1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

90 939 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 611,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục phiền hà, đồng thời tăng cường kiểm soát nền kinh tế nói chung và tài chính ngân sách nói riêng một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt trong điều kiện khả năng nguồn thu NSNN còn hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự là một trong những vấn đề trọng yếu trong công cuộc đổi mới quản lý tài chính, quản lý NSNN. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tiền tệ, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; đồng thời nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trờ của các ngành các cấp, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý điều hành NSNN đặc biệt là hệ thống KBNN sẽ kiểm soát, thanh toán trực tiếp những khoản chi NSNN cho đối tượng sử dụng đúng mục đích để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính. Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nói chung và lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nói riêng, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Và KBNN đã thực sự trở thành một trong những đơn vị có vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuẩn của quốc tế, góp phần tiết kiệm chống lãnh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước. Công tác kiểm soát chi qua hệ thống KBNN nói chung đã có sự chuyển biến tích cực, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn về cả quy mô và chất lượng. Đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều khoản chi sai chế độ, chi không đúng tiêu chuẩn, định mức, ... từ đó góp phần quan trọng trong việc điều hành sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước. Là một tỉnh mới chia tách, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật còn khó khăn, kinh tế chưa phát triển, nguồn thu NSNN còn rất hạn chế, Lai Châu đã chú trọng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN với mục tiêu sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này. Cơ chế kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng, tuy đã được bổ sung và sửa đổi, nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu, một số khoản chi thường xuyên chưa cân xứng với nhiệm vụ và sự phân cấp theo Luật, kỉ cương tài chính chưa thật nghiêm minh, vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa tạo được thế chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách mặc dù đã có cơ chế khoán tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động, ...Vì vậy, tiếp tục tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là cần thiết. Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu ” để đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi qua KBNN hiện nay.

Trang 1

nguyÔn thÞ ph¬ng thóy

Hoµn thiÖn kiÓm so¸t chi thêng xuyªn NSNN T¹I

Kho b¹c Nhµ níc TØNH Lai Ch©u

Chuyªn ngµnh: qu¶n lý kinh tÕ vµ chÝnh s¸ch

Ngêi híng dÉn khoa häc :

pgs.ts ®oµn thÞ thu hµ

Hµ néi, n¨m 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà

Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Thúy

Trang 4

Bảng 2.1 : Doanh số hoạt động qua KBNN tỉnh Lai Châu Error: Reference

source not foundBảng 2.2: Cơ cấu thu NSNN cấp tỉnh qua văn phòng KBNN Lai Châu Error:

Reference source not foundBảng 2.3: Cơ cấu chi NSNN cấp tỉnh qua văn phòng KBNN Lai Châu Error:

Reference source not foundBảng 2.4: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh theo lĩnh vực chi qua

KBNN Lai Châu Error: Reference source not foundBảng 2.5: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh theo tính chất các

khoản chi tại KBNN Lai Châu Error: Reference source not foundBảng 2.6: Trình độ đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp

tỉnh qua KBNN Lai Châu tại Phòng Kế toán Nhà nước Error:Reference source not found

Bảng 2.7: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh qua KBNN

Lai Châu Error: Reference source not foundBảng 2.8: Tỷ lệ chi tiền mặt trong tổng chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

qua KBNN Lai Châu Error: Reference source not found

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2012 Error:

Reference source not foundBiểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2012 Error:

Reference source not foundBiểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động của tỉnh Lai Châu năm 2008 và 2012 Error:

Reference source not foundBiểu đồ 2.4: Thu nhập, chi tiêu và tích lũy bình quân đầu người 1 tháng Error:

Reference source not found

SƠ ĐỒ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thúcđẩy tiến trình cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục phiền hà, đồng thời tăngcường kiểm soát nền kinh tế nói chung và tài chính ngân sách nói riêng một cáchhiệu quả nhất Đặc biệt trong điều kiện khả năng nguồn thu NSNN còn hạn hẹp mànhu cầu chi phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, thì việc kiểm soát chặt chẽ cáckhoản chi NSNN thực sự là một trong những vấn đề trọng yếu trong công cuộc đổimới quản lý tài chính, quản lý NSNN Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quantrọng đối với việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung nguồn lực tài chính

để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tiền tệ, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia;đồng thời nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trờ của các ngành các cấp,đơn vị có liên quan đến công tác quản lý điều hành NSNN đặc biệt là hệ thốngKBNN sẽ kiểm soát, thanh toán trực tiếp những khoản chi NSNN cho đối tượng sửdụng đúng mục đích để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao góp phần lậplại kỷ cương, kỷ luật tài chính

Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nângcao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nói chung và lĩnhvực kiểm soát chi ngân sách nói riêng, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọnglớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước Và KBNN

đã thực sự trở thành một trong những đơn vị có vai trò quan trọng trong công cuộccải cách thủ tục hành chính theo hướng chuẩn của quốc tế, góp phần tiết kiệmchống lãnh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước

Công tác kiểm soát chi qua hệ thống KBNN nói chung đã có sự chuyển biếntích cực, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn về cả quy mô và chất lượng Đãphát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều khoản chi sai chế độ, chi không đúng tiêuchuẩn, định mức, từ đó góp phần quan trọng trong việc điều hành sử dụng cácnguồn lực tài chính của đất nước

Là một tỉnh mới chia tách, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật còn khó khăn,

Trang 7

kinh tế chưa phát triển, nguồn thu NSNN còn rất hạn chế, Lai Châu đã chú trọngcông tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN với mục tiêu sử dụng hiệu quả nhấtnguồn vốn này Cơ chế kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN nói riêng, tuy đã được bổ sung và sửa đổi, nhưng vẫn còn nhiềuđiểm yếu, một số khoản chi thường xuyên chưa cân xứng với nhiệm vụ và sự phâncấp theo Luật, kỉ cương tài chính chưa thật nghiêm minh, vai trò của KBNN trongkiểm soát chi thường xuyên còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa tạo đượcthế chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách mặc dù đã có cơ chế khoán tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động, Vì vậy, tiếp tục tìm ra những giải pháphoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là cần thiết Đó

cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên

NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu ” để đưa ra những giải pháp góp phần

giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi qua KBNNhiện nay

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý chi

NSNN qua KBNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nóiriêng Cụ thể như:

- “Quản lý và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính công”, tác

giả Nguyễn Sinh Hùng, Tạp chí Cộng sản 22/1/2007

- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua

KBNN trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Vũ Hoàng Nam (năm 2008), nghiên

cứu kiểm soát chi NSNN qua KBNN, bao gồm cả chi đầu tư phát triển và chithường xuyên Với quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, luận văn đề xuất cácgiải pháp kiểm soát chi NSNN qua KBNN như: hoàn thiện phương thức cấp phátNSNN; hoàn thiện quy trình chi trực tiếp từ KBNN; hoàn thiện quy trình kiểm soátthanh toán vốn đầu tư XDCB; hoàn thiện cơ chế kiểm soát đối với các đơn vị ápdụng cơ chế tài chính đặc thù

- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên

Trang 8

của NSNN qua KBNN” của Lương Ngọc Tuyền (năm 2005) đã làm rõ tính chất,

đặc điểm và sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm soát các khoản chi thườngxuyên NSNN, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KBNN trong việc kiểm soát cáckhoản chi thường xuyên NSNN; đề ra các giải pháp cải tiến quy trình kiểm soát chi;nâng cao chất lượng dự toán, công nghệ hóa các hoạt động của KBNN

- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi NSNN qua KBNN cấp

quận tại quận Ba Đình thành phố Hà Nội” của tác giả Cồ Như Dũng (năm 2012).

