1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu

122 996 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Trong những năm qua thực hiện chủ trương đưa nền kinh tế nước ta thành nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước đã không ngừng tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và coi đó là điểm mấu chốt để thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh những nguồn vốn khác huy động được, NSNN vẫn khẳng định vai trò chủ chốt trong việc tài trợ cho các công trình, dự án XDCB. Nguồn NSNN dành cho đầu tư XDCB luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm. Tuy nhiên việc quản lý cấp phát, thanh toán vốn còn nhiều vướng mắc dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN. Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao tiềm lực, khả năng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư. Với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nói chung và lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nói riêng, trong đó chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Và KBNN đã thực sự trở thành một trong những đơn vị có vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuẩn của quốc tế, góp phần tiết kiệm chống lãnh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước. Kho bạc nhà nước (KBNN) từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 thực hiện vai trò là cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Thời gian qua, KBNN đã thực hiện tốt vai trò của mình, tiết kiệm cho NSNN hàng ngàn tỉ đồng từ việc phát hiện và loại bỏ những khoản chi không đúng chế độ. Tuy nhiên, công tác kiểm kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu vẫn chưa được quan tâm đúng mức, phạm vi và nội dung kiểm soát còn nhiều bất cập, quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình luân chuyển hồ sơ còn chưa rõ ràng. Vấn đề này cần được quan tâm giải quyết để thực sự phát huy hiệu quả của vốn đầu tư. Vì vậy Việc thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn đầu tư của NSNN. Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu cũng được chú trọng. Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu..., góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu còn nhiều bất cập trong nhiều nội dung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, hiệu quả của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu còn hạn chế. Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi chặt chẽ chi đầu tư XDCB đang đặt ra rất cấp thiết. Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB là vấn đề rất cấp thiết. Đó cũng là lí do của việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu”

Trang 1

nguyÔn HUY HUYÕN

Hoµn thiÖn kiÓm so¸t chi §ÇU T¦ x©y dùng c¬ b¶n QUA Kho b¹c Nhµ

níc TØNH Lai Ch©u

Hµ néi, n¨m 2013

Trang 2

nguyÔn HUY HUYÕN

Hoµn thiÖn kiÓm so¸t chi §ÇU T¦ x©y dùng c¬ b¶n QUA Kho b¹c Nhµ

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Lệ Thúy

Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Huyến

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH 7

1.1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản 7

1.1.2 Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản 7

1.1.3 Nội dung và cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản 9

1.1.4 Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản 11

1.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh 12

1.2.1 Khái niệm về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh 12 1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh 14

1.2.3 Bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước tỉnh.18 1.2.4 Công cụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh.21 1.2.5 Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh .22

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh 34

1.3.1 Yếu tố thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh 34

1.3.2 Yếu tố thuộc môi trường của Kho bạc Nhà nước tỉnh 35

Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2008-2012 38

2.1 Sơ lược về Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 38

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 38

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 40

2.2 Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 43 2.3 Thực trạng kiểm soát chi đầu tư Xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà

Trang 5

2.3.2 Thực trạng công cụ kiểm soát chi 51

2.3.3 Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 53

2.4 Đánh giá kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 -2012 63

2.4.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 -2012 63

2.4.2 Điểm mạnh kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 65

2.4.3 Điểm yếu của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 66

2.4.4 Nguyên nhân của những điểm yếu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 71

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LAI CHÂU ĐẾN 2015 80

3.1 Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu đến 2015 80

3.1.1 Phương hướng chung về phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 80 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu đến 2015 82

3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 84

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 84

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công cụ kiểm soát chi 87

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu 87

3.2.4 Các giải pháp khác 90

3.3 Một số kiến nghị 95

3.3.1 Kiến nghị với chính quyền tỉnh Lai Châu 95

3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan Trung ương 96

3.3.3 Kiến nghị với các đơn vị chủ đầu tư 98

Trang 8

Bảng 2.2: Cơ cấu chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu xét theo theo nội

dung chi 46

Bảng 2.3: Chất lượng đội ngũ kiểm soát chi đầu tư XDCB KBNN tỉnh Lai Châu .50

Bảng 2.4: Thống kê hồ sơ chưa đủ điều kiện giải ngân qua KBNN tỉnh Lai Châu .53

Bảng 2.5: Số dự án được tạm ứng vốn đầu tư 2010 -2012 56

Bảng 2.6: Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008-2012 (theo thời điểm thanh toán trong năm) 58

Bảng 2.7: Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008-2012 59

Bảng 2.8: Số món thanh toán bị từ chối phân theo các lỗi vi phạm 60

Bảng 2.9: Lỗi trong kiểm soát thanh toán theo khối lượng tại KBNN tỉnh Lai Châu 60 Bảng 2.10: Thống kê số lượng công trình quyết toán giai đoạn 2008-2012 61

Bảng 2.11: Lỗi trong quyết toán tại KBNN tỉnh Lai Châu 62

Bảng 2.12: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008-2012 63

Bảng 2.13: Tỷ lệ tiền vốn đầu tư XDCB bị từ chối thanh toán 64

Bảng 2.14: Tình hình luân chuyển cán bộ phòng Kiểm soát chi KBNN tỉnh Lai Châu .72

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu 2008-2012 45

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình Quản lý theo phân loại dự án tại bộ phận kiểm soát chi 19

Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý theo phân loại nguồn vốn 19

Sơ đồ 1.3: Mô hình kiểm soát chi theo chức năng 20

Sơ đồ 1.4: Quy trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu 23

Sơ đồ 1.5: Quy trình kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh 24

Sơ đồ 1.6: Quy trình Kiểm soát thanh toán KLHT vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh .28

Trang 10

nguyÔn HUY HUYÕN

Hoµn thiÖn kiÓm so¸t chi §ÇU T¦ x©y dùng c¬ b¶n QUA Kho b¹c Nhµ

níc TØNH Lai Ch©u

Chuyªn ngµnh: qu¶n lý kinh tÕ vµ chÝnh s¸ch

Hµ néi, n¨m 2013

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá hiệnđại hoá đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Trongnhững năm qua thực hiện chủ trương đưa nền kinh tế nước ta thành nền kinh tế thịtrường theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước đã không ngừngtăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và coi đó là điểm mấu chốt để thu hút vốn đầu

tư Bên cạnh những nguồn vốn khác huy động được, NSNN vẫn khẳng định vai tròchủ chốt trong việc tài trợ cho các công trình, dự án XDCB Nguồn NSNN dành chođầu tư XDCB luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm

