Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 163 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
163
Dung lượng
1,43 MB
Nội dung
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC: - Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và giọng thơ đầy tâm huyết, sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX. - Rút ra bài học lẽ sống của thanh niên. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK + SGV + Bài soạn C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận D. TIẾN HÀNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Trước khi có văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, lịch sử văn chương Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn của thơ văn một con người. Đó là tiếng nói của một trái tim chan chứa nhiệt huyết, có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng. Người đó là Phan Bội Châu. Để thấy rõ nội dung thơ văn của tác giả, chúng ta tìm hiểu bài Lưu biệt khi xuất dương. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Đọc – tìm hiểu - Phần tiểu dẫn trình bày hai nội dung. Một là giới thiệu vài nét về Phan Bội Châu với cuộc đời, quá trình hoạt động và sự nghiệp văn chương của ông. Hai là bài thơ Lưu biệt khi xuất dương. 1. Tiểu dẫn - Tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Hãy nêu tóm tắt a. Phan Bội Châu (1867- 1940): Thuở nhỏ có tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam. - Quê ở Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho. - Đỗ Giải nguyên (1900), Phan Bội Châu là nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước. Ông vào Nam, ra Bắc tìm bạn đồng chí lập ra tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản. Đó là Hội Duy tân (1904). - Theo chủ trường của Hội Duy tân, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản 1905. - Suốt hai mươi năm (1905- 1925), ông có mặt ở Nhật, Trung Quốc, Thái Lan để mưu sự nghiệp cứu nước. Ông thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912). Cũng năm này, ông bị Nam triều (đứng sau là thực dân Pháp) kết án tử hình vắng mặt. Năm 1925, thực dân Pháp rình mò lừa bắt được ông ở Trung Quốc định đem về nước thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, chúng phải đưa ông ra xét xử công khai. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, thực dân Pháp phải xoá án khổ sai chung thân và bắt ông về quản thúc (giam lỏng) ở Bến Ngự (Huế). Ông mất tại đây năm 1940. - Em có nhận xét gì về cuộc đời và quá trình hoạt động của Phan Bội Châu? - Ông là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỉ XX. Ông là lãnh tụ ưu tú nhất, gây được lòng tin yêu của nhân dân. - Ông nổi tiếng thần đồng (13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi đỗ Giải nguyên trường Nghệ An). - Lòng yêu nước, căm thù giặc đã nung nấu ý chí giải phóng dân tộc. Năm 17 tuổi đã viết Bình Tây thu Bắc (Dẹp giặc Pháp khối phục đất Bắc) đem dán ở các cổng trong làng để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào Cần vương. - Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành nhưng đã lay động mạnh mẽ trong tầng lớp nhân dân. Nó chứng tỏ ý chí của cong người Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục kẻ thù. - Về sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu đã để lại cho nền văn học nước ta những tác phẩn nào? - Trong quá trình hoạt động, Phan Bội Châu đã sáng tác nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau bằng chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm chính bao gồm: + Bái thạch vi huynh phú (1897) + Việt Nam vong quốc sử (1905) + Hải ngoại huyết thư (1906) + Ngục trung thư (1914) + Trùng Quang tâm sử (1920- 1925) + Văn tế Phan Châu Trinh (1926) + Phan Bội Châu niên biểu (1929) + Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập (Hai tập văn, thơ này làm trong thời gian bị giam lỏng ở Huế). - Trình bày khái quát nội dung thơ văn Phan Bội Châu. - Nội dung thơ văn của ông sôi sục, nóng bỏng tinh thần yêu nước. Nó thôi thúc, cổ vũ lòng người. Phan Bội Châu đã thành công trong việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu nước. Thơ văn ông giàu nhiệt huyết, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Ông