1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN ĐỊA LÝ docx

27 940 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 345,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 9 THCS. Ngày thi: 28/3/2008 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01trang. Câu I: (5 điểm) Dịch vụ là một trong ba khu vực kinh tế lớn ở nước ta. 1. Hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ nước ta. 2. Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta? Câu II: (5 điểm) Trình bày sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu III: (5 điểm) Cho bảng số liệu sau: MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC VÙNG LÃNH THỔ Ở NƯỚC TA (Đơn vị: người/km 2 ) Các vùng Năm 1989 Năm 2003 Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ + Tây Bắc + Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 195 103 784 167 148 45 333 359 246 115 67 141 1192 202 194 84 476 425 Dựa vào bảng số liệu trên hãy nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta. Câu IV: (5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA BẮC TRUNG BỘ THỜI KÌ 1995- 2002 (theo giá so sánh 1994, đơn vị: tỉ đồng) Năm 1995 1998 2000 2002 Giá trị sản xuất công nghiệp 3705,2 4852,5 7158,3 9883,2 1. Hãy vẽ biểu cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ thời kì 1995- 2002. 2. Rút ra nhận xét từ bảng số liệu đã cho. Hết Học sinh được sử dụng ÁTLÁT ĐỊALÍ Việt Nam xuất bản từ năm 2006 đến nay. Số báo danh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12 THPT. Ngày thi: 28/3/2008 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01 trang. Câu I: (4,0 điểm) Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng. 1- Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng. 2- Hãy trình bày những phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay. Theo anh (chị), phương hướng nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu II:(6,0 điểm) Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Anh (chị) hãy: 1- Phân tích ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. 2- Nêu ý nghĩa của việc thực hiện di dân, xây dựng kinh tế mới của các vùng, miền ở nước ta. Câu III:(5 điểm) Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 1995 1999 2000 2003 20667 85508 128416 129141 153956 16394 66794 101648 101044 116066 3701 16168 23773 24960 34457 572 2546 2995 3137 3433 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét về ngành nông nghiệp của nước ta. Câu IV:(5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2003 (Đơn vị :nghìn tấn) Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Tổng sản lượng thuỷ sản Khai thác Trong đó: Cá biển Nuôi trồng: Cá nuôi Tôm nuôi 2795 1829 1213 573 224 1436 816 490 355 171 263 103 57 119 8,3 1- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất phản ánh vị trí trong sản xuất thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2003. 2- Rút ra nhận xét cần thiết. Hết Học sinh được sử dụng ÁT LÁT ĐỊALÍ Việt Nam xuất bản từ năm 2006 đến nay . Các bảng số liệu trong đề thi từ nguồn Niên giám thống kê năm 2003, NXBTK-HN 2004. Số báo danh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12 BTTHPT. Ngày thi: 28/3/2008 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01trang. Câu I: (5 điểm) Trình bày các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta. Câu II: (5 điểm) 1. Hãy cho biết ở nước ta vùng nào có mật độ dân số vào loại cao nhất? Nguyên nhân? 2. Kể tên hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng. Câu III: (5 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở NƯỚC TA THỜI KÌ 1980- 2002 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1980 1985 1990 1995 2002 5600 5704 6028 6765 7504 11647 15874 19225 24964 34447 1. Tính năng suất lúa cả năm ở nước ta trong thời gian 1980-2002 (đơn vị: tấn/ha) 2. Rút ra nhận xét về tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong thời gian kể trên. Câu IV: (5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC Ở NƯỚC TA THỜI KÌ 1988- 2004 Năm 1988 1992 1995 1998 2004 Sản lượng dầu thô (triệu tấn) 0,7 5,5 7,6 12,5 20,0 1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình sản xuất dầu thô ở nước ta thời kì 1988- 2004. 2. Rút ra nhận xét cần thiết. Hết Học sinh được sử dụng ÁT LÁT ĐỊALÍ Việt Nam xuất bản từ năm 2006 đến nay. Số báo danh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ . Lớp: 9 THCS (Hướng dẫn chấm thi gồm 3 trang) Câu I: (5,0 điểm) Dịch vụ là một trong ba khu vực kinh tế lớn ở nước ta. 1. Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta. a- Đặc điểm phát triển - Thu hút khoảng 25% lao động nhưng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP 38,5 % (năm 2002) (0,5 điểm) - Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, ngành dịch vụ phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế. (0,5 điểm) - Nước ta đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch (0,5 điểm) - Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt đang là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ của nước ta hiện nay. (0,5 điểm) b- Đặc điểm phân bố - Sự phân bố các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. (0,5 điểm) - Các hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân, kinh tế phát triển. (0,5 điểm) - Những vùng núi,dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn. (0,5 điểm) - Hà nội và TPHCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất. (0,25 điểm) c- Hà nội và TPHCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất vì: - Vai trò Hà Nội là Thủ đô, TPHCM với vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam (0,5 điểm) - Hai thành phố lớn nhất cả nước. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đặc biệt đều là những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước (0,5 điểm) - Vì vậy ở đây tập trung nhiều nhất các dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng. Chính vì sự phát triển của các ngành dịch vụ có vai trò thúc đẩy hơn nữa vị thế của hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước. (0,25 điểm) Câu II: (5,0 điểm) Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 1- Điều kiện tự nhiên: a. Đông bắc so với Tây Bắc - Núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (0,5 điểm) - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. (0,5 điểm) b. Tây Bắc so với đông Bắc - Núi cao, địa hình hiểm trở. (0,5 điểm) - Khí hậu nhiệt đới có mùa đông ít lạnh hơn. (0,5 điểm) 2-Thế mạnh kinh tế. a. Đông bắc so với Tây Bắc - Khai thác khoáng sản: than, chì Phát triển thuỷ điện (0,5 điểm) - Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. (0,5 điểm) - Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể (0,5 điểm) - Kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch Hạ Long. (0,5 điểm) b. Tây Bắc so với đông Bắc - Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La ) (0,5 điểm) - Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (0,5 điểm) Câu III: (5,0 điểm) 1- Mật độ dân số nước ta vào loại cao so với mật độ dân số trung bình của thế giới và tăng nhanh cùng với sự tăng dân số( d/c số liệu). (0,75 điểm) 2- Mật độ dân số nước ta không đều ở các vùng lãnh thổ và có sự chênh lệch. - Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng và thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên (dẫn chứng số liệu). (0,75 điểm) - Mật độ dân số cao nhất ở ĐBSH và thấp nhất ở Tây Bắc và Tây nguyên (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) - Có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số giữa vùng có mật độ dân số vùng cao nhất với vùng có mật độ dân số thấp nhất (dẫn chứng số liệu). (0,25 điểm) - Ngay trong nội bộ một vùng cũng có sự chênh lệch (dẫn chứng vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc) (0,25 điểm) - Có sự chênh lệch về mật độ dân số của các vùng đồng bằng giữa đồng bằng phía Bắc với đồng bằng phía Nam (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) 3- Mật độ dân số của các vùng tăng nhanh và sự gia tăng không đều Tính số lần tăng của các vùng. (0,5 điểm) Kết luận vùng có mật độ dân số dân số tăng nhanh nhất( Tây Nguyên 1,9 lần), vùng có mật độ dân số tăng chậm nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng 1,1 lần) (0,5 điểm) • Giải thích - Dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển và những vùng kinh tế phát triển do đây là những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất như địa hình, khí hậu, nguồn nước phong phú, giao thông thuận lợi, mạng lưới đô thị, công nghiệp phát triển, lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời v.v… (0,5 điểm) - Những vùng dân cư thưa thớt là những vùng có địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước ít thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển v.v… (0,5 điểm) Câu IV: (5,0 điểm) 1- Vẽ biểu đồ:( 3,0 điểm) Vẽ biểu đồ cột: thể hiện đầy đủ theo yêu cầu của vẽ biểu đồ nếu thí sinh thiếu một trong các nội dung đó thì trừ mỗi nội dung 0,25 điểm. 2- Nhận xét: - Gía trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung bộ tăng nhanh và liên tục (dẫn chứng số liệu). (1,0 điểm) Tuy nhiên gía trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung bộ còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong Gía trị sản xuất công nghiệp của cả nước. (0,25 điểm) - Giải thích: Sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung bộ nhờ có nguồn đá vôi, Bắc Trung bộ phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp hàng đầu của vùng cũng là ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước. (0,5 điểm) - Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, đang phát triển hầu hết các địa phương. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện. (0,25 điểm) Lưu ý khi chấm thi: - Học sinh trình bày theo cách khác nhưng đủ ý có thể cho điểm tối đa. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ . Lớp: 12 THPT (Hướng dẫn chấm thi gồm 3 trang) Câu I: (4,0 điểm) 1. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng thể hiện: (1,0 điểm) - Nước ta có khá đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng, thuộc bốn nhóm chính: công nghiệp năng lượng; công nghiệp vật liệu; công nghiệp sản xuất công cụ lao động, công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. - Kể tên các ngành theo nhóm ngành SGK. (Có thể kể theo phân loại ngành công nghiệp của Tổng cục thống kê, nước ta có 19 ngành công nghiệp). 1. Điện năng; 2. Nhiên liệu; 3.Luyện kim đen; 4. Luyện kim màu; 5 Sản xuất thiết bị máy móc; 6. Kĩ thuật điện và điện tử; 7. Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại; 8. Hoá chất- phân bón- cao su; 9. Lương thực; 10. Sản xuất vật liệu xây dựng; 11. Chế biến gỗ- lâm sản; 12. Xenlulô- giấy; 13. Sành- sứ; 14. Thực phẩm; 15. Dệt; 16. Công nghiệp may; 17. Da và các sản phẩm từ da; 18. Công nghiệp in; 19. Các ngành công nghiệp khác (các ngành phân phối điện, sản xuất và cấp nước sinh hoạt ) 2. Những phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp ở nước ta. - Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước và thích ứng với nền kinh tế thế giới. (0,5điểm) - Đẩy mạnh việc phát triển các ngành CNCB; sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung sức cho CN khai thác và chế biến dầu khí, đưa CN điện năng đi trước một bước. Các ngành khác sẽ điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. (0,5điểm) - Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. (0,5điểm) *- Phương hướng xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước và thích ứng với nền kinh tế thế giới là quan trọng nhất (0,5điểm) - Giải thích + CN cũng như các ngành khác muốn tồn tại và phát triển được do nhu cầu của cuộc sống (cả trong nước và ngoài nước). (0,5điểm) + Nhu cầu luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội vì vậy XD một cơ cấu ngành CN tương đối linh hoạt sao để đáp ứng được nhu cầu tránh để tình trạng lãng phí do sản xuất những mặt hàng không phù hợp với nhu cầu. (0,25điểm) Chính vì những lí do trên mà cơ cấu ngành công nghiệp cũng như cơ cấu sản phảm công nghiệp của nước ta đang có những chuyển biến để có những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. (0,25điểm) Câu II: (6,0 điểm) 1- Ảnh hưởng của hiện trạng phân bố dân cư đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội nước ta hiện nay + Dân cư nước ta có sự phân bố không đều và chưa hợp lí. (0,5 điểm) - Không đều giữa đồng bằng và miền núi( dẫn chứng). (0,5 điểm) - Không đều giữa thành thị và nông thôn ( dẫn chứng). (0,5 điểm) - Không đều giữa đồng bằng phía Bắc với Nam( dẫn chứng). (0,5 điểm) + Ảnh hưởng của hiện trạng phân bố dân cư đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội nước ta hiện nay - Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí ảnh hưởng đến sử dụng lao động và khai thác tài nguyên mỗi vùng. (0,5 điểm) - Khu vực trung du và miền núi giàu tài nguyên, thiếu lao động (0,5 điểm) + Khu vực đồng bằng: Dân cư đông đúc gây nên hiện tượng thiếu việc làm, dư thừa lao động -> kinh tế chậm phát triển (0,5 điểm) - Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn hiệu quả lao động ở nông thôn thấp, dẫn đến làn