Luận văn đã sử dụng cách tiếp cận theo quá trình quản lý để nghiên cứu các nộidung của quản lý chi NSNN qua KBNN cấp quận tại quận Ba Đình Từ khung lýthuyết về quản lý chi NSNN qua KBNN cấp quận, luận văn đã tiến hành đánh giáthực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN qua KBNN cấpquận tại quận Ba Đình

- Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Việt Nam

(lấy ví dụ tại tỉnh Nam Định – thời kì nghiên cứu 2004- 2007), tác giả đề xuất quan

điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyênqua KBNN ở Việt Nam và Nam Định, từ đó sử dụng NSNN hiệu quả hơn, nâng caotính trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách

Và còn rất nhiều đề tài khác có liên quan đến kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN Các công trình nêu trên là nguồn tài liệu hữu ích để tác giả luậnvăn tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn này Tuy nhiên qua tìm hiểu tácgiả cũng thấy rằng, chưa có đề tài nào viết cụ thể về kiểm soát chi thường xuyênNSNN cấp tỉnh qua KBNN Lai Châu

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định khung lý thuyết về kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnhqua KBNN

- Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh quaKBNN Lai Châu; điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trongkiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh qua KBNN Lai Châu

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Trang 9

qua Kho bạc Nhà nước Lai Châu, nhằm bảo đảm sử dụng ngân sách đúng mục đích,đúng chế độ và có hiệu quả.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấptỉnh qua KBNN Lai Châu

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn tiếp cận kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnhchủ yếu theo quy trình kiểm soát Ngoài ra, còn xem xét nội dung kiểm soát chitheo theo tính chất các khoản chi

+ Về không gian: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại KBNN LaiChâu Không nghiên cứu kiểm soát chi NSNN cấp trung ương, NSNN cấp huyên vàNSNN cấp xã trên địa bàn tỉnh Không nghiên cứu kiểm soát của các chủ thể khácngoài KBNN tỉnh Lai Châu

+ Về thời gian: Số liệu giai đoạn 2008 - 2012 Các giải pháp đề xuất đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Yếu tố bên trong

- Yếu tố bên ngoài

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh qua

KBNN

- Quy trình kiểm soát chithường xuyên NSNN cấptỉnh qua KBNN

- Hình thức kiểm soát chithường xuyên NSNN cấptỉnh qua KBNN xét theotính chất các khoản chi

Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh qua

KBNN

- Sử dụng NS đúngmục đích và hiệu quả

- Chi đúng chế độ

- Hạn chế việc dùngtiền mặt trong thanhtoán

5.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp

Trang 10

tỉnh từ đó xác định khung lý thuyết để nghiên cứu kiểm soát chi thường xuyên cấptỉnh qua KBNN.

Bước 2: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo của Sở Tai chính và báo cáo củaKBNN Lai Châu để làm rõ thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnhqua KBNN Lai Châu

Bước 3: Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh quaKBNN Lai Châu làm rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân

Bước 4: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện kiểm soát chithường xuyên NSNN cấp tỉnh qua KBNN Lai Châu

5.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo, số liệu thống kê của:

Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Lai Châu

Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về lý luận: Xác định khung lý thuyết về kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN cấp tỉnh

- Về thưc tiễn: Làm rõ thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnhqua KBNN tại tỉnh Lai Châu, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân, từ đó đềxuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNNcấp tỉnh qua KBNN Lai Châu

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh qua

Kho bạc Nhà nước

Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Lai Châu Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN Lai Châu

Trang 11

1.1.1 Khái niệm ngân sách và chi ngân sách nhà nước

Theo Luật NSNN năm 2002 của Quốc Hội Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộcác khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ củaNhà nước” Nếu xét về mặt bản chất, NSNN là mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nướcvới các chủ thể khác trong xã hội – doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhângắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN

Ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi của một chủ thể trong một thờigian nhất định Khi chủ thế của “ngân sách” là Nhà nước được gọi là Ngân sáchNhà nước NSNN có 2 nội dung cơ bản là thu NSNN và chi NSNN

- Thu NSNN bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào NSNN để

đáp ứng các nhu cầu chi tiêu và nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhànước Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính bắt buộc Theo pháp luật hiệnhành của nước ta gồm rất nhiều nhóm nguồn thu khác nhau như: thuế, phí, lệ phí,thu từ hoạt động sự nghiệp, tiền thuê đất, thu từ huy động vốn đầu tư, đóng góp tựnguyện trong đó nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí chiếm tỷ trọng chủ yếu

- Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm

thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ Chi NSNN có quy mộ và mức độrộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, địa phương, các cơ quan hành chính và các đơn vị

sự nghiệp của Nhà nước Chi NSNN được thực hiện cho những nội dung, nhiệm vụ cụthể vì thế nó không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mụctiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước

Chi NSNN bao gồm các khoản chi cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo

Trang 12

quốc phòng, an ninh, bảo đảm các hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ củaNhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Phân loại chi NSNN là sự sắp xếp các khoản chi NSNN vào các nhóm theonhững tiêu thức nhất định

+ Phân loại theo tổ chức hành chính: Các khoản chi NSNN được phân loạitheo các bộ, cục sở hoặc cơ quan, đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN theo cấp quản

lý trung ương, tỉnh, huyện, xã

+ Phân loại theo tính chất pháp lý thì chi NSNN được chia thành: các khoảnchi theo luật định, các khoản chi đã được cam kết, các khoản chi đã được điều chỉnh

+ Ngoài ra, còn phân loại chi NSNN theo ngành kinh tế quốc dân, theo đơn

- Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ

từ quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất

và dự trữ vật tư, hàng hoá của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế

vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Chi đầu tư phát triển là

khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định, chi đầu tư phát triển là yêu

cầu tất yêu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn xin đề cập đến một trong hainội dung chi quan trọng là Chi thường xuyên NSNN

1.1.2 Đặc điểm và vai trò chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên NSNN là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thườngxuyên của nhà nước với các nội dung chủ yếu: chi tiền công, tiền lương, chi muasắm hàng hoá, dịch vụ

Trang 13

Chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ

nét Tính ổn định xuất phát từ tính ổn định trong các nhiệm vụ, chức năng và hoạtđộng của bộ máy Nhà nước

Thứ hai: Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác

động trong ngắn hạn, có tính chất tiêu dùng xã hội do chi thường xuyên chủ yếu đápứng các nhu cầu chi tiêu để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế

xã hội trong năm ngân sách hiện tại

Thứ ba: Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn liền với cơ cấu tổ

chức bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hànghoá công cộng; quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN luôn hướng vào việcđảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động cóhiệu quả thì số chi thường xuyên theo nó được giảm bớt và ngược lại

Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng Vai trò đó thể hiện trêncác mặt cụ thể như sau:

Thứ nhất: chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức

năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố có ýnghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước

Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn

định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người ngheo, gia đình chính sách, thực hiện cácchính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội

Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều

chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước Nói cách khác, chithường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điềutiết vĩ mộ nền kinh tế

Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng an

ninh Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hôi, đảmbảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng

1.1.3 Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Trang 14

Trong công tác quản lý ngân sách người ta thường phân loại chi thườngxuyên theo một số tiêu thức như sau:

a, Theo lĩnh vực chi:

+ Chi cho hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn xã: bao gồm các khoản chinhư chi cho giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hoá thể thao, thông tấnphát thanh truyền hình,

+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước

+ Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước: Khoản chi này được thực hiện đểduy trì hoạt động quản lý thường xuyên của bộ máy Nhà nước được thiết lập từTrung ương đến địa phương và có ở mọi ngành kinh tế quốc dân

+ Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khácđược cấp kinh phí từ NSNN

+ Chi cho quốc phòng – an ninh, an ninh trật tự và an toàn xã hội: Phần lớnchi NSNN cho Quốc phòng an ninh được tính vào chi thường xuyên của NSNN (trừchi đầu tư XDCB cho các công trình quốc phòng, an ninh)