Tuy nhiên việc quản lý cấp phát, thanh toán vốn còn nhiều vướng mắc dẫn đếnnhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN Vấn đề đặt ra là làmsao sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư, góp phần nângcao tiềm lực, khả năng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong đó tăng cườngkiểm soát chi đầu tư XDCB có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng đồng vốn đầu tư

Với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều biện pháp tích cực nhằmnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nói chung vàlĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nói riêng, trong đó chi đầu tư XDCB chiếm tỷtrọng lớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước VàKBNN đã thực sự trở thành một trong những đơn vị có vai trò quan trọng trongcông cuộc cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuẩn của quốc tế, góp phần tiếtkiệm chống lãnh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước Kho bạc nhà nước (KBNN) từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 thực hiện vai trò là

cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB Thời gian qua, KBNN đã thựchiện tốt vai trò của mình, tiết kiệm cho NSNN hàng ngàn tỉ đồng từ việc phát hiện

và loại bỏ những khoản chi không đúng chế độ Tuy nhiên, công tác kiểm kiểmsoát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu vẫn chưa được quan tâm đúngmức, phạm vi và nội dung kiểm soát còn nhiều bất cập, quan hệ giữa các bộ phậntrong quá trình luân chuyển hồ sơ còn chưa rõ ràng Vấn đề này cần được quan tâmgiải quyết để thực sự phát huy hiệu quả của vốn đầu tư Vì vậy Việc thực hiện tốtcông tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệuquả nguồn vốn đầu tư của NSNN

Trang 12

Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh LaiChâu cũng được chú trọng Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã góp phần quan trọngvào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịpthời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạmquy trình, sai định mức chi tiêu , góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao Tuy vậy, công tác kiểmsoát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu còn nhiều bất cập trong nhiều nộidung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, thanh toán vốn đầu tư Vì vậy, hiệu quả của côngtác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu còn hạn chế

Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chitiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lýchi tiêu công nói chung và kiểm soát chi chặt chẽ chi đầu tư XDCB đang đặt ra rất cấpthiết Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB là vấn đề

rất cấp thiết Đó cũng là lí do của việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Kiểm soát chi đầu

tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định khung lý thuyết về kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh

- Phân tích thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu, làm

rõ những ưu điểm đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh Lai Châu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước

tỉnh Lai Châu

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh bao gồm: Bộ máy kiểm soát chi, công cụ kiểm soát chi và quy trìnhkiểm soát chi

Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: Tại Kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu

+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thu thập giai đoan từ năm 2008 đến năm

2012, và đề xuất giải pháp đến năm 2015

4 Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:

Chương 1

Trang 13

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

1.1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Trong phần này luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản về chi đầu

tư XDCB như : Khái niệm về chi đầu tư XDCB, Đặc điểm chủ yếu của chi đầu tưXDCB, Nội dung và cơ cấu chi đầu tư XDCB, vai trò của chi đầu tư XDCB, qua đógiúp người đọc hiểu được thế nào là chi đầu tư xây dựng cơ bản, nội dung, vai trò

và phân loại được cơ cấu của chi đầu tư XDCB

1.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh

Trong phần này tác giả làm rõ khái niệm về kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh cũng như các mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh, từ đó thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCBqua KBNN tỉnh

Đồng thời với những nội dung trên, tác giả đã nêu lên các yếu tố tham giatrong quá thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh, gồm 3 yếu tố : (1)

Bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB; (2) Công cụ kiểm soát chi đầu tư XDCB; (3)Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB Qua đó để giúp người đọc thấy được các yếu

tố này tham gia vào kiểm soát chi đầu tư XDCB và có tầm quan trọng, ảnh hưởngđến công tác kiểm soát chi như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đề ra

1.3 các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh.

Trong phần này tác giả phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soátchi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh, gồm 2 nhóm yếu tố cơ bản:

Yếu tố thuộc KBNN tỉnh:

-Quản lý nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước tỉnh

-Trang thiết bị cơ sở vật chất- kỹ thuật

-Kiểm soát nội bộ của Kho bạc Nhà nước tỉnh

-Sự phối hợp của Kho bạc Nhà nước tỉnh và các cơ quan liên quan

Yếu tố thuộc môi trường của Kho bạc Nhà nước tỉnh:

-Điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia

-Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước

-Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

-Các đơn vị sử dụng vốn đầu tư

Chương 2

Trang 14

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LAI CHÂU

GIAI ĐOẠN 2008-20122.1 Sơ lược về Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Trong phần này tác giả giới thiệu sơ lược về kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châutrong đó nêu rõ: quá trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ chínhcủa kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu, cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước tỉnh LaiChâu trong thời gian nghiên cứu của luận văn 2008-2012

2.2 Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Phần này luận văn chỉ ra số liệu chi đầu tư XDCb qua KBNN tỉnh Lai Châutrong giai đoạn 2008-2012 và số liệu về cơ cấu các khoản chi của chi đầu tư XDCBnhư chi xây lắp, chi thiết bị, chi phí khác…và một số nhận xét đánh giá về tình hìnhchi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Lai Châu

2.3 Thực trạng kiểm soát chi đầu tư Xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 -2012

Phần này tác giả phản ánh thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNNtỉnh Lai châu theo các yếu tố đã đề cấp trong chương 1, đó là:

Thực trạng bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Nêu lên các căn cứ để xây dựng bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh Lai châu, và được trình bày khái quát qua sơ đồ 2.2 “Cơ cấu bộ máykiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu”, tiếp đó trình bày nhiệm vụcủa các bộ phận trong cơ cấu đó Đồng thời với bộ máy kiểm soát chi này là Thựctrạng cán bộ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản với những phản ánh về chấtlượng nhân sự kiểm soát chi như: chất lượng chuyên môn, trình độ chuyên môn,kinh nghiệm thực tế

 Thực trạng công cụ kiểm soát chi

Tác giả nêu rõ việc sử dụng các công cụ trong kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh Lai Châu, những công cụ nào đang được sử dụng tốt và phát huy hiệuquả, những công cụ nào chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa tốt , chưa mang lạihiệu quả trong kiểm soát chi đầu tư XDCB

 Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua

Trang 15

Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Nêu lên những vấn đề chính của quá trình thực hiện quy trình kiểm soát chiđầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu, và các số liệu tổng hợp minh họa cho từngbước, qua đó có những nhìn nhận đánh giá về những thuận lợi, kết quả đạt được vànhững khó khăn, sai sót thường mắc phải trong thực hiện quy trình tại KBNN tỉnh LaiChâu Thực trạng thực hiện quy trình đó được tác giả thể hiện chi tiết qua 4 bước:

Thực trạng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ ban đầu

Thực trạng kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư

Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành

Thực trạng quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

2.4 Đánh giá kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 -2012

Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Khobạc Nhà nước tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 -2012, kết quả đạt được so với mục tiêu

Về thực hiện quy trình kiểm soát chi: Công khai minh bạch quy trình kiểmsoát chi đến tất cả chủ đầu tư đến giao dịch, giải quyết kịp thời mọi thắc mắc, kiếnnghị từ phía chủ đầu tư, thực hiện tốt theo quy trình, tiết kiệm được thời gian và vốnđầu tư cho ngân sách Nhà nước

Về công cụ kiểm soát chi: Ứng dụng công nghệ thông tin đã được quan tâmcủa ban lãnh đạo Hồ sơ, chứng từ lưu trữ đảm bảo, hợp pháp hợp lệ

Điểm yếu của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nướctỉnh Lai Châu: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kiểm soát chi vốn đầu tư xâydựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh LaiChâu vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, thể hiện qua những nội dung sau:

Về bộ máy kiểm soát chi: Phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban còn chồngchéo, bố trí cán bộ kiểm soát chi còn chưa linh hoạt Trình độ chuyên môn, kỹ nănggiao tiếp cán bộ kiểm soát chi chưa cao

Về thực hiện quy trình kiểm soát chi: còn mắc nhiều lỗi trong thực hiện quy

Trang 16

trình ở cả 3 bước: tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ, kiểm soát tạm ứng và kiểm soátthanh toán khối lượng hoàn thành

Về công cụ kiểm soát: sử dụng các công cụ còn yếu, thiếu sự đầu tư vào côngnghệ thông tin để phục vụ công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Nguyên nhân của những điểm yếu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Khobạc Nhà nước tỉnh Lai Châu: xác định những nguyên nhân của những điểm yếu:

Nguyên nhân do Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu:

-Do hạn chế quản lý nguồn nhân lực tại KBNN

-Sự đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị cơ sở vật chất-kỹ thuật tại KBNN tỉnhLai Châu còn hạn chế

-Kiểm soát nội bộ của KBNN tỉnh Lai Châu ít được quan tâm

-Sự phối hợp của KBNN tỉnh Lai Châu với các cơ quan liên quan

Nguyên nhân từ quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Chính quyền Tỉnh Lai Châu:

-Về phân cấp và uỷ quyền trong hoạt động đầu tư xây dựng chưa khoa học dẫnđến sự chồng chéo, khó khăn trong công tác đầu tư

-Công tác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự án còn chậm

-Bất cập giữa việc bố trí kế hoạch với quy mô của các dự án

-Hạn chế trong sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan

- Phân bổ Kế hoạch vốn chưa khoa học

-Không quyết liệt trong công tác quyết toán

Nguyên nhân do chính sách, quy định và pháp luật của Nhà nước:

-Do các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản còn chồng chéo, mâu thuẫn

-Do quy trình kiểm soát chi mà KBNNTW quy định còn nhiều bất cập

Trang 17

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TỈNH LAI CHÂU ĐẾN 20153.1 Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu đến 2015

Trong phần này tác giả tập trung đề cập đến phương hướng chung về phát triển hệthống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 và cụ thể đến phương hướng hoàn thiện kiểmsoát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu đến 2015

3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Sau khi đã xây dựng cơ sở lý luận của luận văn, thực trạng và điểm mạnh,điểm yếu, nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác kiểm soát chi đầu tưXDCb qua KBNn tỉnh Lai Châu, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiệnkiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Lai Châu thông qua những yếu tố đã được

đề cập và đánh giá cụ thể ở chương 1 và chương 2, cụ thể:

Giải pháp hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

-Giải pháp hoàn thiện cơ cấu bộ máy kiểm soát chi

-Giải pháp đảm bảo nhân sự kiểm soát chi

Giải pháp hoàn thiện công cụ kiểm soát chi

-Hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin vò công tác kiểm soát chi

-Sử dụng thành thạo các công cụ như chứng từ, hồ sơ

Giải pháp hoàn thiện thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

-Giải pháp hoàn thiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ ban đầu

-Giải pháp hoàn thiện kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư

-Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành

-Giải pháp hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư

Các giải pháp khác:

-Tiêu chuẩn hóa công tác cán bộ, có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng trong lâu dài.-Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin

Trang 18

-Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.

- Tăng cường phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu và các cơ quanliên quan

3.3 Một số kiến nghị

Trên cơ sở những hạn chế đã được chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế,

đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tưXDCB qua KBNN Lai Châu Để thực hiện được những giải pháp đó, tác giả đã kiếnnghị các vấn đề cơ bản sau :

-Kiến nghị với chính quyền tỉnh Lai Châu:

-Kiến nghị với các cơ quan Trung ương

-Kiến nghị với các đơn vị chủ đầu tư

KẾT LUẬN

Công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho xâydựng cơ bản là một lĩnh vực phức tạp không chỉ riêng đối với Tỉnh Lai Châu, đặcbiệt là công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu Để làmtốt được công việc này đòi hỏi phải phối hợp nhiều giải pháp và phải có sự thamgia phối hợp của nhiều cơ quan,đặc biệt là các cơ quan ban hành chính sách vềquản lý xây dựng

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, hình thành và phát triểnphương thức quản lý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các cơchế, chính sách mới đang trong quá trình hình thành, điều chỉnh và hoàn thiện chophù hợp với thực tế khách quan Chính vì vậy, tăng cường vai trò QLNN đối vớiđầu tư XDCB bằng vốn NSNN là nhu cầu khách quan của nền kinh tế trong giaiđoạn chuyển đổi này

Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện Kiểm soát chi đầu tư XDCB

qua KBNN tỉnh Lai Châu” Luận văn đã đề cập được một số nội dung về lý luận

và thực tiễn sau đây:

• Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước các dự án đầu tưXDCB từ nguồn vốn NSNN, Công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

