Bộ đề thituyểnsinhvào10 Môn Hóa Học Đề số 6 Thi Tuyểnsinhvào10 Môn: Hóa học Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) Đề bài: Bài 1: Cho 11,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R (hóa trị II, đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học) thực hiện hai thí nghiệm: - Thí nghiệm I: Cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). - Thí nghiệm II: Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO 2 (đktc). a. Viết các phương trình hóa học. b. Tính khối lượng Mg, R. c. Xác định R. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam hợp chất hữu cơ A. Sản phẩm cho qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,72 gam và tách ra 11,82 gam kết tủa. a. Tìm khối lượng CO 2 và H 2 O. b. Tính khối lượng cacbon và hidro. c. Tìm công thức nguyên của A. Bài 3: Viết các phương trình hóa học điều chế NaCl bằng 6 cách? Bài 4: Cho 22,4 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 tác dụng với 33,3 gam CaCl 2 thì tạo thành 20 gam kết tủa. a. Viết các phương trình phản ứng? b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu? Bài 5: Trình bày tính chất hóa học của axit sunfuric, viết các phương trình hóa học minh họa? ------------------Hết------------- (Lưu ý:Thí sinh được phép sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Emai: Thaonguyenh81@yahoo.com Website: http://www.Violet.vn/thethao0481 Đề ThiThử Bộ đề thituyểnsinhvào10 Môn Hóa Học Đề số 6 Thi Tuyểnsinhvào10 Môn: Hóa học Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) Phần Đáp án: Bài 1: a. Các phương trình phản ứng: Mg + H 2 SO 4 -----> MgSO 4 + H 2 (1) Mg + 2H 2 SO 4 -----> MgSO 4 + SO 2 + 2H 2 O (2) R + 2H 2 SO 4 -----> RSO 4 + SO 2 + 2H 2 O (3) b. - Số mol khí H 2 : n H 2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol Theo phương trình (1): n Mg = n H 2 = 0,2 mol => khối lượng của R: m R = 0,2.24 = 4,8 gam - Khối lượng của R trong hỗn hợp: m R = 11,2 – 4,8 = 6,4 gam c. – Số mol SO 2 : n SO 2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol. Theo phương trình (2): n SO 2 = n Mg = 0,2 mol => Số mol SO 2 trên phương trình (3): n SO 2 (pư3) = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol Theo phương trình (3): n R = n SO 2 (pư3) = 0,1mol Vậy khối lượng mol của R: M R = 6,4 : 0,1 = 64 => R là kim loại Đồng (Cu) Bài 2: a. - Ba(OH) 2 có khả năng hấp thụ cả CO 2 và H 2 O nên khối lượng bình Ba(OH) 2 tăng chính là khối lượng CO 2 và H 2 O được tạo thành => m H 2 O + m CO 2 = 3,72 gam. - Phương trình xảy ra khi dẫn sản phẩm vào bình đựng Ba(OH) 2 dư: CO 2 + Ba(OH) 2 -----> BaCO 3 + H 2 O => m BaCO 3 = 11,82gam. - Số mol BaCO 3 : n BaCO 3 = 11,82 : 197 = 0,06mol. Theo phương trình: n CO 2 = n BaCO 3 = 0,06mol - Khối lượng CO 2 : m CO 2 = 0,06.44 = 2,64gam. => khối lượng H 2 O: m H 2 O = 3,72 - m CO 2 = 3,72 – 2,64 = 1,08 gam. b. Khối lượng các nguyên tố có trong A: m c = 12. 44 64,2 = 0,72 gam m H = 2. 