+ Chi khác: Ngoài ra các khoản chi lớn đã được sắp xếp vào 05 lĩnh vực trêncòn một số khoản chi khác cũng được xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: chi trợgiá theo chính sách của Nhà nước, chi hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, phần chi thườngxuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia,

Cách phân loại này góp phần phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốnNSNN phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước ở mỗi lĩnh vực như thế nào,trên cơ sở đó hoạch định hoặc hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý chithường xuyên

b, Theo tính chất của các khoản chi thường xuyên: gồm 4 nhóm chi

+ Chi thanh toán cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con ngườinhư tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh,sinh viên, chi đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương từ NSNN, chi tiềnthưởng, phúc lợi tập thể

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: các khoản chi này đa dạng và phụ thuộc vào

Trang 15

đặc thù của từng ngành được tính vào chi nghiệp vụ chuyên môn, phải là nhữngkhoản chi mà xét theo nội dung kinh tế nó phải thực sự phục vụ cho các hoạt độngnày ví dụ: chi văn phòng phục vụ công tác chuyên môn, chi cho nghiên cứu, hộithảo, khoa học

+ Chi mua sắm, sửa chữa: phục vụ cho việc thay mới và sửa chữa các tài sảncủa các đơn vị hành chính - sự nghiệp được NSNN cấp kinh phí Các khoản chi nàyđược tính vào chi NSNN cho mua sắm sửa chữa thường xuyên và các khoản muasắm sữa chữa lớn tài sản cố định

+ Các khoản chi khác: là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳnghạn như chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhànước và các khoản khác

c, Theo cấp quản lý ngân sách gồm:

- Chi ngân sách trung ương

- Chị ngân sách địa phương gồm: - Chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh

- Chi ngân sách nhà nước cấp huyện

- Chi ngân sách nhà nước cấp xãTrong phạm vi giới hạn của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu chi ngân sáchnhà nước cấp tỉnh

1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc Nhà nước

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh

a, Khái niệm

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh qua KBNN là việc KBNN tỉnhtiến hành thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN phùhợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theonhững nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấpphát và thanh toán các khoản chi của NSNN cấp tỉnh

b, Chủ thể tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên NSNN ở cấp tỉnh

Trang 16

Chủ thể tham gia vào quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN gồmnhiều cơ quan cùng tham gia trong đó có hai cơ quản quản lý chủ yếu là sở tài chính

và Kho bạc Nhà nước tỉnh

Sở Tài chính: Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử

dụng ngân sách; Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sửdụng ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì cơquan tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định đểbảo đảm nguồn; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách các

cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồncho phép, sai chính sách chế độ hoặc đơn vị không cháp hành chế độ báo cáo thì cóquyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán Trường hợp phát hiện việc chấp hành

dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnhhưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước và đơn vị dựtoán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơquan, đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độquy định Kiểm tra, phê duyệt quyết toán hàng năm của đơn vị sau khi đã thanh toánqua KBNN

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi

NSNN căn cứ vào dự toán được giao của cấp có thẩm quyền, quyết định chi của thủtrưởng đơn vị sử dụng ngân sách; có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không

đủ điều kiện chi ; Thủ trưởng cơ quan KBNN chịu trách nhiệm về các quyết địnhthanh toán, chi NSNN hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách; các cơ quan Trungương đóng trên địa phương phải hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng ngânsách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý

c, Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh.

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm như sau:

- Kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thường xuyênnên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời vụ,ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định

Trang 17

- Kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất nhiều nộidung nên rất đa dạng và phức tạp Chính vì vậy, những quy định trong kiểm soátchi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vực chi có những quyđịnh riêng, từng nội dung tính chất nguồn kinh phí cũng có những tiêu chuẩn,định mức riêng

- Kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớnnhững khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như chi lương, tiền công,học bổng gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, công chức, học sinh, sinhviên; các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn nhằm duy trì hoạt động thường xuyêncủa bộ máy nhà nước nên những khoản chi này cũng đòi hỏi phải được giải quyếtnhanh chóng

- Kiểm soát chi thường xuyên thường phải kiểm soát những khoản chi nhỏ

lẻ, vì vậy cơ sở kiểm soát chi như hoá đơn, chứng từ để chứng minh cho nghiệp vụkinh tế đã phát sinh thường không đây đủ, không rõ ràng gây khó khăn cho cán bộkiểm soát chi đồng thời cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hếtnhững khoản chi này trong công tác kiêm soát chi

1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá của kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước

a Mục tiêu

Kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnthực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN diễn ra tại các khâucủa quá trình chi NSNN, từ lập dự toán, chấp hành dự toán, đến duyệt quyết toánNSNN, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNN đều được dự toán từ trước, được thựchiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định và cóhiệu quả kinh tế - xã hội Vì vậy, kiểm soát chi NSNN nói chung và qua KBNN nóiriêng có các mục tiêu sau:

Một là, kiểm soát chi các khoản chi NSNN để đảm bảo sử dụng ngân sách tiết

kiệm và có hiệu quả Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN có ý nghĩa quan trọngtrong việc tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội; thực hành tiết

Trang 18

kiệm, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí; góp phần kiềm chế lạm phát,

ổn định tiền tệ và làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia Bên cạnh đó, nó còn gópphần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp,các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN

Hai là, kiểm soát chi NSNN nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn kinh phí

của các đơn vị sử dụng ngân sách đúng luật pháp, đúng chế độ quy định Thôngqua giám sát qúa trình sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị thụ hưởng nhằmngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, phát hiện những điểm chưa phùhợp trong cơ chế quản lý ngân sách để đưa ra các kiến nghị với các ngành cáccấp sửa đổi, bổ sung kịp thời sao cho cơ chế kiểm soát các khoản chi NSNNngày càng hoàn thiện

Ba là, kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN nhằm đảm bảo việc hạn chế

sử dụng tiền mặt trong thanh toán Thông qua kiểm soát chi KBNN đã góp phầnvào công tác quản lý tiền mặt, quản lý phương tiện thanh toán KBNN tăng cường

sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và triệt để thực hiện nguyêntắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, hạn chế tối đa việc

sử dụng tiền mặt, qua đó quản lý được mục đích chi tiêu đồng thời tiết kiệm các chiphí về kiểm đếm, đóng gói và vận chuyển tiết kiệm được nhân lực của ngành Chính

vì vậy, vai trò của kiểm soát chi lại càng cần thiết, nhằm quản lý chặt chẽ ngân quỹquốc gia, đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả Từ đó, tăngnăng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời góp phần xây dựng một nền tài chínhcông khai, minh bạch, đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập

b Tiêu chí kiểm soát chi thường xuyên

- Số tiền KBNN từ chối thanh toán do không đúng thủ tục, định mức, chế độquy định trên tổng số chi không bị tăng Tiêu chí này nhằm bảo đảm sử dụng ngânsách đúng mục đích, tránh lãng phí, thất thoát

.- Số món KBNN từ chối thanh toán do chưa đúng các quy định và thiếu thủtục ngày càng giảm Tiêu chí này thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ để các đơn vị sử

Trang 19

dụng ngân sách không vi phạm quy định pháp luật.

