1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên để sử dụng cho thiết kế sản phẩm áo sơmi

96 969 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 16 MB

Nội dung

May mặc là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nó cũng là một trong những ngành công nghiệp toàn cầu nhất, do phần lớn các quốc gia sản xuất để cung ứng cho thị trường dệt may thế giới. Sản xuất may mặc là bước đệm cho sự phát triển của đất nước và thường là ngành công nghiệp đầu tiên điển hành của các nước thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu do là ngành có chi phí cố định thấp, sử dụng nhiều lao động. Sau nhiều năm tăng trưởng xuất khẩu bình hàng may mặc Việt Nam chính thức lọt vào top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã từng bước vượt qua nhiều ngành hàng khác để trở thành quán quân trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu FOB của các doanh nghiệp thành viên khoảng 64,3% và tính trên toàn ngành dệt may thì tỷ lệ xuất FOB này vào khoảng 40%. Với 4 loại hình sản xuất đang phổ biến - (1) gia công hoàn toàn, (2) sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theo chỉ định của khách hàng, (3) sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn quyền mua nguyên phụ liệu và (4) sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm - đa phần các công ty xuất FOB đều đang ở dạng 2 và 3. Phổ biến nhất là nhập vải, nguyên phụ liệu, làm theo thiết kế của khách hàng để xuất. Việc chủ động được nguồn nguyên phụ liệu trong sản xuất là vấn đề quyết định đối với doanh nghiệp dệt may hiện nay để đảm bảo xuất khẩu FOB, đồng thời Việt Nam là nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất như bông, lanh hay tơ tằm. Hơn nữa đó còn là các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên cho chất lượng và giá trị kinh tế cao. Khi sử dụng vải có cotton và vải tơ tằm nhuộm màu tự nhiên sẽ mang lại cho sản phẩm những ưu điểm sau: + Tính sinh thái: Sản phẩm thân thiện với môi trường không chứa các hợp chất độc hại như azo, fomanldehyde + Tính tiện nghi: Mang lại cho sản phẩm có tính tiện nghi cao như khả năng thoáng khí, khả năng hút ẩm + Tính bảo vệ: Khả năng chống tia UV của vật liệu + Tính ứng dụng cao: Tạo cho vải tăng khối lượng, vải đầy đặn hơn, tăng khả năng kháng nhàu, độ bền đứt và độ giãn đứt tăng lên. Vì vậy em đã chọn tên đề tài: Nghiên cứu các tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên để sử dụng cho thiết kế sản phẩm áo sơmi.

Trang 1

MỤC LỤC MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

1.1 Giới thiệu sơ lược về vải và sản phẩm áo sơ mi 3

1.1.1 Lịch sử phát triển của áo sơ mi 3

1.2 Sản phẩm áo sơ mi sản xuất ở Việt nam 3

1.2.1 Một số công ty sản xuất áo sơ mi tại Việt nam 4

1.2.2 Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi 6

1.2.3 Yêu cầu chung đối với sản phẩm áo sơ mi 7

1.2.3.1 Tính tiện nghi 7

1.2.3.2 Tính bảo vệ 9

1.2.3.3 Tính sinh thái 11

1.2.3.4 Yêu cầu kỹ thuật 12

1.2.3.5 Những kết quả đã nghiên cứu 13

1.2.4 Thuận lợi và khó khăn áo sơ mi Việt nam 14

1.2.4.1 Thuận lợi áo sơ mi Việt nam 14

1.2.4.2 Khó khăn áo sơ mi Việt nam 15

1.3 Phương hướng phát triển hàng FOB đối với áo sơ mi Việt nam 15

1.4 Một số chỉ tiêu sinh thái đối với áo sơ mi 22

1.4.1 Xác định hàm lượng Fomanldehyde, giá trị pH 22

1.4.2 Xác định hàm lượng kim loại nặng 23

1.5 Biện pháp đảm bảo tính sinh thái đối với áo sơ mi 23

1.5.1 Sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên 23

1.5.2 Dùng hóa chất thân thiện với môi trường 25

1.5.3 Dùng chất màu tự nhiên 25

1.6 Kết luận chương 1 32

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp cơ lý 33

2.2.2 Phương pháp hóa lý, hóa học, toán học 33

2.3 Nội dung nghiên cứu 34

2.3.1 Vải 34

Trang 2

2.3.2 Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt 35

2.3.2.1 Khái niệm 35

2.3.2.2 Nguyên tắc 35

2.3.2.3 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm 35

2.3.2.4 Tính toán kết quả 37

2.3.3 Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích 38

2.3.3.1 Tóm tắt phương pháp thí nghiệm 38

2.3.3.2 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm 38

2.3.3.3 Tính toán kết quả 39

2.3.4 Phương pháp xác định độ bền màu giặt của vải 39

2.3.4.1 Khái niệm 39

2.3.4.2 Nguyên tắc 40

2.3.4.3 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm 40

2.3.4.4 Trình tự thí nghiệm 41

2.3.4.5 Tính toán kết quả 42

2.3.5 Phương pháp xác định độ bền màu với dung môi 45

2.3.5.1 Khái niệm 45

2.3.5.2 Nguyên tắc 45

2.3.5.3 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm 45

2.3.5.4 Trình tự thí nghiệm và tính toán kết quả 46

2.3.6 Phương pháp xác định độ bền màu với Peroxit 46

2.3.6.1 Phạm vi ứng dụng 46

2.3.6.2 Nguyên tắc 47

2.3.6.3 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm 47

2.3.6.4 Tính toán kết quả 48

2.3.7 Phương pháp xác định độ bền màu với Natri hypoclorit 49

2.3.7.1 Nguyên tắc 49

2.3.7.2 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm 49

2.3.7.3 Tính toán kết quả 50

2.3.8 Phương pháp xác định độ bền màu với ánh sáng 50

2.3.8.1 Nguyên tắc 50

2.3.8.2 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm 50

2.3.8.3 Tính toán kết quả 53

2.3.9 Phương pháp xác định khả năng chống tia UV 53

2.3.9.1 Nguyên tắc 53

Trang 3

2.3.9.2 Thiết bị phương pháp thí nghiệm 54

2.3.9.3 Tính toán kết quả 57

2.4 Kết luận 57

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 58

3.1 Xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt 58

3.1.1 Kết quả đo 58

3.1.2 Nhận xét 62

3.2 Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích 63

3.2.1 Kết quả đo 63

3.2.2 Nhận xét 64

3.3 Xác định độ bền màu với giặt 65

3.3.1 Kết quả đo 65

3.3.2 Nhận xét 68

3.4 Xác định độ bền màu với dung môi 68

3.4.1 Kết quả đo 68

3.4.2 Nhận xét 70

3.5 Xác định độ bền màu với H2O2 71

3.5.1 Kết quả đo 71

3.5.2 Nhận xét 74

3.6 Xác định độ bền màu với NaClO 74

3.6.1 Kết quả đo 74

3.6.2 Nhận xét 77

3.7 Xác định độ bền màu với ánh sáng 77

3.7.1 Kết quả đo 77

3.7.2 Nhận xét 78

3.8 Xác định khả năng chống tia UV 78

3.8.1 Kết quả đo 78

3.8.2 Nhận xét 80

3.9 Kết luận 80

KẾT LUẬN 82

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 86

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Đánh giá khả năng chống nhiễm khuẩn của vải tơ tằm sau khi xử lý bằng

nhuộm màu tự nhiên 14

Bảng 1.2 Thị trường xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam quý I năm 2011 19

Bảng 1.3 Yêu cầu về các kim loại nặng chiết được theo nhãn sinh thái Oeko-Tex100 23

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật vải cotton, vải tơ tằm đũi trắng 33

Bảng 2.2 Kí hiệu các loại vải 34

Bảng 2.3 Lực căng ban đầu của mẫu thử phụ thuộc vào khối lượng 36

Bảng 2.4 Các điều kiện thử 42

Bảng 2.5 Cấp độ bền màu 43

Bảng 2.6 Mức độ dây màu 45

Bảng 2.7 Dung dịch 48

Bảng 2.8 Bộ mẫu chuẩn bằng len được nhuộm với các loại thuốc nhuộm 51

Bảng 2.9 Độ bền màu theo thang xám 51

Bảng 2.10 Độ ẩm hiệu dụng được tạo nên bởi các dung dịch tạo ẩm 52

Bảng 2.11 Các giá trị của E 55

Bảng 2.12 Các giá trị của S 56

Bảng 3.1 Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt vải cotton theo băng dọc 58

Bảng 3.2 Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt vải cotton theo băng ngang 59

Bảng 3.3 Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng dọc 60

Bảng 3.4 Độ bền kéo đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang 61

Bảng 3.5 Độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang 62

Bảng 3.6 Kết quả đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải cotton 63

Bảng 3.7 Kết quả đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải tơ tằm đũi 64

Bảng 3.8 Kết quả đo độ bền màu với giặt vải cotton 65

Bảng 3.9 Kết quả đo mức độ dây màu với giặt vải cotton 66

Bảng 3.10 Kết quả đo độ bền màu với giặt vải tơ tằm đũi 66

Bảng 3.11 Kết quả đo mức độ dây màu với giặt vải tơ tằm đũi 67

Bảng 3.12 Chỉ dẫn sử dụng với giặt áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi 68 Bảng 3.13 Kết quả đo độ bền màu, mức độ dây màu với dung môi 69

vải cotton, vải tơ tằm đũi 69

Bảng 3.14 Chỉ dẫn sử dụng với dung môi áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi 71

Trang 5

Bảng 3.15 Kết quả đo độ bền màu với H2O2 vải cotton, tơ tằm đũi 71

Bảng 3.16 Kết quả đo mức độ dây màu với H2O2 vải cotton 72

Bảng 3.17 Kết quả đo mức độ dây màu với H2O2 vải đũi 73

Bảng 3.18 Chỉ dẫn sử dụng với H2O2 áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi 74

