2.2.1 Giai đoạn từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 6/2001
Ngay từ khi ra đời, TTCK luôn mang cho mình rủi ro nhiều nhất. Chỉ số VN- Index từ 100 điểm trong ngày giao dịch đầu tiên – 28/7/2000, đến ngày 25/06/2001 đã tăng lên đỉnh 571,04 điểm với giá trị giao dịch mỗi phiên đạt khoảng 24 tỷ đồng, một con số đáng kể so với thị trường mới và vẫn còn đang rất khan hiếm hàng hóa như Việt Nam. Dù sau đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước đã điều chỉnh biên độ giao dịch cổ phiếu, đồng thời hạn chế khối lượng đặt lệnh, đưa thông tin về thời hạn nắm giữ cổ phiếu, đưa thêm hàng hóa vào niêm yết, nhưng việc mở rộng biên độ lớn trong khi khối lượng hàng hóa đưa vào thị trường không đáp ứng được nhu cầu Nhà đầu tư, nên giá chứng khoán ngày càng tăng mạnh (mỗi phiên tăng +7%), làm cho thị trường mất cân bằng cung – cầu lớn.
2.2.2 Từ đầu tháng 7/2001 đến đầu tháng 12/2004
Đây là giai đoạn cầu chứng khoán và giá chứng khoán giảm liên tục, trong vòng tháng 7, hàng loạt các mã cổ phiếu sụt giảm mạnh, điển hình như REE giảm 39,54%,…, và không có dấu hiệu phục hồi. Ủy ban chứng khoán nhà nước đã hạ thấp biên độ xuống +/-3% kể từ ngày 09/10/2001; hủy bỏ những hạn chế đặt lệnh mua, bán chứng khoán dẫn đến nhà đầu tư phải bán vội chứng khoán. Kết quả là sau 3 tháng chỉ số VN-Index giảm xuống ở mức khoảng trên 200 điểm và trên
80% nhà đầu tư bị thua lỗ nặng. Đây là giai đoạn niềm tin của nhà đầu tư bắt đầu suy giảm.
Thị trường sau đó tiếp tục ảm đạm, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên thị trường vẫn được duy trì ổn định nhờ một số mã cổ phiếu và trái phiếu bắt đầu được đưa vào giao dịch.
2.2.3 Giai đoạn từ tháng 1/2005 đến 2007
Ngày 08/03/2005, thực hiện Nghị định 187/CP về chuyển đổi các Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, hoạt động đấu giá các doanh nghiệp cổ phần hóa trên thị trường sơ cấp đã làm cho thị trường thứ cấp sôi động hơn. Quy mô thị trường năm 2005 tăng với tốc độ lớn nhất trong 5 năm qua, tính thanh khoản của thị trường cao hơn, có trên 31.000 giao dịch chứng khoán, tăng 45% so với năm 2004, tạo niềm tin và sự hứng khởi cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK, góp phần hoàn thiện TTCK Việt Nam. Ngay sau thời điểm khai trương, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội triển khai hoạt động đấu giá cổ phần cho các Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Năm 2006, TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh so với các năm trước đây. Song song với việc được nâng tầm về lượng và chất thì TTCK Việt Nam còn hàm chứa nhiều điều bất ngờ và có những bước ngoặt đột biến.
TTCK TP.HCM 4 tháng đầu năm 2006 có những bước tiến dài khi ngày 25/04/2006 chỉ số VN-Index đạt 632,69 điểm, một số phiên giao dịch nhu cầu mua tăng cao. Trong tháng 2 và 3/2006 khi số nhà đầu tư tham gia thị trường tăng vọt mà nguồn cung chưa thể tăng lên tương ứng thì các công ty niêm yết công bố ngay kế hoạch phát hành cổ phần và Ủy ban chứng khoán nhà nước gấp rút cấp phép cho những công ty mới chào sàn.
và tổng giá trị giao dịch cũng giảm theo (tháng 3/2006 giá trị giao dịch trung bình là 92,4 tỷ đồng/ phiên, tháng 4/2006 là 156 tỷ đồng/ phiên, tháng 5/2006 là 104 tỷ đồng/phiên và tháng 6/2006 chỉ còn 60 tỷ đồng/ phiên.).