- Tỷ lệ chi tiền mặt trên tổng số chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh không có

sự biến động lớn Tiêu chí này nhằm kiểm soát sử dụng ngân sách đúng quy định vàhiệu quả

1.2.3 Nguyên tắc thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước

Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện theo những nguyêntắc sau:

Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước,

trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự oánNSNN được duyệt, đúng chế độ, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi

Hai là, tất cả các cơ quan đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản

tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trìnhlập, phân bổ và thực hiện dự toán được giao

Ba là, mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo

từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo mục lục NSNN Các khoản chi bằngngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán chi bằng đồngViệt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩmquyền quy định

Bón là, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN các khoản

chi sai phải thu hồi giảm chi căn cứ và quyết định của cơ quan tài chính hoặc cơquan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thu hồi giảm chi NSNN

Năm là, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi

và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định,tham gia với cơ quan tài chính cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việckiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN củacác đơn vị sử dụng NSNN KBNN có quyền tạm đình chi, từ chối thanh toán, chi trả

và thông báo cho các đơn vi sử dụng NSNN biết, đồng thời gửi cơ quan tài chính

Trang 20

đồng cấp giải quyết trong các trường hợp: chi không đúng mục đích, đối tượng theo

dự toán được duyệt; chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu, không đủ các điềukiện theo quy định

Sáu là, Thủ tục hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiện

theo quy định tại thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chínhhướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước; Quyết đinh 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN.Các khoản chi thường xuyên phải đáp ứng các thủ tục sau qua quá trình kiểm soáttại KBNN:

- Dự toán năm được giao: gửi một lần vào đầu năm và từng lần bổ sung (nếu có)

- Giấy rút dự toán NSNN có chữ ký của thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vịhoặc người uỷ quyền

1.2.4 Các hinh thức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc Nhà nước

Xét theo các cách phân loại chi thường xuyên thì có các hình thức kiểm soátchi thường xuyên khác nhau Trong đó, hình thức được sử dụng phổ biến nhất trongkiểm soát chi thường xuyên qua KBNN, đó là kiểm soát chi xét theo tính chất cáckhoản chi Tương ứng với tính chất các khoản chi thường xuyên, các hồ sơ vàchứng từ thanh toán cần thiết đối với từng loại kiểm soát chi gồm:

Thứ nhất, kiểm soát chi thanh toán cá nhân là các khoản chi liên quan trực

tiếp đến con người bao gồm tiền lương, chi học bổng và sinh hoạt phí của học sinh,

tiền thuê người lao động phải có văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt Căn

cứ để KBNN thực hiện kiểm soát chi thanh toán cá nhân là:

- Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt (gửi vào đầu năm);

- Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi đầu năm);

- Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ lương được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt (nếu có)

Thứ hai, kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn là các khoản chi đảm bảo hoạt

Trang 21

động thường xuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như: chi mua văn phòng phẩm, chitrả dịch vụ công cộng, chi mua hàng hoá vật tư, công cụ dụng cụ dùng trong côngtác chuyên môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục và cáckhoản khác Trong hình thức kiểm soát này, KBNN đòi hỏi phải có hồ sơ kiểm soáttrong đó gồm các hồ sơ chứng từ có liên quan như: hoá đơn bán hàng, bảng kêchứng từ được gửi từ đơn vị sử dụng ngân sách.

Thứ ba, kiểm soát chi mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa

lớn tài sản cố định cần có quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt mua, quyếtđịnh phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu, hợp đồng mua bánhàng hoá, hoá đơn bán hàng, biên bản thanh lý hợp đồng

Thứ tư, kiểm soát các khoản chi khác đòi hỏi phải có bảng kê chứng từ thanh

toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền vàcác hồ sơ chứng từ khác có liên quan

1.2.5 Quy trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc Nhà nước

Nội dung kiểm soát chi thường xuyên thể hiện ở 3 giai đoạn kiểm soát: kiểmsoát trước khi chi, kiểm soát trong khi chi và kiếm soát sau khi chi

Kiếm soát trước khi chi là kiểm soát việc lập, quyết định, phân bổ dự toán chi

NSNN Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát chi Nó giúp nâng cao chấtlượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá thấp không đủ kinh phí hoạt độngcủa đơn vị hoặc giao dự toán quá cao dễ dẫn đến lãng phí trong sử dụng NSNN Vàođầu năm ngân sách, KBNN yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách gửi hồ sơ thủ tụcban đầu như: bản biên chế quỹ tiền lương của đơn vị, quy chế chi tiêu nội bộ, quyếtđịnh giao dự toán của cơ quan cấp có thẩm quyền Vai trò của KBNN trong giai đoạnnày chủ yếu chỉ là nhận hồ sở ban đầu, nếu các đơn vị sử dụng ngân sách chưa gửiđầy đủ và kịp thời các hồ sơ ban đầu thì KBNN được phép từ chối thanh toán

Kiếm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự toán nhằm đảm

bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹ NSNN chi trảcho đối tượng thụ hưởng NSNN Kiểm soát trong khi chi là khâu chủ yếu của chu

Trang 22

trình kiểm soát chi và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của KBNN trong việc quản

lý chi quỹ NSNN Kiểm soát trong khi chi giúp ngăn chặn kịp thời những khoản chikhông đúng chế độ quy định, tránh lãng phí và thất thoát tiền và tài sản nhà nước

Kiếm soát sau khi chi là kiểm soát tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị sử

dụng NSNN sau khi KBNN đã xuất quỹ NSNN Kiếm soát sau khi chi do các cơquan có thẩm quyền quyết định dự toán, chủ yếu là cơ quan kiểm toán và cơ quantài chính đảm nhiệm

Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN được thực hiện chủ yếu

ở khâu kiểm soát trong khi chi, bao gồm các bước cụ thể sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN

Bước 1 Tiếp nhận và kiểm soát sơ bộ hồ sơ

chứng từ

Tiếp nhận

hồ sơ chứng từ

Tiếp nhận

hồ sơ chứng từ

Tiếp nhận

hồ sơ chứng từ

Bước 3

Kế toán trưởng ký chứng từ

Đủ ĐK

Bước 4

Giám đốc ký

Đủ ĐK

Bước 5

Thực hiện

thanh toán

Đủ ĐK

Bước 6 Trả tài

liệu, chứng từ cho

khách hàng

Bước 7 Chi tiền

mặt tại quỹ Kiểm soát

điều kiện chi

Kiểm soát nội dung chi

2.1 2.2

Trang 23

Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ chứng từ

Bước (1.1) Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát của phòng

Kế toán Nhà nước thuộc KBNN tỉnh Tùy theo từng phương thức cấp phát, hình thứcthanh toán và nội dung chi NSNN, khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ phù hợp

Bước (1.2) Kiểm soát sơ bộ hồ sơ: Cán bộ kế toán tiếp nhận và kiểm tra sơ

bộ hồ sơ, chứng từ phải đảm bảo:

- Tính đầy đủ của các loại tài liệu theo quy định đối với từng nội dung chi

- Về hình thức của hồ sơ: Các tài liệu là chứng từ kế toán phải đảm bảo đúngmẫu, đầy đủ số liên theo quy định, có dấu, chữ ký trực tiếp trên các liên chứng từ.Các tài liệu như dự toán, hợp đồng, hóa đơn thanh toán phải là bản chính; các tàiliệu, chứng từ khác là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩmquyền theo quy định

Bước (1.3) Phân loại hồ sơ và xử lý: có 3 trường hợp

* Đối với công việc phải giải quyết ngay bao gồm các đề nghị tạm ứng bằngtiền mặt; thanh toán tiền lương, tiền công, học bổng, sinh hoạt phí, chi hành chính;các khoản chi từ tài khoản tiền gửi mà theo quy định không kiểm soát chi:

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định: Cán bộ kế toán tiếp nhận vàxem xét, giải quyết ngay

- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung: Cán bộ kế toánlập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ những tài liệu,chứng từ đã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao 1 liên phiếu giaonhận cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ

* Đối với những công việc có thời hạn giải quyết trên một ngày bao gồm:các khoản thanh toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ;thanh toán khoản chi chuyên môn, nghiệp vụ và các khoản chi khác có tính chấtphức tạp; thanh toán tạm ứng:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định: Cán bộ kế toán tiếp nhận và lập 2liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ ngày hẹn trả kết quả

- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung: Cán bộ kế toánlập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ những tài liệu,

Trang 24

chứng từ đã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao 1 liên phiếu giaonhận cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ.