Bảng 3.19 Kết quả đo độ bền màu với NaClO vải cotton 74

Bảng 3.20 Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải cotton 75

Bảng 3.21 Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải tơ tằm đũi 76

Bảng 3.22 Chỉ dẫn sử dụng với NaClO áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi 77

Bảng 3.23 Độ bền màu ánh sáng vải cotton, vải tơ tằm đũi 77

Bảng 3.24 Khả năng chống tia UV vải cotton, vải tơ tằm đũi 79

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Áo sơ mi thời kỳ Phục Hưng 3

Hình 1.2 Áo sơ mi 5

Hình 1.3 Lá bàng 28

Hình 1.4 Cấu tạo hóa học của các sắc tố trong lá bàng 28

Hình 1.5 Cấu trúc phân tử của Lutein 28

Hình 1.6 Cấu trúc phân tử của zeaxanthin 29

Hình 1.7 Hạt điều màu 29

Hình 1.8 Cây điều màu 30

Hình 1.9 Công thức cấu tạo của saponin 30

Hình 1.10 Cây chè 31

Hình 1.11 Vải dùng may áo sơ mi 31

Hình 2.1 Máy kéo đứt RT - 1250A 35

Hình 2.2 Tủ thuần hóa mẫu 35

Hình 2.3 Cân điện tử 38

Hình 2.4 Đầu đo quang phổ X-Rite 40

Hình 2.5 Máy nhuộm cốc Ti-Color I 40

Hình 2.6 Thang thước xám 41

Hình 2.7 Cốc nhuộm máy Ti-Color I 41

Hình 2.8 Máy DL – 6000 – Starlet 47

Hình 2.9 Máy đo độ bền màu ánh sáng 50

Hình 2.10 Máy quang phổ tử ngoại khả kiến 54

Hình 2.11 Tủ thuần hóa M 250 – RH 54

Hình 3.1 Biểu đồ đo độ bền đứt vải cotton theo băng dọc 59

Hình 3.2 Biểu đồ đo độ giãn đứt vải cotton theo băng dọc 59

Hình 3.3 Biểu đồ đo độ bền kéo đứt vải cotton theo băng ngang 59

Hình 3.4 Biểu đồ đo độ giãn đứt vải cotton theo băng ngang 60

Hình 3.5 Biểu đồ đo độ bền kéo đứt vải tơ tằm đũi theo băng dọc 60

Hình 3.6 Biểu đồ đo độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng dọc 61

Hình 3.7 Biểu đồ đo độ bền kéo đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang 61

Hình 3.8 Biểu đồ đo độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang 62

Hình 3.9 Biểu đồ đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải cotton 63

Trang 7

Hình 3.10 Biểu đồ đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải tơ tằm đũi 64

Hình 3.11 Biểu đồ đo độ bền màu với giặt vải cotton 65

Hình 3.12 Biểu đồ đo mức độ dây màu với giặt vải cotton 66

Hình 3.13 Biểu đồ đo độ bền màu với giặt vải tơ tằm đũi 67

Hình 3.14 Biểu đồ đo mức độ dây màu với giặt vải tơ tằm đũi 67

Hình 3.15 Biểu đồ đo độ bền màu với dung môi vải cotton 69

Hình 3.16 Biểu đồ đo độ bền màu với dung môi vải tơ tằm đũi 69

Hình 3.17 Kết quả đo mức độ dây màu với dung môi vải cotton 70

Hình 3.18 Biểu đồ đo mức độ dây màu với dung môi vải tơ tằm đũi 70

Hình 3.19 Biểu đồ đo độ bền màu với H2O2 vải cotton 72

Hình 3.20 Biểu đồ đo độ bền màu với H2O2 vải tơ tằm đũi 72

Hình 3.21 Biểu đồ đo mức độ dây màu với H2O2 vải cotton 73

Hình 3.22 Biểu đồ đo mức độ dây màu với H2O2 vải tơ tằm đũi 73

Hình 3.23 Biểu đồ đo độ bền màu với NaClO vải cotton 75

Hình 3.24 Biểu đồ đo độ bền màu với NaClO vải tơ tằm đũi 75

Hình 3.25 Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải cotton 76

Hình 3.26 Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải tơ tằm đũi 76

Hình 3.27 Biểu đồ đo độ bền màu ánh sáng vải cotton 78

Hình 3.28 Biểu đồ đo độ bền màu ánh sáng vải tơ tằm đũi 78

Hình 3.29 Biểu đồ đo khả năng chống tia UV vải cotton 79

Hình 3.30 Biểu đồ đo khả năng chống tia UV vải tơ tằm đũi 79

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh, người thầy đã luôn

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô giáo khoa Công nghệ Dệt may vàThời trang đã tận tình truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu

Em xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, Viện kinh tế - Kỹ thuậtDệt may, Phòng Thí nghiệm Hóa Dệt trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công tyDệt Yên Mỹ, Công ty Dệt nhuộm Trung Thư, Công ty lụa tơ tằm Thái Bình đã tạođiều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn

Trong thời gian thực hiện luận văn tại khoa Công nghệ Dệt may và Thờitrang Trường Đại học Bách khoa Hà nội em luôn lắng nghe, học hỏi và trau dồi kiếnthức nhưng em tự nhận thấy bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải học hỏi nhiềuhơn nữa Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để em ngày càng tiến bộ vàhoàn thiện mình hơn

Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2011

Học viên

Nguyễn Trọng Tuấn

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày

trong luận văn là do tác giả cùng đồng nghiệp nghiên cứu, không sao

chép từ các luận văn khác Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về

những nội dung, cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận văn

Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2011

Học viên

Nguyễn Trọng Tuấn

Trang 10

LỜI NÓI ĐẦU

May mặc là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất và lâu đời nhất trên thếgiới Nó cũng là một trong những ngành công nghiệp toàn cầu nhất, do phần lớn cácquốc gia sản xuất để cung ứng cho thị trường dệt may thế giới Sản xuất may mặc làbước đệm cho sự phát triển của đất nước và thường là ngành công nghiệp đầu tiênđiển hành của các nước thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu do là ngành

có chi phí cố định thấp, sử dụng nhiều lao động

Sau nhiều năm tăng trưởng xuất khẩu bình hàng may mặc Việt Nam chínhthức lọt vào top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới Cùng với đó, kimngạch xuất khẩu hàng dệt may đã từng bước vượt qua nhiều ngành hàng khác để trởthành quán quân trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam Xuất khẩu FOBcủa các doanh nghiệp thành viên khoảng 64,3% và tính trên toàn ngành dệt may thì

tỷ lệ xuất FOB này vào khoảng 40% Với 4 loại hình sản xuất đang phổ biến - (1)gia công hoàn toàn, (2) sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theochỉ định của khách hàng, (3) sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn quyền muanguyên phụ liệu và (4) sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm - đa phần cáccông ty xuất FOB đều đang ở dạng 2 và 3 Phổ biến nhất là nhập vải, nguyên phụliệu, làm theo thiết kế của khách hàng để xuất

Việc chủ động được nguồn nguyên phụ liệu trong sản xuất là vấn đề quyếtđịnh đối với doanh nghiệp dệt may hiện nay để đảm bảo xuất khẩu FOB, đồng thờiViệt Nam là nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng chủ động được nguồnnguyên liệu cho sản xuất như bông, lanh hay tơ tằm Hơn nữa đó còn là các sảnphẩm có nguồn gốc từ tự nhiên cho chất lượng và giá trị kinh tế cao

Khi sử dụng vải có cotton và vải tơ tằm nhuộm màu tự nhiên sẽ mang lại chosản phẩm những ưu điểm sau:

+ Tính sinh thái: Sản phẩm thân thiện với môi trường không chứa các hợp chấtđộc hại như azo, fomanldehyde

Trang 11

+ Tính tiện nghi: Mang lại cho sản phẩm có tính tiện nghi cao như khả năngthoáng khí, khả năng hút ẩm

+ Tính bảo vệ: Khả năng chống tia UV của vật liệu

+ Tính ứng dụng cao: Tạo cho vải tăng khối lượng, vải đầy đặn hơn, tăng khảnăng kháng nhàu, độ bền đứt và độ giãn đứt tăng lên

Vì vậy em đã chọn tên đề tài: Nghiên cứu các tính chất của vải nhuộm bằng

chất màu tự nhiên để sử dụng cho thiết kế sản phẩm áo sơmi.

Trang 12

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu sơ lược về vải và sản phẩm áo sơ mi

1.1.1 Lịch sử phát triển của áo sơ mi

Có thể thấy sơ mi lần đầu xuất hiện từ thời cổ đại, và ngày nay, con ngườikhông bao giờ ngừng sản xuất thêm những kiểu cách mới, vận chúng theo nhiềucách khác nhau và luôn luôn yêu chuộng, dòng sản phẩm áo sơ mi không ngừngthay đổi vế mẫu mã, kiểu dáng, mầu sắc và sự kết hợp pha trộn giữa các chất liệukhác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm như tínhthẩm mỹ, tính tiện nghi của người tiêu dùng Để đáp ứng được yêu cầu ngày càngcao đó nguyên liệu chủ yếu không thể thiếu được sản xuất áo sơ mi đó là vải cotton

và vải lụa tơ tằm

hình 1.1 Áo sơ mi thời kỳ Phục Hưng

1.2 Sản phẩm áo sơ mi sản xuất ở Việt nam

Áo sơ mi là sản phẩm may mặc có tính thời trang và thẩm mỹ cao phù hợpvới thị hiếu của người tiêu dùng, được xã hội thừa nhận Ngoài tính thời trang vàtính thẩm mỹ áo sơ mi còn có tính năng bảo vệ sức khỏe con người trước tác động

Trang 13

của nắng, gió, bụi bẩn, vi sinh vật và không hại đến da người sử dụng, có thể sửdụng làm trang phục công sở, mặc khi đi làm, đi chơi hoặc làm áo đồng phục vàbảo hộ lao động, áo được thiết kế dễ cử động và làm việc Áo sơ mi nam có chấtlượng cao được sử dụng trang thiết bị chuyên dùng và công nghệ tiên tiến: máy dậpmex, máy ép mex, máy là ép cổ

