1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 38342005 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tháp UBI

110 916 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ, đời sống kinh tế đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với thị trường quốc tế. Song hành với xu hướng cạnh tranh về giá thành là cạnh tranh về chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một sự lựa chọn là nâng cao chất lượng hoặc là đóng cửa. Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp phải đưa vấn đề chất lượng thành vấn đề quan tâm hàng đầu từ đó đổi mới nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề quản lý chất lượng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng cho mình một HTQLCL phù hợp, ngày một cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hàn được quan tâm đặc biệt nhằm để đảm bảo an toàn cho con người và công trình, nhiều nơi trên thế giới việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yêu cầu bắt buộc và được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết bị nhằm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Với nhân tố con người là chìa khóa của sự thành công, tiêu chuẩn ISO 3834 đưa ra các quy định để kiểm soát các quá trình hàn khác nhau và các hoạt động liên quan nhằm mang lại chất lượng sản phẩm, công trình đáp ứng yêu cầu. Một trong những yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn ISO 3834 là yêu cầu đội ngũ nhân sự hàn, nhân sự kiểm tra chất lượng hàn (kiểm tra không phá hủy) phải có đủ trình độ theo tiêu chuẩn được đánh giá và chứng nhận năng lực của đơn vị đánh giá độc lập. Trong những năm qua, do yêu cầu của các nhà thầu có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam đã áp dụng một vài yêu cầu quy định trong ISO 3834 (ví dụ: phê duyệt quy trình hàn, phê duyệt tay nghề thợ hàn, phê duyệt nhân sự kiểm tra không phá hủy,...), nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và có hệ thống.Tiêu chuẩn ISO 3834 có thể áp dụng độc lập nếu doanh nghiệp cơ khí chế tạo có khối lượng công việc liên quan đến hàn chiếm phần lớn. Tuy nhiên ở các nước công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp này xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834 dựa trên nên tảng ISO 9001 được áp dụng rộng rãi và là việc quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là sự bổ sung và là tiền đề hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp này xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834. Việc xây dựng HTQLCL theo ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí có khối lượng công việc liên quan đến hàn chiếm phần lớn là một sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cho các hoạt động quản lý chất lượng, sử dụng các ưu điểm của cả hai tiêu chuẩn, hạn chế các điểm chưa rõ, chưa đầy đủ của hai tiêu chuẩn này nhằm giúp các doanh nghiệp cơ khí chế tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, việc áp dụng ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001 có thể cung cấp một hành lang để đạt được sự chứng nhận toàn cầu về năng lực của doanh nghiệp cơ khí chế tạo có sử dụng hàn trong quá trình tạo sản phẩm.Từ sự nhận định trên Công ty TNHH MTV Tháp UBI, ngay từ sau khi thành lập vào 01102009, sản xuất và chế tạo các sản phẩm truyền thống về kết cấu (như Dầm, Cầu,...) bên cạnh đó Công ty TNHH MTV Tháp UBI là nhà máy chế tạo cơ khí nặng tại Việt Nam, đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo Cột tháp gió, để mở rộng quy mô cũng như đối tượng khách hàng công ty còn phát triển thêm sản phẩm về Bình bồn áp lực với các kích cỡ khác nhau, việc xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834 dựa tren nền tảng ISO 9001 đã được ban lãnh đạo chú ý mau chóng triển khai sớm và đã đạt được những kết quả nhất định, đó là: triển khai thực hiện và nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 ngày 09102010. Và việc cần làm hiện nay là nhanh chóng triển khai thực hiện để nhận chứng chỉ ISO 3834:2005. Tuy nhiên, “Triển khai cụ thể như thế nào? Và làm sao để xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834 trên nền tảng ISO 9001” đang là một bài toán khó đối với công ty hiện nay. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chủ động lựa chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tháp UBI” để làm luận văn nghiên cứu.

Trang 1

Vò NGäC S¸NG

X¢Y DùNG HÖ THèNG QU¶N Lý CHÊT L¦îNG THEO TI£U CHUÈN

ISO 3834:2005 T¹I C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của riêngtôi với sự tư vấn tận tình, cẩn thận của giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS.Phan Kim Chiến Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ.Nội dung của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứcông trình nào.

Hải Dương, ngày …… tháng …… năm 2013

HỌC VIÊN

Vũ Ngọc Sáng

Trang 3

Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗlực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô cũngnhư sự động viên ủng hộ của cơ quan công tác, gia đình và bạn bè trong suốt thờigian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS TS Phan Kim Chiến, người

đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Đồng thời tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy,

Cô trong Khoa Khoa học Quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tìnhtruyền đạt những kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trongsuốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ công nhânviên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tháp UBI nơi tôi đang công tác

đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cũng nhưtrong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ

Hải Dương, ngày …… tháng …… năm 2013

HỌC VIÊN

Vũ Ngọc Sáng

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 3834:2005 TẠI DOANH NGHIỆP

doanh nghiệp hiện nay 15

1.2 Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 19

1.2.1 Các nguyên tắc về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

191.2.2 Các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 3834:2005 22

1.3 Quy trình xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 3834:2005 tại doanh nghiệp 32

1.3.1 Mô tả quy trình 321.3.2 Các bước thực hiện 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THÁP UBI 42 2.1 Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn một

Trang 5

2.2.2 Thực trạng chứng nhận nhân sự hàn 672.2.3 Thực trạng chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy 682.2.4 Thực trạng chứng nhận quy trình hàn 69

2.3 Đánh giá thực trạng Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tháp UBI 71

2.3.1 Những nội dung đã đạt được 712.3.2 Những nội dung còn phải tiếp tục thực hiện 71

THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 3834:2005 TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THÁP UBI 74 3.1 Mục tiêu chất lượng và kế hoạch của Công ty Trách nhiệm hữu

hạn một thành viên Tháp UBI đối với quá trình xây dựng Hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 74

3.1.1 Mục tiêu chất lượng 743.1.2 Kế hoạch của công ty đối với quá trình xây dựng Hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 75

3.2 Các giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 3834:2005 76

3.2.1 Khắc phục những điểm còn tồn tại và chưa phù hợp của thực hiện ISO

9001:2008 763.2.2 Chứng nhận nhân sự hàn theo yêu cầu về nhân sự hàn của tiêu chuẩn

ISO 3834:2005 773.2.3 Chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy theo yêu cầu về nhân sự

kiểm tra không phá hủy của tiêu chuẩn ISO 3834:2005 813.2.4 Chứng nhận quy trình hàn theo yêu cầu quy trình hàn của tiêu chuẩn

ISO 3834:2005 853.2.5 Các giải pháp khác 88

PHẦN KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viênTCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

P.TC-KT : Phòng Tài chính kế toán

P.KH-VT : Phòng Kế hoạch vật tư

P.TC-HC : Phòng Tổ chức hành chính

P.QLCL : Phòng Quản lý chất lượng

P.KTCN : Phòng Kỹ thuật công nghệ

TTĐĐ : Trung tâm điều độ

QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lượngKHSX : Kế hoạch sản xuất

CSKH : Chăm sóc khách hàng

KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm

NDT : Kiểm tra không phá hủy

Trang 7

B NG BI U ẢNG BIỂU ỂU

Bảng 1.1: Thợ hàn tay và thợ hàn máy 12

Bảng 1.2: Điều phối viên hàn 12

Bảng 1.3: Nhân viên thử không phá hủy 13

Bảng 1.4: Đặc tính kỹ thuật của quá trình hàn 13

Bảng 1.5: Chấp nhận quy trình hàn 13

Bảng 1.6: Xử lý nhiệt sau hàn 14

Bảng 1.7: Kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình hàn 14

Bảng 1.8: Kiểm tra và thử nghiệm sau hàn 14

Bảng 1.9: Hiệu chuẩn và hiệu lực của các thiết bị đo, kiểm tra và thử nghiệm 15

Bảng 1.10: Các quá trình hàn nóng chảy khác 15

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán 47

Bảng 2.2: Danh sách một số nhà cung cấp chính của công ty 49

Bảng 2.3: Danh mục máy móc thiết bị được sử dụng chủ yếu tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI 50

Bảng 2.4: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 51

Bảng 2.5: Danh mục các quy trình được lưu trữ 53

Bảng 2.6: Nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT theo ASNT 69

Bảng 2.7: Các quy trình hàn được áp dụng 70

Bảng 2.8: Các nội dung đã đạt được theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 71

Bảng 2.9: Các nội dung chưa đạt được theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 71

Bảng 2.10: Các nội dung chưa đạt được về chứng nhận nhân sự hàn 72

Bảng 2.11: Các nội dung chưa đạt được về chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT 72

Bảng 3.1: Kế hoạch triển khai xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 trong năm 2013-2014 tại công ty TNHH MTV Tháp UBI .75