* Đối với các trường hợp bổ sung hồ sơ, chứng từ

Khi khách hàng đến bổ sung tài liệu, chứng từ theo yêu cầu tại Phiếu giaonhận hồ sơ, cán bộ kế toán phản ánh việc bổ sung hồ sơ vào phiếu giao nhận hồ sơ

đã lưu Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì tiến hành tiếp nhận và xem xét, giải quyết ngay đốivới những công việc phải giải quyết ngay; đối với những công việc có thời gian giảiquyết trên 1 ngày thì ghi rõ ngày hẹn trả kết quả, tính từ ngày KBNN nhận đủ hồ sơtrên Phiếu giao nhận hồ sơ, phô tô một bản trả khách hàng

Bước 2 Thực hiện kiểm soát chi

Bước (2.1) Kiểm soát các điều kiện chi

Trong bước này, cán bộ kế toán của Kho bạc phải đảm bảo kiểm soát đầy đủcác điều kiện sau:

- Cán bộ kế toán: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồ

sơ chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, kiểm tra mẫu dấu chữ ký vàcác điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi Nếu hồ sơ đáp ứng đủđiều kiện chi NSNN theo quy định, thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng từ vàchuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền)theo quy định;

- Nếu số dư tài khoản của khách hàng không đủ; khoản chi không đủ điềukiện chi ngân sách nhà nước theo chế độ quy định (sai chế độ, tiêu chuẩn, định mứcchi, không đúng đối tượng, mục đích theo dự toán được duyệt), cán bộ kế toán lậpThông báo từ chối thanh toán trình lãnh đạo ký gửi khách hàng

- Đối với các trường hợp phức tạp, chưa đầy đủ căn cứ pháp lý, chưa cóhướng dẫn cụ thể hoặc phải chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền thì cán bộ kế toánbáo cáo lãnh đạo phòng (bộ phận) xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết; nếu vượt quáthẩm quyền, phải lập tờ trình báo cáo lãnh đạo đơn vị có ý kiến chính thức bằng vănbản trả lời khách hàng

Bước (2.2) Kiểm soát nội dung các khoản chi: có 4 trường hợp

Trang 25

- Đối với lệnh chi tiền: Cán bộ kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp lệnhchi tiền của cơ quan tài chính, KBNN thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước vàthanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong Lệnh chi tiền của cơquan tài chính.

- Đối với trường hợp rút dự toán: Kiểm tra số dư tài khoản dự toán của đơnvị; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ; kiểm soát nội dungchi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức chế độ của cấp có thẩm quyền quy định; kiểmsoát mẫu dấu, chữ ký của giấy rút dự toán; kiểm soát đối tượng và nội dung chibằng tiền mặt (đối với đề nghị chi bằng tiền mặt theo Thông tư 164)

- Đối với tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán:

+ Tiền gửi dự toán thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Thực hiện kiểm soátchi theo quy định tại Thông tư số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 vàThông tư số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10/6/2004: Đối với các khoản chi có

độ bảo mật cao, KBNN thực hiện thanh toán, chi trả cho đơn vị, không thực hiệnkiểm soát các khoản chi này; đối với các khoản chi không có độ bảo mật cao thìkiểm soát, thanh toán như trường hợp chi trả từ tài khoản dự toán

+ Tiền gửi phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng: Thực hiện kiểm soátchi theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 Thông tư số45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổsung, thay thế các văn bản trên (nếu có)

+ Tài khoản tiền gửi dự toán khác: Thực hiện kiểm soát ủy nhiệm chichuyển tiền phù hợp với hợp đồng kinh tế về tên đơn vị thụ hưởng, ngân hàngnơi đơn vị thụ hưởng mở tài khoản, số tiền thanh toán, chủ tài khoản; kiểm soátmẫu dấu, chữ ký

- Đối với tài khoản tiền gửi khác: Chỉ kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp củachứng từ đề nghị thanh toán, không kiểm soát chi đối với các trường hợp thanh toán

từ tài khoản này

Bước 3 Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký chứng từ.

- Cán bộ kế toán trình Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) hồ sơ, chứng

Trang 26

từ được kiểm soát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng/thanh toán kinh phí NSNN;

- Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra nếu đủ điều kiện tạmứng/thanh toán sẽ ký (trên chương trình máy tính, trên giấy) và chuyển hồ sơ, chứng

từ cho cán bộ kế toán để trình Giám đốc (hoặc người được ủy quyền)

Bước 4 Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) ký.

Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện thì kýchứng từ giấy và chuyển cho cán bộ kế toán Trường hợp, Giám đốc (hoặc ngườiđược ủy quyền) không đồng ý tạm ứng/thanh toán, thì chuyển trả hồ sơ cho cán bộkiểm soát chi để dự thảo văn bản thông báo từ chối tạm ứng/thanh toán gửi kháchhàng (theo mẫu tại phụ lục 03 - Thông tư số 79/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Bước 5 Thực hiện thanh toán

- Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản: Cán bộ kế toán thực hiện táchtài liệu, chứng từ kiểm soát chi và chuyển chứng từ cho thanh toán viên Căn cứ loạihình thanh toán áp dụng tại đơn vị, thanh toán viên thực hiện:

+ Đối với thanh toán bù trừ thông thường: Thanh toán viên tập hợp chứng từ,lập bảng kê thanh toán bù trừ, trình Kế toán trưởng (người được ủy quyền) ký kiểmsoát, trình Giám đốc (người được ủy quyền) ký duyệt

+ Đối với thanh toán bù trừ điện tử: Thanh toán viên chuyển hóa các chứng

từ giấy sang chứng từ điện tử (lệnh thanh toán), lập bảng kê các lệnh thanh toánchuyển đi ngân hàng chủ trì; trình kế toán trưởng (người được ủy quyền) ký chứng

từ trên chương trình máy tính; trình Giám đốc (người được ủy quyền) ký bảng kê

+ Đối với trường hợp thanh toán điện tử trong hệ thống kho bạc: Căn cứchứng từ giấy được lãnh đạo phê duyệt do cán bộ kế toán chuyển sang, thanh toánviên kiểm tra lại thông tin trên hệ thống thanh toán; chuyển chứng từ trên chươngtrình máy tính và chứng từ gốc cho Kế toán trưởng (người được ủy quyền) Kế toántrưởng kiểm soát, ký chứng từ điện tử Trường hợp lệnh thanh toán có giá trị cao,Giám đốc (người được ủy quyền) kiểm soát thanh toán và ký chứng từ điện tử

- Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, cán bộ kế toán đóng dấu kế toán lêncác liên chừng từ; chuyển các liên chứng từ chi tiền cho thủ quỹ theo đường nội bộ

Trang 27

Bước 6 Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.

- Cán bộ kế toán tiến hành lưu hồ sơ kiểm soát chi theo quy định:

Các tài liệu, chứng từ lưu bao gồm: Liên chứng từ kế toán lưu theo quy định,

dự toán ngân sách nhà nước được duyệt; bảng đăng ký biên chế - quỹ lương, họcbổng, sinh hoạt phí; hợp đồng mua bán hàng hóa, thiết bị, sửa chữa tài sản; quyếtđịnh phê duyệt kết quả đấu thầu; quyết định chỉ định thầu; bảng kê thanh toán

- Cán bộ kế toán trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng ngay sau khi thực hiệnxong thủ tục thanh toán đối với trường hợp hồ sơ phải giải quyết ngay; trả lại tàiliệu, chứng từ cho khách hàng theo thời gian hẹn trên Phiếu giao nhận đối với loại

hồ sơ giải quyết trên 01 ngày làm việc

Các tài liệu, chứng từ trả lại khách hàng bao gồm: Liên chứng từ báo nợ chokhách hàng, hóa đơn thanh toán, liên 2 bảng kê chứng từ thanh toán (nếu có), các hồ

sơ, tài liệu khác có liên quan

- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu đã chi tiền lên cácliên chứng từ, trả 1 liên chứng từ chi cho khách hàng (liên báo nợ cho khách hàng)

Bước 7 Chi tiền mặt tại quỹ.