sóng nhập cư vào các đô thị lớn gây sức ép dân số tại các đô thị. (0,5 điểm) - Giữa đồng bằng phía Bắc với đồng bằng phía Nam Đồng bằng phía Bắc thừa lao động nhưng thiếu việc làm trong khi đó đồng bằng Nam bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên đất nhưng thiếu nhân lực. (0,5 điểm) - Vì vậy việc thực hiện di dân xây dựng vùng kinh tế mới phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết. (0,5 điểm) 2- Nêu ý nghĩa của việc thực hiện di dân, xây dựng kinh tế mới của các vùng, miền ở nước ta. - Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên giảm sức ép về nhu cầu việc làm ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn. (0,5 điểm) - Phân bố lao động theo lãnh thổ góp phần ổn định dân số, khai thác hợp lí những vùng giàu tiềm năng nhưng thiếu lao động (các vùng miền núi nông thôn) hạn chế di dân tự do từ vùng này sang vùng khác gây biến động không ít về mặt KT-XH và môi trường. (0,5 điểm) Câu III: (5,0 điểm) 1- Nhận xét chung: - Ngành nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh. Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nhưng chưa mạnh. (0,5 điểm) 2- Tình hình sản xuất - Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) - Giá trị sản xuất tăng ở tất cả các ngành (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) + Trồng trọt tăng 8 lần (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) + Chăn nuôi tăng 10,1 lần (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) + Dịch vụ nông nghiệp tăng 6,3 lần (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) - Về tốc độ tăng trưởng chăn nuôi tăng nhanh nhất (dẫn chứng số liệu). (0,5 điểm) 3- Cơ cấu - Xử lí và lập bảng số liệu CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA (đơn vị: %) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 1995 1999 2000 2003 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 79,3 78,1 79,2 78,2 75,4 17,9 18,9 18,5 19,3 22,4 2,8 3,0 2,3 2,5 2,2 - Trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất. (0,25 điểm) - Có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. (0,5 điểm) + Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi (d/c số liệu). (0,25 điểm) + Ngành dịch vụ giảm tỉ trọng chút ít, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu. (0,25 điểm) - Sự chuyển dịch chưa thật sự ổn định, vai trò của dịch vụ còn thấp. (0,25 điểm) Câu IV: (5,0 điểm) 1. Vẽ biểu đồ: (3,0 điểm) a- Xử số liệu: (1,0 điểm) SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN NĂM 2003 (đơn vị:%) Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Tổng sản lượng thuỷ sản 100,0 51,4 9,4 Khai thác Trong đó: Cá biển 100,0 100,0 44,6 40,4 5,6 4,7 Nuôi trồng: - Cá nuôi - Tôm nuôi 100,0 100,0 61,9 76,3 20,8 3,7 b- Vẽ biểu đồ: (2,0 điểm) - Vẽ 5 cột chồng - Phần chú giải là ĐBSCL và các vùng khác. - Thể hiện đầy đủ theo yêu cầu của vẽ biểu đồ nếu thí sinh thiếu một trong các nội dung đó thì trừ mỗi nội dung 0,25 điểm. 2, Nhận xét: (2,0 điểm) - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lớn nhất về sản xuất thuỷ sản của nước ta.(d/ c số liệu ). (0,5 điểm) - Đồng bằng sông Hồng cũng là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ (d/c số liệu). (0,5 điểm) Giải thích : - Vùng có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn. (0,5 điểm) - Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn chiếm hơn 1/2 diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Đặc biệt những năm gần đây sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản trong vùng đã đóng góp vào giá trị sản lượng thuỷ sản của vùng lớn (0,5 điểm) Lưu ý khi chấm thi: - Học sinh trình bày theo cách khác nhưng đủ ý có thể cho điểm tối đa. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ . Lớp: 12 BTTHPT (Hướng dẫn chấm thi gồm 3 trang) Câu I: : (5,0 điểm) Trình bày các điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta. 1. Thuận lợi: a- Vị trí địa lí - Nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, tiếp cận với vùng biển rộng lớn. (0,25 điểm) - Nằm trên đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. (0,25 điểm) b- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam và được nối liền bởi các dải đồng bằng tương đối liên tục nên dễ dàng xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ nối liền hai miền đất nước. (0,25 điểm) - Do các thung lũng và mạng lưới thuỷ văn có hướng TB-ĐN, nên thuận lợi cho xây dựng giao thông vận tải theo hướng Đông-Tây. (0,25 điểm) [...]