Trang 8

Bảng 3.4: Đào tạo nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT 83

Bảng 3.5: Kinh phí chứng nhận quy trình hàn 86

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 32

Sơ đồ 1.2: Quy trình tổng quát của một cuộc đánh giá chất lượng 39

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Tháp UBI 43

Sơ đồ 2.2: Lưu đồ quá trình tuyển dụng 58

Sơ đồ 2.3: Lưu đồ xem xét hợp đồng kinh doanh 62

Sơ đồ 3.1: Chu trình đào tạo chất lượng 89

HÌNH VẼ Hình 1.1: Xu hướng thay đổi các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 16

Hình 1.2: Mô hình hóa vị trí của tiêu chuẩn ISO trong quản lý chất lượng 17

Hình 1.3: Mô hình quản lý chất lượng theo quá trình MBP & quản lý theo mục tiêu MBO 20

Hình 1.4: Áp dụng kỹ thuật quản lý chất lượng bằng PDCA Vòng tròn Deming .21

Hình 1.5: Áp dụng quy tắc 5W1H trong soạn thảo tài liệu 37

Trang 9

Vò NGäC S¸NG

X¢Y DùNG HÖ THèNG QU¶N Lý CHÊT L¦îNG THEO TI£U CHUÈN

ISO 3834:2005 T¹I C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N

MéT THµNH VIªN TH¸P UBI

Chuyªn ngµnh: QU¶N Lý kinh tÕ vµ chÝnh s¸ch

Hµ Néi - 2013

Trang 10

TÓM TẮT TỔNG QUAN

1 Lý do nghiên cứu

Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hànđược quan tâm đặc biệt nhằm để đảm bảo an toàn cho con người và công trình,nhiều nơi trên thế giới việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'yêu cầu chất lượng đốivới hàn nóng chảy kim loại' và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yêu cầu bắtbuộc và được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết

bị nhằm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí vànâng cao năng lực cạnh tranh Tiêu chuẩn ISO 3834 có thể áp dụng độc lập nếudoanh nghiệp cơ khí chế tạo có khối lượng công việc liên quan đến hàn chiếm phầnlớn Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp này xây dựng Hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 3834 dựa trên nên tảng ISO 9001 được áp dụng rộng rãi và dễthành công hơn Việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 3834 dựatrên nền tảng ISO 9001 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí có khốilượng công việc liên quan đến hàn chiếm phần lớn là một sự bổ sung, hỗ trợ lẫnnhau cho các hoạt động quản lý chất lượng, sử dụng các ưu điểm của cả hai tiêuchuẩn, hạn chế các điểm chưa rõ, chưa đầy đủ của hai tiêu chuẩn này nhằm giúp cácdoanh nghiệp cơ khí chế tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo

an toàn Ngoài ra, việc áp dụng ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001 có thể cungcấp một hành lang để đạt được sự chứng nhận toàn cầu về năng lực của doanhnghiệp cơ khí chế tạo có sử dụng hàn trong quá trình tạo sản phẩm Việc xây dựng

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001

đã được Ban lãnh đạo công ty chú ý mau chóng triển khai sớm và đã đạt đượcnhững kết quả nhất định, đó là: triển khai thực hiện và nhận chứng chỉ ISO9001:2008 ngày 09/10/2010 Và việc cần làm hiện nay là nhanh chóng triển khaithực hiện để nhận chứng chỉ ISO 3834:2005 Tuy nhiên, “Triển khai cụ thể như thếnào? Và làm sao để xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 3834 trên nền tảng ISO 9001” đang là một bài toán khó đối với công ty

hiện nay Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng

Trang 11

theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tháp UBI” để làm luận văn nghiên cứu.

Mục tiêu của đề tài là làm rõ các yêu cầu, quy trình xây dựng Hệ thống quảnlý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834 Từ đó phân tích thực trạng quản lý chấtlượng của công ty để tìm ra những nội dung đã đạt được và những nội dung chưađạt được theo yêu cầu và quy trình Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải phápnhằm xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tháp UBI

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu địnhtính và phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể như sau:

Phương pháp định tính: nhằm mô tả và phân tích đặc điểm, nhận thức của

từng đối tượng trong quản lý chất lượng, hoàn thiện các thông tin định lượng thuđược trong quá trình nghiên cứu

Phương pháp định lượng: dùng để xử lý những thông tin định lượng thu thập

được từ các tài liệu thống kê bằng cách biểu diễn dưới dạng: các con số rời rạc,bảng số liệu, biểu đồ giúp người đọc dễ dàng so sánh, hình dung được thực tế quảnlý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI

Về nguồn số liệu, luận văn sử dụng các nguồn số liệu như sau:

Số liệu thông qua hệ thống hồ sơ lưu trữ của công ty; tổng hợp các số liệuthống kê phù hợp cho quá trình phân tích chất lượng sản phẩm và tình hình công tácquản lý chất lượng thực tế tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI

3 Kết quả nghiên cứu

Dựa vào số liệu thông qua hệ thống hồ sơ lưu trữ của công ty, bằng phươngpháp nghiên cứu định tính và định lượng phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chấtlượng tại công ty Luận văn đã chỉ ra được những nội dung đã đáp ứng và những nộidung chưa đáp ứng yêu cầu Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO3834:2005 Cụ thể đó là:

Những nội dung đã thực hiện và đạt yêu cầu theo ISO 9001:2008

Trang 12

ISO 9001:2008 Yêu cầu Thực trạng

Chính sách chất lượng và cam kết trách

Hoạch định về tạo sản phẩm ISO 9001:2008 , 7.1 ĐạtXác định các yêu cầu liên quan đến sản

Theo dõi và đo lường sản phẩm ISO 9001:2008, 8.2.4 Đạt

Theo bảng trên ta thấy về cơ bản công ty đã thực hiện và đạt yêu cầu phần lớncác nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Và còn 3 nội dung của tiêu chuẩn ISO9001:2008 đã được công ty thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra, cácnội dung này cần được tiếp tục cải tiến để đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra đó là:

Quản lý hệ thống các tài liệu ISO 9001:2008, 4.2.3, 4.2.4 Chưa đạt

Năng lực, nhận thức và đào tạo nhân sự

cho vận hành ISO 9001:2008, 6.6.6, 7.5.2b Chưa đạt

Trang 13

Chứng nhận nhân sự hàn Yêu cầu Thực trạng

Chứng nhận thợ hàn Tối thiểu 03 thợ hàn đạt tiêuchuẩn ISO 9606-1 Chưa đạt

Chứng nhận điều phối viên hàn Tối thiểu 1 điều phối viên hàn

đạt tiêu chuẩn ISO 14731 Chưa đạt

Như bảng trên về chứng nhận nhân sự hàn chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn đề ra

Vì vậy công ty cần tiến hành chứng nhận tối thiểu 3 thợ hàn đạt tiêu chuẩn ISO9606-1 và 1 điều phối viên hàn đạt tiêu chuẩn ISO 14731

Chứng nhận nhân sự kiểm tra không

Chứng nhận kiểm tra siêu âm Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêu

chuẩn ISO 17640 Chưa đạt

Chứng nhận chụp tia bức xạ Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêuchuẩn ISO 17636 Chưa đạt

Chứng nhận kiểm tra độ thô đại và tế vi Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêuchuẩn ISO 17639 Chưa đạt

Chứng nhận kiểm tra hạt từ Tối thiểu 01 nhân sự đạt tiêu

chuẩn ISO 17638 Chưa đạtTheo bảng trên chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT chưa đạtyêu cầu tiêu chuẩn Công ty cần đề ra kế hoạch để chứng nhận nhân sự kiểm trakhông phá hủy theo yêu cầu tiêu chuẩn theo như bảng trên

Các quy trình hàn cũng chưa được chứng nhận theo yêu cầu tiêu chuẩn Tiếnhành chứng nhận quy trình hàn đạt theo tiêu chuẩn ISO 15614-1

4 Một số giải pháp

Từ những vấn đề nêu trên, luận văn đưa ra 5 giải pháp:

(1) Khắc phục những điểm còn tồn tại vừa chưa phù hợp của thực hiện ISO9001:2008

Trang 14

(2) Chứng nhận nhân sự hàn theo yêu cầu về nhân sự hàn của tiêu chuẩn ISO3834:2005

(3) Chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy theo yêu cầu về nhân sự kiểmtra không phá hủy của tiêu chuẩn ISO 3834:2005

(4) Chứng nhận quy trình hàn theo yêu cầu về quy trình hàn của tiêu chuẩnISO 3834:2005

an toàn Ngoài ra, việc áp dụng ISO 3834:2005 có thể cung cấp một hành lang đểđạt được sự chứng nhận toàn cầu về năng lực của doanh nghiệp cơ khí chế tạo có sửdụng hàn trong quá trình tạo sản phẩm