được coi là cây bút xuất sắc nhất trong những năm đầu thế kỉ XX. - Nội dung thứ hai trong phần tiểu dẫn là gì? - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Duy tân hội được thành lập 1905. Lúc này phong trào Cần vương đã cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Sào Nam lúc này còpn rất trẻ đã biểu hiện quyết tâm vươn mình, vượt qua giáo lí đã lỗi thời của đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới, tìm hướng mới khôi phục giang sơn. Phong trào Đông du được nhóm lên, đặt cơ sở, tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. Lưu biệt khi xuất dương được viết trong bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu tổ chức ở nhà mình để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường. 2. Văn bản (HS đọc SGK) GV cùng HS tìm hiểu chú thích SGK - Thơ Nôm Đường luật cũng như thơ Đường luật thường có bố cục 4 cặp câu (đề, thực, luật, kết) và 4 cầu trên, 4 câu dưới, 2- 4- 2. - Bài thơ này nên chia theo 4 cầu trên và 4 câu dưới. a. Bố cục - Xác định bố cục và ý của mỗi đoạn + Bốn câu trên: Nội dung thể hiện quan niệm mới về chí làm trai cũng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm. + Bốn câu còn lại: Ý thức được nỗi nhục mất nước, với nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước. b. Diễn nôm ý của mỗi câu thơ - Trên cơ sở phiên âm chữ Hán, hãy tìm ý của mỗi câu thơ. 1.Sinh vi nam tử yếu hi kì (Đã sinh là trái phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại). 2. Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di (Chẳng lẽ (lẽ nào) để trời, đất tự xoay vần) 3. Ư bách niên trung tu hữu ngã (Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc có nghĩa) 4. Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ (Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối tiếp) 5. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế (Non sông đã chết, sống làm chi cho nhơ nhuốc) (đồ nhuế là nhơ nhuốc) 6. Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si (si là ngu) (Thánh hiền đã vắng, đọc cũng ngu) 7. Nguyện trục trường phong Đông hải khứ (Nguyện theo cơn gió lớn qua biển Đông) 8. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi (Muôn con sóng bạc cùng một lúc bay lên) - Từ ý của mỗi câu thơ. Hãy nhận xét bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt? - Nhìn chung bản dịch thơ sát với nguyên tác. Song ở các câu thơ 3, 6, 8 bản dịch chưa làm rõ ý của nguyên tác. + Câu 3, nghĩa: Trong khoảng trăm năm ta phải làm được việc gì đó thật có nghĩa cho đời chứ. Bản dịch thơ “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”, ý nghĩa của câu thơ nghiêng nhiều về khẳng định mình, coi trọng cá nhân trong sự phát triển chung của đất nước, đề cao cái tôi của mình. + Câu 6, nghĩa của nó: Thánh hiền đã vắng, đọc (học) cũng ngu thôi. Bản dịch thơ “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài”. Chữ “hoài” ý nhẹ chỉ mang vẻ nuối tiếc, nghi ngờ về sự học hành theo kiểu từ chương trích cú. Mấy tiếng “tụng diệc si” (đọc cũng ngu thôi) mang nghĩa phủ định mạnh mẽ. + Câu 8, nghĩa của nó: Muôn lớp sóng bạc cùng một lúc bay lên. Bản dịch: “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Chữ “tiễn” trang trọng nhưng không mạnh mẽ, phù hợp với tư tưởng hành động của người viết. Đó là tư thế mạnh mẽ hăm hở khi sát ý nguyên tác, đã chuyển một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng thành tường thuật miêu tả. c. Chủ đề. - Xác định chủ đề của bài thơ - Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lao, mới mẻ. đầy trách nhiệm của Phan Bội Châu. Đồng thời miêu tả tư thế quyết tâm, niềm hăm hở của ông trong buổi đầu xuất dương cứu nước. II. Đọc - hiểu 1. Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lao mới mẻ và ý thức trách nhiệm của Phan Bội Châu (HS đọc 4 câu đầu SGK) - Phan Bội Châu thể hiện ý tưởng như thế nào của chí làm trai. - Cũng như nhiều bạc tiền nhân khác như Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu thể hiện ý tưởng của kẻ làm trai: Làm trai phải lạ ở trên đời Nghĩa là sinh ra làm thân nam nhi phải làm được những việc lớn lao, trọng đại cho đời. Vì thế câu thơ thứ hai: Há để càn khôn tự chuyển dời Câu thơ như một lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời, chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ. Nó còn là lời phản vấn: lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài, vô can. - Em có nhận xét gì về hai câu thơ này? - Hai câu thơ thể hiện lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến của trang nam nhi, + Nguyễn Trãi: Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có chí, có anh hùng (Bảo kính cảnh giới số 5) + Phạm Ngũ Lão: Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vu Hầu. (Tỏ lòng) + Nguyễn Công Trứ: Sống làm trai ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Chí làm trai) Chí làm trai mà các bậc tiền nhân tôn thờ thường gắn liền với nhân nghĩa, chí khí, với công danh, sự nghiệp. - Chí làm trai ở Phan Bội Châu là một quan niệm đầy mới mẻ. Làm trai phải xoay trời, chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Ý tưởng lớn lao mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình. Trong khoảng trăm năm cần có tớ - Em có suy nghĩa gì về câu thơ tiếp theo? Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc gì có ích cho đời, thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Phan Bội Châu khẳng định dành trọn cuộc đời của mình cho sự nghiệp cứu nước. - Ông đã tự nhận gánh vác việc giang sơn trên đôi vai của mình một cách dũng cảm xung phong đi trước mở đường, làm tấm gương sáng cho nhiều người nhất là thế hệ trẻ noi theo. - Bài thơ viết ra bằng cả tâm huyết, nó phá vỡ quy luật của chủ nghĩa phi ngã trong văn chương mấy thế kỉ trước. Nó mở đường cho cái gì mới hơn của nghệ thuật tuyên truyền. Nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả khi nó xuất phát từ niềm tin chân thật. - Em hiểu câu thơ “Sau này muôn thuở, há không ai” như thế nào? - Trước hết phải thừa nhận: Phan Bội Châu không khẳng định mình và phủ định mai sau. Nghĩa là không vỗ ngực tuyên bố rằng hiện nay vai trò cá nhân của mình vô cùng quan trọng và sau này cũng không thể có ai được như mình. Điều Phan Tiên sinh muốn nói là: Lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. Phải có niềm tin như thế nào với mai sau mới có câu thơ ấy. Ý thức trách nhiệm còn thể hiện ở thái độ trước tình cảnh đất nước trong hiện tại. Điều ấy được thể hiện như thế nào? (HS đọc 2 câu) “Non sông… cũng hoài” - Ông không nghi ngờ như Nguyễn Khuyến trước đây: “Sách vở ích gì cho buổi ấy/ Áo xiêm luống những thẹn than già”. Ông đã thấy được bản chất của việc “sôi kinh nấu sử” của các nhà nho xưa. Việc học hành thi cử của nền hoạc vấn cũ không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại “non sông đã chết”. Cần phải nói thêm: Phan Bội Châu không phải là người phủ nhận Nho giáo. Ông hiểu được vai trò vô cùng to lớn của đạo Nho trong việc đào luyện nhân cách con người phù hợp với tổ chức, quản lí của xã hội phong kiến trong suất mấy ngàn năm lịch sử. Vấn đề ông đặt ra trong bài thơ là thái độ của mỗi người đối với đất nước. Điều mà ông kêu gọi chính là sự thức thời, là tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tình thế đất nước lúc này đã khác nhiều đối với trước. Hơn nữa, cá tính mạnh mẽ của con người ưu hành đọng, tràn đầy nhiệt huyết ông đã đưa vào thơ của mình những từ phủ định gây ấn tượng: + Tử hĩ (chết rồi) + Đồ nhuế (nhơ nhuốc) + si (ngu) Các từ nhục, hoài trong bản dịch chưa thể hiện hết ý các từ “đồ nhuế”, “si” trong nguyên tác. 2. Tư thế mạnh mẽ, hăm hở của Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước (HS đọc 2 câu cuối trong bài thơ) Khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào? - Khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các hình ảnh đầy mạnh mẽ: Nguyện trục trường phong Đông hải khứ Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động, bay lên cùng với cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Và mạnh mẽ hơn: Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi Cùng một lúc bay lên với muôn con sóng bạc. Những từ chỉ về đại lượng không gian: “Trường phong Đông hải”, “Thiên trùng bạch lãng” vừa kì vĩ, rộng lớn như gây ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. Con người của thơ xưa về cơ bản chưa phải là con