Chất lượng áo sơ mi tốt cho người sử dụng cảm nhận được sự tự tin vớinhiều loại chất liệu vải khác nhau, vải đa dạng về chủng loại, phong phú về màusắc, kiểu dáng, có độ dày mỏng phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau.Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm trên chất liệu dệt thoi, đa dạng về mẫu mã phongphú về màu sắc, chủng loại như: Áo sơ mi cao cấp ngoại nhập, áo sơ mi của cáccông ty Việt Tiến, An Phước, May 10, Nhà Bè, Thăng Long, Phương Đông, ĐứcGiang, các công ty địa phương, công ty liên doanh và hàng nhái từ Trung Quốc

1.2.1 Một số công ty sản xuất áo sơ mi tại Việt nam

Công ty cổ phần May 10 với mỗi dòng sản phẩm đều có nhãn hiệu riêng, một

số dòng sản phẩm có nhãn hiệu của công ty, một số dòng sản phẩm sử dụng nhãnhiệu như Pharaon, Clepatre, Prettywomen, Champray, Bigman

+ Sản phẩm Pharaon EX là sự lựa chọn của giới văn phòng, đây là sản phẩmmũi nhọn với giá bán thấp trong dòng sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng phổthông, dùng phù hiệu bao bì nhãn mác của Pharaon EX

+ Sơ mi nam Pharaon Classic là loại sản phẩm dành cho giới trung niên lịch

sự, cổ điển với chất liệu tốt

+ Pharaon Advancer là dòng áo luôn được cải tiến phù hợp với thanh niên và

trung niên, kiểu dáng được thừa kế sơ mi nam truyền thống nhưng luôn hướng theothẩm mỹ của thị trường hiện đại

+ May 10 Expret, May 10 Prestige là dòng sản phẩm với chất liệu cao cấp,chống nhàu và kiểu dáng vượt trội khẳng định vị thế của giới chuyên gia

Công ty cổ phần may Việt Tiến, công ty cổ phần may Nhà Bè với hệ thốngphân phối rộng lớn có thương hiệu lâu năm và mạnh, đa dạng hóa về kiểu dáng vàmàu sắc hợp thời trang, chất lượng sản phẩm đồng đều, giá cả trải rộng Sản phẩm

Trang 14

được sản xuất trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại Công ty cổ phần may Việt Tiến nổitiếng trên thị trường với chủng loại áo sơ mi nam có mức giá từ trung bình trở lên

và muốn khẳng định lại thượng hiệu với người tiêu dùng trong nước Để khẳng định

là một thương hiệu sản xuất áo sơ mi nam cao cấp trong nước và nắm bắt xu thếthời trang của thế giới là hướng về thiên nhiên và tạo cho người sử dụng thỏa máinhất, Việt Tiến đã xây dựng thương hiệu Vee Sendy với phương trâm (mỗi ngày làmột ngày mới) với đội ngũ thiết kế được đào tạo bài bản, những dòng sản phẩm VeeSendy đã được người tiêu dùng trong nước và một số nhà nhập khẩu nước ngoàiđánh giá tốt

Công ty cổ phần may Đức Giang, Công ty cổ phần may Thăng Long vớidòng sản phẩm áo sơ mi đa dạng hóa về kiểu dáng, phong phú về màu sắc và chủngloại, chất lượng và giá cả phù hợp với ngưới có thu nhập trung bình trở lên

Công ty may An Phước với hệ thống cửa hàng đại lý chuẩn mực, kiểu dáng,mẫu mã sản phẩm, bao bì đẹp, chất lượng sản phẩm tốt thuộc hạng cao cấp, độ bềnsản phẩm, giá cả hàng hóa cao tạo cho An Phước có thương hiệu mạnh Công ty AnPhước rất thành công khi dựa vào thương hiệu Pierre Cardin nhằm thu hút tâm lý ưachuộng hàng ngoại của khách hàng đồng thời đưa đến tay người tiêu dùng nhữngsản phẩm có chất lượng và năng lực cạnh tranh cao hơn Công ty hiện là nhà sảnxuất độc quyền thương hiệu này và thông qua thương hiệu này quảng bá thươnghiệu An Phước Sản phẩm thời trang dành cho nam giới của An Phước hiện đượcsản xuất trên nguyên liệu nhập khẩu tốt và được sản xuất trên dây truyền công nghệhiện đại với đội ngũ lao động lâu năm có tay nghề cao

Hình1.2 Áo sơ mi

Trang 15

1.2.2 Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi

Hiện nay tiêu thụ nội địa mới chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất của các doanhnghiệp dệt may Việt Nam, để chiếm lĩnh được thị trường dệt may nội địa là mốiquan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước trong đó thách thức lớn nhất

là hàng thời trang Trung Quốc Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể

bỏ qua cơ hội chiếm lĩnh thị trường nội địa Phần lớn doanh nghiệp dệt may trongnước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triểnxây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa Các doanh nghiệp đã xác định thịtrường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ghànhdệt may

Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu

và đón nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may Tuy nhiên thị trường dệt maycũng sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh mới về giá cả nhất là cạnh tranh với hàng thờitrang Trung Quốc Với thương hiệu áo sơ mi nam vốn rất nổi tiếng và được ưachuộng trên thị trường Việt Nam với các nhãn hiệu lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, May

10, Đức Giang, Thăng Long, Pierre Cardin… cùng với sản phẩm chủ lực là áo sơ

mi nam đang phát triển mạnh mẽ và thâm nhập vào thị trường nội địa Bên cạnh thịtrường nội địa, thị trường xuất khẩu cũng có bước phát triển mạnh mẽ

+ Xuất khẩu áo sơ mi sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm, đạt 33,8 triệu chiếc,trị giá 154,4 triệu usd, tăng 13,8% về lượng và 2,9% về trị giá so cùng kỳ, chiếm52% tổng kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam Trong đó Việt Nam đã xuấtkhẩu sang Mỹ hơn 4,6 triệu chiếc, trị giá 22,1 triệu usd, tăng 39% về lượng và 42%

về trị giá so cùng kỳ Đây cũng là tháng đạt kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi sang Mỹcao nhất kể từ đầu năm

+ Cũng trong thời gian này, xuất khẩu áo sơ mi sang eu giảm nhẹ về lượngnhưng tăng về trị giá so cùng kỳ, đạt tổng cộng hơn 14,6 triệu chiếc, trị giá 83,1triệu usd Trong đó, xuất khẩu sang Đức đạt khối lượng cao nhất với 5,9 triệu chiếc,trị giá 37,7 triệu usd, tăng 5,7% về lượng và 8,6% về trị giá so cùng kỳ, chiếm 45%tổng kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam sang eu Nguyên nhân làm giảm

Trang 16

lượng xuất khẩu áo sơ mi sang eu trong 8 tháng đầu năm là do lượng xuất khẩu sang

Hà Lan giảm mạnh Theo số liệu thống kê, lượng xuất khẩu áo sơ mi sang Hà Lanchỉ đạt 744.000 chiếc, trị giá 4,4 triệu usd, giảm 52% về lượng và 40% về trị giá socùng kỳ

+ Xuất khẩu áo sơ mi sang Nhật trong 8 tháng diễn ra chậm, mặc dù tăng nhẹ

về lượng nhưng lại giảm hơn 10% về kim ngạch so cùng kỳ, đạt 5,1 triệu chiếc, trịgiá 34,8 triệu usd

+ Giá xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam đạt 5,28 usd/c FOB, tăng gần 2% sotháng 7 và tương đương cùng kỳ Đây là mức giá xuất khẩu cao nhất kể từ đầu nămnay Kết quả, giá xuất khẩu trung bình áo sơ mi 8 tháng đạt 5,02 usd/c, giảm 5% socùng kỳ

+ Giá xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam sang 1 số thị trường chính như Mỹ,Đức, Nhật đều tăng đáng kể so tháng trước và cùng kỳ Cụ thể, giá xuất khẩu áo sơ

mi sang Mỹ đạt 4,76 usd/c FOB, tăng gần 2% và cao hơn 0,1usd/c so cùng kỳ Đâycũng là tháng đạt mức giá xuất khẩu cao nhất tại thị trường này từ đầu năm đến nay.Tương tự, giá xuất khẩu sang Đức đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay, ở mức7,56usd/c, tăng 5% so tháng 7 và tăng 14% so cùng kỳ

Để sản phẩm áo sơmi tiêu thụ được thị trường trong nước cũng như cạnhtranh được với thị trương quốc tế thì áo sơ mi phải đạt được yêu cầu nhất định

1.2.3 Yêu cầu chung đối với sản phẩm áo sơ mi

- Trong quá trình mặc mồ hôi luôn được tạo ra để giúp cân bằng nhiệt cho cơ

thể Khi đó mồ hôi cần phải được dần dần tiêu tan để duy trì nhiệt độ và cảm giác

Trang 17

thoái mái Quần áo đã trở thành một phần trong hệ thống điều hòa nhiệt độ ổn địnhcủa cơ thể.