Đầu năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC lần thứ 14. Ngay sau khi vòng đàm phán cuối cùng Việt Nam gia nhập WTO về nguyên tắc kết thúc, TTCK Việt Nam bắt đầu có tín hiệu theo chiều hướng đi lên bằng việc hàng loạt các CP tăng giá với mức độ tăng kịch trần trong nhiều phiên liên tục. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 4/2007 đến nay thị trường đã điều chỉnh “giảm nhiệt” với dao động của các CP lên xuống và VN-Index dao động ở mức 900 điểm đến 1000 điểm.
2.2.4 Giai đoạn thăng trầm năm 2008 và bước hồi phục năm 2009
Trong giai đoạn quý I và II/2008, VN-Index có những phiên giảm điểm liên tục cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm VN-Index rơi xuống đáy 366,02 điểm vào cuối quý II/2008, tính thanh khoản rất kém bình quân chỉ có 5.942.920 cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày.
Tuy nhiên nhờ những tin tốt lành từ chính sách nền kinh tế vĩ mô, nên quý III/2008, VN-Index liên tục tăng trong 10 phiên liên tiếp, tính thanh khoản rất khả quan với bình quân 17.486.971 cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày.
Tiếp theo sau đó là những chuỗi ngày giảm điểm của VN-Index rơi xuống đáy 235,5 điểm vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. TTCK Việt Nam vươn tới đỉnh 624,10 điểm, đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới và đạt kỷ lục về khối lượng cũng như giá trị giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 22/10/2009 với hơn 136 triệu cổ phiếu, tương ứng 6,414 nghìn tỷ đồng được giao dịch. TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở
2.2.5 Thị trường chứng khoán năm 2010
Đây là một năm thăng trầm của TTCK Việt Nam, khác với nhiều dự đoán lạc quan trước kia, nguyên nhân do những bất cập của nền kinh tế Việt Nam sau 1 năm thực hiện gói kích cầu, cũng như tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu, và nguy cơ suy thoái kép của nền kinh tế thế giới. Thị trường liên tục giảm điểm, đánh dấu một năm không tốt đẹp của thị trường chứng khoán 2010. Bởi những nguyên nhân sau:
- Nguồn cung ồ ạt trên thị trường, do hệ lụy các đà tăng điểm cuối năm 2009, đến cuối tháng 12/2010 tính cả trên toàn thị trường đã có đến 643 doanh nghiệp niêm yết, tương đương mức vốn hóa thị trường đạt 701,9 tỷ đồng. - Vấn đề tăng nóng của các cổ phiếu penny, do các cổ phiếu blue-chip không
được ưa chọn do tính thanh khoản kém. Thị trường bị dẫn dắt bởi những đội lái, hùa theo là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, có rất nhiều mã cổ phiếu hoạt động kinh doanh lỗ nhưng giá vẫn cứ tăng đều trong suốt 5 tháng đầu 2010.
- Tính dẫn dắt thị trường của các công ty chứng khoán giảm mạnh, mặc dù số lượng công ty chứng khoán niêm yết đã tăng lên 25 công ty năm 2010, tuy nhiên do chỉ tập trung dòng tiền vào các mã blue-chip trong khi chỉ số liên tục giảm, kết hợp với chiều hướng ngược lại của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán với mục đích đèo lái thị trường, tạo tính thanh khoản đã không thực sự hiệu quả, hệ quả để lại là nợ xấu, và phát sinh tranh chấp giữa khách hàng và công ty chứng khoán.
Tuy nhiên giai đoạn cuối năm 2010, do có dòng tiền khá lớn bất ngờ đổ vào thị trường nên đã tạo đà tăng điểm trong những phiên cuối năm, đặc biệt là dòng tiền từ khối ngoại từ việc chốt lời vàng và ngoại tệ khi tăng cường lượng mua vào các mã cổ phiếu. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố cần lưu ý, vì khi dòng tiền nóng này đột ngột tháo chạy khỏi thị trường sẽ gây nguy cơ giảm sâu thị trường gây tác động nặng nề đối với nền kinh tế.