người của cá nhân, cá thể mà là con người của vũ trụ. Tuy nhiên những hình ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác động tô đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình. Đó là khát vọng và hành động, là tư thế hăm hở lên đường cứu nước. - Yếu tố nào của bài thơ đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ?. - Cách sử dụng tục ngữ đã làm nên sức lôi cuốn và hấp dẫn. + Những từ ngữ chỉ về đại lượng không gian, thời gian mang tính vũ trụ lớn lao kì vĩ (Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm) đã làm nên đặc trưng thơ tỏ chí thời trung đại và cũng là đặc trưng trong bút pháp của Phan Bội Châu. + Những từ đầy cảm hứng phủ định: tử hĩ (đã chết), đồ nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu), đã tác động đến độc giả một cách sâu sắc. - Giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ. + Mở ra có tính chất mạnh mẽ và chủ động ở hai câu đầu. + Tự tin, đầy trách nhiệm của bản thân và lắng xuống có phần xót xa trước thực trạng của đất nước. + Trào lên mạnh mẽ, hăm hở ở hai câu cuối bài. Giọng điệu của bài thơ đã góp phần làm nổi bật nhân vật trữ tình. Đó là con người tự tin, dám đối thoại cùng trời đất lịch sử, ý thức rõ về cái vinh cái nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, có hành động mạnh mẽ, hăm hở trên hành trình cứu nước. III. Củng cố IV. Luyện tập - Viết một đoạn văn bình giảng hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài. Phần Ghi nhớ SGK - Bài thơ có tám câu. Hai câu đầu là tỏ chí. Câu 3, 4 là ý thức trách nhiệm của cái tôi với sự nghiệp cứu nước và đặt niềm tin vào lịch sử mai sau. Câu 5, 6 là ý thức về thực trạng của nền học vấn, thi cử lúc bấy giờ, từ đó thấy được cái vinh, cái nhục. Hai câu kết bài: Nguyên trục trường phong Đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi (Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi) - Nhà thơ như múa bút trong một tâm thế tràn đầy nhiệt huyết. - Nét thứ nhất vẽ ra đại lượng không gian. Đó là cơn gió lớn, gió thổi dài, thổi mãi (trường phong). Đó là biển Đông mênh mông sóng cuộn. Con người như muốn hoà vào cơn gió lớn vượt qua biển cả. Khát vọng thật lớn lao. Nét thứ hai cũng là đại lượng về không gian. Đó là “thiên trùng bạch lãng” (muôn trùng sóng bạc) kết hợp với một dự cảm, một hiện tượng bất chợt “nhất tề phi” (cùng một lúc bay lên). Cong người như bay lên cùng gió, làm quẫy muôn lớp sóng đại dương. Câu thơ viết ra từ trái tim tràn đầy nhiệt huyết của một phong độ hào hùng, niềm hăm hở dấn thân và một trí tưởng tượng bay bổng của người chí sĩ trên hành trình cứu nước. NGHĨA CỦA CÂU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu - Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu có các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK + SGV + Bài soạn C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Đọc - hiểu 1. Hai thành phần nghĩa của câu (HS đọc SGK và tự trả lời câu hỏi). - Hai câu trong mỗi cặp đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì? - Câu a và a ’ sự việc là có một thời: hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. - Câu b và b ’ sự việc là: tôi nói, người ta bằng lòng. - Câu nào biểu lộ sự thông báo nhưng chưa tin tưởng chắc chắn? - Câu nào biểu thị sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc? - Câu nào biểu hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc? - Từ sự so sánh các cặp câu trên đây, chúng ta rút ra kết luận gì? Câu a và b. Bởi câu a có hai từ hình như, câu b có từ chắc. “Hình như” và “chắc” chưa khẳng định sự việc rõ ràng. Câu a’ và b ’ . Bởi câu a ’ bỏ từ hình như còn mang tính phỏng đoán và câu b ’ bỏ từ chắc mang tính lưỡng lự. Câu a và câu b. Vì nó là suy nghĩ bình thường không mang tính khẳng định. Ở đời, sự việc có thể diễn ra thế này, hoặc thế khác, không ai có thể biết trước được. - Chúng ta rút ra kết luận: + Một câu thường có hai thành phần nghĩa. * Một là đề cập đến một hoặc nhiều sự việc. * Hai là bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc. Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai gọi là nghĩa tình thái. - Hai thành phần nghĩa sự việc và nghĩa tình thái được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ và phân tích. - Hai thành phần nghĩa hoà quyện với nhau. Câu vừa có nghĩa sự việc, vừa có nghĩa tình thái. Ví dụ: + “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) Câu thứ nhất: “Chiều, chiều rồi” nghĩa sự việc là miêu tả thời gian, không gian của buổi chiều tàn. Câu thứ hai, nghĩa sự việc là tiếng ếch nhái vọng vào. Cả hai câu đều có nghĩa tình thái. Đó là tâm hồn tinh thế trong cảm nhận của Thạch Lam. - Về nghĩa sự việc và nghĩa tình thái có chú ý gì? Chú ý 1: Câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tính khách quan, trung hoà: Ví dụ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Nghĩa sự việc: Không ngủ vì lo vận nước. Nghĩa tình thái: Ý thức trách nhiệm cao cả. Chú ý 2: Có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. (Ví dụ: SGK). 2. Nghĩa sự việc (HS đọc SGK) - Thế nào là nghĩa sự việc? Hãy nêu ra một số câu có nghĩa sự việc khác nhau? - Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Hiện thực khách quan có rất nhiều sự việc. Do đó câu cũng có nghĩa sự việc khác nhau. Có thể phân câu có nghĩa sự việc: + Biểu hiện hành động (ví dụ SGK) + Biểu hiện đặc điểm, trạng thái, tính chất (ví dụ SGK) + Biểu hiện quá trình (ví dụ SGK) + Biểu hiện tư thế (ví dụ SGK) + Biểu hiện sự tồn tại (ví dụ SGK) + Biểu hiện quan hệ (ví dụ SGK). - Em có nhận xét gì về nghĩa sự việc của câu? - Nghĩa sự việc ở hành động, đặc điểm, trạng thái, tính chất, quá trình, tư thế, tồn tại quan hệ đều do chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ quyết định. Ví dụ: Lom khom dưới nùi tiều vài chú “Lom khom” đã quyết định tư thế của “tiều vài chú”, tại địa điểm dưới núi. Nghĩa sự việc của câu là: Máy chú tiều lom khom dưới nùi. - Một câu có thể biểu hiện nhiều sự việc. Ví dụ: Trời ngủ, mây ngủ, nước ngủ, dòng sông và cánh đồng cũng ngủ. II. Củng cố III. Luyện tập Câu 1 - SGK Phần Ghi nhớ: SGK Nghĩa sự việc của từng câu thơ trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Câu 1 trạng thái, đặc điểm, tính chất của ao Ao thu lạnh và trong. Câu 2 Biểu hiện tư thế Thuyền câu bé nhỏ. Câu 3 Quá trình Theo làn gió nhẹ sóng nước chỉ hơi gợn. Câu 4 Quá trình Chiếc lá vàng bay theo gió nhẹ. Câu 5 Trạng thái Mây lơ lửng, trời xanh ngắt. Câu 6 Trạng thái Đường với trúc mọc hai bên quanh co. Xóm vắng. Câu 7 Tư thế Tựa gối, ôm cần. Câu 8 Tư thế Cá đớp dưới chân bèo. Câu 2 - SGK Câu Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a Tồn tại Một ông rể quý như Xuân Tự hào nhưng cũng đáng lo, đáng sợ b Quan hệ Hán và mình chọn nhầm nghề Ân hận c Quan hệ họ và mình cũng không nhận ra con gái mình có hư hay là không Phân vân Câu 3 - SGK Một kẻ biết kình mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài/ hẳn/ không phải là kẻ xấu hay là vô tình. (Chọn từ “hẳn” lấp vào chỗ trống) VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5 Nghị luận văn học Chọn một trong ba đề sau: Đề 1: Người xưa có câu “Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều”. Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên. Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. HẦU TRỜI Tản Đà A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX. - Có kĩ năng bình giảng những câu thơ hay mang dấu ấn riêng của thi sĩ Tản Đà. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK + SGV + Bài soạn. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận. [...]... sĩ hạ giới): + Vào trông thấy trời, sụp xuống lạy”, Đúng là vào nơi “Thiên môn đế khuyết” + Được mời ngồi: “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy” Khi đọc thơ vừa say sưa có cái gì hài hước + “Đắc ý đọc đã thích” cảm hứng tạo được, đọc càng hay + “Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi” hài hước + “Văn dài hơi tốt ran cung mây” câu diễn đạt được nhiều ý Văn đã dài, hơi lại càng tốt thành thử làm vang lên... định sai lầm cần phải bác bỏ Đinh Gia Trinh trong tác phẩm Hoài vọng của lí trí đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng bác bỏ lại: “Tác giả đã căn cứ vào đâu mà biết như vậy, rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh? Căn cứ vào chứng ngôn của người đồng thời với Nguyễn Du hay vào những