- Khi cơ thể hoạt động mạnh hoặc do nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao,

lượng nhiệt cơ thể cần thải ra nhiều hơn Việc thoát mồ hôi không nhận thấy dừnglại và cơ thể bắt đầu thoát mồ hôi nhận thấy được Mồ hôi nhận thấy được thường là

ở dạng lỏng thoát ra từ tuyến mồ hôi dưới da Mồ hôi dạng lỏng trên bề mặt datrong những điều kiện nhất định sẽ bay hơi và khuếch tán qua quần áo ra môitrường bên ngoài Việc bay hơi mồ hôi từ bề mặt da là một cơ chế làm mát đối với

cơ thể vì khi nước trên bề mặt da bay hơi sẽ giải phóng một lượng nhiệt đáng kể vànhờ đó làm mát cơ thể Thông thường cứ 1g nước bay hơi ở nhiệt độ da sẽ giảiphóng một lượng nhiệt khoảng 0,6 kcal

- Trong những điều kiện môi trường có độ ẩm ướt cao, quần áo được mặc với

mục đính chính là để tạo nên một tấm chắn đối với sự đi qua của nước từ môitrường tới bề mặt da Tuy nhiên khi đó, sự di chuyển của mồ hôi từ cơ thể tới môitrường vẫn phải tiếp tục để nhận được sự tiện nghi về nhiệt và ẩm cao nhất

- Vật liệu dệt có khả năng duy trì độ ẩm tiện nghi trong vùng vi khí hậu giữa bề

mặt da và quần áo cần phải đảm bảo những yêu cầu sau :

+ Tốc độ tăng độ ẩm của vùng vi khí hậu sau khi bắt đầu thoát mồ hôi phải chậm + Giá trị lớn nhất của độ ẩm sau mỗi khoảng thời gian nhất định phải thấp + Tốc độ giảm của độ ẩm vùng vi khí hậu sau khi mồ hôi ngừng thoát ra phải nhanh Như vậy, vải dùng cho quần áo sinh hoạt hàng ngày phải có khả năng thẩmthấu hơi tốt Trong môi trường có nhiệt độ càng cao hoặc mức độ hoạt động vật lýcủa cơ thể người càng mạnh thì vải và quần áo cần có độ thẩm thấu hơi nước càngcao để giữ da khô và tạo điều kiện thuận lợi cho mồ hôi bay hơi để tăng việc thảinhiệt từ cơ thể

+ Tính thoáng khí của vải phụ thuộc rất nhiều vào chuyển động của lớp khôngkhí giữa quần áo và cơ thể Khi cơ thể mặc quần áo, sự đối lưu của lớp không khívùng vi khí hậu làm tăng đáng kể sự truyền nhiệt qua quần áo Do đó làm giảmnhiệt trở của quần áo Tốc độ chuyển động của lớp không khí này càng lớn khi vải

Trang 18

có độ thẩm thấu không khí càng cao Đối với quần áo mùa hè, sự đối lưu này gópphần quan trọng làm tăng sự thoát nhiệt từ cơ thể Hơn nữa, sự đối lưu của lớpkhông khí giữa quần áo và cơ thể ảnh hưởng đáng kể đến trở nhiệt.

1.2.3.2 Tính bảo vệ

Vải tích điện thường bám dính vào cơ thể, gây nên cảm giác không tiện nghi

và có thể hạn chế sự chuyển động của cơ thể Sự bám dính của vải là do sự xuấthiện điện tích tĩnh trên vải và sự cảm ứng của điện tích này trên cơ thể Trong quátrình mặc, khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau, những điện tích mang dấu "dương"hình thành trên một bề mặt, những điện tích "âm" bên trên bề mặt kia Độ ẩm khôngkhí xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bám dính

Sản phẩm hạn chế được vi khuẩn và mùi, sản phẩm không bị nấm mốc, đườngmay không bị dày cứng tại những vị trí tiếp xúc với da như cổ áo, vòng nách, mangséc hay cầu vai Tính kháng khuẩn của vải chính là các loại vải có tính năng diệtđược các loại vi khuẩn và cản trở khả năng lây lan của các loại virus gây bệnh cho

cơ thể do vậy trong vải cần hạn chế tối đa các chất độc hại vốn có, mặt khác phải cókhả năng ngăn chận các tác nhân độc (như các loại vi khuẩn, virus có khả nănggây bệnh) từ môi trường xâm nhập vào cơ thể

Với tia UV: Bên cạnh những tính chất vật lý, tính sinh thái, thì hiện nay vải

may mặc còn có khả năng bảo vệ con người khỏi bức xạ tử ngoại Bức xạ mặt trờichiếu tới bề mặt trái đất có khoảng bước sóng rất rộng từ bước sóng rất lớn của tiahồng ngoại đến bước sóng nhỏ tia tử ngoại

Bức xạ mặt trời có phổ năng lượng liên tục với dải bước sóng khoảng từ0,7nm đến 3000nm Dải có bước sóng nhỏ hơn 175nm bị oxy trong bầu khí quyểnhấp thụ Bức xạ UVC có bước sóng tới 280nm được ngăn bởi tầng ozon trong khíquyển (cao khoảng 15km-30 km so với mặt biển) Bức xạ hồng ngoại có bước sónglớn hơn cũng bị suy yếu do bị hấp thụ bởi hơi nước và không khí

Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trìnhcông nghiệp hoá, tầng ozon đã dần bị hao mòn, làm tăng lượng bức xạ tia UV đi

Trang 19

xuống bề mặt trái đất Số bệnh nhân mắc căn bệnh về da gây ra bởi bức xạ UV cũngtăng đáng kể.

Khi da bị tác động ánh sáng quá nhiều tia UVA có thể gây ra những phảnứng khó chịu và phá huỷ da như hiện tượng lão hoá da, và gây dị ứng với các loạithuốc và nước ép thực vật Dải bức xạ 320nm - 340nm có thể gây ung thư cho da.Dải bức xạ 340nm - 400nm chỉ gây ra những kích thích sắc tố da như hiện tượngrám nắng mà không gây đỏ Khi da bị phơi sáng quá nhiều, tia bức xạ UVB(280nm- 320nm) có thể dẫn đến những phản ứng khó chịu, đau buốt và phá huỷ danhư là gây đỏ da (ban đỏ) hay cháy nắng, hơn nữa có thể mắc phải những căn bệnh

u da và gây hỏng mắt (viêm kết mạc và gây tổn thương giác mạc) Tác động gâyban đỏ da nhiều nhất ở bước sóng 308nm Hiện tượng rám nắng không xảy ra ngaybởi vì sẽ có sự kích thích tế bào biểu bì tạo sắc tố da bổ xung (nếu có thể tạo sắc tố).Khi bị tác động một lượng bức xạ UVB cao sẽ gây ra phá huỷ ADN

Sự phát triển các sản phẩm dệt may có khả năng chống tia UV đang trở nênquan trọng hơn nhờ các chất nano có đặc tính siêu nhỏ, cũng như hiệu ứng bề mặt,tương tác lượng tử và những tác động sâu sắc của hạt lượng tử Ứng dụng côngnghệ này trong sản phẩm dệt chống tia UV đã được quan tâm nhiều bởi các nhànghiên cứu và sản xuất công nghiệp Khả năng ngăn ngừa tia UV của vật liệu dệtphải đạt đựơc sự ổn định lâu dài, không gây ảnh hưởng tới cảm giác sờ tay và khảnăng ngấm thấu của vật liệu dệt

Sự bảo vệ chống lại tia UV của sản phẩm bao gồm sự hấp thụ tia UV sảnphẩm dệt và sự phản xạ hay hấp thụ tia UV bởi chất chống tia UV Khi tia UV đivào sản phẩm dệt, một số tia sẽ bị hấp thụ còn một số bị phản xạ và phần còn lạixuyên qua vật liệu dệt tác động đến da

Các bức xạ tích tụ xuyên qua vải có thể đo được bằng quả cầu phân tích quátrình truyền dẫn khuếch tán bức xạ Bao gồm sự kết hợp phổ tổng hợp các phần ánhsáng khuếch tán riêng rẽ trừ đi phần hấp thụ trên vải và phần ánh sáng xuyên quacác khe trống trên vải Các khe trống trên vải có thể nhận thấy bằng ánh sáng chiếutrực tiếp Lỗ trống trên vải là nhân tố chủ yếu liên quan đến khả năng truyền qua vậtliệu dệt của tia UV

Trang 20

Khả năng chống tia tử ngoại là sự tổng hợp của việc giảm ảnh hưởng của tácđộng mặt trời, việc sử dụng vật liệu và chất phụ gia có khả năng chống tia UV Bêncạnh các sản phẩm kem chống nắng, sản phẩm may mặc được sử dụng rộng rãi choviệc chống lại tác hại của tia UV Khả năng chống tia UV của sản phẩm may mặcphụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Bản chất của xơ sợi: Đối với các sản phẩm dệt may, giá trị UPF phụ thuộcvào cấu tạo hoá học của xơ sợi và các thành phần khác trong xơ sợi Bản chất của

xơ sợi ảnh hưởng tới giá trị UPF vì nó làm thay đổi khả năng truyền qua của tia UV

Các loại xơ tự nhiên như cotton, lụa và len có độ hấp thụ bức xạ UV thấphơn xơ tổng hợp như polyeste Xơ cotton bị xuyên qua hoàn toàn bởi các tia UVA

có bước sóng 280nm - 400nm Ngược lại xơ len lại có thể hấp thụ rất mạnh trongvùng bước sóng 280nm - 400nm thậm chí có thể hấp thụ ở các vùng UVA trên400nm Đối với xơ polyeste có khả năng hấp thụ tốt vùng bức xạ nằm dưới 320nm

và chúng cũng hấp thụ các tia UVB Sự hấp thụ một phần trong vùng UVA là docác pigmen làm mờ có trong xơ Tơ tằm nằm ở vị trí trung gian, có khả năng hấpthụ tốt hơn cotton nhưng lại kém hơn len Cả 2 loại vải cotton và tơ tằm đều không

có nhiều khả năng bảo vệ chống lại bức xạ mặt trời nhưng sau khi xử lý với chấthấp thụ tia UV, chúng có khả năng ngăn được bức xạ UV vùng 280nm - 370nm

Khả năng chống tia UV của vải, ngoài đặc tính của xơ sợi và sự có mặt củacác chất hấp thụ UV thì cấu trúc vải, độ dày, mật độ sợi, tính chất có giãn của vảicũng có ảnh hưởng lớn

Giá trị UPF tăng dựa vào mật độ, độ dày của vải cũng như cấu trúc của vải

Độ che phủ của vải không hoàn toàn là tổng diện tích bề mặt của sợi vì kết quả độche phủ thực tế thường cao hơn giá trị tính toán Các loại vải có mật độ sợi dọcngang lớn nhất có giá trị UPF cao Vải dệt thoi thường có độ che phủ cao hơn vảidệt kim vì vải dệt thoi có cấu trúc chặt chẽ hơn

1.2.3.3 Tính sinh thái

Trong sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt, sử dụng những giống bông, giốngdâu cho năng suất cao, chất lượng tốt, chịu đựng được sâu bệnh, điều kiện khí hậu

Trang 21

khắc nghiệt giảm thiểu được lượng thuốc trừ sâu phải sử dụng như vậy sẽ giảmđược lượng thuốc trừ sâu còn tồn lại trong xơ bông, ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh tháicủa xơ bông.