Tuy nhiên, do giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, thờigian và kinh phí thực hiện đề tài, nên luận văn chắc chắn còn những hạn chế

Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để có thể đưa các nội dungcủa luận văn này áp dụng vào thực tế để công ty xây dựng thành công Hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005, làm cho năng lực của công tyngày một tốt hơn nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng

Trang 15

Vò NGäC S¸NG

X¢Y DùNG HÖ THèNG QU¶N Lý CHÊT L¦îNG THEO TI£U CHUÈN

ISO 3834:2005 T¹I C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ, đời sống kinh tế đã tạo ranhững cơ hội và thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phảiđương đầu với sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắtvới thị trường quốc tế Song hành với xu hướng cạnh tranh về giá thành là cạnhtranh về chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một sự lựa chọn lànâng cao chất lượng hoặc là đóng cửa Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững trên thịtrường, các doanh nghiệp phải đưa vấn đề chất lượng thành vấn đề quan tâm hàngđầu từ đó đổi mới nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề quản lý chất lượng Đồngthời, các doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng cho mình mộtHTQLCL phù hợp, ngày một cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăngcường uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng

Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hànđược quan tâm đặc biệt nhằm để đảm bảo an toàn cho con người và công trình, nhiềunơi trên thế giới việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'yêu cầu chất lượng đối với hànnóng chảy kim loại' và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yêu cầu bắt buộc vàđược áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết bị nhằm đểkiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí và nâng cao nănglực cạnh tranh Với nhân tố con người là chìa khóa của sự thành công, tiêu chuẩn ISO

3834 đưa ra các quy định để kiểm soát các quá trình hàn khác nhau và các hoạt độngliên quan nhằm mang lại chất lượng sản phẩm, công trình đáp ứng yêu cầu Một trongnhững yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn ISO 3834 là yêu cầu đội ngũ nhân sự hàn, nhân

sự kiểm tra chất lượng hàn (kiểm tra không phá hủy) phải có đủ trình độ theo tiêuchuẩn được đánh giá và chứng nhận năng lực của đơn vị đánh giá độc lập Trongnhững năm qua, do yêu cầu của các nhà thầu có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp

cơ khí chế tạo tại Việt Nam đã áp dụng một vài yêu cầu quy định trong ISO 3834 (vídụ: phê duyệt quy trình hàn, phê duyệt tay nghề thợ hàn, phê duyệt nhân sự kiểm trakhông phá hủy, ), nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và có hệ thống

Trang 17

Tiêu chuẩn ISO 3834 có thể áp dụng độc lập nếu doanh nghiệp cơ khí chế tạocó khối lượng công việc liên quan đến hàn chiếm phần lớn Tuy nhiên ở các nướccông nghiệp phát triển, các doanh nghiệp này xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩnISO 3834 dựa trên nên tảng ISO 9001 được áp dụng rộng rãi và là việc quyết định

sự sống còn của doanh nghiệp Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là sự bổ sung và làtiền đề hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp này xây dựng thành công HTQLCLtheo tiêu chuẩn ISO 3834 Việc xây dựng HTQLCL theo ISO 3834 dựa trên nềntảng ISO 9001 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí có khối lượng côngviệc liên quan đến hàn chiếm phần lớn là một sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cho cáchoạt động quản lý chất lượng, sử dụng các ưu điểm của cả hai tiêu chuẩn, hạn chếcác điểm chưa rõ, chưa đầy đủ của hai tiêu chuẩn này nhằm giúp các doanh nghiệp

cơ khí chế tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn Ngoài

ra, việc áp dụng ISO 3834 dựa trên nền tảng ISO 9001 có thể cung cấp một hànhlang để đạt được sự chứng nhận toàn cầu về năng lực của doanh nghiệp cơ khí chếtạo có sử dụng hàn trong quá trình tạo sản phẩm

Từ sự nhận định trên Công ty TNHH MTV Tháp UBI, ngay từ sau khi thành lậpvào 01/10/2009, sản xuất và chế tạo các sản phẩm truyền thống về kết cấu (như Dầm,Cầu, ) bên cạnh đó Công ty TNHH MTV Tháp UBI là nhà máy chế tạo cơ khí nặngtại Việt Nam, đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo Cột tháp gió, để mở rộng quy

mô cũng như đối tượng khách hàng công ty còn phát triển thêm sản phẩm về Bình bồn

áp lực với các kích cỡ khác nhau, việc xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834dựa tren nền tảng ISO 9001 đã được ban lãnh đạo chú ý mau chóng triển khai sớm và

đã đạt được những kết quả nhất định, đó là: triển khai thực hiện và nhận chứng chỉ ISO9001:2008 ngày 09/10/2010 Và việc cần làm hiện nay là nhanh chóng triển khai thựchiện để nhận chứng chỉ ISO 3834:2005 Tuy nhiên, “Triển khai cụ thể như thế nào? Vàlàm sao để xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834 trên nền tảng ISO9001” đang là một bài toán khó đối với công ty hiện nay Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn

chủ động lựa chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tháp UBI” để làm

luận văn nghiên cứu

Trang 18

Luận văn nghiên cứu sẽ trả lời cho những câu hỏi như sau:

- Các yêu cầu của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 là gì? Để xây dựngHTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 thì cần phải thực hiện qua các bước nhưthế nào? Và muốn xây dựng thành công thì cần phải có những điều kiện gì?

- Hiện nay, quản lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI ra sao?Công ty đã đạt được gì trong quá trình xây dựng HTQLCL? Những vấn đề nào cầnphải giải quyết để có thể đạt được HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005?

- Kế hoạch xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn này là gì? Cần các giải phápnào để hỗ trợ cho quá trình xây dựng thành công Hệ thống?

2 Tổng quan nghiên cứu

Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu HTQLCL đã được nhiều nhà khoa hoc, cáchọc giả và các nhà quản lý quan tâm đặc biệt là tại các nước công nghiệp phát triển

Họ đã xây dựng nên các hệ thống, các mô hình quản lý chất lượng khoa học và cóhiệu quả Chúng ta có thể kể đến HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩnđược áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, hay HTQLCL hàn theo tiêu chuẩn ISO 3834.Khi áp dụng các HTQLCL này doanh nghiệp có thể thực hiện được các yêu cầu vềchất lượng sản phẩm và các mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả và tiết kiệmnhất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình

Tại Việt Nam hiện nay HTQLCL được các nhà chuyên môn quan tâm tìmhương giải quyết nhằm đạt được mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp Đã cónhiều nghiên cứu về vấn đề xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tuynhiên nghiên cứu về xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 thì chưathấy hoặc ít có Một số bài viết, một số công trình điển hình mà tác giả trình bàydưới đây:

- Luận văn “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2008 tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí chuyên dụng Bắc

bộ Trường Hải” – Tg Phạm Hương Quỳnh (2011), luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại họcKinh tế quốc dân, Hà Nội

Trang 19

Luận văn tập trung phân tích các hoạt động quản lý chất lượng tại Công tyTNHH MTV Cơ Khí Chuyên Dụng Bắc Bộ Trường Hải và đưa ra những giải pháphữu hiệu nhằm xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Một

số giải đó là: thành lập phòng quản lý chất lượng và ban ISO, mời các chuyên gia tưvấn hỗ trợ quá trình xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tăngcường hoạt động truyền thông nội bộ, nâng cao nhận thức của CBCNV về tính cấpbách của việc xây dựng HTQLCL, xây dựng và phát triển các nhóm tiên phong vềchất lượng Đây là những gợi mở có giá trị cho đề tài luận văn của tôi

- Luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốcHòa Bình” – Tg Hoàng Thị Thu Thủy (2011), luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại họcKinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn đã đánh giá thực trạng HTQLCL của Công ty Cổ phần xây dựng vàkinh doanh địa ốc Hòa Bình, xác định các điểm mạnh, điểm yếu của HTQLCL theotiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty Trên cơ sở phân tích, đánh giá thựctrạng của HTQLCL tại Công ty đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTQLCLtheo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanhbền vững và hiệu quả cho Công ty trong tương lai

Như vậy vấn đề xây dựng hay hoàn thiện HTQLCL tại các doanh nghiệp vẫncòn là một vấn đề mới và chưa được đề cập một cách khoa học, hệ thống trong cáccông trình nghiên cứu Do đó vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu và thực hiện

3 Mục tiêu nghiên cứu

 Nghiên cứu HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 để chỉ ra các yêu cầucần đáp ứng và quy trình thực hiện HTQLCL theo tiêu chuẩn này

 Phân tích thực trạng HTQLCL hiện nay tại công ty; từ đó chỉ ra những nộidung đã đáp ứng và những nội dung chưa đáp ứng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO3834:2005

 Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO3834:2005 tại công ty TNHH MTV Tháp UBI

Trang 20

4 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

5 Phạm vi nghiên cứu

 Nội dung: nghiên quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

 Phạm vi: Công ty TNHH MTV Tháp UBI

 Thời gian: giai đoạn 2012-2015

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Khung lý thuyết

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Các yêu cầu cơ bản của

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Quy trình xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Nguyên tắc của Hệ

Yêu cầu của xây dựng hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 3834:2005

Các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản

lý chất lượng theo ISO 3834:2005

Khoảng trống giữa thực trạng và yêu cầu

Đảm bảo các điều kiện để đáp ứng yêu cầu xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng

Thực trạng xây dựng hệ thống quản

lý chất lượng của công ty

Về đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Trang 21

6.2 Các phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu địnhtính và phương pháp nghiên cứu định lượng Cụ thể như sau:

Phương pháp định tính: nhằm mô tả và phân tích đặc điểm, nhận thức của

từng đối tượng trong quản lý chất lượng, hoàn thiện các thông tin định lượng thuđược trong quá trình nghiên cứu

Phương pháp định lượng: dùng để xử lý những thông tin định lượng thu thập

được từ các tài liệu thống kê bằng cách biểu diễn dưới dạng: các con số rời rạc,bảng số liệu, biểu đồ giúp người đọc dễ dàng so sánh, hình dung được thực tế quảnlý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI

Về nguồn số liệu, luận văn sử dụng các nguồn số liệu như sau:

Số liệu thông qua hệ thống hồ sơ lưu trữ của công ty; tổng hợp các số liệuthống kê phù hợp cho quá trình phân tích chất lượng sản phẩm và tình hình công tácquản lý chất lượng thực tế tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI

7 Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu

Giá trị khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về Hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 cũng như quy trình xâydựng và đăng ký Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn này

Giá trị ứng dụng: Luận văn tập trung phân tích các hoạt động quản lý chất

lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằmxây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Do đó, ban lãnh đạo công ty có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu của luận văn màlập ra các kế hoạch triển khai cụ thể và tổ chức thực thi những kế hoạch này

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm có 03 chương:

• Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại doanh nghiệp

• Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI

• Chương 3: Các giải pháp nhằm xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005 tại Công ty TNHH MTV Tháp UBI

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 3834:2005

TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

1.1.1 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Chất lượng của phần lớn các sản phẩm cơ khí (Nồi hơi, bình, bồn áp lực, cácthiết bị nông nghiệp và dân dụng, cần trục/cẩu trục, cầu, giao thông, vỏ tàu thủy, kếtcấu công trình công nghiệp và nhiều loại sản phẩm khác) được tạo ra bởi quá trìnhhàn hoặc quá trình hàn là một phần của quá trình tạo sản phẩm phụ thuộc chủ yếuvào chất lượng hàn.Các sản phẩm cơ khí nói trên có khả năng gây mất an toàn rấtcao (nổ, chìm tàu, gẫy cầu, ) vì đó là các sản phẩm chịu tải cao, chịu áp lực lớn Đểđảm bảo an toàn thì các sản phẩm này phải đảm bảo chất lượng, dẫn đến phải đảmbảo chất lượng hàn (Các nước châu Âu quy định những sản phẩm có khả năng gâymất an toàn sẽ chịu sự kiểm soát bởi các Chỉ thị (Directives) của Châu Âu (Ví dụ:LVD, PED, ), còn Việt Nam thì kiểm soát bằng Quy chuẩn Việt Nam (QCVN),hiện tại chưa có QCVN cho lĩnh vực hàn)

Về cơ bản, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như máy móc, conngười, phương pháp, vật liệu đầu vào và môi trường sản xuất (theo nguyên tắc 4M -1E), để đảm bảo kiểm soát tốt các vấn đề này thì trong sản xuất bằng phương pháphàn (đối với mọi tiêu chuẩn quản lý chất lượng từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đềugiống nhau về nguyên tắc) các tiêu chuẩn đều yêu cầu:

- Đối với máy hàn và các thiết bị có liên quan phải đảm được kiểm tra, kiểmđịnh trước khi đưa vào sử dụng: kiểm định về an toàn cơ, điện cũng như các đặc tínhvề dòng, áp, nhiệt độ, tốc độ, cũng như các chỉ thị (indicator) có gắn trên máy

Trang 23

- Về con người thì phải được đào tạo và sát hạch cũng như đảm bảo năng lực

và kinh nghiệm: Thợ hàn phải được đào tạo, kiểm tra và sát hạch tay nghề, giám sáthàn, kỹ sư hàn, phải có kinh nghiệm, được đào tạo, đánh giá và sát hạch kiến thứcchuyên môn (personnel Certification/Qualification); nhân viên kiểm tra chất lượngbằng phương pháp kiểm tra không phá hủy (Non Destructive Testing - NDT) phảiđược đào tạo, đánh giá và sát hạch (cấp bằng NDT bậc 1, 2, 3 ), v v

- Phương pháp, quy trình sản xuất phải được xây dựng, thử nghiệm và phêduyệt trước khi đưa vào áp dụng (Quy trình hàn - Welding Procedure Specification(WPS)) để đảm bảo chất lượng hàn theo đúng quy trình đặt ra đồng thời phải cử giámsát/giám định hàn (Welding Inspector) theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy định

- Kiểm tra vật liệu đầu vào: chứng chỉ chất lượng của thép (vật liệu cơ bản),chứng chỉ chất lượng của vật liệu hàn, kiểm tra mẫu (kéo, nén, phân tích thành phầnvật liệu, ) đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu chất lượng đặt ra

- Môi trường sản xuất phải đảm bảo: có các biện pháp để đảm bảo an toàn,chống ăn mòn, gió, mưa, sự ổn định của nguồn điện, nhằm tránh ảnh hưởng đếnchất lượng nguyên vật liệu, bán sản phẩm và sản phẩm cuối cùng

Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác được quy định trong nhiều các tiêu chuẩn cóliên quan như là xây dựng, áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hàn(Welding Management System - WMS): sổ tay chất lượng, các quy trình làm việc,sản xuất, quy trình kiểm tra, kiểm soát; các hướng dẫn công việc; kiểm soát tài liệu,

hồ sơ, bản vẽ; thực hiện hoạt động cải tiến,

Chính vì những nội dung đề cập nói trên mà có thể giải thích được lý do tạisao các nhà thầu, các giám sát công trình có yếu tố nước ngoài yêu cầu nhà sảnxuất, chế tạo phải tuân thủ nghiêm ngặt các hoạt động như phê duyệt thợ hàn, quytrình hàn, đồng thời giám sát hết sức khắt khe mọi hoạt động liên quan đến hàncũng như phải tuân thủ rất nhiều tài liệu, tiêu chuẩn liên quan đến hàn Mục tiêucuối cùng là để đảm bảo an toàn cho con người, công trình, đồng thời đảm bảo chiphí chất lượng hợp lý nhất có thể (tránh phải hàn lại, bồi thường khách hàng, sửachữa, và chi phí không tính được bằng tiền là uy tín doanh nghiệp)

Trang 24

Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, vấn đề kiểm soát chất lượng hànđược quan tâm đặc biệt nhằm để đảm bảo an toàn cho con người và công trình,nhiều nơi trên thế giới việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'yêu cầu chất lượng đốivới hàn nóng chảy kim loại' và các tiêu chuẩn khác có liên quan là một yêu cầu bắtbuộc và được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo thiết

bị nhằm để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm thiểu chi phí vànâng cao năng lực cạnh tranh Với nhân tố con người là chìa khóa của sự thànhcông, tiêu chuẩn ISO 3834 đưa ra các quy định để kiểm soát các quá trình hàn khácnhau và các hoạt động liên quan nhằm mang lại chất lượng sản phẩm, công trìnhđáp ứng yêu cầu Một trong những yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn ISO 3834 làyêu cầu đội ngũ nhân sự hàn, nhân sự kiểm tra chất lượng hàn (kiểm tra không pháhủy) phải có đủ trình độ theo tiêu chuẩn được đánh giá và chứng nhận năng lực(personnel qualification/certification) của đơn vị đánh giá độc lập Trong nhữngnăm qua, do yêu cầu của các nhà thầu có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp cơkhí chế tạo tại Việt Nam đã áp dụng một vài yêu cầu quy định trong ISO 3834 (vídụ: phê duyệt quy trình hàn, phê duyệt tay nghề thợ hàn, phê duyệt nhân sự kiểm trakhông phá hủy, ), nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và có hệ thống