18 08,1 = 0,12 gam c. Khối lượng của Oxi có trong A: m O = 1,8 – (0,72 + 0,12) = 0,96 gam. - Gọi công thức tổng quát của A là: C x H y O z - Ta có tỉ lệ: x:y:z = 12 72,0 : 1 12,0 : 16 96,0 = 1:2:1 Vậy công thức nguyên của A: (CH 2 O) n Bài 3: Các phương trình hóa học điều chế NaCl bằng 6 cách: (1) 2Na + Cl 2 t 0 2NaCl (2) Na 2 O + 2HCl -----> 2NaCl + H 2 O (3) NaOH + HCl -----> NaCl + H 2 O Emai: Thaonguyenh81@yahoo.com Website: http://www.Violet.vn/thethao0481 Đề ThiThử Bộ đề thituyểnsinhvào10 Môn Hóa Học Đề số 6 (4) 2Na + 2HCl -----> 2NaCl + H 2 (5) Na 2 SO 4 + BaCl 2 -----> 2NaCl + BaSO 4 (6) Na 2 CO 3 + 2HCl -----> 2NaCl + CO 2 + H 2 O Bài 4: a. Các phương trình phản ứng có thể xảy ra: Na 2 CO 3 + CaCl 2 -----> 2NaCl + CaCO 3 (1) x mol x mol K 2 CO 3 + CaCl 2 -----> 2KCl + CaCO 3 (2) y mol y mol b. – Số mol CaCl 2 : n CaCl 2 = 33,3 : 111 = 0,3 mol - Giả sử hỗn hợp chỉ có Na 2 CO 3 : n hh = n Na 2 CO 3 = 22,4 : 106 = 0,21 mol - Giả sử hỗn hợp chỉ có K 2 CO 3 : n hh = n K 2 CO 3 = 22,4 : 138 = 0,16 mol Theo phương trình (1) và (2): n CaCl 2 (pư) = n Na 2 CO 3 = n K 2 CO 3 Nghĩa là : n CaCl 2 (pư max) = 0,21 < 0,3 (gt) => CaCl 2 dư, hỗn hợp phản ứng hết. - Số mol CaCO 3 tạo thành: n CaCO 3 = 20: 100 = 0,2 mol Gọi x, y lần lượt là số mol Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 . Theo giả thiết và phương trình (1), (2) ta có: 106x + 138y = 22,4 (*) x + y = 0,2 (**) Giải hệ phương trình (*) và (**) ta được: x = 0,1625 mol; y = 0,0375 mol Vậy khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu: m Na 2 CO 3 = 106.0,1625 = 17,225 gam n K 2 CO 3 = 138.0,0375 = 5,175 gam Bài 5: Tính chất hóa học của axit sunfuric; a. Axit sunfuric loãng có những tính chất hóa học của axit: - Làm đổi màu quì tím thành đỏ: - Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học tạo muối sunfat và giải phóng khí H 2 : Zn + H 2 SO 4 -----> ZnSO 4 + H 2 - Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước: CuO + H 2 SO 4 -----> CuSO 4 + H 2 O - Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước: Cu(OH) 2 + H 2 SO 4 -----> CuSO 4 + 2H 2 O - Tác dụng được với muối của axit yếu hơn tạo muối sunfat: CaCO 3 + H 2 SO 4 -----> CaSO 4 + CO 2 + H 2 O b. Axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng: - Tác dụng với kim loại: Axit sunfuric đặc tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat có hóa trị cao nhất, không giải phóng khí Hidro. Cu + 2H 2 SO 4 -----> CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O *Lưu ý: H 2 SO 4 đặc, nguội không tác dụng với Fe và Al - Tính háo nước: H 2 SO 4 không những hấp thụ mạnh hơi nước mà còn chiếm H 2 O của các chất khác. C 12 H 22 O 11 H 2 SO 4 đặc 11H 2 O + 12C Emai: Thaonguyenh81@yahoo.com Website: http://www.Violet.vn/thethao0481 . Bộ đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Hóa Học Đề số 6 Thi Tuyển sinh vào 10 Môn: Hóa học Thời gian: 60 phút (không kể. http://www.Violet.vn/thethao0481 Đề Thi Thử Bộ đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Hóa Học Đề số 6 Thi Tuyển sinh vào 10 Môn: Hóa học Thời gian: 60 phút (không kể