- Nhằm thống kê, tính toán các kết quả đạt được, giải bài toán
2.3.4.5. Tính toán kết quả
- Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu kèm theo thang thước xám.
- Phạm vi ứng dụng: Xác định sự thay đổi màucủa vật liệu dệt qua phép thử độ bền màu và cách sử dụng thang màu này. Việc quy định đo màu chính xác đối với
thang màu xám được đưa ra như căn cứ chuẩn mực để đối chiếu các thang chuẩn.
- Nguyên tắc: Thang gốc hay còn gọi là thang cấp 5, gồm 5 cặp miếng vải màu xám không có độ bong (hoặc các cặp mẫu vải màu xám) dung để minh họa độ lệch tương ứng với cấp bền màu 5, 4, 3, 2, 1. Có thể mở rộng thàg gốc bằng cách bổ xung nhiều cặp miếng hoặc cặp mẫu vải tương tự để minh họa độ lệch màu tương ứng với nửa cấp bền màu 4-5, 3-4, 2-3, 1-2. Các thang mở rộng như vậy gọi là thang cấp 9. Miếng vải thứ nhất của mỗi cặp đều có cùng màu xám trung tính. Cặp đầu tiên minh họa độ bền màu cấp 5 phải có miếng vải thử thứ 2 giống hệt miếng vải thử thứ nhất. Miếng vải thử thứ hai của các cặp còn lại có màu sáng dần minh họa sự tương phản tăng dần, hay độ lệch màu tăng dần được xác định qua phép đo màu. Toàn bộ quy định đo màu được nêu dưới đây:
+ Các mẫu vải hay miếng vải phải có màu xám trung tính và được đo màu bằnh máy quang phổ có trang bị bộ phận phản xạ bong. Các dữ liệu đo màu phải được tính toán bởi hệ thống đo màu tiêu chuẩn bổ sung. Đầu đo quang phổ X-Rite với đèn D65/10
+ Giá trị thành phần Y của mẫu đo được từ miếng vải thứ nhất ở các cặp là 12±1.
+ Miếng vải thứ hai của mỗi cặp phải có độ lệch màu so với miếng vải thứ nhất bên cạnh nó như sau:
Bảng 2.5. Cấp độ bền màu [5]
Cấp bền màu Độ lệch màu CIELAB Mức sai số cho phép
5 0 0.2 4 - 5 0.8 ± 0.2 4 1.7 ± 0.3 3 - 4 2.5 ± 0.35 3 3.4 ± 0.4 2 - 3 4.8 ± 0.5 2 6.8 ± 0.6 1 – 2 9.6 ± 0.7 1 13.6 ± 1.0
+ Cách sử dụng thang thang xám: Đặt miếng mẫu nguyên bên cạnh mẫu đã thử trên cùng một mặt phẳng và cùng chiều. Đặt thang màu xám gần ngay sát cặp mẫu nguyên - mẫu thử và trong cùng mặt phẳng. Khu vực xung quanh vị trí đánh giá phải có màu xám trung tính trong khoảng giữa cấp 1-2 của thang màu xám dùng đánh giá sự thay đổi màu. Nếu cần loại bỏ ảnh hưởng của tấm đỡ mẫu lên ngoại quan vật liệu dệt, sử dụng hai tay nhiều lớp vật liệu dệt nguyên gốc để lót dưới mẫu nguyên và mẫu đã thử. Chiếu sáng bề mặt các lớp vải trên bằng ánh sáng tự nhiên từ hướng bắc đối với bắc bán cầu, ánh sáng tự nhiên từ hướng nam đối với nam bán cầu hoặc nguồn chiếu sáng tương đương với độ chiếu sáng bằng hoặc nhỏ hơn 600lx. Ánh sáng chiếu tới phải tạo với mặt phẳng mẫu một góc xấp xỉ 45° và hướng quan sát gần như vuông góc với mặt phẳng mang mẫu thử. Độ lệch mầu giữa mẫu nguyên và mẫu thử được so sánh bằng mắt với cấp lệch màu tương đương trên thang màu xám.