Khi tẩy trắng sử dụng các loại hóa chất thân thiện với môi trường như H2O2.Trong khâu nhuộm sử dụng những loại thuốc nhuộm thân thiện với môitrường, ít chứa các chất phụ gia và các ion kim loại ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh tháicủa vải, không sử dụng những thuốc nhuộm có gốc màu azo trong danh mục cấm

Do sản phẩm áo sơ mi tiếp xúc trực tiếp với da người nên rất nhạy cảm, vì vậy cầnphải chú ý khi chọn vải và khi may sản phẩm này cần đạt được những yêu cầu sau:Thuốc nhuộm trên sản phẩm may không được ảnh hưởng đến da và sức khỏe củangười sử dụng và phải thân thiện với môi trường sinh thái

Ở khâu xử lý hoàn tất sử dụng chất tạo liên kết ngang khi xử lý chống nhàucho vải xenlulo không chứa hàm lượng formaldehyde

1.2.3.4 Yêu cầu kỹ thuật

Đối với sản phẩm áo sơ mi, ngoài độ bền của chỉ may, độ bền của vật liệu làmột trong những yếu tố không thể thiếu quyết định đến chất lượng áo sơ mi đó làchất lượng kỹ thuật của đường may đúng quy cách và quá trình là hoàn thiện sảnphẩm chiếm tới 30% còn lại 70% chất lượng sản phẩm là chất lượng của vải, màusắc của vải, khả năng kháng nhàu và phương pháp thiết kế Vì vậy để đáp ứng đượccác yêu cầu trên thì sản phẩm áo sơm mi phải đảm bảo toàn bộ các chi tiêu chấtlượng đã đinh trước:

- Thỏa mãn các chỉ tiêu ngoại quan: màu sắc, kiểu dáng thiết kế hợp thời trang,

phù hợp cho từng lứa tuổi và giới tính

- Các chỉ tiêu quy cách: đường may đùng quy cách, thiết bị sử dụng phù hợp

với từng loại đường may

- Các chỉ tiêu kết cấu: đảm bảo độ bền của đường liên kết, các đường may phải

đảm bảo không thừa mũi, thiếu mũi, bỏ mũi, sùi chỉ và lại mối chỉ phải đúng quyđịnh Không cho phép nối chỉ ở những đường may diễu, may mí trên bề mặt của sảnphẩm

Trang 22

- Các chi tiêu an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường: sản phẩm được vệ sinh

sạch sẽ không bị dây vết bẩn, không chứa các hóa chất độc hại gây dị ừng cho da tr

1.2.3.5 Những kết quả đã nghiên cứu

Luận văn Nguyễn Hồng Nga: Nghiên cứu một số tính chất của vải nhuộm

bằng chất màu tự nhiên dùng cho các loại sản phẩm ga gối

- Xác định khả năng làm tăng khối lượng của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và

đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau

- Xác định độ thoáng khí của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và đánh giá so

sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau

- Xác định khả năng hút ẩm của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và đánh giá

so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau

- Xác định khả năng chống mùi hôi của các loại vải nhuộm.

Luận văn Trần Văn Chắt: Nghiên cứu một số tính chất của vải nhuộm bằng

chất màu tự nhiên sử dụng cho thiết kế các sản phẩm đồ mặc của trẻ sơ sinh

- Xác định độ bền màu với ánh sáng của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và

đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau

- Xác định hàm lượng các chất gây độc hại đến cơ thể con người như: pH, hợp

chất Azo, Focmaldehit, hợp chất gây dị ứng da v.v

Luận văn Nguyễn Hữu Chỉnh: “Nghiên cứu đánh giá tính tiện nghi của một sốloại vải may sơ mi nam sử dụng trong điều kiện mùa hè ở Việt Nam”

Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Duy Việt: Nghiên cứu khảo sát đặc tính sinh thái củamột số nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên trong nước để xử lý hoàn tất vải lụa tơtằm và xenlulô

Trang 23

Bảng 1.1 Đánh giá khả năng chống nhiễm khuẩn của vải tơ tằm sau khi xử lý

bằng nhuộm màu tự nhiên

Với các kết quả cho thấy: Nguồn nguyên liệu tự nhiên như lá bạch đàn, lá xà

cừ, lá bàng có khả năng ứng dụng cho quá trình hoàn tất tạo ra sản phẩm đặc biệt

1.2.4 Thuận lợi và khó khăn áo sơ mi Việt nam

1.2.4.1 Thuận lợi áo sơ mi Việt nam

Áo sơ mi được sử dụng rộng rãi trong công sở, trong sinh hoạt hàng ngàycho mọi lứa tuổi, làm đồng phục học sinh, trang phục công sở hay thời trang dạophố Áo sơ mi là trang phục lịch sự, trang nhã, luôn đem lại phong cách thanh lịchcho người mặc Những chiếc áo có màu truyền thống như trắng, đen hay xám rất dễ

sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và dễ dàng kết hợp với các trang phụckhác Ngoài sự phong phú về đối tượng sử dụng, áo sơ mi còn đa dạng về chủngloại, màu sắc, kiểu dáng và chất liệu

Sản xuất theo hình thức FOB ở Việt nam ngày càng phát triển đẩy mạnh khảnăng xuất khẩu cũng như cạnh tranh với thị trường nội địa thì sản phẩm áo sơ micần có nhãn sinh thái để đạt được các lợi ích sau:

- Tăng cơ hội tìm thị trường xuất khẩu dựa trên sự cạnh tranh rộng rãi trên

toàn cầu, đảm bảo nhãn sinh thái sẽ trợ giúp nhiều cho các nhà sản xuất và bán lẻtăng cơ hội tìm thị trường xuất khẩu

- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc loại bỏ các chất có thể gây độc

hại cho khách hàng có trong vải

- Tiết kiệm tài chính, thời gian sản xuất được giảm xuống, tiết kiệm được

nguyên, nhiên liệu Những lợi ích này bù lại chi phí tăng lên do sử dụng các hóa

Trang 24

chất thân thiện với sinh thái hoặc sử dụng các quy trình được cải tiến.

- Nâng cao hiệu quả môi trường bằng cách loại bỏ các chất độc hại và tiết

kiệm sử dụng nước, năng lượng và nguyên liệu thô

1.2.4.2 Khó khăn áo sơ mi Việt nam

Đối với sản phẩm áo sơ mi nam cao cấp của các doanh nghiệp may trongnước còn cạnh tranh với sản phẩm có danh tiếng trên thị trường vá có khả năngcạnh tranh cao về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu và chất lượng với những phong cáchthiết kế rất đa dạng, hiện đại, chất liệu phong phú Có thể kể tên những nhãn hiệunổi tiếng như: Alanin Delon, Chagan, GuylaRoche (Pháp), Gutman, Guess…(Mỹ),SeidentSticker, Marubeni, Kaneta (Nhật), Naracamicie( Italy)

Mới đây, các nhà sản xuất quần áo Nhật Bản đã đưa ra thị trường nhữngchiếc áo sơ mi đặc biệt và trở thành mốt của nam giới Đó là chiếc áo sơ mi khửnhững chất không mấy dễ chịu do mồ hôi đàn ông bị các vi khuẩn sống trên da làmcho lên men mà nó còn toả ra những mùi hoa hồng hoặc bạc hà thoang thoảng, sangtrọng và hấp dẫn Bản thân chiếc sơ mi là sản phẩm của công nghệ cao Cổ áo có

“lắp ráp” những viên bao vi thể (microcapsule) cực nhỏ bên trong chứa các hươngliệu Khi cổ áo cọ sát với da, các viên bao bị vỡ, mùi hương toả ra dần dần, được dahấp thụ làm thành mùi của chính chủ nhân Để đáp ứng được thị trường khó tính

‘’Nhật Bản’’ với nhiều quy định khắt khe về chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệpxuất khẩu dệt may Việt Nam cần nắm bắt thông tin, đổi mới công nghệ đáp ứngđược tiêu chuẩn, chất lượng, và nhu cầu của thị trường

1.3 Phương hướng phát triển hàng FOB đối với áo sơ mi Việt nam

Nâng tỷ lệ xuất khẩu hàng FOB (Free On Board) mua nguyên liệu bán thànhphẩm (mua đứt bán đoạn) là mục tiêu của hàng dệt may Việt Nam, nhằm giảm tỷ lệgia công, tăng giá trị xuất khẩu, tuy nhiên với nhiều rào cản của chính sách thuế, kếhoạch sản xuất nguồn nguyên phụ liệu nội địa, không những không tăng lên mànhiều doanh nghiệp dệt may còn phải chuyển từ sản xuất FOB trở lại gia công

Nói về FOB sơ khai hàng dệt may luôn nằm trong nhóm hàng xuất khẩu chủ

Trang 25

lực của Việt nam, nhưng giá trị mang lại rất thấp chỉ chiếm khoảng 35% kimnghạch xuất khẩu Theo số liệu ước đoán hàng FOB xuất khẩu chỉ chiếm khoảng20%- 30% còn lại là gia công Hiện ngành dệt may đang phấn đấu để nâng tỷ lệxuất khẩu hàng FOB lên 50% trong hai năm tới Để đạt được con số trên doanhnghiệp phải sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước là cơ sở vững chắc Tuynhiên trên thực tế hiện nay, các dự án, chương trình thúc đẩy phát triển nguồnnguyên phụ liệu trong nước đã bị lỡ kế hoạch và mục tiêu đề ra vẫn còn xa vời.