- Thủ quỹ nhận và kiểm soát chứng từ chi tiền mặt (ngày, tháng chứng từ; họtên, địa chỉ người lĩnh tiền, đối chiếu thông tin trên giấy CMND; số tiền bằng số vàbằng chữ; kiểm tra khớp đúng thông tin trên máy do kế toán chuyển sang và thôngtin trên chứng từ;

- Lập bảng kê chi tiền; nhập sổ quỹ trên chương trình máy tính; chi tiền chokhách hàng và yêu cầu khách hàng ký vào bảng kê chi và chứng từ chi; thủ quỹ kývào chức danh “thủ quỹ” và đóng dấu “đã chi tiền” lên bảng kê và các liên chứng từchi; sau đó trả 01 liên chứng từ chi cho khách hàng;

- Thủ quỹ trả các liên chứng từ còn lại cho kế toán theo đường dây nội bộ

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc Nhà nước

1.3.1 Yếu tố bên trong Kho bạc Nhà nước tỉnh

a, Chất lượng trình độ của đôi ngũ làm công tác kiểm soát chi của Kho bạc

Trang 28

Nhà nước

Xuất phát từ vị trí của con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất củamọi tổ chức, chất lượng và trình độ của con người là yếu tố then chốt quyết định sựhoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức

Vì vậy, chất lượng công tác kiểm soát chi phụ thuộc rất lớn vào trình độcán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng.Đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu

về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt, … Yêucầu trên không chỉ đối với cán bộ làm công tác kiểm soát chi ở các cơ quan tàichính, KBNN mà còn bao gồm cả cán bộ quản lý tài chính - kế toán ở các cơquan, đơn vị sử dụng NSNN

b, Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong KBNN tỉnh.

Việc quy định quyền hạn và trách nhiệm, nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN củaKBNN một cách rõ ràng cụ thể sẽ tăng cường vị trí, vai trò của KBNN đồng thờicũng nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Nếu cơ cấu tổ chức với các mối quan hệ trong bộ máy KBNN tỉnh khôngthống nhất, chồng chéo hoặc phân tán ra nhiều đầu mối thì sẽ dẫn đến tình trạng cắtkhúc trong quản lý, làm hạn chế hiệu quả kiểm soát chi

Sự phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận, cán bộ trong Kho bạc cũng có ảnhhưởng đến kiểm soát chi qua KBNN Nếu sự phân công hợp lý rõ ràng thì việc thựchiện kiểm soát mới hiệu lực và hiệu quả cao

c, Cơ sở vật chất - kỹ thuật của KBNN , đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin.

Thực tế cho thấy với sự hỗ trợ của tin học, một số khâu của công tác kiểmsoát chi được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều so với thực hiệntheo phương pháp thủ công Quá trình phát triển của hệ thống KBNN luôn được sựđầu tư lớn, kịp thời của Nhà nước để hoàn thiện cơ sở vật chât, kỹ thuật, phươngtiện làm việc, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin trong quá trình quản lýNSNN, đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về quy trình quản lý nghiệp vụ kiểm soátchi NSNN ngày một chặt chẽ, khoa học chính xác và tuân thủ cao, từng bước phù

Trang 29

hợp với thông lệ quốc tế Công cụ tin học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác

kế toán và công tác thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

1.3.2 Yếu tố bên ngoài môi trường Kho bạc Nhà nước tỉnh

a Thực trạng nền kinh tế

Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như ổn định hay lạm phát, tăng trưởnghay suy thoái …đều có ảnh hưởng đến hệ thống chính sách, quy định, định mức chitiêu Nếu kinh tế suy thoái, hoặc lạm phát cao sẽ tạo nên những khó khăn trongkiểm soát chi

b, Các quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN, chế độ, định mức chi và chế tài xử phạt

Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cùng các văn bản pháp quykhác, vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng côngtác kiểm soát chi Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các cơchế, quy trình kiểm soát chi phù hợp

Trước khi có Luật ngân sách, việc quản lý chi NSNN được thực hiện theocác văn bản dưới luật chủ yếu là do Bộ Tài chính ban hành, tính pháp lý không cao.Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý chi quỹ NSNN Việc chi quỹ NSNNchỉ mang tính xuất quỹ đơn thuần; cấp phát, thanh toán không gắn với với kiểm soátchi Từ đó dẫn đến tình trạng cấp phát không gắn với nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụngngân sách rút kinh phí về quỹ của đơn vị tự chi tiêu, trong khi việc kiểm tra, quyếttoán còn mang nặng tính hình thức nên lãng phí, tiêu cực khá lớn

Từ khi có Luật NSNN, cơ chế quản lý quỹ NSNN nói chung, kiểm soát chiNSNN nói riêng thực sự được xác lập trên cơ sở pháp lý và có hiệu lực pháp luậtcao Trước khi đồng vốn của ngân sách ra khỏi quỹ NSNN, KBNN phải kiểm tratính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu cần thiết và chỉ thực hiện chi ngân sách khi có

đủ các điều kiện theo quy định của Luật NSNN Thủ trưởng cơ quan KBNN cóquyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ điều kiện quy định và phảichịu trách nhiệm về quyết định của mình

Rõ ràng, phải có cơ sở pháp lý thì KBNN mới có thể xây dựng được quytrình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi

Trang 30

NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ tính toán, xây dựng dựtoán, phân bổ dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi tiêu

Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lýchi NSNN nói chung và hiệu quả công tác kiểm soát chi qua KBNN nói riêng Việcchấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn đểđánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các ngành, các cấp

Chế tài xử phạt nghiêm là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến kiểm soát chiNSNN

c, Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong ngành tài chính và sự phân cấp giữa KBNN từ trung ương đến các cấp địa phương

Cơ chế quản lý chi NSNN gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụquản lý chi NSNN của các cấp quản lý, các cơ quan quản lý cũng như sự phối hợpgiữa các cơ quan đó giúp cho mỗi cấp và mỗi cơ quan quản lý ngân sách làm việc

có hiệu quả hơn, từ đó tạo nên sự hiệu quả của cả hệ thống quản lý và kiểm soát chiNSNN Khi có sự phân định và phối hợp chức năng sẽ giúp cho các cơ quan biếtnhững công việc của mình và họ tự chịu trách nhiệm về những công việc của mình

sẽ làm đồng thời biết rõ phải phối hợp với ai, có thể phối hợp như thế nào Như vậy,mỗi cơ quan sẽ ý thức tự giác trong công việc và hoàn thành những việc được giao.Phân cấp quản lý tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ

Phối hợp giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính tại cácđơn vị sử dụng NSNN Kiểm soát luôn gắn liền với quản lý, có quản lý là cần đếnhoạt động kiểm soát Kiểm soát ở đây là kiểm soát giữa chức năng nhiệm vụ đượcpháp luật quy định và việc thực hiện chức năng trên thực tế Việc phân cấp quản lý

là sự phân công thẩm quyền trách nhiệm giữa các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý vàkiểm soát chi NSNN Cơ quan thanh tra, kiểm tra dễ dàng quy định được tráchnhiệm thuộc về cơ quan nào khi có sai phạm tránh tình trạng chung chung, tráchnhiệm không biết thuôc về cơ quan nào

