Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa I. Kiến thức cơ bản 1. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. => Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên nước ta. Nó được biểu hiện ở các thành phần : khí hậu, địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật trong đó khí hậu giữ vai trò quan trọng và quy định đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác. 1.1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. => Là đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta. Nó được quy định bởi vị trí địa lí (về vĩ độ: nằm trong vùng nội chí tuyến, về kinh độ thuộc khu vực gió mùa châu Á và tiếp giáp với biển Đông nóng ẩm). Nó chi phối đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan tự nhiên nước ta. a. Tính chất nhiệt đới: - Nhiệt độ trung bình năm từ 22-27 o C. - Tổng nhiệt hoạt động lớn từ 8.000 - 10.000 o C . - Tổng số giờ nắng: 1.400 giờ. - Cán cân bức xạ luôn dương (đạt 75 kcal/cm 2 /năm) với hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. => Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc nên có góc nhập xạ lớn vì thế nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn với hai lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm. => Nhiệt độ và bức xạ là tài nguyên thiên nhiên quan trọng giúp cây xanh quang hợp, đặc biệt trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển, nhiệt độ và nguồn bức xạ là tài nguyên năng lượng vô cùng quý giá b. Tính chất gió mùa => Nước ta quanh năm chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong BBC do nằm trong vùng nội chí tuyến nhưng bị lấn áp bởi gió mùa và chỉ mạnh lên khi vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa. Hàng năm nước ta chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính là: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đôn. Gió mùa Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ Hướng gió Đông Bắc Tín Phong Đông Bắc Tây Nam Nguồn gốc - Lục địa Á – Âu lạnh => Áp cao Xibia. - TBD và ÂĐD nóng hơn hình thành áp thấp Aleut và áp thấp ÂĐD; áp thấp cận chí tuyến Nam hoạt động mạnh cũng đã hút gió từ áp cao Xibia về (đang là mùa hạ của bán cầu nam) Áp cao chí tuyến BBC Áp cao Bắc AĐD (trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma khơi sâu hút gió từ Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan) Áp cao chí tuyến BCN (di chuyển theo hướng ĐN qua xích đạo đổi thành hướng TN do lực Coriolit) Phạm vi hoạt động Miền Bắc Miền Nam Cả nước Thời gian hoạt động Từ tháng XI đến tháng IV Quanh năm từ tháng V đến tháng VII từ tháng VI đến tháng X Tính chất - lạnh khô (đầu mùa đông khối không khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Quốc rộng lớn qua các cánh cung vào nước ta ít biến tính) - lạnh ẩm (cuối mùa đông khối không khí lạnh di chuyển qua biển Hoàng Hải và biển Nhật Bản bị biến tính) Nóng, khô, ít mưa Nóng, ẩm Hệ quả mùa đông lạnh ở MB mùa khô sâu sắc cho miền nam mưa cho TN, ĐNB, khô nóng Trung Bộ mưa cho cả nước Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất cùng với yếu tố địa hình, hình dãng lãnh thổ đã tạo nên sự phân mùa khí hậu nước ta. - Miền Bắc có mùa đông lạnh và ít mưa và mùa hạ nóng và mưa nhiều; hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu. - Vùng đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô(Trung Trung Bộ mưa lệch về thu đông) - Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Tạo nên tính chất gió mùa là do nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ của lục địa Á – Âu rộng lớn với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn áp ảnh hưởng của gió Mậu Dịch, hình thành chế độ gió mùa đặc biệt ở nước ta c. Lượng mưa và độ ẩm lớn - Lượng mưa lớn + Trung bình từ 1500-2000 mm. Những sườn đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa có thể lên tới 3.500- 4.000 mm. + Lượng mưa phân bố tương đối đều trong cả nước vì hướng núi TBĐN tạo điều kiện cho gió ĐN từ biển thổi vào hút dọc theo các thung lũng sông xâm nhập sâu và lãnh thổ phía Tây - Độ ẩm không khí cao > 80%. - Cân bằng ẩm luôn dương (Hà Nội là 687mm, Huế là 1868mm, TP. Hồ Chí Minh là 245mm). Tạo nên tính chất ẩm là do Biển Đông đã làm biến tính các khối không khí đi qua biển làm cho khí hậu mang tính hải dương điều hòa hơn vì Biển Đông có nhiệt độ và độ ẩm cao. Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn => bốn mùa cây trái xanh tốt, xóa bỏ cảnh quan hoang mạc nguoithayla2604@gmail.com 1.2. Các thành phần tự nhiên khác 1.2.1. Địa hình Địa hình nước ta là địa hình tiêu biểu của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với rửa trôi, xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng châu thổ. Địa hình là bề mặt làm phân hóa các thành phần tự nhiên khác. a. Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. - Thể hiện ở hiện tượng xâm thực, bào mòn, rửa trôi đất, đá trên sườn dốc, những hiện tượng đất trượt, đá lở - Là sự tạo thành địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót ở vùng núi đá vôi. - Các thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. => Nguyên nhân: + Nền nhiệt ẩm cao (quá trình ăn mòn hòa tan đá vôi) với một mùa mưa, một mùa khô xen kẽ + Địa hình cao, dốc, cấu trúc địa chất phức tạp . + Lớp phủ thực vật giảm do chặt phá rừng bừa bãi b. Bồi tụ nhanh ở hạ lưu sông. => Các đồng bằng châu thổ là đồng bằng trẻ, không ngừng được mở rộng như Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, hàng năm tiến ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét đất => đồng bằng được mở rộng, giàu phù sa => Quá trình bào mòn- bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và phát triển địa hình Việt Nam => Ý nghĩa : khắc sâu tính trẻ của địa hình, làm mềm mại núi, bán bình nguyên, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất 1.2.2. Sông ngòi => Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông(dài hơn 10 km). Dọc bờ biển, cứ 20 km lại gặp một cửa sông nhưng sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ - Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa + Nhiều nước: Lưu lượng nước lớn với 839 tỉ m 3 /năm, trong đó sông Mê Công có lưu lượng nước lớn nhất(60 % tổng l- ượng nước toàn quốc), tiếp theo là sông Hồng chiếm gần 15% tổng lượng nước toàn quốc. + Giàu phù sa: tổng lượng phù sa đổ ra biển hàng năm của sông ngòi là khoảng 200 triệu tấn do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. - Thuỷ chế theo mùa. => Mùa lũ (70-80% lượng nước), mùa cạn (20-30% lượng nước). Đặc điểm này của thuỷ chế sông ngòi là hệ quả của chế độ mưa theo mùa. => Chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn, có sự phân mùa. Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị cắt xẻ, có nhiều đứt gãy, nhiều dãy núi ăn sát ra biển. Lãnh thổ dài nhưng hẹp => Ý nghĩa : có giá trị giao thông, thủy điện nhưng cũng dễ phát sinh lũ, lụt, 1.2.3. Đất a. Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, cũng là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta và đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Quá trình feralit là sự rửa trôi mạnh mẽ của các chất badơ dễ tan (Ca 2+ , Mg 2+ , K + ), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe 2 0 3 ) và ôxit nhôm (Al 2 O 3 ) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng. Đất thường chua, nghèo mùn và có màu đỏ vàng. b. Đất dễ bị suy thoái với sự hình thành đá ong Là một đặc điểm của thổ nhưỡng Việt Nam và hệ quả của khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi, trong điều kiện lớp phủ thực vật bị phá huỷ, mùa khô càng khắc nghiệt, sự tích tụ ôxit trong tầng tích tụ lộ trên mặt, rắn chắc lại thành đá ong. Do nhiệt ẩm dồi dào, khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô, quá trình phong hóa mạnh, vi sinh vật hoạt động mạnh 1.2.4. Sinh vật K = R/Lr Chủ giải K <0,35 Đài nguyên K chỉ số tương quan nhiệt ẩm K : 0,35 – 1 Rừng R Cân bằng bức xạ (Kcal/cm 2 /năm) K : 1,1 – 2,3 Thảo nguyên L Tiềm nhiệt hóa hơi (Kcal/cm 2 /năm) K : 2,3 – 2,4 Bán hoang mạc r Lượng mưa năm (g/cm 2 ) K : > 3,4 Hoang mạc Việt Nam trị số K xấp xỉ bằng 1 biểu thị khí hậu ẩm ướt với cảnh quan đới rừng. Cảnh quan tiêu biểu là cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm, gió mùa phát triển trên đất feralit. => Sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với thành phần động, thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế. - Hệ sinh thái rừng đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh. Từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô, rụng lá tới xa van, cây bụi gai khô hạn. - Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế (70% tổng số loài thực vật). Thực vật phổ biến là các loài cây nhiệt đới như: đậu, vang, dâu tằm, dầu. Động vật trong rừng như công, trĩ, gà lôi, khỉ, vẹc, vượn, nai, các loại bò sát, ếch, nhái, côn trùng. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit với thành phần thực- động vật nhiệt đới chiếm ưu thế là diện mạo của cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm. => Do khí hậu nóng, ẩm, đất tốt cùng với hoạt động gió mùa. Tài nguyên động thực vật phong phú => gỗ, lâm sản 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng lớn đến hoạt động sx và đời sống 2.1. Đối với sản xuất nông nghiệp nguoithayla2604@gmail.com a. Thuận lợi: - Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, cây trồng vật nuôi có thể sinh trưởng, phát triển quanh năm với năng suất sinh học cao do có nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa. Đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước với tiềm năng vô tận, có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng =>Tận dụng để nâng cao năng suất cây trồng, phục hồilớp phủ thực vật bằng mô hình nông – lâm kết hợp - Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi (nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới) do ở miền Bắc có một mùa đông lạnh và những vùng núi cao có khí hậu mát mẻ. b. Khó khăn - Dịch bệnh dễ phát sinh ảnh hưởng đến năng suất trồng trọt và chăn nuôi. - Mùa khô thiếu nước nhất là ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ do khí hậu có sự phân mùa trong khi mùa mưa thường bị ngập lụt. - Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai với hàng năm có trung bình 3- 4 trận bão lớn và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới đổ bộ gây thiệt hại lớn nhất là vùng duyên hải miền Trung. Ngoài ra là hiện tượng gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ. => Sản xuất nông nghiệp mang tính bấp bênh do khí hậu mang tính thất thường làm cho sản xuất phụ thuộc sâu sắc vào thiên nhiên => khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ .=> Công tác phòng chống bão, lụt, thiên tai rất quan trọng. 2.2. Đối với các ngành sản xuất khác và đời sống. a. Thuận lợi: - Phát triển du lịch với hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm, những vùng núi cao mùa hè vẫn có khí hậu mát mẻ nên có thể xây dựng các điểm nghỉ mát: Sa pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn, Đà Lạt . - Hoạt động đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản diễn ra quanh năm do nhiệt độ cao, nắng quanh năm, biển không bị đóng băng. - Hoạt động của GTVT, CN (xây dựng, khai thác.) diễn ra liên tục. b. Khó khăn - Các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu nông sản chịu sự chi phối của tính phân mùa của khí hậu - Khó khăn trong việc bảo quản các sản phẩm do độ ẩm không khí cao, sản phẩm dễ bị ẩm mốc . - Thiên tai, các hiện tượng thời tiết thất thường(dông, lốc ) thường gây tổn thất lớn về người và của. Lụt lội, ngập lụt đ- ường xá, cầu cống do mùa mưa có cường độ lớn. Hiện tượng trượt lở đất ở miền núi . làm tắc nghẽn giao thông. Hoạt động của một số ngành bị hạn chế trong thời gian nhất định do sự phân mùa - Môi trường dễ bị suy thoái=>ảnh hưởng trực tiếp đến lâm nghiệp, thủy sản, CN và du lịch II. Củng cố kiến thức 1. Trắc nghiệm Câu 1. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau ở nước ta, loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 16 0 B trở vào là a. gió mùa đông bắc b. Tín phong Bắc bán cầu c. Gió mùa Tây Nam d. Tín phong bán cầu Nam Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với gió mùa đông bắc ở nước ta a. Thổi từng đợt, không kéo dài liên tục b. Gây ra hiện tượng phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn c. Chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc d. Gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào nửa sau mùa đông Câu 3. Hiện tượng gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió thuộng Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của a. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam b. gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Ben – gan c. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc d. gió mùa đông bắc xuất phát từ áp cao Xi – bia. Câu 4. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí a. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn b. nằm ở bán cầu đông c. nằm ở bắc bán cầu d. nằm trong vùng nội chí tuyến Câu 5. Ở nước ta, một số nơi lượng mưa có thể đạt tới 3500 – 4000 mm/năm là do a. nằm sát biển b. địa hình cao, sườn núi hướng về phía bắc c. là các lòng chảo trong miền núi d. địa hình cao, sườn núi đón gió ẩm từ biển Câu 6. Ý nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu các miền a. Miền bắc có một mùa hạ mưa nhiều và một mùa đông lạnh, ít mưa b. Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt c. Tây Nguyên và đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ có sự đối lập giữa hai mùa mưa khô d. Tây Nguyên và đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ có sự tương đồng giữa hai mùa mưa khô. Câu 7. Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có a. địa hình thấp, lượng mưa lớn b. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn c. địa hình cao, lượng mưa không lớn d. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ nguoithayla2604@gmail.com Câu 8. ĐBSH và ĐBSCL mỗi năm lấn ra biển gần trăm mét là do a. nằm hạ lưu các hệ thống sông lớn b. sông ngòi có lưu lượng nước lớn c. tốc độ dòng chảy chậm, thuận lợi cho lắng đọng phù sa d. xâm thực bào mòn mạnh mẽ ở miền thượng lưu, bồi tụ nhanh chóng ở vùng hạ lưu Câu 9. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta chủ yếu phụ thuộc vào a. độ dài của các con sông b. đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua c. hướng dòng chảy d. chế độ mưa theo mùa Câu 10. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta vì a. nước ta có nhiều đồi núi b. nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn c. khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô d. nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 11. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta không biểu hiện ở a. quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh mẽ b. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế c. quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra với cường độ lớn d. sông ngòi nhiều thác ghềnh Câu 12. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do a. tác động của vận động Tân kiến tạo gây ra nhiều đứt gãy b. đồng bằng thấp nằm cạnh vùng đồi núi cao trong điều kiện mưa nhiều c. mưa nhiều trên địa hình chủ yếu là đồi núi bị cắt xẻ mạnh và sườn dốc lớn d. các đứt gãy trong Tân kiến tạo để lại trong điều kiện mưa nhiều Câu 13. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là a. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh b. rừng gió mùa thường xanh c. rừng gió mùa nửa rụng lá d. xavan, cây bụi Câu 14. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng đến nhiều mặt sản xuất và đời sống, nhưng trực tiếp và rõ rệt nhất là a. hoạt động sản xuất nông nghiệp b. hoạt động sản xuất công nghiệp c. hoạt động giao thông vận tải d. hoạt động du lịch Câu 15. Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, bởi vậy nước ta a. là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa b. có các khối hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng c. có gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm d. có gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm Câu 16. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là a. khoảng từ 20 đến 23 0 C b. dưới 20 0 C c. trên 20 0 C d. khoảng 25 0 C Câu 17. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là a. vùng Tây Bắc b. vùng Đồng bằng sông Hồng c. vùng Tây Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng d. vùng Đông Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng Câu 18. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực a. Nam Bộ b. Bắc Bộ c. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên d. Nam Bộ và Tây Nguyên Câu 19. Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất vào mùa hạ của khu vực a. Đông Bắc b. Tây Bắc c. Bắc Trung Bộ d. Nam Trung Bộ Câu 20. Nhận định không đúng về đặc điểm sông ngòi của nước ta là a. Mạng lưới dày đặc b. Nhiều nước, giàu phù sa c. Thủy chế theo mùa d. Chủ yếu là sông lớn Câu 21. Đặc điểm của khí hậu nước ta là a. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa b. khí hậu xích đạo, nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa nguoithayla2604@gmail.com c. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng d. tất cả các đặc điểm trên Câu 22. Nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta a. tăng dần từ Bắc vào Nam b. giảm dần từ Bắc vào Nam c. giảm dần theo độ cao d. b và c đúng Câu 23. Gió Tín Phong (Mậu Dịch) vào nước ta có đặc điểm a. chỉ xuất hiện vào các thời kì chuyển tiếp (xuân – thu) b. hoạt động quanh năm, nhưng suy yếu vào các thời kì chuyển tiếp (xuân – thu) c. thổi quanh năm với cường độ khác nhau d. hoạt động quanh năm, nhưng mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp (xuân – thu) Câu 24. Thời kì lạnh khô ở miền Bắc nước ta xuất hiện vào thời kì a. đầu mùa đông b. giữa mùa đông c. cuối mùa đông d. a và b đúng Câu 25. Hoạt động của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta a. chỉ mạnh vào đầu và giữa mùa đông b. kéo dài liên tục trong 3 tháng c. kéo dài liên tục trong 2 tháng d. không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt Câu 26. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khí hậu miền Bắc nước ta? a. Mùa đông lạnh, ít mưa b. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều c. Có hai mùa chuyển tiếp là xuân thu d. Nóng quanh năm Câu 27. Khí hậu miền Nam nước ta được phân thành a. mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm b. mùa mưa và mùa khô c. mùa lũ và mùa cạn d. Bốn mùa xuân – hạ -thu- đông Câu 28. Trong các hệ thống sông sau, hệ thống sông nào có độ đục lớn nhất? a. Hệ thống sông Hồng b. Hệ thống sông Cả c. Hệ thống sông Đồng Nai d. Hệ thống sông Cửu Long Câu 29. Nhân tố nào sau đây không quyết định đến sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên nước ta? a. Vị trí địa lí b. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ lâu dài c. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa d. Chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên Câu 30. Yếu tố chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là a. khối khí lạnh từ cao áp Xi – bia tràn xuống vào mùa đông b. Lãnh thổ hẹp bề ngang và trải dài trên nhiều vĩ độ c. Gió mùa đã đem lại lượng mưa lớn d. vị trí vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương 2. Hãy điền từ thích hợp vào ô trống sao cho hợp lí Thiên nhiên nước ta mang tính chất………1……., được biểu hiện qua các thành phần tự nhiên như khí hậu, địa hình, sông ngòi, đất đai và sinh vật Khí hậu nước ta là khí hậu……2……….với nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 27 0 C, cán cân bức xạ……… 3……quanh năm, có hai lần mặt trời lên…4… do nước ta nằm trong vùng……5…….Nước ta có lượng mưa và độ ẩm……6….với độ ẩm trung bính trên….7…Nước ta quanh năm chịu ảnh hưởng bởi gió…8…….nhưng lại bị lấn áp bởi ……9….với hai loại gió mùa chính là …10…và…11… Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện mạnh mẽ qua sự …12 ….ở miền núi và …13…ở hạ lưu các sông. Sông ngòi của nước ta có mạng lưới……14…., nhiều nước,…15….và chế độ nước…16…Quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là quá trình…17…và loại đất chủ yếu cũng là đất…18…Đất này thường có màu đỏ, vàng, chua và nghèo mùn. Hệ sinh thái rừng đặc trưng là rừng…19…với các loài nhiệt đới chiếm …… Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã tác động lớn đến……20…mà trước hết là hoạt động ………21……Với nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, nước ta có điều kiện phát triển nền ………22……., tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng. Ngoài ra còn thuận lợi cho phát triển của các ngành kinh tế khác như……23…,…24……,……25…………,du lịch. Nhưng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây khó khăn cho hoạt động canh tác, phòng chống thiên tai, dễ phát sinh và lan tràn…26… , làm giảm tuổi thọ của…27…, môi trường thiên nhiên……28……. 3. Tiểu luận Câu 1. Tính thống nhất của thiên nhiên nước ta được thể hiện qua đặc điểm nào của thiên nhiên nước ta? nguoithayla2604@gmail.com Câu 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện qua những thành phần nào của tự nhiên? Thành phần nào giữ vai trò chủ yếu và quy định các thành phần tự nhiên khác? Cho ví dụ? Câu 3. Chứng minh khí hậu nước mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và lí giải vì sao? Đặc điểm này của khí hậu nước ta ảnh hưởng thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp? Câu 4. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực Câu 5. Chứng minh các thành phần tự nhiên: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta cũng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Giải thích vì sao? Câu 6. Chứng minh thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Đặc điểm này của thiên nhiên nước ta ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất nào? Trình bày ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất đó; đến hoạt động sản xuất khác và đời sống? Câu 7. “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Bên nắng đốt, bên mưa quay”. Hiện tượng khí hậu được nhắc đến trong hai câu thơ đó là gì? Hãy giải thích nguồn gốc, cơ chế hình thành, thời gian, phạm vi hoạt động và tác động đến khí hậu nước ta của hiện tượng đó? 4. Bài tập Bài tập 1. Cho hình vẽ a. Đặt tên nội dung cho hình vẽ ? b. Tính nhiệt độ tại B và nhiệt độ tại C c. Hiện tượng này thường hay xảy ra ở những khu vực nào trên lãnh thổ nước ta? Nguồn gốc, hệ quả của hiện tượng này? Bài tập 2. Qua bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh biên độ nhiệt và nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích vì sao có sự thay đổi đó? ( Đơn vị: 0 C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I Nhiệt độ trung bình tháng VII Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó bởi lòng người ngại núi e sông! nguoithayla2604@gmail.com m 3000 B C A=26 0 C . chất nhiệt đới: - Nhiệt độ trung bình năm từ 2 2-2 7 o C. - Tổng nhiệt hoạt động lớn từ 8.000 - 10.000 o C . - Tổng số giờ nắng: 1.400 giờ. - Cán cân bức xạ. thực mạnh ở vùng đồi núi. - Thu chế theo mùa. => Mùa lũ (7 0-8 0% lượng nước), mùa cạn (2 0-3 0% lượng nước). Đặc điểm này của thu chế sông ngòi là hệ