Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên để sử dụng cho thiết kế sản phẩm áo sơmi (Trang 59)

- Nhằm thống kê, tính toán các kết quả đạt được, giải bài toán

2.3.3. Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích

2.3.3.1.Tóm tắt phương pháp thí nghiệm

- Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích theo tiêu chuẩn TCVN 8042: 2009 (ASTM D 3776: 2007)

- Khối lượng của vải được tính toán từ khối lượng của một mẫu thử đã được đo trực tiếp chiều dài và chiều rộng theo một trong các quy trình trong phép thử của:

+ Phương pháp xác định chiều dài vải dệt + Phương pháp xác định chiều rộng vải dệt

2.3.3.2. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm

- Cân, có khả năng và độ nhạy phù hợp để cân tấm vải, cuộn vải, súc vải hoặc mảnh cắt chính xác đến ± 0,1% khối lượng tổng của nó. Độ chính xác của cân phải được chứng nhận bởi tổ chức được thừa nhận.

- Cân phân tích, có khả năng và độ nhạy để cân khối lượng mẫu thử chính xác đến ± 0,1%.

- Dưỡng, hình vuông hoặc hình tròn có diện tích ít nhất là 13cm2 , điều hòa

- Tất cả các phép thử cân phải được thực hiện trong môi trường chuẩn để thử vật liệu dệt ở [(20±1) 0C (70±2) 0F, độ ẩm tương đối (65±2)%], sau khi mẫu thử được điều hòa ở cùng môi trường.

Hình 2.3. Cân điện tử

- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

+ Quy trình này áp dụng khi có một mẫu vải nhỏ được gửi đến phòng thí nghiệm để sử dụng như là mẫu thử.

+ Các phép đo thực hiện trong phương pháp này không kể phần biên vải và phải báo cáo điều này, trừ khi có quy định cho phép đo cả biên.

+ Chuẩn bị mẫu thử đã được điều hòa có diện tích ít nhất là 130cm2. Không lấy các mẫu thử này ở gần biên vải hoặc cạnh cắt với khoảng cách nhỏ hơn một phần mười khổ của mảnh vải. Nếu mảnh vải không phù hợp với các tiêu chuẩn này thì phải nêu trong báo cáo.

- Cách tiến hành

+ Xác định diện tích của mẫu thử. Đối với các mẫu thử cắt bằng dưỡng, diện tích của dưỡng này thường được xác định.

+ Cân mẫu thử bằng cân phân tích, chính xác đến ± 0,1% khối lượng cân được. + Các mẫu thử của vải có thể được cân cùng nhau.

2.3.3.3. Tính toán kết quả

- Các kích thước và khối lượng được xác định theo hệ SI và được tính toán theo công thức sau:

Khối lượng trên mét chiều dài

g/m = 103GW/ LsWs G là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam. W là khổ của vải, tính bằng milimét.

Ws là khổ của mẫu thử, tính bằng milimét.

2.3.4. Phương pháp xác định độ bền màu giặt của vải 2.3.4.1. Khái niệm

- Độ bền màu là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần phải xác định đối với sản phẩm dệt may. Độ bền màu không chỉ phản ánh chất lượng, tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Độ bền màu thường đánh giá theo:

+ Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu (TCVN 5466 : 2002. Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A03. Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu) + Thang màu xám để đánh giá sự dây màu (TCVN 5467 : 2002. Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A03. Thang màu xám để đánh giá sự dây màu)

2.3.4.2. Nguyên tắc

+ Một mẫu thử vật liệu dệt được tiếp xúc với một hoặc hai mẫu thử kèm theo quy định được khuấy cơ học dưới điều kiện quy định về thời gian và nhiệt độ trong dung dịch xà phòng hoặc xà phòng và soda, sau đó được giặt sạch và làm khô. Sự phai màu của mẫu thử và sự dây màu của vải thử kèm được đánh giá với vải gốc bằng thang màu xám hoặc bằng máy.

2.3.4.3. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm - Máy nhuộm cốc Ti-Color I

- Thang thước xám, đầu đo quang phổ X-Rite

- Phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 7835-C10:2007 - Cân điện tử

Hình 2.4. Đầu đo quang phổ X-Rite Hình 2.5. Máy nhuộm cốc Ti-Color I

Hình 2.6. Thang thước

xám Hình 2.7. Cốcnhuộm máy Ti-Color I

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên để sử dụng cho thiết kế sản phẩm áo sơmi (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w