Cơ chế phân cấp quản lý và phân định trách nhiệm của các cơ quan trong

Trang 31

việc kiểm soát chi NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểmsoát chi Nếu có nhiều cơ quan tham gia trong quá trình quản lý và kiểm soát chinhưng việc phân định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của các cơ quanđơn vị không rõ ràng, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm của người chuẩn chi đếnđâu, trách nhiệm của người kiểm soát chi đến đâu trước mỗi khoản chi tiêu của đơn

vị thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng giành quyền và đùn đẩy trách nhiệm, theo đó là tệquan liêu, cửa quyền, lãng phí… trong quản lý

d, Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Đối tượng của kiểm soát chi NSNN qua KBNN là các khoản chi tiêu của cáccấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp, về cơ bản thểhiện là các khoản chi của NSNN hằng năm được Quốc hội thông qua Do đó, nănglực và ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN có tác động không nhỏ đếnhoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN

Để sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả,các đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làmcăn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện Như vậy, KBNN mới có căn cứ thực hiệnkiểm soát chi

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành và tính tự giác của các đơn vị sử dụng kinhphí NSNN cũng có ảnh hưởng tới việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Năng lực của đơn vị sử dụng ngân sách ảnh hưởng đến chất lượng lập dựtoán của đơn vị Nếu dự toán lập ra chưa sát với tình hình nhiệm vụ chi thì sẽ phải

bổ sung, điều chỉnh nhiều lần trong năm, trực tiếp gây ảnh hưởng đến công tác kiểmsoát chi theo dự toán của KBNN

1.4 Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương và bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn La

Hơn 20 năm qua từ khi Kho bạc Nhà nước Sơn La được thành lập, cùng với

sự ra đời của luật NSNN đã tạo ra sự chuyển biến căn bản về công tác quản lý quỹ

Trang 32

NSNN trên tất cả các phương diện, từ khâu lập, duyệt, phân bổ, chấp hành đếnquyết toán và kiểm tra giám sát Theo đó, công tác kiểm soát chi cũng được thể chếhoá và trở thành một công cụ không thể thiếu của bộ máy Tài chính Nhà nước nóichung và địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng, bước đầu đã giúp cho cấp uỷ, chính quyềnđịa phương chủ động trong việc cân đối thu - chi, điều hành NSNN trên địa bàn,phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội Những kết quả đạtđược thể hiện trên các mặt sau:

Số thu NSNN trên địa bàn năm 2008 là 585.001 triệu đồng, đến năm 2012 là1.675.250 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với 5 năm về trước

Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Lai Châu thực hiện tốt công táccấp phát và kiểm soát chi NSNN đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toánđược duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giảiquyết kịp thời mọi khó khăn trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiệnđúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụngngân sách Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Sơn La đã góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công cuộc thực hành tiếtkiệm chống lãng phí và phòng chống tham nhũng Năm 2008 tổng chi NSNNqua KBNN Sơn La là 3.467.879 triệu đồng, đến năm 2012 tổng chi NSNN là8.694.123 triệu đồng tăng gần gấp 3 lần so với 5 năm trước Thông qua công táckiểm soát chi thường xuyên, KBNN Sơn La đã từ chối hàng trăm món tiền với sốtiền lên đến hàng tỷ đồng Năm 2012, KBNN Sơn La đã từ chối thanh toán vớitổng số tiền là 6.780 triệu đồng

Để có được kết quả trên, KBNN Sơn La đã tập trung làm tốt một số việc sau :

- Cập nhật thường xuyên các văn bản chế độ kịp thời tới các cán bộ nghiệp

vụ, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo của KBNN và của ngành Tài chính Phối hơpvới cơ quan tài chính tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các văn bản liên quan đến

cơ chế định mức tới các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn

- Áp dụng các ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát chi Các chương trình ứng

Trang 33

dụng được triển khai kịp thời và thông suốt đến toàn hệ thống Kho bạc trên địa bàn tỉnh.

- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ, chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đôi ngũcán bộ có năng lực vào những vị trí phù hợp Tổ chức bồi dưỡng đào tạo nâng caotrình độ đội ngũ CBCC với nhiều hình thức Sự nâng lên về trình độ chuyên môncủa đội ngũ cán bộ kiểm soát chi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự nâng lên vềchất lượng công tác kiểm soát chi

1.4.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc Nhà nước Phú Thọ

Cùng với quá trình thực hiện Luật NSNN, chi NSNN qua KBNN Phú Thọtăng nhanh trong các năm qua Nếu năm 2008 tổng chi NSNN trên địa bàn là2.698.000 triệu đồng thì đến năm 2012 tổng chi NSNN là 9.889.000 triệu đồng,tăng hơn 4 lần so với năm 2008, tốc độ tăng chi bình quân hàng năm trong giai đoạnnày là 24,4%

Những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng vàNhà nước : cải cách quản lý hành chính nhà nước, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chicho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo an sinh

xã hôi, đã làm cho chi thường xuyên trên địa bàn có sự gia tăng đáng kể về sốtuyệt đối Mặc dù có những khó khăn nhất định trong bố trí ngân sách để phục vụnhu cầu chi thường xuyên của các đơn vị dự toán song nhìn chung chi thườngxuyên NSNN trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được các nhu cầu chi tiêutối thiểu, cần thiết của các cơ quan quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp vàcác khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Để có được kết quả đó, bên cạnh những cơ chế chính sách mà tỉnh đã đề ranhư : tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính nên đơn vị dự toán đã chủđộng trong sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoànthành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức Thực hiện nghiêm túc việccông khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạtầng thì vai trò trong công tác kiểm soát chi của KBNN cũng được coi trọng hơn

Trang 34

Ngoài việc áp dụng các ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ đặc biệt làcông tác quản lý và kiểm soát chi NSNN thì công tác tuyển dụng cán bộ cũng đặcbiệt được coi trọng : chỉ tuyển những cán bộ có trình độ đại học, bằng khá trở lên

1.4.3 Bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh đối với Kho bạc Nhà nước Lai Châu

Một là, phải tranh thủ sự hỗ trợ của cấp chính quyền địa phương, biết phốihợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn tham mưu cho UBND ra các văn bảntrong lĩnh vực quản lý ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soátcác khoản chi ngân sách do địa phương quản lý

Hai là phải thường xuyên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyênmôn nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng Để làm được điều đóthì ngay khâu tuyển dụng đầu vào cũng phải có chất lượng, bố trí quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng kịp thời Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi không chỉ chú trọngđến năng lực chuyên môn mà còn phải lựa chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết

Ba là, tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ Kho bạcđặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thườngxuyên Nghiên cứu cách thức giao dịch sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hànggiao dịch vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi

Trang 35

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO

BẠC NHÀ NƯỚC LAI CHÂU

2.1 Khái quát tình hình tỉnh Lai Châu và Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu.

Ngày 26 tháng 12 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số30/2003/CT-TTg về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chia tách tỉnh và điều chỉnh địagiới hành chính tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI.Ngày 01 tháng 4 năm 2004, tỉnh Lai Châu chính thức được chia tách thành hai tỉnh

là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên Tỉnh lỵ mới chuyển về thị trấn PhongThổ, huyện Phong Thổ (nay là thị xã Lai Châu) Tỉnh Lai Châu bao gồm 01 thị xã(thị xã Lai Châu) và 07 huyện (Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, TamĐường, Tân Uyên và Than Uyên), với tổng số 108 xã, phường, trị trấn

Diện tích tự nhiên của tỉnh Lai Châu là 9.068,78km2, địa hình được tạo bởinhững dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, núi đồi cao và dốc xen kẽnhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối Sông có nhiều thácgềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng phát triển thủy điện Lai Châu cónhiều tài nguyên khoáng sản như: khoáng sản làm vật liệu xây dựng; khoáng sảnkim loại gồm sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, molypden, đất hiếm…

Dân số trung bình của tỉnh Lai Châu ước năm 2012 là trên 403,2 ngàn người,

có mật độ dân số 44,46 người/km2 Dân số thành thị trên 58,19 ngàn người (chiếm14,43%); dân số nông thôn là 3.445,01 ngàn người (chiếm 85,57%)