Nếu sử dụng thang cấp 5, cấp bền màu của mẫu thử là số cặp miếng vải trên thang màu xám có độ lệch màu tương đương với độ lệch màu giữa mẫu nguyên và mẫu thử. Nếu độ lệch màu giữa mẫu nguyên và mẫu thử nằm trong khoảng giữa hai cấp liền kề nhau thì thì cấp bền màu của mẫu thử được đánh giá ở mức trung gian giữa chúng. Chỉ được sử dụng cấp 5 đối với trường hợp không phát hiện độ lệch màu giữa mẫu đã thử so với mẫu nguyên.
Nếu sử dụng thang cấp 9, cấp bền màu của mẫu là số cặp miếng vải trên thang màu xám, có độ lệch màu gần nhất với độ lệch của mẫu đã thử so với mẫu nguyên. Chỉ được sử dụng cấp 5 đối với trường hợp không phát hiện độ lệch màu giữa mẫu đã thử so với mẫu nguyên.
Khi đánh giá nhiều mẫu, nên tiến hành so sánh lại tổng thể nhóm các cặp mẫu nguyên - mẫu đã thử được đánh giá cùng cấp bền màu. Điều này tạo nên sự đánh giá nhất quán, do dễ dàng nhận biết các sai lầmcủa cá kết quả đánh giá. Các cặp không có cùng cấp độ lệch màu so với những cặp còn lại trong nhóm phải được đánh giá lại với thang màu xám và nếu cần thiết phải thay đổi cấp bền màu đã được đánh giá.
Bảng 2.6. Cấp độ dây màu [5]
Cấp độ bền màu Độ lệch màu CIELAB Mức sai số cho phép
5 0 0.2 4-5 2.2 ± 0.3 4 4.3 ± 0.3 3-4 6.0 ± 0.4 3 8.5 ± 0.5 2 -3 12.0 ± 0.7 2 16.9 ± 1.0 1 – 2 24 ± 1.5 1 34.1 ± 2.0
2.3.5. Phương pháp xác định độ bền màu với dung môi 2.3.5.1. Khái niệm
- Giặt khô là quá trình giặt trong môi trường dung môi hữu cơ như xăng công nghiệp, pecloetylen và một số dung môi khác trong các thiết bị chuyên dùng
2.3.5.2. Nguyên tắc
- Mẫu thử cùng với các đồng xu thép không bị ăn mòn được đặt trong túi vải bông và được khuấy trong pecloetylen sau đó vắt và làm khô bằng không khí nóng. Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu bằng thang xám. Kết thúc quá trình thử, dùng thang xám đánh giá sự dây màu để đánh giá độ nhuộm màu của dung môi bằng cách so sánh màu của dung môi đã được lọc với dung môi chưa qua sử dụng bằng ánh sáng truyền.
2.3.5.3. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm
- Phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 5232: 2002
- Máy nhuộm cốc Ti-Color I với tốc độ quay 40 vòng/ phút ± 2 vòng/ phút, duy trì ở nhiệt độ 30ºC ± 2ºC
- Đồng xu thép không bị ăn mòn, 30mm ± 2mm, 3mm ± 0,5mm, phẳng và mép không nhám, có khối lượng 20gam ± 2gam
kích thước 120mm x 120mm
- Thang màu xám đánh giá sự thay đổi màu
- Vải thử có kích thước 40mm x 100mm
2.3.5.4. Trình tự thí nghiệm và tính toán kết quả
- Chuẩn bị túi bằng vải bông chéo không nhuộm có kích thước bên trong là 100mm x 100mm bằng cách khâu ba cạnh của miếng vải vuông. Đặt mẫu và 12 đồng xu bằng thép vào trong túi, đóng túi lại.
