt động kinh doanh

31

Nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/12/05/2041/. LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 50

Tuy nhiên, qua hơn 5 năm thực hiện, Pháp lệnh trọng tài thương mại đã bộc lộ một số bất cập và những vướng mắc cần được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với pháp luật trọng tài thế giới.

3.1.1. Thỏa thuận trọng tài

Về mặt hình thức, theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh trọng tài thương mại: “Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng

tài bằng văn bản”. Theo người viết, quy định này rất dễ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế áp dụng. Bởi cụm từ “hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên” là những văn bản gì hiện chưa được Pháp lệnh làm rõ. Hơn nữa, nếu so sánh hình thức thỏa thuận trọng tài (Điều 9) của Pháp lệnh với Khoản 2 Điều 7 Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại Quốc tế 1985 thì mặc dù hai điều khoản trên đều quy định hình thức thỏa thuận trọng tài là bằng văn bản, nhưng nội hàm khái niệm văn bản của Việt Nam hẹp hơn so với quy định trong Luật Mẫu. Khoản 2 Điều 7 Luật Mẫu quy định: “Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thỏa thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thỏa thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này”

(32) .

Như vậy, theo Luật Mẫu thì hình thức văn bản nêu ở trên quy định đầy đủ rõ

ràng và khi có tranh chấp xảy ra, quyền và lợi ích của các bên sẽ được bảo vệ. Vì thế, theo người viết khi tiến hành sửa đổi về hình thức thỏa thuận trọng tài, để phù hợp với các quy định của pháp luật trọng tài thế giới thì nên xây dựng theo hướng tiếp nhận quy định trong Luật Mẫu UNCITRAL.

Về nội dung, theo Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”. Theo quy định này cho phép ta hiểu rằng thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về trọng tài đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng về trọng tài được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Trong khi đó tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Mẫu

32

Khoản 2 – Điều 7, Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL) (năm 1976)LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 51

UNCITRAL có quy định: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”

(33)

. Ở đây ta thấy phạm vi các tranh chấp mà

trọng tài giải quyết theo Luật Mẫu là rộng hơn và Luật Mẫu cũng quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Đó là mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định. Vì vậy, trong điều kiện đặc thù của đất nước cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập, Việt Nam nên chăng tiếp nhận quy định của Luật Mẫu vào Luật trọng tài sắp được ban hành trong thời gian tới.

tranh chấp trong hoạt động thương mại. Như vậy, chỉ những thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mới thuộc thẩm quyền của trọng tài. Điều này đã làm cho các Trung tâm trọng tài mất đi một lượng khách đáng kể trong các lĩnh vực không phải là hoạt động thương mại. Bởi vì theo Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh định nghĩa hoạt động thương mại như sau: “ Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Đây là việc xác định phạm vi thẩm quyền của trọng tài theo cách liệt kê. Theo cách này, những tranh chấp nằm ngoài phạm vi được liệt kê thì trọng tài không thể giải quyết. Cách quy định này tạo thuận lợi cho người nghiên cứu nhưng có điểm hạn chế là không bao quát, dự liệu được các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài nên sẽ hạn chế quyền lựa chọn của các bên tranh chấp và hạn chế hiệu quả hoạt động của trọng tài. Phương pháp này sẽ không phù hợp với những nước có nền kinh tế thị trường đa dạng về chủ thể và tranh chấp. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia lại sử dụng cách liệt kê các loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài (loại trừ). Theo phương pháp loại trừ này, thẩm quyền của trọng tài được xác định ở phạm vi mở, tạo khả năng thích ứng và linh hoạt trong tố tụng trọng tài. Theo đó, về nguyên tắc không cho phép trọng tài giải quyết các vấn đề liên quan về: quyền nhân thân; tình trạng cá nhân, quan hệ hôn nhân, gia đình; tranh chấp về phá sán, vỡ nợ công ty; về sở hữu trí tuệ; tranh chấp liên quan đến trật tự công cộng, lợi ích công

33

Khoản 1 – Điều 7, Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL) (năm 1976)LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 52

cộng. Ở một số nước, các vấn đề trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ như phạm vi bảo hộ, hiệu lực của văn bằng, vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp không thể giải quyết bằng trọng tài nhưng các bên lại có thể giải quyết bằng trọng tài vấn đề li-xăng. Từ những phân tích trên, thiết nghĩ trong vấn đề này cần có sự xem xét, sửa đổi, bổ sung để những quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng nó càng trở nên dễ dàng, trở thành công cụ pháp lý hiệu quả cho các tranh chấp ngày càng đa dạng trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w