Sau gần 10 năm chia tách (2004 - 2013), với xuất phát điểm ban đầu là mộttỉnh có nền kinh tế kém phát triển; có nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp lạc

Trang 36

hậu; trình độ dân trí thấp… Lai Châu đã và đang nỗ lực tạo mọi điều kiện cần thiết

để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc điểmkinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu được khái quát trên các mặt sau đây:

* Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh LaiChâu đạt 13% năm, so với kế hoạch của giai đoạn này là không đạt kế hoạch (kếhoạch 14 - 15%/năm); năm 2011 - 2012 tăng bình quân 13,84% trong giai đoạn nàycũng không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch 14 - 15%/năm)

Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012 và các Báo cáo của UBND tỉnh

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang được chuyển dịch theo hướng giá trị sản xuấtcông nghiệp và xây dựng; dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao; nông - lâm nghiệp vàthủy sản giảm dần

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 36,41% - 33,46% - 30,13% năm 2008 sang

29,43% - 38,03% - 32,54% năm 2012 (xem biểu đồ 2.2) Mặc dù có sự thu hẹp lĩnh

vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ theo hướng cơ

Trang 37

cấu kinh tế hợp lý nhưng tốc độ chuyển dịch rất chậm từ 36,41% năm 2008 xuống29,43% năm 2012 Cơ cấu kinh tế này phản ánh trình độ phát triển của tỉnh còn ởmức thấp với tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm gần 30%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Theo Niên giám thống kê năm 2011 và Báo cáo tình hình thực hiện

kế hoạch năm 2012.

* Cơ cấu lao động và mức sống dân cư

Cơ cấu lao động phản ánh trình độ nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐHcủa tỉnh Lai Châu

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2012

là 236,12 ngàn người Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thì lao động làm trongngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được chuyển dịch từ 80,68% - 3,23 - 16,09

năm 2008 sang 60,60% - 20,88% - 18,52% năm 2012 (xem biểu đồ 2.3) Tuy tỷ

trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm song vẫn chiếmtới 60,60% và lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 18,52% Như vậy, chứng tỏrằng nguồn lao động của tỉnh chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao

Trang 38

Bên cạnh đó, lực lượng lao động trong lĩnh vực quản lý cũng bộc lộ nhiều hạn chế

về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp thiết chochính quyền tỉnh Lai Châu là tạo mọi điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứngđược yêu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ nói riêng và phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh nói chung

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động của tỉnh Lai Châu năm 2008 và 2012

Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 2010; Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Lai Châu và tự tính của tác giả.

- Về mức sống dân cư

Trang 39

Biểu đồ 2.4: Thu nhập, chi tiêu và tích lũy bình quân đầu người 1 tháng

Nguồn:Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu

Kinh tế của tỉnh Lai Châu các năm gần đây liên tục tăng trưởng, các chươngtrình thực hiện xóa đói giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, điều đó đã khuyến khíchnhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển sản xuất và kinh doanh, tạo thêm đượcnhiều việc làm mới nên mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện Năm 2012,GDP bình quân đầu người đạt 12,1 triệu đồng/người/năm [23], tăng 2,07 lần so với

năm 2008 (5.857,8 triệu đồng/người/năm) [5] (xem biểu đồ 2.4) Khi thu nhập tăng

lên thì khả năng tiêu dùng cũng tăng lên, sẽ thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh pháttriển do đó sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của tỉnh.Song, thu nhập có tăng nhưng tỷ lệ hộ nghèo của vẫn còn ở mức cao và đang có xuhướng giảm dần, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,06% so với năm 2011 (47,2%)

* Hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu của nền kinh tế

Từ khi chi tách tỉnh đến nay, Lai Châu đã nỗ lực trong việc xây dựng vàhoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế

Về hệ thống cấp nước, thoát nước

Đến năm 2012, hệ thống cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư và cơ bản phủ

Trang 40

khắp tại các khu đô thị, ngoài ra hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn cũng đãđược quan tâm đầu tư, đến nay đã hoàn thành được 50 công trình cấp nước đáp ứngcho trên 28 ngàn người sử dụng, và có 69,6% dân số nông thôn được sử dụng nướchợp vệ sinh.

Đối với hệ thống thoát nước nhìn chung đã được đầu tư đồng bộ ở các đô thị

và đang được triển khai đồng bộ với các tuyến đường tỉnh lộ, đường giao thông liênthông, bản

2.1.2 Kho bạc Nhà nước Lai Châu

a, Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với sự ra đời tỉnh Lai Châu, KBNN Lai Châu được thành lập và chínhthức đi vào hoạt động từ ngày ngày 1/1/2004 theo Quyết định số 231/QĐ-BTCngày 29/12/2003 về việc chia tách KBNN Lai Châu thành KBNN Lai Châu vàKBNN Điện Biên trực thuộc KBNN

Khi mới thành lập, KBNN Lai Châu có Văn phòng KBNN tỉnh và 5 KBNNhuyện trực thuộc Tháng 1/2009, huyện Tân Uyên được tách từ huyện Than Uyên

và Tam Đường Đến tháng 4/2013 huyện Nậm Nhùn được thành lập trên cơ sởhuyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ nâng tổng số đơn vị trực thuộc lên 7 KBNNhuyện Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, KBNN Lai Châu đã khẳngđịnh được vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính Nhà nước nói chung và

sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nói riêng, đã đáp ứng tốt yêu cầuquản lý tài chính ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh

b, Chức năng nhiệm vụ của KBNN Lai Châu.

Theo QĐ 362/QĐ-BTC ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì Khobạc Nhà nước tinh có chức năng, nhiệm vụ như sau:

1 Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các Kho bạc Nhà nước các huyện thực hiệncác hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước

2 Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kếtoán các khoản thu cho các cấp ngân sách

3 Thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoảnchi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 12/05/2015, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật NSNN (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thựchiện
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2003
3. Bộ Tài chính (2005), Lịch sử Tài chính Việt nam 1945- 2005, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Tài chính Việt nam 1945- 2005
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2005
4. Bộ Tài chính (2008), Một số vấn đề về kinh tế - Tài chính Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về kinh tế - Tài chính Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tàichính
Năm: 2008
5. Kho bạc Nhà nước (2000), Cẩm nang kiểm soát chi NSNN qua KBNN, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NxbTài chính
Năm: 2000
6. Kho bạc Nhà nước (2002), Cơ chế quản lý tài chính cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế quản lý tài chính cơ quan hành chính Nhànước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, chế độ tàichính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2002
10. Kho bạc Nhà nước (2010), KBNN Việt Nam - 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: KBNN Việt Nam - 20 năm xây dựng và phát triển
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2010
11. Kho bạc Nhà nước (2008-2011), Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia
Nhà XB: NxbTài chính
13. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2009), Giáo trình Kiểm toán hoạt động, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán hoạt động
Tác giả: GS.TS Nguyễn Quang Quynh
Nhà XB: NxbĐại học kinh tế Quốc dân Hà nội
Năm: 2009
14. Nguyễn Đức Thanh (2001), Hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc NSNN thực trạng và triển vọng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành- KBNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộcNSNN thực trạng và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Đức Thanh
Năm: 2001
15. TS. Mai Vinh (2003), Kiểm toán ngân sách Nhà nước, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán ngân sách Nhà nước
Tác giả: TS. Mai Vinh
Nhà XB: Nxb Đại học quốc giaTP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước Khác
9. Kho bạc Nhà nước (2009), Quy trình Giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24 tháng 11 năm 2009 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước) Khác
12. Hà Đức Trụ (2000), Đổi mới cơ chế quản lý quỹ NSNN trong hệ thống KBNN Khác
16. Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài chính (2003), Đề án cải cách quy trình cấp phát NSNN Khác
17. Kho bạc Nhà nước Lai Châu (2008 - 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Lai Châu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w