- Đặt túi có chứa mẫu và những đồng xu bằng thép vào cốc, sau đó đổ thêm 200ml pecloetylen ở 30ºC ± 2ºC. Xử lý mẫu trong 30 phút ở 30ºC ± 2ºC với thiết bị đã quy định
- Lấy túi mẫu ra khỏi cốc, lấy mẫu ra, đặt mẫu giữa giấy hút ẩm hoặc vải để loại dung môi dư. Làm khô mẫu bằng cách treo trong không khí ở nhiệt độ 60ºC ± 5ºC
- Đánh giá sự thay đổi mầu của mẫu bằng thang xám
- Kết thúc quá trình thử lọc dung môi trong cốc bằng giấy lọc. Dùng thang màu xám đánh giá sự dây màu để so sánh màu của dung dịch đã lọc với dung môi chưa sử dụng được đặt đối diện với một bảng trắng, sử dụng ánh sáng truyền qua.
2.3.6. Phương pháp xác định độ bền màu với Peroxit 2.3.6.1. Phạm vi ứng dụng
- Phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các vật liệu dệt đối với tác dụng của dung dịch chứa peroxit nồng độ thường sử dụng trong quá trình gia công vật liệu dệt .
- Phương pháp xác định độ bền màu với Peroxit theo tiêu chuẩn TCVN 5474: 2007 (ISO 105 – N02: 1993)
2.3.6.2. Nguyên tắc
Mẫu thử được tiếp xúc với một hoặc hai mẫu vải thử kèm xác định được ngâm trong dung dịch, được giũ sạch và làm khô. Sự thay đổi màu của mẫu thử và
sự dây màu của vải thử kèm được đánh giá theo thang màu xám.
2.3.6.3. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm - Máy DL – 6000 – Starlet
- Ống nghiệm có đường kính và chiều dài sao cho mẫu ghép cuộn tròn sẽ có độ khít vừa phải ở trong ống và ngập trong dung dịch tẩy trắng.
- Hạn chế sự bay hơi của dung dịch tẩy trắng trong quá trình thử.
- Thang thước xám để đánh giá sự thay đổi màu. TCVN 5474: 2007
Hình 2.8. Máy DL – 6000 – Starlet
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
+ Vải thử kèm mỗi miếng có kích thước 40mm x 100mm.
+ Đặt miếng mẫu thử có kích thước 40mm x 100mm lên một miếng vải thử kèm đa xơ có cùng kích thước. Khâu dọc theo một cạnh ngắn với vải thử kèm áp sát mặt của mẫu thử.
Bảng 2.7. Dung dịch
(Cho xenlulo tự nhiên và tái sinh) (Cho tơ tằm đũi) Dung dịch hydro peroxit (ml)
Dung dịch Natri silicat (ml) Magie clorua (g)
pH, giá trị ban đầu ± 0,2 Nhiệt độ °C ± 2°C Thời gian xử lý (h) Tỷ lệ dung dịch 5 5 0,1 11 70 1 30:1 20 5 0,1 11 70 2 30:1 (pH của dung dịch khi kết thúc phép thử không được nhỏ hơn 9,0)
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Cuộn lỏng mẫu thử ghép theo hướng của cạnh dài, đặt cuộn dài 40mm này vào trong ống nghiệm chứa dung dịch tẩy trắng thích hợp và giữ nó ngập trong dung dịch tẩy trắng trong thời gian và nhiệt độ quy định.
+ Lấy mẫu ghép ra, giũ 10 phút trong dòng nước lạnh và vắt. Mở mẫu thử ghép ra bằng cách tháo các đường chỉ khẩu trên tất cả các cạnh trừ một trong số các cạnh ngắn và làm khô mẫu thử bằng cách treo nó trong không khí ở nhiệt độ không quá 60°C sao cho các phần chỉ tiếp xúc với nhau ở đường khâu còn lại.
+ Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu của vải thử kèm theo thang màu xám.
2.3.6.4. Tính toán kết quả
- Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu kèm theo thang thước xám.
2.3.7. Phương pháp xác định độ bền màu với Natri hypoclorit 2.3.7.1. Nguyên tắc
trong dung dịch natri hypoclorit, được giũ trong nước, khuấy trong dung dịch natrihydrosunphit, giũ và làm khô. Sự thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu của vải thử kèm được đánh giá bằng thang thước xám.
- Phương pháp xác định độ bền màu với Natri hypoclorit theo tiêu chuẩn TCVN 5473: 2006 (ISO 105 – N01)
2.3.7.2. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm
+ Cốc bằng thủy tinh hoặc ống nghiệm , có thể đậy kín, đựng mẫu và dung dịch + Ống nghiệm có đường kính và chiều dài sao cho mẫu ghép cuộn tròn sẽ có độ khít vừa phải ở trong ống và ngập trong dung dịch.
+ Hạn chế sự bay hơi của dung dịch tẩy trắng trong quá trình thử. + Thang thước xám để đánh giá sự thay đổi màu.
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
+ Dung dịch Natri hypoclorit, chứa 2 gam clo hoạt tính trong 1 lít, được đưa về pH 11 ± 2 bằng axit axetic ngay trước khi thử
+ Vải thử kèm đa xơ
+ Thang xám để đánh giá sự thay đổi màu
+ Đặt miếng mẫu thử có kích thước 40mm x 100mm lên một miếng vải thử kèm đa xơ, khâu dọc theo 3 cạnh mẫu thử
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Làm ướt mẫu thử ghép trong dung dịch natri clorit và ngâm vào dung dịch này trong 1 giờ, không khuấy ở nhiệt độ 30°C ± 2°C với tỉ lệ dung dịch là 50:1
+ Lấy mẫu ghép ra, giũ 10 phút trong dòng nước lạnh, khử tàn clo và vắt. Mở mẫu thử ghép ra bằng cách tháo các đường chỉ khẩu trên tất cả các cạnh trừ một trong số các cạnh ngắn và làm khô mẫu thử bằng cách treo nó trong không khí ở nhiệt độ không quá 60°C sao cho các phần chỉ tiếp xúc với nhau ở đường khâu còn lại.
2.3.7.3. Tính toán kết quả
- Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu, sự dây màu vải thử kèm theo thang thước xám.
2.3.8. Phương pháp xác định độ bền màu với ánh sáng 2.3.8.1. Nguyên tắc
Mẫu thử được phơi dưới ánh sáng trong điều kiện quy định cùng với 8 mẫu len chuẩn màu xanh. Độ bền màu được đánh bằng cách so sánh sự thay đổi màu của mẫu vật với sự thay đổi màu sắc của mẫu len chuẩn.
2.3.8.2. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm
+ Máy đo độ bền màu ánh sáng XENOTEST ALPHA LM
Hình 2.9. Máy đo độ bền màu ánh sáng
+ Bộ mẫu chuẩn bằng len được nhuộm với các loại thuốc nhuộm trong bảng. Chúng được xếp theo thứ tự từ cấp 1 (độ bền màu rất thấp) đến cấp 8 (độ bền màu cao). Mỗi cấp có độ bền màu cao gấp đôi cấp thấp hơn kế tiếp.