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang đứng thứ 9 trong top 10 nước xuất khẩuhàng dệt may lớn nhất thế giới, nhưng so với nhiều nước Châu Á, tốc độ phát triểnhàng dệt may vẫn còn thấp chỉ khoảng 20%-30% Trong khi đó Trung Quốc đạttăng trưởng 80%, Indonexia 48%,… nguyên nhân là do gia công còn chiếm tỷ lệ lớn(70%-80%)

Ông Lê Quốc Ân chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt nam đánh giá, nếu hiểuđúng nghĩa sản xuất FOB thì ngành dệt may Việt nam chỉ dừng lại ở sản xuất FOB

sơ khai, gia công với giá cao hơn vì thực tế doanh nghiệp của Việt nam được nhànhập khẩu chỉ định mua nguyên phụ liệu, may theo mẫu họ đưa ra và được hưởng5%-10% trên giá trị của sản phẩm: ví dụ may áo sơ mi 2USD/áo, doanh nghiệp sẽ

có thêm 20cent (hưởng 10%) của hàng FOB Sản xuất FOB thật sự doanh nghiệpphải tự thiết kế mẫu mã, chọn nguyên phụ liệu, chào hàng (mua đứt bán đoạn) Sảnxuất FOB cao cấp ở Việt nam chỉ thực hiện được vài phần trăm, nhưng phần lớn lạirơi vào doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ ở thị trường nội địa Và đại bộ phận sản xuấtFOB tại Việt nam hiện vẫn là FOB “sơ khai”

Các doanh nghiệp dệt may cho biết, con số 5%- 10% có được trên giá trị củahàng FOB đối với doanh nghiệp Việt Nam là khá cao Nhưng xét trên thực tế, nhànhập khẩu nước ngoài có nhiều cái lợi Để có được 5%- 10%, doanh nghiệp ViệtNam phải bỏ tiền trước để sản xuất, gánh những rủi ro thiếu nguyên phụ liệu độtxuất, đảm bảo chất lượng…có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thay cho nhà nhậpkhẩu Đối với những gian hàng gia công, nhiều khi nhà nhập khẩu phải chịu tráchnhiệm chính về việc này

Trang 26

Để đẩy mạnh đầu tư, phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước để phục

vụ cho xuất khẩu dệt may đã được Bộ Công Thương đề ra thành một chiến lược BộCông Thương đã có chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải, phát triển cây bông có nướctưới, đào tạo nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Namđến năm 2010 và tính đến năm 2025, nhưng tốc độ đầu tư và kết quả đạt được cònchậm Nhiều dự án đầu tư đã rục rịch triển khai, nhưng đến nay mọi thứ rơi vào imlặng, dường như các nhà đầu tư đuối sức ngay từ những bước chạy đầu tiên Nhiều

dự án bị “bể” kế hoạch cho việc “trình làng”

Các doanh nghiệp dệt may e ngại, với cái đà này thì ngành công nghiệp sảnxuất nguyên phụ liệu của Việt Nam sẽ mãi mãi đi sau các nước Hiện ở Việt Namchỉ có vài doanh nghiệp tiên phong cho ngành dệt, nhưng công nghệ kéo sợi chỉ mớidừng lại ở 50 sợi, trong khi đó Trung Quốc đã có công nghệ dệt lên đến hàng trămsợi và số lượng doanh nghiệp trang bị công nghệ này rất nhiều Do vậy, mà cácdoanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước không thể cạnh tranh với nguyênphụ liệu từ Trung Quốc Các doanh nghiệp dệt may tại TPHCM cho biết, thực tếhiện nay, các doanh nghiệp cung cấp vải trong nước sản xuất rất hạn chế, chủ yếusản xuất theo đơn hàng Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt vảimộc để sẵn, khi khác hàng cần vải có hoa văn, chi tiết, họ chỉ cần mang vải mộclàm thêm chi tiết, hoa văn Ở Việt Nam, khi đặt hàng, nhà sản xuất đi thực hiện đithực hiện thì rất lâu mới có hàng

Sản xuất FOB là mục tiêu các doanh nghiệp hướng đến, tuy nhiên, với nhiềukhó khăn trong chính sách thuế hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may chỉ muốnnhận đơn hàng gia công Theo các doanh nghiệp, sản xuất hàng gia công sẽ khôngchiếm dụng vốn như FOB Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may- Thêuđan TPHCM nhận xét, nhiều doanh nghiệp dệt may tại TPHCM có dự định chuyểnsản xuất FOB sang gia công trở lại, gia công sẽ thuận lợi hơn vì không bị áp thuế

Hiện nay, khi nhập nguyên phụ liệu để sản xuất, doanh nghiệp phải nộp mộtkhoản thuế lớn, đến khi xuất hàng hải quan mới trả lại Với các doanh nghiệp mới,

Trang 27

khi xuất khẩu phải có bảo lãnh của ngân hàng, muốn ngân hàng bảo lãnh doanhnghiệp phải gửi tiền ở ngân hàng đó, sau một năm, doanh nghiệp làm tốt sẽ đượcxem xét lại Các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu không có kho ngoạiquan để chứa hàng để có thể nhanh chóng bán cho doanh nghiệp dệt may khi cần.

Ông Kiệt cho biết thêm, hiện nay, các ngân hàng nước ngoài có chuẩn vaythấp hơn các ngân hàng Việt Nam Khi đàm phán giá cả với các đối tác, nhà nhậpkhẩu chỉ tin vào lãi suất của các ngân hàng nước ngoài và họ sẽ không thông cảmcho chúng ta Đây cũng là một khó khăn trong đàm phán tăng giá bán của doanhnghiệp Việt Nam và đang làm các doanh nghiệp dệt may nản lòng

Xem ra sản xuất FOB đang bị thụt lùi và mục tiêu nâng tỷ lệ sản xuất FOBlên 50% trong 2 năm tới khó mà đạt được

Giá xuất khẩu trung bình áo sơ mi của nước ta quý I/2011 tăng khá 15,8% so vớicùng kỳ năm 2010, đạt 6,22 USD/cái, FOB

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi sang một số thị trường khác có mứctăng trưởng cao như: sang Hàn Quốc tăng 63%; sang Đài Loan tăng 76,8%; sangThụy Sĩ tăng 75,7% và sang Chilê tăng 149% so với cùng kỳ năm 2010

- Với 4 loại hình sản xuất đang phổ biến

+ Gia công hoàn toàn,

+ Sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theo chỉ định củakhách hàng,

+ Sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn quyền mua nguyên phụ liệu và + Sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm - đa phần các công ty xuất FOBđều đang ở dạng 2 và 3 Phổ biến nhất là nhập vải, nguyên phụ liệu, làm theo thiết

kế của khách hàng để xuất

Bảng 1.2 Thị trường xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam quý I năm 2011 [13]

Trang 28

Quý I/11 Quý I/10 So

So 11/10(%)

Trang 29

Đài Loan 807.102 535.136 50,8 3.647.313 2.062.966 76,8Thổ Nhĩ Kỳ 410.220 426.283 -3,8 2.636.907 2.124.253 24,1Ôxtrâylia 65.187 74.417 -12,4 1.086.563 1.594.761 -31,9Thụy Sỹ 104.853 60.536 73,2 923.935 525.820 75,7Chilê 99.387 36.493 172,3 737.509 296.190 149,0Canada 130.863 163.984 -20,2 723.920 929.559 -22,1Mêhicô 86.900 263.931 -67,1 543.100 1.319.302 -58,8Hồng Kông 75.460 15.880 375,2 505.320 131.205 285,1Trung Quốc 86.423 28.932 198,7 395.809 200.752 97,2Ukraina 28.527 8.210 247,5 246.291 61.964 297,5Nga 57.411 65.889 -12,9 210.876 454.491 -53,6Panama 29.551 34.757 -15,0 199.117 270.356 -26,4Ăngôla 72.000 73.064 -1,5 134.100 204.579 -34,5Singapore 15.581 12.037 29,4 125.662 173.516 -27,6Achentina 15.982 2.532 531,2 124.289 16.987 631,7Niu Zi Lân 16.494 12.465 32,3 111.705 85.235 31,1Malaixia 40.954 27.083 51,2 106.118 131.334 -19,2

Trang 30

Bên cạnh đó, giá xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tháng 3/2011 tăngnhẹ 2,7% so với tháng trước và so với tháng 3/2010, đạt 8,59 USD/cái, FOB Nhưvậy, giá xuất khẩu áo sơ mi quý I năm 2011 đạt 8,53 USD/cái, FOB, tăng 6,1% sovới cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay trên thế giới đã áp dụng một số nhãn sinh thái cho các dòng sảnphẩm của mình để tăng giá trị của sản phẩm như: Chương trình nhãn sinh thái EU

“Bông hoa”, nhãn sinh thái Oeko- Tex100 hay chương trình nhãn Xanh (GreenLable) của Thái Lan vì vậy cần áp dụng nhãn sinh thái cho dòng sản phẩm áo sơ mitại Việt nam như yêu cầu về giá trị pH trong phạm vi chịu đựng của da,Formaldehyde dưới giá trị quy định đối với các chất nguy hiểm, hay dư thừa lượngkim loại nặng

1.4 Một số chỉ tiêu sinh thái đối với áo sơ mi

Theo nhãn sinh thái Oeko- Tex100 đối với sản phẩm nhóm II: Các sản phẩmtiếp xúc trực tiếp với da là những mặt hàng khi mặc có phần lớn bề mặt tiếp xúc với

da như áo sơmi nữ, áo sơ mi nam, đồ lót,…Thì chỉ tiêu quy định cho nhóm sảnphẩm này như sau:

1.4.1 Xác định hàm lượng Fomanldehyde, giá trị pH

Trong ngành dệt may, chống nhàu là khả năng của vật liệu dệt hạn chế hoặcphục hồi lại các nếp nhàu xuất hiện trong quá trình gia công hoặc sử dụng Các vậtliệu dễ chăm sóc có khả năng phục hồi nhất định với sự thay đổi cấu trúc và hình