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 3834 đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườngChất lượng chấp nhận làm tiêu chuẩn quốc gia từ năm 2005 với số hiệu là TCVN7506:2005 và đến năm 2011 soát xét lần hai với số hiệu là TCVN 7506:2011 (hoàntoàn tương đương với ISO 3834:2005), tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn này làhoàn toàn tự nguyện, nhà nước không bắt buộc áp dụng, tùy thuộc vào yêu cầu củachủ đầu tư mà toàn bộ yêu cầu hoặc từng phần của tiêu chuẩn sẽ được áp dụng

Bộ tiêu chuẩn ISO 3834 'Yêu cầu chất lượng cho quá trình hàn nóng chảy kim loại'ban hành năm 2005 gồm có các Tiêu chuẩn sau:

 ISO 3834-1: 2005 Lựa chọn mức chất lượng

 ISO 3834-2: 2005 Yêu cầu chất lượng toàn diện

 ISO 3834-3: 2005 Yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn

 ISO 3834-4: 2005 Yêu cầu chất lượng cơ bản

Trang 25

 ISO 3834-5: 2005 Tài liệu áp dụng

 ISO 3834-6:2005 Hướng dẫn áp dụng

Các tiêu chuẩn ISO 3834-3 và ISO 3834-4 có ít hơn ISO 3834-2 một số yêucầu Tùy theo quy mô sản xuất, độ phức tạp trong chế tạo, khả năng gây mất an toàncủa sản phẩm, mà các doanh nghiệp cơ khí, hàn có thể lựa chọn các tiêu chuẩntrong bộ tiêu chuẩn ISO 3834 (Phần 2, 3 và 4) theo nguyên tắc cơ bản như sau:

 Sản phẩm chịu tải động ở mức cao: Áp dụng ISO 3834-2

 Sản phẩm chịu tải động ở mức trung bình: Áp dụng ISO 3834-3

 Sản phẩm chịu tải tĩnh: Áp dụng ISO 3834-4

Tiêu chuẩn ISO 3834 phần 2, 3 và 4 đều yêu cầu doanh nghiệp phải có Điềuphối viên hàn (Welding coordinatior) quy định trong tiêu chuẩn ISO 14731 (TCVN7473) 'Điều phối hàn - Nhiệm vụ và trách nhiệm' Trên cơ sở tự nguyện, Viện hànquốc tế (IIW) đã soạn thảo các khuyến nghị về các yêu cầu tối thiểu cho đào tạo,kiểm tra và chấp nhận điều phối viên hàn Các khuyến nghị của IIW được giới thiệutrong các tài liệu sau:

 Kỹ sư hàn quốc tế (International Welding Engineer - IWE), 2000/EWF-409;

Doc.IAB-002- Kỹ sư công nghệ hàn quốc tế (International Welding Technologist - IWT),Doc.IAB-003-2000/EWF-410;

 Chuyên gia hàn quốc tế (International Welding Specialist - IWS), 004-2000/EWF-411;

Doc.IAB-Điều phối viên hàn đáp ứng được các yêu cầu của các tài liệu nói trên được xem

là đáp ứng yêu cầu về kiến thức theo nguyên tắc tương thích với ISO 3834 như sau:

 Áp dụng ISO 3834-2: Sử dụng điều phối viên hàn có trình độ đạt IWE

 Áp dụng ISO 3834-3: Sử dụng điều phối viên hàn có trình độ đạt IWT

 Áp dụng ISO 3834-4: Sử dụng điều phối viên hàn có trình độ đạt IWS

Tiêu chuẩn ISO 3834 (TCVN 7506) quy định các yêu cầu thích hợp cho các

Trang 26

quá trình hàn nóng chảy kim loại, nhưng cũng có thể dùng để chấp nhận các quátrình hàn khác Các yêu cầu của ISO 3834 chỉ có liên quan đến các mặt chất lượngcủa sản phẩm chịu ảnh hưởng của hàn nóng chảy mà không quy định cho bất cứnhóm sản phẩm riêng nào.

Việc áp dụng thành công một hệ thống kiểm soát chất lượng hàn theo các yêucầu của tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo

an toàn sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng hàn là quá trình sản xuấtchính, đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Để dễ hiểu có một công thức cho việc áp dụng và chứng nhận ISO 3834:2005như sau:

Chứng nhận ISO 3834:2005 = Chứng nhận ISO 9001:2008 + Chứng nhận nhân sự hàn + Chứng nhận nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT + Chứng nhận quy trình hàn WPS

- ISO 9001:2008 những nội dung thực hiện:

+ Kiểm soát tài liệu và hồ sơ;

+ Trách nhiệm của lãnh đạo;

+ Cung cấp nguồn lực;

+ Năng lực, nhận thức và đạo tạo nhân sự cho vận hành;

+ Hoạch định về tạo sản phẩm;

+ Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm;

+ Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm;

+ Mua hàng;

+ Xác định giá tri sử dụng của các quá trình;

+ Tài sản của khách hàng;

+ Đánh giá nội bộ;

+ Theo dõi và đo lường sản phẩm;

- Nhân sự hàn theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Bảng 1.1: Thợ hàn tay và thợ h n máy àn máy

Trang 27

Quá trình hàn Tài liệu TCVN / ISO

ISO 14732 Nhân sự hàn - Kiểm tra chấp nhận thợ hàn máy cho hàn nóng chảy và thợ điều chỉnh hàn điện trở cho hàn kim loại cơ khí hóa và tự động hoàn toàn

ISO 15618-1 Kiểm tra chấp nhận thợ hàn đối với hàn dưới nước - Phần 1: Thợ hàn lặn để hàn ướt dùng bội áp.ISO 15618-2 Kiểm tra chấp nhận thợ hàn đối với hàn dưới nước - Phần 2: Thợ hàn lặn bằng tay và thợ hàn máy để hàn khô dùng bội áp

Hàn chùm tia điện tử ISO 14732 Nhân sự hàn - Kiểm tra chấp nhận thợ hàn

máy cho hàn nóng chảy và thợ điều chỉnh hàn điện trở cho hàn kim loại cơ khí hóa và tự động hoàn toànHàn chùm tia laser

Hàn khí TCVN 6700-1 (ISO 9606-1) Kiểm tra chấp nhận thợ hàn– Hàn nóng chảy - Phẩn 1: Thép.

Bảng 1.2: Đi u ph i viên h n ều phối viên hàn ối viên hàn àn máy

Hàn hồ quang

TCVN 7473 (ISO 14731) Điều phối viên hàn - Nhiệm vụ

và trách nhiệm

Hàn chùm tia điện tử

Hàn chùm tia laser

Hàn khí

- Nhân sự kiểm tra không phá hủy NDT

Bảng 1.3: Nhân viên th không phá h y ử không phá hủy ủy

Trang 28

Quá trình hàn Tài liệu TCVN / ISO

Hàn hồ quang

TCVN 5868 (ISO 9712) Thử không phá hủy – Trình độ chuyên môn và cấp chứng chỉ cá nhân

Hàn chùm tia điện tử

Hàn chùm tia laser

Hàn khí

- Quy trình hàn theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

Bảng 1.4: Đặc tính kỹ thuật của quá trình h n àn máy

Hàn hồ quang TCVN 8986-1 (ISO 15609-1) Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các qui trình hàn kim loại – Đặc tính kỹ thuật của qui

trình hàn – Phần 1: Hàn hồ quang

Hàn chùm tia điện tử ISO 15609-3 Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các qui trình hàn kim loại- Đặc tính kỹ thuật của qui trình hàn-

Phần 3: Hàn chùm tia điện tử

Hàn chùm tia laser ISO 15609-4 Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các qui trình hàn kim loại - Đặc tính kỹ thuật của qui trình hàn -

Phần 4: Hàn chùm tia laser

Hàn khí ISO 15609-2 Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các qui trình hàn kim loại- Đặc tính kỹ thuật của qui trinh hàn -

ISO 15610, ISO 15611 ISO 15612, ISO 15613, ISO 15614-1, ISO 15614-2, ISO 15614-3, ISO 15614-4, ISO 15614-5, ISO 15614-6, ISO 15614-7, ISO 15614-8, ISO 15614-10

Hàn chùm tia điện

tử

TCVN 8985(ISO 15607),ISO 15611, ISO 15612, ISO 15613, ISO 15614-11Hàn chùm tia laser TCVN 8985(ISO 15607),ISO 15611, ISO 15612, ISO 15613, ISO 15614-11,

Hàn khí( Hơi)

TCVN8985(ISO15607)ISO 15610, ISO 15611, ISO 15612, ISO 15613, ISO 15614-11

Bảng 1.6: Xử lý nhiệt sau hàn

Trang 29

Hàn hồ quang ISO/TR 17663 Hàn- Hướng dẫn về các yêu cầu chất

lượng đối với xử lý nhiệt có liên quan đến hàn và các quátrình có liên quan

Hàn chùm tia điện tử

Hàn chùm tia laser

Hàn khí( Hơi)