• Đánh giá thực trạng về Kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư bằng vốnNSNN trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Lai Châu qua đó phân tíchnhững bất cập trong thực tiễn, đồng thời xác định nguyên nhân của những yếu kém

Trang 19

trong quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu

• Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vaitrò, hiệu quả công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu tên địabàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới như sau:

- Hoàn thiện và vận dụng các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước các dự ánđầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức trong quản lý đầu tư XDCBbằng vốn NSNN

- Hoàn thiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy và phân cấp trong Kiểm soát chiNSNN qua KBNN tỉnh Lai Châu

- Tăng cường kiểm tra,giám sát,thanh tra các dự án đầu tư XDCB bằng nguồnvốn NSNN

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là vấn đề phức tạp, liên quanđến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô Mặt khác, do điều kiện thờigian và khả năng tiếp cận vấn đề còn hạn chế, nên mặc dù tác giả có nhiều cố gắngtrong quá trình nghiên cứu, song không thể tránh khỏi những thiếu sót

Trang 20

nguyÔn HUY HUYÕN

Hoµn thiÖn kiÓm so¸t chi §ÇU T¦ x©y dùng c¬ b¶n QUA Kho b¹c Nhµ

Trang 21

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đầu tư Xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.Trong những năm qua thực hiện chủ trương đưa nền kinh tế nước ta thành nền kinh

tế thị trường theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước đã khôngngừng tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và coi đó là điểm mấu chốt để thu hútvốn đầu tư Bên cạnh những nguồn vốn khác huy động được, Ngân sách nhà nướcvẫn khẳng định vai trò chủ chốt trong việc tài trợ cho các công trình, dự án XDCB.Nguồn NSNN dành cho đầu tư XDCB luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngânsách hàng năm

Tuy nhiên việc quản lý cấp phát, thanh toán vốn còn nhiều vướng mắc dẫnđến nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoát vốn NSNN Vấn đề đặt ra làlàm sao sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư, góp phầnnâng cao tiềm lực, khả năng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong đó tăng cườngkiểm soát chi vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngđồng vốn đầu tư

Với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều biện pháp tích cực nhằmnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nói chung vàlĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nói riêng, trong đó chi đầu tư XDCB chiếm tỷtrọng lớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước VàKBNN đã thực sự trở thành một trong những đơn vị có vai trò quan trọng trongcông cuộc cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuẩn của quốc tế, góp phần tiếtkiệm chống lãnh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước

Kho bạc nhà nước (KBNN) từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 thực hiện vai trò

là cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB Thời gian qua, KBNN đã thựchiện tốt vai trò của mình, tiết kiệm cho NSNN hàng ngàn tỉ đồng từ việc phát hiện

Trang 22

và loại bỏ những khoản chi không đúng chế độ Tuy nhiên, công tác kiểm tra kiểmsoát chi đầu tư của KBNN tỉnh Lai Châu vẫn chưa được quan tâm đúng mức, phạm

vi và nội dung kiểm soát còn nhiều bất cập, quan hệ giữa các bộ phận trong quátrình luân chuyển hồ sơ còn chưa rõ ràng Vấn đề này cần được quan tâm giải quyết

để thực sự phát huy hiệu quả của vốn đầu tư Vì vậy Việc thực hiện tốt công táckiểm soát vốn đầu tư qua KBNN góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốnđầu tư của NSNN

Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh LaiChâu cũng được chú trọng Các cấp chính quyền tỉnh và đặc biệt là hệ thống Kho bạcNhà nước trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chínhsách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vàoviệc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịp thờiphát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quytrình, sai định mức chi tiêu , góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao

Tuy vậy, cũng như tình hình chung trong cả nước, công tác kiểm soát chi đầu tưXDCB từ nguồn NSNN của KBNN tỉnh Lai Châu còn nhiều bất cập trong nhiều nộidung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, thanh toán vốn đầu tư Vì vậy, hiệu quả của côngtác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu còn hạn chế

Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lýchi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản

lý chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi chặt chẽ chi đầu tư XDCB đang đặt ra rấtbức xúc Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB là vấn

đề rất cấp thiết Đó cũng là lí do của việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Kiểm soát chi

đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu”

Trang 23

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản

lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCBNSNN Ở phạm vi toàn quốc như:

Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh NinhBình” của tác giả Vũ Huy Phong, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2011;Luận văn đã đề cập đến công tác quản lý và sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình,trong đó có 1 phần đề cập đến công tác thanh toán vốn qua KBNN Tác giả đưa rađược các kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư trong phạm vitrên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN của tác giả Nguyễn Thái Hà

về "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán

vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN", năm 2006; Đề tài tập trung phân tích,

đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua toàn hệ thốngKBNN, tác giả đã chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu qua đó đưa ra cáckiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tưXDCB qua hệ thống KBNN

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính của tác giả Dương Cao Sơn về

"Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua

KBNN", năm 2008; Luận văn đưa ra và đánh giá công tác quản lý chi đầu tư XDCB

qua hệ thống KBNN, nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém, các giải phápthực hiện, kiến nghị thực hiện đối với toàn bộ hệ thống KBNN

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

của tác giả Lê Xuân Kinh về "Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở

tỉnh Nghệ An", năm 1999; Luận văn tập trung làm rõ tính chất, đặc điểm và sự cần

thiết phải tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnhNghệ An, đề ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN đốivới các ban ngành chức năng tỉnh Nghệ An

Trang 24

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên thường đánh giá theo một góc độrộng như: công tác quản lý vốn đầu tư ở một tỉnh, công tác quản lý vốn đầu tư củamột ngành … nhưng qua tìm hiểu tác giả chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu về góc

độ kiểm soát chi đầu tư XDCB tại một KBNN tỉnh Mặt khác đề tài này vận dụng các

lý luận khoa học để nghiên cứu trên địa bàn một tỉnh nghèo, mặt bằng chung về quản

lý và kinh tế xã hội không cao nhưng đang xuất hiện nhiều nhân tố, nhiều dự án lớn

mà nguồn ngân sách sẽ đầu tư Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây

dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Tỉnh Lai Châu” sẽ góp phần làm phong phú

thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực tế

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Xác định khung lý thuyết về kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh

- Phân tích thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Lai Châu,làm rõ những ưu điểm đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCBqua KBNN tỉnh Lai Châu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước

tỉnh Lai Châu

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh bao gồm: Bộ máy kiểm soát chi, công cụ kiểm soát chi và quy trìnhkiểm soát chi

Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: Tại Kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu

+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thu thập giai đoan từ năm 2008 đến năm

2012, và đề xuất giải pháp đến năm 2015

Trang 25

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung lý thuyết

5.2 Qui trình nghiên cứu

Bước 1: Thu thập tài liệu và nghiên cứu về lý thuyết kiểm soát chi để xây dựngkhung lý thuyết về kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Phương phápnghiên cứu sử dụng trong bước này là phương pháp phân tích hệ thống, phươngpháp tổng hợp và mô hình hóa

Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo thống kê từ:

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch, KBNN tỉnh để phân tích thực trạng chi đầu tư XDCBqua KBNN tỉnh Lai Châu và thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnhLai Châu giai đoạn 2008-2012 Phương pháp sử dụng là phương pháp thống kê,phân tích, so sánh, tổng hợp

- Công cụ kiểm soát chi đầu tư qua KBNN tỉnh -Quy trình kiểm soát chi đầu tư qua KBNN tỉnh

Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh

Mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN tỉnh-Đảm bảo chi đúng thời gian, đúng khối lượng-Đảm bảo chi đúng nội dung, đúng đối tượng chống lãng phí-Đảm bảo chủ đầu tư hiểu rõ và thực hiện đúng chính sách chế độ

Trang 26

Bước 3: Phân tích các ưu điểm và hạn chế trong kiểm soát chi đầu tư XDCB quaKBNN tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008-2012, từ đó xác định các nguyên nhân dẫn đếncác hạn chế Phương pháp nghiên cứu là phương pháp tổng hợp, quy nạp, phân tích.Bước 4: Từ các điểm yếu, hạn chế của kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNNtỉnh để đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB Từ các nguyênnhân đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan nhằm hoàn thiện kiểmsoát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh.

6 Kết cấu của đề tài

Nội dung gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho

Trang 27

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

1.1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là các khoản chi để đầu tư xây dựngcác công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn,các công trình của các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư theo kế hoạch được duyệt,các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ

Chi đầu tư xây dựng cơ bản có thể được thực hiện theo hình thức đầu tư xâydựng mới hoặc theo hình thức đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đạihóa các tài sản cố định và năng lực sản xuất hiện có.Theo cơ cấu công nghệ của vốnđầu tư thì chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm chi xây lắp, chi thiết bị và chi khác

Thực chất chi đầu tư XDCB từ NSNN là quá trình phân phối và sử dụng mộtphần vốn tiền tệ từ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bướctăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất,củng cố xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của nền kinh tế quốcdân, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

1.1.2 Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ nhất: Chi đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi lớn trong tổng cầu củanền kinh tế Mức độ chi, mục đích chi sẽ có tác động rất lớn và tức thì tới các hoạtđộng trong nền kinh tế Cụ thể chi NSNN cho đầu tư XDCB thường có tác động lớnđến tổng chi NSNN, đến quan hệ cân đối giữa thu ngân sách - chi ngân sách và do đóđến các chính sách về thuế, vay nợ, cũng như ảnh hưởng đến các chính sách xã hộikhác

Thứ hai: Nguồn hình thành nên NSNN chủ yếu là từ nguồn thu thuế của cácchủ thể trong nền kinh tế, nguồn vay nợ của Chính phủ nên chi NSNN cho đầu tưXDCB có mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động của các chủ thểtrong nền kinh tế

Thứ ba: Do sản phẩm của chi NSNN cho đầu tư XDCB là các sản phẩm

Trang 28

XDCB với những đặc trưng riêng, như có thời gian tồn tại lâu dài, chi phí lớn, tácđộng trên phạm vi rộng đến hoạt động kinh tế xã hội vùng dự án, nên chất lượng dự

án cũng như chi phí thực hiện dự án sẽ có tác động trực tiếp và lâu dài đến hoạtđộng kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án

Từ quan niệm về chi đầu tư XDCB từ NSNN, có thể thấy chi đầu tư XDCB từNSNN này có hai nhóm đặc điểm cơ bản: gắn với hoạt động đầu tư XDCB và gắnvới NSNN

Gắn với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng đểđầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế Khác với các loại đầu tư như đầu

tư chuyển dịch, đầu tư cho dự phòng, đầu tư mua sắm công v.v., đầu tư XDCB làhoạt động đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng Đây là hoạtđộng đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ yếu có tính dài hạn

Gắn với hoạt động NSNN, chi đầu tư XDCB từ NSNN được quản lý và sử dụngđúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ Khác với đầu tư trong kinh doanh, đầu tư từNSNN chủ yếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh tế, trong nhiều trườnghợp không mang tính sinh lãi trực tiếp Từ những đặc điểm chung đó, có thể đi sâuphân tích một số đặc điểm cụ thể của chi đầu tư XDCB từ NSNN như sau:

(1) Chi đầu tư XDCB từ ngân sách gắn với hoạt động NSNN nói chung vàhoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp vềchi NSNN cho đầu tư phát triển Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng vàthanh quyết toán nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ, theo luật định, được Quốchội phê chuẩn và các cấp chính quyền (chủ yếu là Hội đồng Nhân dân tỉnh) phêduyệt hàng năm

(2) Chi đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các côngtrình, dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng theo đối tượng sửdụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác Do đó, việc đánh giá hiệu quả

sử dụng nguồn vốn mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về kinh tế,

xã hội và môi trường

(3) Chi đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án,chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâukết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng Việc sử dụng nguồn vốn này

Trang 29

gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với nhau

từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự

án Các dự án này có thể được hình thành dưới nhiều hình thức như:

Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị

và nông thôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép

Dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhưđường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước v.v

Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển một số ngành nghề, lĩnhvực hay sản phẩm

Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham giacủa Nhà nước theo quy định của pháp luật

Chi đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng Căn cứ tính chất, nội dung, đặc điểmcủa từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành các loạivốn như: vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư, vốn thựchiện đầu tư Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sử dụng cho đầu tư xây mớihoặc sửa chữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị

1.1.3 Nội dung và cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước bao gồm nhiều khoản chi vớinhững mục đích khác nhau,có tính chất và đặc điểm khác nhau Tùy thuộc vàomục đích công tác quản lí, dựa trên những tiêu thức nhất định, người ta có thể xácđịnh nội dung chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước

Trong cơ cấu chi của NSNN, chi đầu tư XDCB thường là khoản chi chiếm tỷtrọng tương đối lớn Tuỳ theo yêu cầu quản lý, có thể phân loại chi đầu tư XDCBtheo các tiêu thức khác nhau:

*Nếu xét theo tính chất công trình, chi đầu tư XDCB bao gồm:

Chi xây dựng mới: Là các khoản chi để xây dựng các công trình chưa cótrong nền kinh tế quốc dân Kết qủa của quá trình này là sự hình thành các tài sản cốđịnh mới của nền kinh tế, góp phần làm tăng số lượng và chất lượng tài sản cố địnhcủa nền kinh tế, tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế

Chi để cải tạo, mở rộng và đổi mới kỹ thuật: Là các khoản chi để phát triểnthêm quy mô sản xuất, tăng thêm công suất, năng lực và hiện đại hoá tài sản cố định

Trang 30

hiện có.

Chi khôi phục tài sản cố định: Là các khoản chi để xây dựng lại toàn bộ haytừng phần của những tài sản cố định đang phát huy tác dụng nhưng bị tổn thất docác yếu tố khách quan hoặc chủ quan

*Nếu xét theo cấu thành vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB bao gồm:

Chi về xây dựng: Là những khoản chi để xây dựng các công trình kiến trúctrong các ngành kinh tế quốc dân, như nhà máy, hầm mỏ, bệnh viện, trường học

kể cả giá trị và chi phí lắp đặt các thiết bị gắn với công trình xây dựng như hệ thốngcấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng

Chi về lắp đặt: Là những khoản chi để lắp đặt các thiết bị dây chuyền côngnghệ Như vậy, các chi phí về tiền công lắp đặt, chi phí về vật liệu phụ và chi phíchạy thử có tải và không tải máy móc thiết bị hợp thành chi phí về lắp đặt

Chi về mua sắm máy móc thiết bị: Là những khoản chi hợp thành giá trị củamáy móc thiết bị mua sắm, như chi phí giao dịch; giá trị máy móc thiết bị ghi trênhoá đơn; chi phí vận chuyển, bốc dỡ Chi về mua sắm máy móc thiết bị có ý nghĩaquyết định đến việc làm tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân.Trong điều kiện phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ hiện nay, khoản chinày ngày càng tăng lên trong tổng chi đầu tư XDCB

Chi xây dựng cơ bản khác: Là những khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện choquá trình xây dựng các công trình, như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí khảo sát thiết

kế, chi phí xây dựng đường giao thông, lán trại tạm thời phục vụ thi công, phi phíđền bù đất đai, hoa màu trên mặt bằng thực hiện dự án, chi cho bộ máy quản lý củađơn vị chủ đầu tư, chi phí thuê chuyên gia, tư vấn, giám sát xây dựng công trình Khoản chi này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi đầu tư XDCB

*Nếu xét theo trình tự XDCB, chi đầu tư XDCB bao gồm:

Chi chuẩn bị đầu tư: Là những khoản chi phục vụ cho nghiên cứu về sự cầnthiết phải đầu tư dự án, xác định quy mô đầu tư, tiến hành tiếp xúc, điều tra thăm dòthị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị hoặctiêu thụ sản phẩm Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư vàlựa chọn hình thức đầu tư Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây

Trang 31

dựng, để lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.

Chi chuẩn bị thực hiện đầu tư: Là những khoản chi về khảo sát thiết kế, lập,thẩm định tổng dự toán, dự toán công trình, chi giải phóng mặt bằng, chi chuẩn bịxây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, như các công trình nước, đường đi, bãi chứa,lán trại Chi đào tạo công nhân vận hành, chi cho ban quản lý công trình

Chi thực hiện đầu tư: Là tất cả các khoản chi hợp thành giá trị công trình đượcnghiệm thu bàn giao và đã được quyết toán, bao gồm: Chi xây dựng công trình; chi muasắm, gia công, vận chuyển, lắp đặt thiết bị; chi phí lập, thẩm tra báo cáo quyết toán vốnđầu tư hoàn thành, và một số khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình thực hiện đầu tư.Xét nội dung chi theo trình tự XDCB có ý nghĩa lớn về quản lý thời hạn xâydựng, đảm bảo quản lý chất lượng kỹ thuật của công trình, đảm bảo phương hướngđầu tư đúng đắn, sử dụng vốn tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư

1.1.4 Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản

Trong nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò rất quantrọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:

Một là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và

phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước nhưgiao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế… Thông qua việc duy trì và phát triểnhoạt động đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việcthúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất,tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội

Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hoá vàphân công lao động xã hội Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020, Đảng và Nhà nước chủ trươngtập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn như côngnghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ,đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành công nghệ cao Thông qua việc pháttriển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trường thuận lợi, tạo sự lan toả đầu tư và pháttriển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội

Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư

Trang 32

trong nền kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành,lĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trongnền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế Thông qua đầu

tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN có tácdụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển sảnxuất - kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triểnkinh tế - xã hội Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đường giaothông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinhdoanh và khu dân cư

Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải

quyết các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa.Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất - kinh doanh vàcác công trình văn hoá, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm,tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ởnông thôn, vùng sâu, vùng xa

1.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh

1.2.1 Khái niệm về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh

Kiểm soát chi không phải là công cụ quản lý riêng có của Nhà nước, mà bất kỳthành phần kinh tế nào, trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát

để đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuốicùng là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn vốn

Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc cơ quan cấp phát kinh phí NSNN cho đầu

tư XDCB thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, các khoản chi

từ NSNN cho đầu tư xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với côngtrình XDCB đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu của dự án đã đượcduyệt, các khoản chi phải tuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúngđịnh mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành

Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần

và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của chủ

Trang 33

đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án theo các chính sách, chế độ, định mức chitiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phươngpháp quản lý tài chính trong từng thời kì.

Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN liên qua tới 3 cơ quan chức nănggồm: Ban quản lý dự án, KBNN nơi giao dịch và đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ(nếu là mua sắm công)

Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiệncần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu củachủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án Do vốn đầu tư XDCB từ NSNN chicho các dự án có nội dung khác nhau (quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặtbằng, thực hiện đầu tư, chi phí quản lý dự án…) nên đối tượng và tính chất đặcđiểm các khoản chi này không giống nhau, theo đó yêu cầu hồ sơ thủ tục, mức quản

lý tạm ứng, thanh toán vốn và tham gia xử lý công việc cũng như quy trình kiểmsoát thanh toán vốn sẽ có những điểm khác nhau, tương ứng phù hợp với nội dungtừng loại dự án Các quy định liên quan đến thanh toán vốn đầu tư gồm ba nhóm:quy định về hồ sơ, thủ tục; quy định về tạm ứng và trách nhiệm thanh toán; quyđịnh về thời gian từng giai đoạn

Kiểm soát chi đầu tư XDCB góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong đầutư: Cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nhiều năm qua đã được thườngxuyên sửa đổi và hoàn thiện Nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chungmang tính chất nguyên tắc, dập khuôn, dẫn tới không thể bao quát hết được nhữngphát sinh trong quá trình thực hiện Mặt khác, cùng với sự phát triển của xã hội, cácnghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn Do đó, cơ chế kiểmsoát nhiều khi không thể theo kịp những biến động thực tế của các hoạt động đầu tưđang diễn ra Từ đó tạo ra nhiều kẽ hở và bất cập Do đó, việc không ngừng cài tiến,

bổ sung kịp thời để cơ chế kiểm soát được ngày càng hoàn thiện, phù hợp và chặtchẽ hơn cũng là một nhu cầu cấp bách

Đối với yêu cầu mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới Nhiều khoản chicho hoạt động đầu tư là sử dụng nguồn vốn vay từ các quốc gia và tổ chức nướcngoài Do đó việc kiểm tra, kiểm soát việc chi trả các khoản chi này tới từng đốitượng và hết sức cần thiết, để đám bảo kỉ cương quản lý tài chính cũng như uy tín

Trang 34

của đất nước.

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc

Nhà nước tỉnh

1.2.2.1 Mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước tỉnh

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi ngân sách nhà nước lớn và có tínhchất phức tạp nhất Chính vì đặc điểm và tầm quan trọng của khoản chi trên đã đặt

ra yêu cầu về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đạt hiệu quả cao nhất,chống tình trạng thất thoát và lãng phí, đồng thời định hướng, khuyến khích cácthành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì để chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ phát triển,nâng cao đời sống nhân dân

Xét các góc độ khác nhau, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNNqua hệ thống KBNN phải đạt được:

Một là, mục tiêu kiểm soát chi đầu tư XDCB quan KBNN là giải ngân vốn

đầu tư XDCB đúng thời gian và khối lượng cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.Với mục tiêu này thì tiêu chí cụ thể là khối lượng vốn đầu tư XDCB được giải ngâncho các công trình xây dựng khối lượng vốn giải ngân theo từng năm ngân sách

Hai là, đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án

đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá XDCB hiện hành, góp phần chốnglãng phí, thất thoát trong công tác quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB, nâng caohiệu quả vốn đầu tư Khả năng của NSNN là có hạn, đặc biệt đối với những nướcđang phát triển như nước ta Khi mà khả năng của NSNN còn rất hạn hẹp mà nhucầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội lại lớn mà ngày càng tăng cao Do đó việckiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư XDCB làmột trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước hiện nay Thựchiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chốnglãng phí, nhằm tập trung các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, gópphần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nên tài chính quốc gia.Bên cạnh đó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trò của cácngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tới công tác quản lý và điều hành

Trang 35

Ngân sách.

Ba là, qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ

hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưacông tác quản lý đầu tư và xây dựng vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao vaitrò và vị thế của KBNN là cơ quan kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN

Bốn là, qua công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, KBNN đóng góp tích cực và

có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kếhoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án Tham mưu vớicác Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút các nguồnvốn dành cho đầu tư phát triển

1.2.2.2 Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước

Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước:

Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trongquá trình chi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nướcđược giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đãđược thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi

Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theoniên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước Các khoản chingân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi vàhạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công laođộng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nướcthực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương,trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện đượcviệc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước

Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước cáckhoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vào quyết định của cơ

Trang 36

quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhànước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định.

Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước:

*Nguyên tắc thứ nhất: Cấp phát đúng đối tượng

Nguồn vốn cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước chỉ được

sử dụng để cấp phát thanh toán cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNNtheo quy định của Luật NSNN và Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng Các dự ánthuộc đối tượng cấp phát vốn đầu tư xây dựng của ngân sách nhà nước bao gồm: Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninhkhông có khả năng thu hồi vốn và được quản lí theo phân cấp quản lí chi ngânsách nhà nước cho đầu tư phát triển như các dự án giao thông, thủy lợi giáo dụcđào tạo, y tế,

Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sựtham gia của Nhà Nước theo quy định của pháp luật được NSNN hỗ trợ

Các Dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ

* Nguyên tắc thứ hai: Phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xâydựng và dự toán được duyệt

Trình tự đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trongtừng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng từng công trình Các dự án đầu tưkhông phân biệt quy mô và mức vốn đầu tư đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình

tự đầu tư và xây dựng

* Nguyên tắc thứ ba: Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đúng mụcđích,đúng kế hoạch

Nguồn vốn NSNN đầu tư cho các công trình, dự án được xác định theo kếhoạch ngân sách nhà nước hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội củatoàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch xây dựng cơ bản của từng bộ, ngành, địaphương, từng đơn vị cơ sở và khả năng nguồn vốn của ngân sách nhà nước Vì vậycấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuânthủ đúng nguyên tắc quản lí NSNN và đảm bảo tính kế hoạch,cân đối của toàn bộnền kinh tế quốc dân, của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng

Trang 37

cơ bản theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được sử dụngcho mục đích khác như dùng để trang trải chi thường xuyên của các đơn vị….