Trang 31

dáng trong quá trình gia công, giặt, sử dụng và dễ là phẳng Xử lý hóa học hoàn tấtchống nhàu vật liệu dệt phần lớn áp dụng cho các sản phẩm dệt từ xơ xenlulô, tơtằm Xử lý hoàn tất để ổn định kích thước, chống nhàu là quá trình phổ biến nhấttrong khâu xử lý vải sợi bông Phần lớn các chất tạo liên kết ngang có chứafomanldehyde có tác động đến sức khỏe của con người Để an toàn cho người sửdụng sản phẩm có chứa fomanldehyde, cần phải tuân thủ các giới hạn vềfomanldehyde

Theo tiêu chuẩn nhãn sinh thái Oeko- Tex100, theo chương trình nhãn Xanh(Green Lable) của Thái Lan

- Fomanldehyde (ppm): 75

- Gía trị Ph: 4.0 – 7.5

1.4.2 Xác định hàm lượng kim loại nặng

Hàm lượng kim loại nặng là tạp chất của thuốc nhuộm, là tàn dư của chất xúctác và các sản phẩm phụ Trong quá trình nhuộm, thuốc nhuộm được gắn chặt lênvật liệu tạo liên kết bền vững, chỉ còn lại một ít thuốc nhuộm không gắn màu, trongdung dịch thuốc nhuộm có chứa các kim loại nặng sau: Antimoan, Asen, Bari, Chì,Cadimi, Crôm, Sắt, Đồng, Côban, Mangan, Niken, Thủy ngân, Selen, Bạc, Kẽm,Thiếc Thông thường thuốc nhuộm của các công ty nổi tiếng trên thế giới đều cóhàm lượng tạp chất kim loại nặng nằm dưới mức cho phép

Bảng 1.3 Yêu cầu về các kim loại nặng chiết được theo nhãn sinh thái

Để sản phẩm áo sơ mi đạt được các giá trị sinh thái theo các tiêu chuẩn nhãnsinh thái Oeko- Tex100 đối với sản phẩm nhóm II thì ta phải sử dụng các biện pháptăng giá trị sinh thái dối với dòng sản phẩm này như: Sử dụng vật liệu có nguồn gốc

Trang 32

từ tự nhiên, dùng hóa chất thân thiện với môi trường, dùng chất màu tự nhiên, cácbiện pháp đó được thực hiện như sau:

1.5 Biện pháp đảm bảo tính sinh thái đối với áo sơ mi

1.5.1 Sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên

Để tăng giá trị sinh thái của sản phẩm, ta phải sử dụng các loại vải có nguồngốc từ tự nhiên như lụa tơ tằm, cotton, len, lanh, gai dầu…

- Lụa tơ tằm là chất liệu tự nhiên lấy từ kén của loài tằm, tạo cảm giác thoải

mái khi mặc Trang phục may từ lụa thích hợp với thời tiết nắng nóng cũng nhưlạnh Lý do là chất liệu này có tính năng thấm hút mồ hôi tốt trong mùa nóng và giữnhiệt tốt vào mùa lạnh Với độ bóng, mềm, lụa còn giúp tôn thêm vẻ sang trọng vàquý phái cho người mặc Lụa dùng để may các trang phục như áo cưới, đồ lót, váy,

sơ mi, pi-gia-ma, đầm, áo choàng

- Lanh cũng là một chất liệu tự nhiên, khá phổ biến trong may mặc, thường

gặp trong những trang phục sinh hoạt thường ngày Đặc tính nổi bật của lanh là nhẹ,bền, hút mồ hôi tốt nên dùng để may các trang phục mặc vào mùa hè vì nó tạo cảmgiác mát mẻ, thoải mái cho người mặc Ngoài ra, lanh còn đem lại vẻ thanh lịch, nữtính cho các kiểu váy, đầm Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ nhăn vì độ đàn hồikhông cao

- Len là chất liệu làm từ lông động vật như cừu, lạc đà không bướu, dê Đặc

điểm nổi bật của len là khả năng giữ ẩm, không nhăn và hút ẩm tốt Len được dùngnhiều cho các trang phục như áo khoác, áo len, váy len

- Cotton là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay Chất liệu này có thể

được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để mayhầu hết các loại trang phục Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp vớimọi dáng người, thời tiết và mang lại sự thoải mái cho người mặc

Xơ bông là một loại vật liệu dệt có nhiều tính chất quí như độ bền cao, khảnăng đàn hồi tốt, mềm mại, tính tiện nghi, giữ nhiệt và thoát nhiệt tốt để có nhữngtính chất quí ấy thì bản chất của vật liệu phải có những đặc trưng cấu trúc tinh thểtương ứng để hình thành nên tính chất của xơ bông Xơ bông có độ bền cao theo

Trang 33

chiều dọc trục xơ điều này là do các hạt tinh thể (vi thớ) được sắp xếp có độ địnhhướng cao theo hướng triều trục của xơ Nếu độ định hướng càng cao thì độ bền và

độ giãn càng lớn, vì nó tạo nên sự bó kết giữa các vi thớ, độ định hướng thấp thì độbền và độ giãn thấp

Tuy nhiên đối với xơ bông là một loại xơ thiên nhiên, độ định hướng đượchình thành một cách tự nhiên theo sự sinh trưởng và phát triển của cây bông, chúng

ta khó có thể can thiệp trực tiếp vào việc thay đổi cấu trúc mà chỉ có thể thay đổibằng cách lai tạo ra các giống mới, cũng như chọn điều kiện khí hậu gieo trồngthích hợp để làm thay đổi cấu trúc cũng như tăng các đặc tính kỹ thuật của xơ

Phần lớn bông cotton dùng trong công nghiệp dệt may sản xuất ra vải cottonmay ra những sản phẩm rất đa dạng và phong phú như quần áo sơ mi, quần áo trẻ

em, chăn ga gối đệm và rất nhiều sản phẩm khác Hiện nay nhiều doanh nghiệp sảnxuất trong nước vẫn duy trì sản xuất nguồn vải này vả cho chất lượng rất tốt Tuynhiên vẫn có một số loại vải cotton cao cấp được nhập về từ Pakistan- quốc gia nổitiếng với nguồn nguyên liệu 100% cotton chất lượng cao

1.5.2 Dùng hóa chất thân thiện với môi trường

Trong quá trình sản xuất vải như quá trình tiền xử lý, quá trình nhuộm, inhoa và xử lý hoàn tất cần sử dụng một lượng hóa chất rất lớn vì vậy để tăng giá trịsinh thái cho sản phẩm việc lựa chọn những loại hóa chất thân thiện với môi trường

là rất quan trọng

- Đối với quá trình tiền xử lý là quá trình loại bỏ hồ trên sợi dọc, các tạp chất

hữu cơ và vô cơ khác trên vải mộc bằng quá trình giũ hồ, nấu, tẩy trắng cho vải, cóthể sử dụng nước oxy già, các loại enzyme thuộc loại thân thiện với môi trường vìkhông sinh ra hợp chất halogen hữu cơ

- Trong quá trình nhuộm, trước tiên cần lưu ý đến nhóm thuốc nhuộm có thể

gây ung thư cho người như một số thuốc nhuộm azo có thể bị khử thành các aminthơm có thể gây ung thư

- Mục đích của quá trình hoàn tất là bổ sung một số đặc tính sử dụng cho vải,

cải thiện một số tính chất quý vốn có của vải hoặc các tính chất xấu xảy ra sau công

Trang 34

đoạn tiền xử lý và nhuộm như xử lý chống nhàu, chống thấm, tráng phủ…Trongquá trình này không sử dụng các loại hóa chất có chứa fomanldehyde.

- Chất màu tự nhiên có nguồn gốc thực vật (plants) như thân, hoa, lá cành, vỏ, củ,

quả của các loại cây trong tự nhiên như củ nghệ, cây chàm, lá bàng, lá chè, lá tre, lá xà

cừ, củ nâu, quả mặc nưa, vỏ xà cừ, lá móng tay, gỗ vang, gỗ mít, cây hồng hoa

- Chất màu tự nhiên có nguồn gốc động vật (animals): các loại côn trùng, động

vật thân mềm như con rệp son, ốc gai, cánh kiến

- Chất màu tự nhiên có nguồn gốc khoáng vật được lấy từ các loại đất, oxit

kim loại, các loại bùn

Sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tái sinh: Nguồn nguyên liệu để nhuộm màu tựnhiên từ thực vật được lấy từ sản phẩm trực tiếp của nông nghiệp hoặc tận dụngnguồn phế thải từ các ngành như vỏ cây từ ngành công nghiệp gỗ, bã thải từ ngànhchế biến thức ăn, từ lá chè già bị thải bỏ từ các nông trường chè, lá bàng, lá xà cừ,bạch đàn, rụng thu gom dọc đường phố, công viên, Đây là nguồn nguyên liệu tựnhiên phong phú, đa dạng, dễ tái sinh Đa số các loại thực vật dùng để nhuộm là loạicây dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể được trồng để che bóng mát, lấy

gỗ, lá trên cây hoặc lá rụng xuống thường bỏ đi nhưng nếu công nghệ nhuộm vảibằng chất màu tự nhiên từ thực vật được thực hiện trên quy mô sản xuất côngnghiệp thì sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu vô giá này Hơn nữa, khi công nghệnày được chuyển giao cho nông dân thực hiện sẽ tạo công ăn việc làm, góp phầnxóa đói, giảm nghèo cho người nông dân

Quy trình công nghệ đơn giản, ít sử dụng hóa chất: thuốc nhuộm tổng hợp cónguồn gốc chủ yếu từ nguồn dầu mỏ, nguồn tài nguyên khó tái sinh, nó là hỗn hợpcủa của các hợp chất hữu cơ trong đó có một số chất chứa nhóm azo gây ung thư, dị

Trang 35

ứng da, quá trình sản xuất thuốc nhuộm tổng hợp thì phải sử dụng nhiều nhiều hóachất độc hại như axit, kiềm mạnh, dung môi, muối kim loại nặng, nhiệt độcao Nước thải của thuốc nhuộm tổng hợp khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễmmôi trường Quá trình nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp tốn nhiều chi phí chonăng lượng và sinh ra nhiều khí thải có thể gây ra hiệu ứng nhà kính