Bảng 2.8. Bộ mẫu chuẩn bằng len được nhuộm với các loại thuốc nhuộm
Cấp Loại thuốc nhuộm
1 Cl xanh acid 104 2 Cl xanh acid 109 3 Cl xanh acid 83 4 Cl xanh acid 121 5 Cl xanh acid 47 6 Cl xanh acid 23 7 Cl xanh hoàn nguyên tan 5 8 Cl xanh hoàn nguyên tan 8
-Thiết bị thử là máy thử độ bền với ánh sáng nhân tạo gồm:
+ Nguồn sáng là đèn thủy ngân MBTF (Mercury Tungsten Color Plus Fluorescence) 500 watt
+ Giá phơi mẫu là những ống nghiệm thủy tinh và những hộp hình chữ nhật có hai mặt kính thủy tinh không màu được treo vào vòng khung trong máy. Mỗi ống nghiệm chứa được 1 mẫu và mỗi hộp chứa được 10 mẫu
+ Thước xám theo tiêu chuẩn TCVN 5466:1991
Khi dùng đèn MBTF mới, thông thường số giờ cần để mỗi mẫu len chuẩn màu xanh phai màu đến cấp 4 theo thước xám được quy định trong
Bảng 2.9. Độ bền màu theo thang xám
Cấp chuẩn len Số giờ
1 2 3 4 5 6 7 8 5 10 20 40 80 160 320 640
- Điều kiện phơi mẫu
+ Mẫu thử và mẫu chuẩn được phơi trong máy cùng một lúc.
mẫu trong lúc phơi, điều này bị chi phối bởi độ ẩm của không khí tiếp xúc với mẫu gọi là độ ẩm hiệu dụng.
Bảng 2.10. Độ ẩm hiệu dụng được tạo nên bởi các dung dịch tạo ẩm
Độ ẩm hiệu dụng Dung dịch tạo ẩm
0 10 20 45 65 90 100 P205 (rắn)
Dung dịch bão hòa ZnCl2 (tối thiểu 245g/100ml) Dung dịch bão hòa KOH
Dung dịch bão hòa K2CO3 (tối thiểu 105g/100ml) Dung dịch bão hòa NaNO3 (tối thiểu 73g/100ml) Dung dịch bão hòa BaCL2 (tối thiểu 31g/100ml) Nước
[
+ Dung dịch tạo ẩm được cho vào giá phơi mẫu ở đáy ống nghiệm hoặc đáy hộp chữ nhật. Cẩn thận không để dính dung dịch tạo ẩm vào thành gá phơi mẫu và vào mẫu thử.
Chuẩn bị mẫu
+ Mẫu được dán vào giấy bìa mỏng, xong cắt mẫu với kích thước 10 x 45 mm và đặt mẫu kế tiếp nhau theo cạnh dài của mẫu vào giá phơi.
+ Mẫu thử có thể là một băng vải, sợi đan thành miếng hoặc sắp song song là một lượng xơ đã được chải và ép thành một lớp đồng đều.
Tiến hành thử
+ Đặt các băng mẫu len chuẩn màu xanh theo thứ tự từ cấp 1 đến cấp 8 vào một giá phơi mẫu hình chữ nhật.
+ Đặt các mẫu thử vào các giá phơi hình chữ nhật hoặc ống nghiệm
+ Trong giá phơi mẫu hình chữ nhật, vùng giữa của mỗi mẫu chuẩn và mẫu thử được che bởi sườn của giá phơi và giữ không cho phơi ra ánh sáng. Trong các ống nghiệm, một nửa chiều dài của ống nghiệm được che bởi 1 miếng giấy bìa và
giữ cho không phơi ra ánh sáng.
+ Bật đèn lên khi chuẩn len số 1 phai màu đạt cấp 3 trên thước xám. Xem xét các mẫu thử và lấy ra những mẫu thử có cùng độ phai màu với chuẩn len xanh số 1. Chúng được đánh giá có độ bền màu cấp 1.
+ Tiếp tục quá trình phơi mẫu như trên với các mẫu chuẩn len xanh cấp kế tiếp và đánh giá mẫu thử tương ứng.
+ Phương pháp này có thể đơn giản khi dựa trên những tiêu chuẩn đã quy định trước và đánh giá mẫu đạt hay không đạt. Trong trường hợp này, phơi mẫu đến khi mẫu chuẩn quy định đạt cấp 3 trên thước xám. Sau đó so sánh mẫu thử với mẫu