*Nguyên tắc thứ tư: Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch vàchỉ trong phạm vi giá dự toán được duyệt

Sản phẩm xây dựng cơ bản có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài, kết cấu kĩthuật phức tạp Quản lí và cấp vốn theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kếhoạch nhằm đảm bảo vốn cho quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành liên tụcđúng kế hoạch tiến độ, kiểm tra chặt chẽ được chất lượng từng khối lượng xây dựng cơbản và chất lượng của công trình hoàn thành, đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúngmục đích và có vật tư bảo đảm, tránh ứ đọng và thất thoát lãng phí vốn đầu tư

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lí chi NSNN là quản lítheo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Vì vậy quản lí và cấp phát vốnđầu tư xây dựng cơ bản phải dựa vào dự toán được duyệt và chỉ trong phạm vi dựtoán được duyệt

Khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khốilượng đã thực hiện,đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự xây đầu tư và xây dựng,cótrong dự toán và có trong kế hoạch xây dựng cơ bản năm và đã được nghiệm thubàn giao theo đúng chế độ quy định của Nhà nước

Mức vốn cấp phát thanh toán cho từng công trình,hạng mục công trình,từngkhối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nghiệm thu phải được xác định căn cứ vào

dự toán đã được cấp cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được cấp phát thanh toántrong phạm vi giá dự toán đã duyệt, hoặc theo giá trúng thầu được duyệt

*Nguyên tắc thứ năm: Giám đốc bằng đồng tiền

Chức năng của tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng vốnđúng mục đích, đúng kế hoạch và có hiệu quả Thực hiện công tác giám đốc trongquá trình cấp phát vốn đầu tư có tác dụng đảm bảo sử dụng tiền vốn tiết kiệm, đúngmục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trình tự đầu tư và xâydựng, kế hoạch, tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành côngtrình đúng thời hạn để đưa công trình vào sản xuất và sử dụng

Giám đốc bằng đồng tiền được thực hiện đối với mọi dự án đầu tư,trong tất cả

Trang 38

các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, bao gồm giám đốc trước, trong vàsau khi cấp phát vốn.

1.2.3 Bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước tỉnh

1.2.3.1 Cơ cấu bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà

hồ sơ kiểm soát chi vốn đầu tư

Phó giám đốc: Tham gia trực tiếp thay giám đốc nếu được phân công phụtrách phòng Kiểm soát chi đầu tư XDCB hoặc tham gia theo thời gian nhất định khigiám đốc KBNN tỉnh uỷ quyền

Phòng Kiểm soát chi: hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát

chi đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng Trực tiếp thựchiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xâydựng; Cấp phát, quyết toán vốn chương trình mục tiêu Quốc gia

Phòng Kế toán: Tham gia trong công tác hạch toán Kế toán, thực hiệnchuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng theo chứng từ do phòng Kiêm soát chi chuyểnđến, thực hiện đối chiếu số liệu định kỳ theo quy định với phòng Kiểm soát chi hoặcđối chiếu số liệu đột xuất phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo

Phòng kho quỹ: Thực hiện chi tiền mặt đối với vốn đầu tư XDCB theo chứng

từ chi tiền do phòng Kiểm soát chi và phòng kế toán đã Kiểm soát

Trưởng phòng Kiểm soát chi tham mưu cho lãnh đạo phụ trách trong côngtác kiểm soát chi vốn đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các cơ chế, chế độ vềkiểm soát thanh toán vốn đầu tư đối với các KBNN huyện, thị; tham gia ý kiến vớicác cơ quan chức năng của điạ phương trong việc hạch định chính sách đầu tư cáccông trình, dự án trên địa bàn; ký duyệt hồ sơ do cán bộ Kiểm soát chi trình, tổ chứcthực hiện báo cáo theo quy định

Mô hình phòng KSC có thể tổ chức theo mô hình đối tượng dự án, theo nguồnvốn hoặc có thể tổ chức theo mô hình chức năng (theo quy trình thanh toán vốn đầu tư)

Trang 39

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

Sơ đồ 1.1: Mô hình Quản lý theo phân loại dự án tại bộ phận kiểm soát chi

Ưu điểm của mô hình này là việc cán bộ kiểm soát chi chuyên sâu theo lĩnhvực mình phụ trách đó là theo dõi mảng dự án về từng lĩnh vực, mang tính chấttương đồng Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là việc cán bộ Kiểm soát chikhông thành thạo khi phải kiểm soát chi các dự án thuộc lĩnh vực khác, cán bộ lãnhđạo phụ trách kiểm soát chi sẽ khó phân công công việc khi có cán bộ nghỉ phép,nghỉ chế độ hoặc luân phiên công việc

Kiểm soát chi dự án

Y tế

Kiểm soát chi dự án giáo dục

Kiểm soát chi các dự

án khác

Phòng Kho quỹPhòng Kế toán

Kiểm soát chi các nguồn vốn khác

Kiểm soát chi nguồn vốn trái phiếu chính phủ

Kiểm soátchi chương trình mục tiêu quốc giaPhòng kiểm soát chi Phòng Kho quỹ

Trang 40

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý theo phân loại nguồn vốn

Mô hình này tính chuyên môn hoá cao, cán bộ am hiểu tường tận về lĩnhvực được phân công quản lý, trong từng nguồn vốn quản lý thường có đủ cácloại dự án như: giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục do đó cán bộ có thể làmviệc tại mọi vị trí được phân công trong phòng khi có sự luân phiên công việchoặc cán bộ nghỉ chế độ, mô hình này cũng dễ dàng cho cán bộ phụ trách phòngkhi có sự phân công công việc Tuy nhiên thực hiện mô hình này đòi hỏi trình độcán bộ thực hiện phải cao, am hiểu chế độ về đầu tư XDCB với nhiều dự ánthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

Sơ đồ 1.3: Mô hình kiểm soát chi theo chức năng

Hiện nay hầu hết bộ phận kiểm soát chi tổ chức công việc theo cơ chế mộtcửa Cán bộ giao dịch một cửa tại bộ phận kiểm soát chi trực tiếp thực hiện giaonhận và trả kết quả với các chủ đầu tư, chuyển giao hồ sơ tài liệu đã nhận chocán bộ KSC, tổng hợp các loại báo cáo theo quy định Cán bộ kiểm soát chi trựctiếp kiểm soát chi vốn đầu tư và tổng hợp các loại báo cáo theo quy định hiệnhành Cán bộ kế toán mở tài khoản cho các Chủ đầu tư theo quy định, tổ chứchạch toán, chuyển tiền cho các đơn vị theo các chứng từ của Phòng Kiểm soátchi đã được phê duyệt

1.2.3.2 Cán bộ kiểm soát chi

Giám đốc

Phòng kiểm soát chi

Tiếp nhận và

kiểm soát hồ sơ

ban đầu

Kiểm soát tạm ứng thanh toán theo Kiểm soát

khối lượng

Quyết toán vốn đầu tưPhòng Kế toán Phòng Kho quỹ

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w