Bảng 1.7: Ki m tra v th nghi m trong quá trình h n ểm tra và thử nghiệm trong quá trình hàn àn máy ử không phá hủy ệm trong quá trình hàn àn máy

Hàn hồ quang

ISO 13916 Hàn- hướng dẫn về đo nhiệt độ nung nóng trước , nhiệt độ giữa các lớp hàn và nhiệt độ nung nóng trước khi duy trì

ISO/TR17671-2 Hàn – Khuyến nghị về hàn kim loại – Phần 2: Hàn hồ quang đối với thép ferit)

ISO/TR 17844 Hàn - So sánh các phương pháp đã được chuẩn hóa dùng để tránh các vết nứt nguội

Bảng 1.8: Ki m tra v th nghi m sau h n ểm tra và thử nghiệm trong quá trình hàn àn máy ử không phá hủy ệm trong quá trình hàn àn máy

Hàn hồ quang ISO 17635 Thử không phá hủy mối hàn – Qui tắc chung

cho các mối hàn kim loại nóng chảy

ISO 17636 Thử không phá hủy mối hàn – Thử bằng chụptia bức xạ các mỗi nối hàn nóng chảy

ISO 17637 Kiểm tra không phá hủy mối hàn – Kiểm tra bằng mắt các mối hàn nóng chảy

ISO 17638 Kiểm tra không phá hủy mối hàn – Kiểm tra bằng hạt từ

ISO 17639 Kiểm tra không phá hủy mối hàn – Kiểm tra thô đại và tế vi các mối hàn

ISO 17640 Kiểm tra không phá hủy mối hàn - Kiểm tra các mối hàn bằng siêu âm

Hàn chùm tia điện tử

Hàn chùm tia laser

Hàn khí( Hơi)

Bảng 1.9: Hiệu chuẩn và hiệu lực của các thiết bị đo, kiểm tra và thử nghiệm

Hàn hồ quang ISO/TR 17662 Hàn – Hướng dẫn về các yêu cầu chất Hàn chùm tia điện tử

Trang 30

lượng đối với xử lý nhiệt có lien quan đến hàn và các quátrình có liên quan.

Hàn chùm tia laser

Hàn khí( Hơi)

Bảng 1.10: Các quá trình h n nóng ch y khác àn máy ảy khác

Hàn vít cấy ISO 14555 Hàn – Hàn hồ quang vít cấy kim loại.Hàn nhiệt Nhôm/Hàn hiệt Hiện chưa có tài liệu ISO

1.1.2 Sự cần thiết và lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 tại doanh

nghiệp hiện nay

1.1.3.1 Sự cần thiết của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834 trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế

Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, để thực hiệnnhững cam kết của mình, nhiều nước trên thế giới mà trong đó có Việt Nam, đã vàđang từng bước phải tháo dỡ dần các rào cản thương mại trước đây như các biệnpháp về thuế, tài chính, độc quyền buôn bán… Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế lạixuất hiện những rào cản mới (hàng rào phi thuế quan), đặc biệt trong đó là “Hàngrào kỹ thuật trong thương mại” (TBT – Technical Barriers to Trade) Theo yêu cầucủa TBT, một sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao giờ đây không những phải cóchất lượng tốt, ổn định, giá cả hợp lý, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng; màcòn phải an toàn, đáp ứng được các yêu cầu, các quy định và các tiêu chuẩn quốc tếtrên nhiều lĩnh vực như: những tiêu chuẩn đối với sản phẩm, đối với quá trình sảnxuất và hệ thống quản lý

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế sẽ dẫn đến xu hướng chung là các hàngrào thuế quan sẽ dần được loại bỏ nhưng các hàng rào phi thuế quan thì ngày càngđược sử dụng nhiều và phức tạp hơn, nhất là những yêu cầu của hàng rào kỹ thuậttrong thương mại TBT

Rào cản về luật pháp, tập quán giữa các nước

Độ

lớn

Rào cản thuế quan

(AFTA, APEC, EFTA…)

Rào cản phi thuế quan

(TBT)

Rào cản thuế quan giảm dần Rào cản phi thuế quan tăng dần để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và xã hội

Thời gian

Trang 31

Hình 1.1: Xu hướng thay đổi các rào cản thương mại trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế

Đây chính là những cản trở rất lớn đối với các nước có nền công nghiệp chưaphát triển Chính vì thế, trong lĩnh vực quản lý chất lượng, việc nghiên cứu áp dụngnhững tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm, cho hệ thống và các quá trình sản xuất,cung ứng trong các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam, là một trong những việc làmcấp bách để vượt qua những rào cản phi thương mại này

Hiện nay, nhiều bộ tiêu chuẩn quốc tế đã được ban hành và sử dụng rộng rãi tuynhiên có thể thấy bộ tiêu chuẩn ISO 3834 là bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biếnnhất với các doanh nghiệp sản xuất và chế tạo sản phẩm bằng phương pháp hàn làchủ yếu Việc sử tiêu chuẩn ISO 3834 là việc cần thiết và nên làm để đảm bảo nhữngyêu cầu và chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng cao nhất Về nguyên tắc, ISO

3834 là hệ thống các yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại nhằm hướngdẫn xây dựng một hệ thống chất lượng; từ đó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mộtcách tốt nhất Hệ thống hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu ISO 3834 có thể giúp doanhnghiệp thực hành quản lý chất lượng một cách hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế.Chính vì vậy, giấy chứng nhận phù hợp với ISO 3834 là một loại giấy chứng nhận hệthống quản lý chất lượng, chứng minh năng lực quản lý chất lượng của doanh nghiệp,chứ không phải là giấy chứng nhận cho chất lượng sản phẩm Điều này được nhấnmạnh bởi lẽ thời gian gần đây ISO 3834 không còn là một khái niệm mới mẻ trên cácphương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có rất nhiều sự hiểulầm cho rằng ISO 3834 là tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đạt đượcchứng nhận ISO 3834 đồng nghĩa với việc sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn quốc tế…Không ít doanh nghiệp còn nhận thức việc đạt được chứng nhận ISO 3834 chẳng qua

là chạy theo phong trào, chạy theo “mốt” chứ không đem lại lợi ích cụ thể Do đó, họ

Trang 32

không mạnh dạn đầu tư để áp dụng ISO vì sợ tốn tiền để đi theo phong trào

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, những nhận định này là hết sức sai lầm

Vì dù doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nhưng việc xây dựng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834 cũng sẽ tạo nền móng cơ sởvững chắc cho doanh nghiệp hướng tới xây dựng thành công hệ thống quản lý chấtlượng toàn diện TQM Hay nói cách khác, ISO 3834 & ISO 9000 và TQM không có

sự tách biệt nhau Sự phối hợp những điểm mạnh của tiêu chuẩn ISO 3834 & ISO

9000 vào TQM sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh và việc vượt qua cácrào cản phi thuế quan không còn là vấn đề lo ngại

Hình 1.2: Mô hình hóa vị trí của tiêu chuẩn ISO trong quản lý chất lượng

1.1.3.2 Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 3834

Vì là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng nên việc áp dụng ISO 3834tại doanh nghiệp không những đảm bảo được chất lượng mà còn nâng cao hiệu quảcủa hoạt động sản xuất – kinh doanh Nó đặc biệt mang lại hiệu quả cao cho cácdoanh nghiệp ở lĩnh vực sản xuất sử dụng phương pháp hàn là chủ yếu

Nhờ áp dụng ISO 3834, doanh nghiệp có thể thực hiện được các yêu cầu về chấtlượng sản phẩm và các mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất,nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, cụ thể như sau:

 Lợi ích bên trong

Plan 1

Do 2 3 Check

4 Act

Trang 33

 Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do sản xuất hiệu quả hơn vì

hệ thống hoạt động của doanh nghiệp được kiểm soát từ đầu đến cuối

 Nhờ có một hệ thống tài liệu chất lượng, doanh nghiệp có thể đưa ra các biệnpháp làm việc đúng ngay từ đầu, có thể xác định đúng nhiệm vụ và chỉ ra cách thựchiện để đạt kết quả mong muốn Do đó, các nhà quản lý không cần phải can thiệpthường xuyên vào các công việc sự vụ, tốn thời gian

 Nhờ có sự xác định sự không phù hợp hoặc sai lỗi và tiến hành các hoạt độngkhắc phục và phòng ngừa thích hợp, doanh nghiệp có thể tránh được sự lặp lại cácsai sót trong hệ thống, giảm thiểu các chi phí ẩn

 Sau khi đã thiết lập thành công được hệ thống quản lý chất lượng phù hợp vớitiêu chuẩn ISO 3834, doanh nghiệp có thể từng bước triển khai áp dụng các tiêu chuẩnquản lý khác như quản lý môi trường, hoặc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiếnnhư phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ - TQM