Màu tự nhiên là sự tổng hòa của nhiều màu cộng lại cùng với một số tạp chấtsẵn có trong nguồn nguyên liệu dùng để chiết xuất chất màu nên có thể tạo nênnhững gam màu trầm tự nhiên mà thuốc nhuộm tổng hợp không thể có được Hơnnữa, cùng một dung dịch màu nhưng phương pháp nhuộm, cầm màu khác nhau cóthể tạo ra nhiều nhiều màu sắc khác nhau chứ không phức tạp, tốn kém như việcpha phối tạo màu mới đối với màu tổng hợp

- Quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiên ít sử dụng các hóa chất phụ trợ nên

nước thải nhuộm có ít chất độc hại, dễ phân hủy sinh học

- Đa số chất màu tự nhiên không có độc tố nên không gây độc hại trong quá

trình sản xuất, sử dụng sản phẩm cũng như không gây ô nhiễm môi trường sống

Tận dụng bã thải sau khi tự nhiên chất màu: Bã thải sau quá trình chiết xuấtdung dịch màu có thể sử dụng để tạo ra phân hữu cơ vi sinh bởi vì có những đặcđiểm như sau: chúng đã ở dạng mềm, dễ phân hủy và có kích thước phù hợp dochiết ở nhiệt độ 100oC với thời gian tương đối dài và nguồn nguyên liệu đã đượcnghiền nhỏ trước khi chiết Các thành phần như cellulose, khoáng, đạm, đã ở dạng

dễ hòa tan hơn nhiều do đó rất thuận tiện để chế biến thành phân hữu cơ vi sinh Giá trị sinh thái của sản phẩm nhuộm bằng chất màu tự nhiên: Hiện nay hầuhết các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, yêu cầu của người tiêu dùng về sảnphẩm dệt may ngày càng cao, trong đó ngoài tiêu chí bền đẹp, hợp thời trang cònđòi hỏi phải đảm bảo tính vệ sinh an toàn và thân thiện với môi trường Một trongnhững xu hướng phát triển của hàng dệt may nhằm cạnh tranh được trên thị trườngthế giới là sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải Các loại sản phẩm được nhuộm

từ màu tự nhiên không những có màu sắc đẹp mà còn có giá trị sinh thái sử dụngcao như không gây dị ứng da, không chứa các nhóm azo độc gây ung thư, không có

Trang 36

hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm như khi nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp

và xử lý hoàn tất, đa số bền màu với ánh sáng, bền màu giặt Ngoài ra một số loạisản phẩm nhuộm bằng chất màu tự nhiên còn có khả năng chống nhàu, tăng trọng,

có khả năng chữa bệnh.v.v…Hơn nữa, quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiênkhông gây ô nhiễm môi trường, không độc hại cho người công nhân trong quá trìnhsản xuất

- Bàng (danh pháp khoa học là Terminalia catappa) là một loài cây thân gỗ

lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ trâm bầu Thành phần của lá bàng có chứamột số flavonoid (chẳng hạn kamferol hay quercetin) cũng như các chất tanin (nhưpunicalin, punicalagin, tercatin), các chất saponin và phytosterol, các sắc tố nhưviolaxanthin, lutein hay zeaxanthin…

Trang 37

Cấu trúc phân tử của Lutein và Zeaxanthin

Lutein là một pigment tự nhiên được tìm thấy trong rau và hoa quả khác nhau,

trong đó có lá bàng Lutein có công thức phân tử là C40H52O2 và có khối lượng phân

tử là 644

trúc phân tử của Lutein

Zeaxanthin là một Hydrocacbon có 11 nối đôi Công thức phân tử là C40H56O2

và có khối lượng phân tử 568

Hình 1.6 Cấu trúc phân tử của zeaxanthin

Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigi, họ Rutaceae Cây có

dạng bụi, cao khoảng 1m - 2m, lá mọc đối xứng từ 17- 21 đôi, hình giống như trái

xoan nhưng không đều, mép hơi có răng

Trang 38

Hình 1.7 Hạt điều màu

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và

đất thịt Cây được trồng khắp nơi ở Ấn Độ chủ yếu để lấy lá làm hương liệu gia vịhoặc để trang trí Lá cà ri Ấn Độ cũng được xuất khẩu sang nhiều nước Cây cà ricòn được trồng ở nhiều nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia Ở ViệtNam, cây cà ri được trồng nhiều ở Nha Trang (Khánh Hòa)

Hình 1.8 Cây điều màu

Hình 1.9 Công thức cấu tạo của saponin

- Saponin: Saponin là một glicozit tự nhiên thường gặp trong nhiều loàithực vật nhằm giúp cho chúng tự bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn, nấm Saponin

Trang 39

có vị đắng, có tác dụng trong y học Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào

nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt Saponinkhi gặp lửa sẽ tạo bọt khí có khả năng hạn chế cháy

Chè

Ở nước ta loại chè được sử dụng làm trà uống được, trồng ở nhiều nơi Câythường được cắt tỉa để phân thành nhiều cành và nhánh cho nhiều búp, lá Lá chèhình trái xoan, nhọn ở đầu và gốc, phiến lá dày, mép có hình răng cưa men theocuống Lá chè già được loại bỏ ngay sau khi thu hoạch được sử dụng để nhuộm vảicho màu nâu nhạt nếu cầm màu bằng một số loại muối cho màu vàng lục, nâu vàng,nâu xanh đến màu đen

- Tanin: Là hợp chất polyphenolic chứa nhiều nhóm hidroxyl có thể tạo phức

mạnh với protein Tanin thường tìm thấy trong các loài thực vật, được phân bố ởphần không bào hoặc bề mặt sáp của thực vật Tanin có vị chát, màu hơi vàng Có 2loại là tanin thủy phân (Hydrolyzable tanins) và tanin ngưng tụ (condensed tanins)

Hình 1.10 Cây chè

Hình 1.11 Vải dùng may áo sơ mi

Nghề trồng dâu nuôi tằm có hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, nó gắn

Trang 40

liền với thời gian, không gian với các biến cố lịch sử của đất nước và con ngườiViệt Nam

Tơ tằm là một loại sợi tự nhiên cao cấp, có độ mềm mại, bóng, xốp, có độ bềncao, đàn hồi, thẩm thấu tốt, nhuộm màu tốt, ánh sáng có thể chiếu ở nhiều góc khácnhau, người mặc có thể cảm nhận rõ rệt vẻ mượt mà, êm ái của lụa tơ tằm mà cácloại vải sợi khác không thể có được

Ngày nay mặc dù nghành công nghiệp hóa học phát triển, nhiều loại sợi tổnghợp ra đời với tính năng ưu việt nhưng vẫn không thẻ thay thế được hoàn toàn tơtằm Tơ là loại sợi tự nhiên cao cấp có tính chất đặc biệt như độ bong cao, mềmmại, xốp cho nên mặc quần áo bằng tơ tằm vào mùa hè thì mát còn mùa đông thì

ấm Sau gần 5000 năm tồn tại, tơ tằm vẫn là loại sợi duy nhất có độ dài liên tục là cảmột kho tàng đích thực về những giá trị lịch sử và văn hóa Tổ chức lương thực thếgiới (FAO) đánh giá rằng hiện nay, sản lượng tơ tằm hàng năm chỉ đáp ứng được70% nhu cầu của thế giới Đó là một cơ hội cho sự phát triển nghành tơ tằm Việtnam Việt nam là một quốc gia sản xuất lụa tơ tằm có truyền thống lâu đời, hiệnđứng thứ 7 trong các nhà sản xuất lụa tơ tằm lớn nhất thế giới

1.6 Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan rút ra một số kết luận như sau:

Với nhu cầu ngày càng lớn, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, xuthế phát triển chung đối với dòng sản phẩm áo sơmi an toàn với người mặc, có giátrị sinh thái và thân thiện với môi trường là rất cần thiết

Việc lựa chọn sử dụng sản phẩm xanh, sạch và an toàn của người tiêu dùng đòihỏi các nhà sản xuất hàng dệt may nói chung và sản xuất áo sơmi nói riêng rất quantâm để sản xuất hàng FOB xuất khẩu cạnh tranh với hàng ngoại nhập vì sản phẩm

từ cotton và tơ tằm ở Việt Nam luôn chủ động được nguồn nguyên liệu

Sử dụng hai loại vải chính là vải cotton từ công ty dệt nhuộm Yên Mỹ và vải

tơ tằm đũi từ công ty lụa Thái Bình, xác định các chỉ tiêu đối với hai loại vải nàykhi nhuộm bằng chất màu tự nhiên dùng để may áo sơmi Cùng với các công trình

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Hoàng Thị Lĩnh (4/2002) Nghiên cứu sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải sợi cho mặt hàng “thổ cẩm”. Tạp chí công nghiệp Việt Nam, trang 22-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thổ cẩm
4. Hoàng Thị Lĩnh Natural Dyes in Eastern Asian (Vietnam and Neighbouring Countries). Handbook of Natural Colorants Khác
5. Hoàng Thị Lĩnh, Đặng Trấn Phòng, Nguyễn Văn Thông…(2004) Kỹ thuật nhuộm - In hoa và hoàn tất VL dệt. Nhà XB KH& KT, trang 35-105-171 Khác
6. Hoàng Thị Lĩnh, Nguyễn Thị Thu Lan (66/2008) Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải bằng lá chè xanh theo phương pháp ngấm ép. Tạp chí khoa học và công nghệ các trường đại học KT, trang 97-99 Khác
7. Hoàng Thị Lĩnh, Vũ Mạnh Hải (11/2008 ) Nghiên cứu khả năng nhuộm vải của chất màu tự nhiên từ hạt điều nhuộm.Tập san Hội thảo NC và phát triển các sản phẩm tự nhiên. Hà nội, trang 35-36 Khác
9. Hoàng Thị Lĩnh (4/2002) Một số đặc tính cơ bản của chất màu tự nhiên. Tạp chí Dệt – May, trang 36 Khác
11. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh (2006) Sinh thái học môi trường, Nhà XB BKHN, trang 8-12-33-46 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w