... 517,2 120 8,7 1363,4 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất mía đường ở nước ta thời kì 1990-2003 2 Rút ra nhận xét cần thi t từ bảng số liệu đã cho Hết Học sinh được sử dụng ÁT LÁT ĐỊALÍ Việt Nam xuất bản từ năm 2006 đến nay SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 ĐỀ DỰ BỊ Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12 BTTHPT... Hết Học sinh được sử dụng ÁTLÁT ĐỊALÍ Việt Nam xuất bản từ năm 2006 đến nay SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 ĐỀ DỰ BỊ Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12 THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01 trang Số báo danh Câu I:(5,0 điểm) Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng chuyên môn hoá lương... một số mỏ mới (0,5 điểm) Lưu ý khi chấm thi: - Học sinh trình bày theo cách khác nhưng đủ ý có thể cho điểm tối đa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ DỰ BỊ Số báo danh KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 9 THCS Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01 trang Câu I: (5 điểm) Chuyển dịch cơ cấu kinh... nhu cầu ngày càng tăng trong nước (0,5 điểm) Lưu ý khi chấm thi: - Học sinh trình bày theo cách khác nhưng đủ ý có thể cho điểm tối đa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ THI DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤMTHI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12 BTTHPT (Hướng dẫn chấm thi gồm 3 trang) Câu I: (5,0 điểm) 1 Chứng minh, việc làm đang là vấn đề kinh... số liệu) (0,75 điểm) -Tốc độ tăng nhanh do ở Tây Nguyên phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến nông , lâm sản và thuỷ điện (0,25điểm) Lưu ý khi chấm thi: - Học sinh trình bày theo cách khác nhưng đủ ý có thể cho điểm tối đa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤMTHI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12. .. (lấy năm 2000=100%) 2 Rút ra nhận xét cần thi t từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ Hết Học sinh được sử dụng ÁT LÁT ĐỊALÍ Việt Nam xuất bản từ năm 2006 đến nay SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤMTHI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 9 THCS (Hướng dẫn chấm thi gồm 3 trang) Câu 1: (4,0 điểm) Chuyển dịch cơ cấu kinh... 2001 114,6 112, 7 121 ,5 112, 6 2002 131,7 126 ,8 144,0 129 ,7 b- Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ đường - Có đầy đủ yêu cầu của một biểu đồ, khoảng cách năm chính xác - Nếu thi u thì trừ mỗi nội dung 0,25 điểm 2- Nhận xét: : - Tốc độ tăng nói chung của GTSXCNlà 1,53lần, tăng từ (d/c số liệu) điểm) 2003 152,8 142,9 170,7 153,1 (2,0 điểm) (2,0 điểm) (0,5 Trong đó Kv nhà nước tăng 1,43 lần, tăng từ (d/c số liệu ),Kv... sản xuất - Tổng sản lượng thuỷ sản tăng liên tục (d/c số liệu) (0,5 điểm) - Sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng (d/c số liệu) (0,5 điểm) + Khai thác tăng 2,5 lần (d/c số liệu) (0,5 điểm) + Nuôi trồng tăng 2,7 lần (d/c số liệu) (0,5 điểm) - Về tốc độ tăng trưởng nuôi trồng nhanh hơn (d/c số liệu) (0,25 điểm) 3- Cơ cấu - Xử lí và lập bảng số liệu CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CẢ NƯỚC (đơn vị: %) Năm... đang từng bước đước cải thi n, nhưng còn chậm: - Nam thường có tỷ lệ thấp hơn nữ so tổng số dân (dẫn chứng số liệu) (0,5 điểm) - Tỉ tệ nam ở độ tuổi 0-14 thường cao hơn tỉ lệ nữ (dẫn chứng số liệu) (0,5 điểm) - Tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ chênh lệch lớn ở độ tuổi 15-59 và nhóm tuổi 60 tuổi trở lên (dẫn chứng số liệu) (0,25 điểm) - Tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ đang dần cân đối (dẫn chứng số liệu) (0,5 điểm) - Tỉ lệ... vận chuyển trên quãng đường rất lớn (d/c số liệu) (0,75 điểm) Câu IV: (5,0 điểm) 1- Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế của nước ta thời kỳ 1995-2003 (lấy năm 2000=100%) a Xử số liệu: (1,0 điểm) TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1995-2003 (lấy năm 2000=100%) Năm Tổng . HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12 THPT. Ngày thi: 28/3/2008 Thời. HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT, BTTHPT, LỚP 9 THCS Năm học 2007 – 2008 Môn thi: ĐỊA LÍ Lớp: 12 BTTHPT. Ngày thi: 28/3/2008 Thời

Ngày đăng: 21/01/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w