 Lợi ích bên ngoài

 Nhà sản xuất có thể chứng minh về khả năng cung cấp sản phẩm một cách ổnđịnh, đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp

 Trong giao dịch thương mại, đa số khách hàng thường đòi hỏi tổ chức phải ápdụng một mô hình đảm bảo chất lượng cụ thể như tiêu chuẩn ISO 3834 với nhữngdoanh nghiệp nghiệp sử dụng phương pháp hàn là chủ yếu trong sản xuất Vì vậy,khi được chứng nhận phù hợp với ISO 3834, doanh nghiệp có thể quảng cáo việcđược chứng nhận ISO 3834 để tăng uy tín của mình

 Giúp khách hàng giảm một phần chi phí thẩm định, đánh giá người cung cấp

và kiểm tra chất lượng sản phẩm

 Lợi ích đối với nhân viên của công ty

 Nhờ vào việc tiêu chuẩn hóa các công việc, phân công trách nhiệm rõ ràng,nhân viên của công ty hiểu rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của mình Từ đó, họ có thểthực hiện tốt hơn công việc của mình mà không cần sự kiểm tra từ bên ngoài

 Nhân viên mới có thể nhanh chóng học được cách làm việc bởi mọi chỉ dẫnchi tiết cần thiết cho những công việc liên quan đến chất lượng đều được lập thànhnhững quy trình với các văn bản rõ ràng

 Với một hệ thống thông tin thông suốt, sự tin tưởng và thông hiểu lẫn nhau

Trang 34

giữa các nhân viên và giữa các bộ phận sẽ càng được tăng cường chặt chẽ Từ đó,

“Văn hóa của tổ chức” cũng không ngừng được cải thiện

1.2 Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

1.2.1 Các nguyên tắc về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3834:2005

2.1.1 Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng Vì vậy việc quản lý chất lượng phải nhằmđáp ứng mục tiêu đó Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu củakhách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất TrongHTQLCL, lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải đảm bảo rằng:

 Các yêu cầu của khách hàng luôn được xác định và đáp ứng trong mọi bộ phận

và từng nhân viên

 Phải có các biện pháp nhằm hài hòa những lợi ích của khách hàng với nhữnglợi ích của các bên

 Quản lý tốt các mối quan hệ với khách hàng và thường xuyên đo lường mức

độ hài lòng của khách hàng

 Xây dựng một hệ thống thông tin hiệu quả để nắm bắt được nhu cầu hiện tại

và tương lai của khách hàng bên trong và bên ngoài tổ chức

2.1.2 Nguyên tắc 2: Vai trò của lãnh đạo

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường lối và môitrường nội bộ trong doanh nghiệp Họ hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạtđược các mục tiêu của doanh nghiệp Hoạt động chất lượng sẽ không có kết quả nếukhông có sự cam kết triệt để và đi tiên phong của lãnh đạo

2.1.3 Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp và sự tham gia đầy

đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ có thể được sử dụng cho lợi ích củadoanh nghiệp Thành công trong cải tiến chất lượng công việc phụ thuộc rất nhiềuvào kỹ năng, nhiệt tình hăng say trong công việc của lực lượng lao động Doanhnghiệp cần tạo điều kiện để nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức và thực hànhnhững kĩ năng mới Những yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn, phúc lợi xã hội của

Trang 35

mọi nhân viên cần phải gắn với những mục tiêu cải tiến liên tục và các hoạt độngcủa doanh nghiệp.

2.1.4 Nguyên tắc 4: Quản lý theo quá trình

Trong một doanh nghiệp, đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trìnhtrước đó và toàn bộ các quá trình trong một doanh nghiệp lập thành một mạng lướiquá trình Cho nên, muốn có các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, an toàn và manglại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần phải chú ý việc quản lý theo quá trình (MBP –Management by Process) để kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình tạo

ra sản phẩm, dịch vụ

Việc quản lý theo MBP sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và nhận biết được thựctrạng hoạt động của các quá trình Từ đó có các hành động khắc phục nhanh chóngcác sự cố, chứ không chỉ tập trung vào việc kiểm tra cuối cùng theo các con số như:các chỉ tiêu chất lượng, tỉ lệ phế phẩm, năng suất, ôi nhiễm… theo kiểm MBO(Management by Objective) – quản lý theo mục tiêu

Hình 1.3: Mô hình quản lý chất lượng theo quá trình MBP

& quản lý theo mục tiêu MBO

2.1.5 Nguyên tắc 5: Tiếp cận theo hệ thống

Doanh nghiệp không thể giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố tácđộng đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác độngđến chất lượng một cách đồng bộ và hệ thống, phối hợp hài hòa các yếu tố này Vìvậy, tính đồng bộ và thống nhất trong HTQLCL là một trong những yếu tố quyết

Định hướng vào quá trình

Ủy quyềnĐào tạo

Hỗ trợ, tạo điều kiện

Định hướng vào mục tiêu

Giao nhiệm vụGiám sát, kiểm taThưởng, phạt

A

D A

O A PROCESS OBJECTIVE/RESULT

Trang 36

định, giúp cho các quá trình trong hệ thống hoạt động được nhịp nhàng và hiệu quả,tránh chồng chéo, lãng phí về nhân lực, vật lực và thời gian.

2.1.6 Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanhnghiệp Muốn tăng khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệpphải liên tục cải tiến Sự cải tiến có thể là từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt Thông quaviệc xây dựng các chính sách, mục tiêu, việc xem xét, đánh giá, phân tích dữ liệu, cáchành động khắc phục, phòng ngừa, doanh nghiệp sẽ không ngừng cải tiến HTQLCLmột cách hiệu quả, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội.Trong HTQLCL, để thực hiện việc cải tiến, chu trình PDCA (Planing – Do –Check – Act) được áp dụng thường xuyên đối với tất cả các hoạt động nhằm khôngngừng nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống

Hình 1.4: Áp dụng kỹ thuật quản lý chất lượng bằng PDCA

Vòng tròn Deming

2.1.7 Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện

Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanhmuốn có hiệu quả phải được xây dựng trên việc phân tích dữ liệu và thông tin Việcđánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của doanh nghiệp, các quá trình quan trọng,

Check Act

Check Act

TIẾP TỤC CÁC HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾNNÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Xem xét lại mục tiêuXây dựng các tiêu chuẩn tài liệu mới

Xem xét lại mục tiêuXây dựng các tiêu chuẩn tài liệu mới

CẢI TIẾN

DUY TRÌ

1

DUY TRÌ 3

DUY TRÌ 2

CẢI TIẾN

Trang 37

các yếu tố đầu vào và kết quả của các quá trình đó.

2.1.8 Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi

Các doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác cả nội bộ và với bênngoài để đạt được mục tiêu chung Các mối quan hệ nội bộ có thể bao gồm các quan

hệ thúc đẩy, sự hợp tác giữa lãnh đạo và người lao động, tạo lập các mối quan hệmạng lưới giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để tăng cường sự linh hoạt, khảnăng đáp ứng nhanh

Các mối quan hệ bên ngoài là những mối quan hệ với bạn hàng, người cungcấp, các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức đào tạo… Những mối quan hệ ngày càngquan trọng, nó là những mối quan hệ chiến lược Chúng có thể giúp một doanhnghiệp thâm nhập vào thị trường mới hoặc thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mới