di bút của thi sĩ”… Một ví dụ khác Trả lời chất vấn của Tổng thanh tra Chính phủ về khoản tiền lương Cao Khải đưa cho vị này ba lần... (xuất bản lần lượt vào các năm 1916, 1918, 1932), Còn chơi (1921), Thơ Tản Đà (1925) * Văn xuôi: Giấc mộng lớn (1928), Giấc mộng con I, II (1916, 1932), Tản Đà văn tập (1932) Ngoài ra Tản Đà còn chú giải Truyện Kiều, dịch Kinh thi, thơ Đường, Liêu Trai chí dị và soạn một số vở tuồng như Tây Thi, Thiên Thai - Đặc điểm văn chương Tản Đà + Ông đã đi tiên phong trên nhiều lĩnh vực vưn hoá Vào những năm 20... “Ngông” là một biểu hiện của ý thức cá nhân Người biết “ngông” là đẩy mình lên trên thiên hạ, là khẳng định tài năng của mình Cái ngông trong văn chương là xem văn chương của mình là độc nhất, vô nhị, không ai có thể sánh ngang bằng Nguyễn Công Trứ xem mình là con người “tài bộ”, sánh nganh cùng Trái Nhạc, Hàn Kì, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương gọi đám sĩ tử là “lũ ngẩn ngơ” và “Lại đây cho chị dạy làm thơ” Nguyễn... kể chuyện theo trình tự thời gian, giúp người đọc dễ theo dõi Xen vào kể chuyện là những chi tiết được hư cấu, tưởng tượng kích thích người đọc, người nghe - Âm điệu của bài thơ cũng có sự chuyển biến linh hoạt Âm điệu gắn liền với mạch truyện: vui, hào hứng, sôi nổi ở đoạn một và hai Đoạn ba: Nhân vật trữ tình thể hiện sự xa xót có xen vào chút an ủi vỗ về của Trời Đoạn còn lại, âm điệu thơ có vẻ ngâm... thuốc, tôi bị bệnh mặc tôi” Đoạn 1: Tác giả Đinh Gia Trinh đã đưa ra lí lẽ vạch rõ luận điểm chính xác, không có căn cứ khoa học của Trương Tửu khi cho rằng: “Nguyễn Du là con bệnh thần kinh” + Căn cứ vào đâu? + Vào chứng ngôn của những người cùng thời hay bút tích? + Mấy bài thơ Mãn hứng, U cư, Nguyễn Du nói mình mắc bệnh chứ đâu mắc bệnh thần kinh, + Thiết tưởng một con người ban ngày nhìn thấy ma, ban... trong việc dựng cảnh Bối cảnh rực rỡ, oai nghiêm ở chốn thiên đình, chọn không gian phù hợp với hoạt động của nhân vật Đấy là cảnh nhà Trời - Những phản ứng về mặt tâm lí của các nhân vật được đan xen vào nhau một cách linh hoạt làm cho buổi nghe thơ trở nên sôi nổi, hào hứng Người đọc thơ hay mà tâm thế người nghe cũng cảm thấy hay Trong phút đồng tâm cũng thấy đắc ý, sướng lạ lùng - Qua việc đọc thơ,... mức Trời cũng phải tán thưởng + Tản Đà ý thức rằng không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên Những áng văn ấy chỉ có Trời mới hiểu và Trời phê bình một cách xác đáng + Tản Đà tự xem mình là một “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì tội ngông + Nhận mình là người nhà Trời sai xuống hạ giới thực hành “thiên lương” Theo Tản Đà, con người phải có: lương tri, lương năng, lương tâm Cái... mức Trời cũng phải tán thưởng + Tản Đà ý thức rằng không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên Những áng văn ấy chỉ có Trời mới hiểu và Trời phê bình một cách xác đáng + Tản Đà tự xem mình là một “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì tội ngông + Nhận mình là người nhà Trời sai xuống hạ giới thực hành “thiên lương” Theo Tản Đà, con người phải có: lương tri, lương năng, lương tâm Cái... cô tiên xuất hiện cùng cười, nói: Trời đang nắng vì người đọc thơ mất giấc ngủ của Trời và mời lên đọc thơ cho Trời nghe + Trời đã sai gọi, buộc phải lên - Em có suy nghĩ gì về - Đó là đêm trăng sáng, vàolúc canh ba (rất khuya) cách kể chuyện? + Nhà thơ không ngủ, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ + Tâm trạng buồn + Ngồi dậy đun nước uống và ngâm văn + Ngắm trăng trên sàn nhà + Chợt hai cô tiên . đưa vào . (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) Câu thứ nhất: “Chiều, chiều rồi” nghĩa sự việc là miêu tả thời gian, không gian của buổi chiều tàn. Câu thứ hai, nghĩa sự việc là tiếng ếch nhái vọng vào. . bỏ qua những chi tiết kể về thái độ của người đọc thơ (văn sĩ hạ giới): + Vào trông thấy trời, sụp xuống lạy”, Đúng là vào nơi “Thiên môn đế khuyết”. + Được mời ngồi: “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi. tài năng của mình. Cái ngông trong văn chương là xem văn chương của mình là độc nhất, vô nhị, không ai có thể sánh ngang bằng. Nguyễn Công Trứ xem mình là con người “tài bộ”, sánh nganh cùng Trái