1.2.2 Các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

3834:2005

1.2.2.1 Xem xét lại các yêu cầu và kỹ thuật

Tiêu chuẩn ISO 3834:2005 quy định các yêu cầu chất lượng toàn diện đối vớihàn nóng chảy kim loại trong phân xưởng và tại địa điểm lắp đặt tại hiện trường ISO3834:2005 yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại, bao gồm các phầnnhư sau: tiêu chí lựa chọn mức yêu cầu chất lượng thích hợp (Phần 1), yêu cầu chấtlượng toàn diện (Phần 2), yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn (Phần 3), Yêu cầu chấtlượng cơ bản (Phần 4), Các tài liệu cần thiết phải tuân theo để phù hợp với các yêucầu chất lượng của các Phần 2, Phần 3, Phần 4 Nhà sản xuất phải xem xét lại các yêucầu của hợp đồng và bất cứ các yêu cầu nào khác cùng với các dữ liệu kỹ thuật dokhách hàng cung cấp hoặc các dữ liệu nội bộ khi kết cấu do nhà sản xuất thiết kế.Nhà sản xuất phải bảo đảm rằng tất cả các thông tin cần thiết cho thực hiện cácnguyên công chế tạo luôn đầy đủ và cần có trước khi bắt đầu công việc Nhà sản xuấtphải khẳng định khả năng của mình đáp ứng tất cả các yêu cầu về hàn và bảo đảm lập

kế hoạch thích hợp cho tất cả các hoạt động liên quan đến chất lượng

Nhà sản xuất cần xem xét lại hợp đồng để xác minh rằng nội dung công việc

Trang 38

nằm trong khả năng thực hiện của mình, có đủ nguồn lực để đáp ứng thời hạn giaohàng, tài liệu rõ ràng, không có điều gì mơ hồ Nhà sản xuất phải đảm bảo rằng bất cứ

sự thay đổi nào giữa hợp đồng và giá cả niêm yết trước đây phải được nhận biết vàkhách hàng đã được thông báo về bất cứ sự thay đổi nào về chương trình, giá cả hoặc

kỹ thuật có thể xảy ra

Các điều khoản trong a được xem là có tính năng đặc trưng trước hoặc tại thờiđiểm xem xét lại các yêu cầu Các điều khoản trong b thường là một phần của việcxem xét lại về kỹ thuật và cần được tính đến trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu.Khi không có hợp đồng, ví như các sản phẩm được sản xuất để dự trữ thì nhàsản xuất cần quan tâm đến các yêu cầu trong a khi thực hiện việc xem xét lại về kỹthuật (xem b)

a Xem xét lại các yêu cầu: Phải xem xét các yêu cầu sau: Tiêu chuẩn sản phẩm

được sử dụng cùng bất cứ các yêu cầu bổ sung nào; Các yêu cầu theo luật định và cácyêu cầu điều chỉnh; Bất cứ yêu cầu bổ sung nào do nhà sản xuất xác định; Khả năngcủa nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu quy định

b Xem xét lại về kỹ thuật: Phải xem xét các yêu cầu kỹ thuật sau: Đặc tính kỹ

thuật của vật liệu cơ bản và các tính chất của mối nối hàn; Chất lượng và các yêu cầuchấp nhận đối với các mối hàn; Vị trí, khả năng tiếp cận và trình tự của các mối hàn,bao gồm cả khả năng tiếp cận để kiểm tra và thử không phá hủy; Đặc tính kỹ thuậtcủa quy trình hàn, quy trình thử không phá hủy và quy trình xử lý nhiệt; Phương phápđược sử dụng cho chấp nhận các quy trình hàn; Kiểm tra chấp nhận nhân viên; Lựachọn, nhận biết và/hoặc khả năng truy tìm nguồn gốc (ví dụ, đối với vật liệu, các mốihàn); Bố trí kiểm tra chất lượng, bao gồm cả bất cứ đòi hỏi nào về một cơ quan kiểmtra độc lập; Kiểm tra và thử nghiệm; Thầu phụ; Xử lý nhiệt sau hàn;

- Các yêu cầu về hàn khác, ví dụ kiểm tra mẻ vật liệu hàn, hàm lượng ferit củakim loại mối hàn, sự hóa già, hàm lượng hydro, đệm lót cố định, sử dụng công nghệrèn bằng búa, gia công hoàn thiện bề mặt, profin của mối hàn; Sử dụng các phươngpháp đặc biệt (ví dụ để đạt được độ thấu hoàn toàn mà không dùng đệm lót khi chỉ

Trang 39

hàn một phía); Các kích thước và chi tiết về chuẩn bị mối nối và mối hàn được hoànthành; Các mối hàn được chế tạo trong phân xưởng hoặc ở nơi khác; Các điều kiệnmôi trường có liên quan đến ứng dụng quá trình hàn (ví dụ, điều kiện môi trường cónhiệt độ rất thấp hoặc sự cần thiết phải có bảo vệ chống các điều kiện bất lợi về thờitiết); Xử lý các vấn đề không phù hợp

1.2.2.2 Thầu phụ

Khi nhà sản xuất dự định sử dụng các dịch vụ hoặc hoạt động thầu phụ (ví dụ,hàn, kiểm tra, thử không phá hủy, xử lý nhiệt) thì nhà sản xuất phải cung cấp cho nhàthầu phụ thông tin cần thiết để đáp ứng các yêu cầu áp dụng Nhà thầu phụ phải cungcấp hồ sơ và tài liệu về công việc của mình theo quy định của nhà sản xuất

Nhà thầu phụ phải làm việc theo sự ủy quyền và trách nhiệm của nhà sản xuất

và phải tuân theo hoàn toàn các yêu cầu có liên quan của tiêu chuẩn này Nhà sảnxuất phải đảm bảo rằng nhà thầu phụ có thể tuân thủ theo các yêu cầu về chất lượngnhư đã quy định Thông tin mà nhà sản xuất cung cấp cho nhà thầu phụ phải bao gồmtất cả các dữ liệu có liên quan từ việc xem xét lại các yêu cầu (xem a) và xem xét lạivề kỹ thuật (xem b) Có thể quy định các yêu cầu bổ sung khi cần thiết để đảm bảonhà thầu phụ tuân theo các yêu cầu kỹ thuật

1.2.2.3 Nhân sự hàn

- Quy định chung: Nhà sản xuất phải có đủ nhân sự có năng lực để lập kế

hoạch, thực hiện và giám sát sản xuất hàn theo các yêu cầu quy định

- Thợ hàn tay và thợ hàn máy: Các thợ hàn tay và thợ hàn máy phải được chấp

nhận bằng kiểm tra thích hợp

Các tài liệu cần phải tuân theo để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng được quyđịnh trong TCVN 7506-5 : 2011 (ISO 3834-5 : 2005), Bảng 1 đối với hàn hồ quang,hàn chùm tia điện tử, hàn chùm tia lazer và hàn khí và trong TCVN 7506-5 : 2011(ISO 3834-5 : 2005), Bảng 10 đối với các quá trình hàn nóng chảy khác

- Điều phối viên hàn: Nhà sản xuất phải có các điều phối viên hàn thích hợp.

Những người có trách nhiệm đối với các hoạt động chất lượng này phải có đủ quyền

Trang 40

hạn để có thể có bất cứ hành động cần thiết nào Nhiệm vụ và trách nhiệm của cácđiều phối viên hàn phải được quy định rõ ràng.

Các tài liệu tiêu chuẩn cần phải tuân theo để đáp ứng các yêu cầu về chất lượngđược quy định trong TCVN 7506-5 : 2011 (ISO 3834-5 : 2005), Bảng 2 đối với hàn

hồ quang, hàn chùm tia điện tử, hàn chùm tia lazer và hàn khí (hơi), và trong 7506-5 :

2011 (ISO 3834-5 : 2005), Bảng 10 đối với các quá trình hàn nóng chảy khác

1.2.2.4 Nhân viên kiểm tra và thử nghiệm

- Quy định chung: Nhà sản xuất phải có đủ nhân sự có năng lực để lập kế

hoạch, thực hiện và giám sát việc kiểm tra và thử nghiệm trong sản xuất hàn theo cácyêu cầu quy định

- Nhân viên thử không phá hủy: Nhân viên thử không phá hủy phải được kiểm

tra chấp nhận Đối với kiểm tra bằng mắt, có thể không yêu cầu phải kiểm tra chấpnhận Khi không yêu cầu phải kiểm tra chấp nhận, năng lực của nhân viên thử khôngphá hủy phải được nhà sản xuất kiểm tra

Các tài liệu cần phải tuân theo để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng được quyđịnh trong TCVN 7506-5 : 2011 (ISO 3834-5 : 2005), Bảng 3 đối với hàn hồ quang,hàn chùm tia điện tử, hàn chùm tia laser và hàn khí và trong TCVN 7506-5 : 2011(ISO 3834-5 : 2005), Bảng 10 đối với các quá trình hàn nóng chảy khác

1.2.2.5 Thiết bị

- Thiết bị sản xuất và kiểm tra: Phải sẵn có các thiết bị sau khi cần thiết như:

Các nguồn điện và các máy khác, Thiết bị chuẩn bị mối hàn và cắt, bao gồm cả cắtbằng nhiệt, Thiết bị để nung nóng trước và xử lý nhiệt sau hàn kể cả dụng cụ đo nhiệt

độ, Đồ gá định vị và kẹp chặt, Thiết bị nâng và các thiết bị thao tác khác được dùngcho sản xuất hàn, Trang bị bảo hộ lao động cá nhân và các thiết bị an toàn khác cóliên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất hàn, Lò nung, tủ sấy v.v dùng để xử lý cácvật liệu hàn, Các thiết bị làm sạch bề mặt, Các thiết bị thử phá hủy và không phá hủy

- Mô tả thiết bị: Nhà sản xuất phải duy trì một danh mục các thiết bị chủ yếu

được sử dụng trong sản xuất hàn Danh mục này có các dữ liệu về các thiết bị quan

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w