2.2.6 Thị trường những tháng đầu năm 2011
tục diễn ra trong suốt các phiên giao dịch, và đến cuối tháng 3 VN-Index chỉ còn 461.1 điểm, tương ứng mức giảm 23.6 điểm so với cuối năm 2010. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch rất ít, làm cho tính thanh khoản của thị trường rất kém, dòng tiền đổ vào thị trường ngày càng ít đi. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi đà giảm điểm trong năm 2010 và tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2011.
- Lãi suất liên tục tăng cao, đặc biệt là lãi suất qua đêm (O/N) vào nữa cuối tháng 3 đã tăng trần lên đến 13.5%/năm, do những chính sách mới của Chính Phủ ra đời, đáng lưu ý nhất là quyết định số 379/QĐ-NHNN nâng lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu lên 12%, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Điều này khiến cho thị trường chứng khoán không còn là một kênh hấp dẫn so với những kênh đầu tư khác.
- Tỷ giá trong quý I không ngừng biến động, nhất là sau khi Ngân hàng nhà nước quyết định gia tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 đồng/USD lên 20,693 đồng/USD, tương đương 9.3%, khiến cho áp lực các mặt hàng ngày càng tăng giá trong ngắn hạn, đồng thời làm cho niềm tin về sự mất giá của đồng Việt Nam ngày càng lớn, điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài trở nên e ngại về sự ổn định của tỷ giá, dẫn đến dòng tiền nóng cuối năm 2010 đã dần biến mất, khiến cho thị trường trở nên ngày càng ảm đạm hơn.
- Ngoài ra, lạm phát là một vấn đề cấp bách và đáng lưu ý của bất kỳ nền kinh tế nào, và trong quý I/2010 lạm phát ở Việt Nam đã tăng 6.17% do việc gia tăng giá điện cũng như giá xăng dầu không ngừng gia tăng trong những tháng vừa qua khiến cho CPI liên tục tăng qua các tháng, điều này sẽ tác động xấu đến các yếu tố đầu vào của các công ty, khiến cho việc hoạt động kinh doanh hết sức khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
2.3 Công cụ đo lường rủi ro phổ biến: Độ lệch chuẩn
Phương pháp được dùng để đo lường rủi ro phổ biến nhất hiện nay là phương pháp độ lệch chuẩn và chỉ số độ lệch chuẩn - ứng dụng trong mô hình CAPM. Nó được dùng để tính toán rủi ro của từng tài sản tài chính, cũng như rủi ro toàn thị trường, ngoài ra còn được dùng như là thông số cơ sở để tính toán giá cả các sản phẩm tài chính phái sinh và ước tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của các tài sản tài chính.
2.3.1 Ưu điểm
Sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường rủi ro, người sử dụng chỉ cần thu thập dữ kiện về giá. Điều này thích hợp với điều kiện thị trường Việt Nam thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác, chính vì vậy việc sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường rủi ro đã trở thành phương pháp phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra với lợi thế tính toán đơn giản, độ lệch chuẩn được đa số nhà đầu tư Việt ưa thích. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời, đa số nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán đều là nhà đầu tư mới, chủ yếu đầu tư mang tính đầu cơ, nên việc tính toán nhanh lẹ, tiết kiệm thời gian và đơn giản, dễ sử dụng của phương pháp này được nhà đầu tư ở Việt Nam ưa chuộng.
2.3.2 Nhược điểm
Điều các nhà đầu tư quan tâm đến rủi ro của những khoản đầu tư là họ sẽ bị lỗ bao nhiêu, tuy nhiên phương pháp độ lệch chuẩn chỉ đo lường rủi ro tổng thể của khoản đầu tư, chứ không đưa ra một con số chính xác về khoản lỗ của các nhà đầu tư. Chính vì thế, khi đứng một mình phương pháp độ lệch chuẩn dường như không ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, kết quả của phương pháp độ lệch chuẩn chỉ mang tính tương đối, phương pháp này có thể bị ảnh hưởng bởi những biến ngoại lai, bất thường của tổng thể và đặc biệt bị tác động bởi thời kỳ quan sát của biến và phụ thuộc nhiều vào cách nhìn của người sử dụng.
Ngoài những khó khăn chung về tính chính xác của nó đã được đề cập ở trên, ở Việt Nam việc sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán rủi ro thị trường còn gặp một rào cản lớn là thị trường Việt Nam không hiệu quả. Nghĩa là giá cả chứng khoán không phản ánh đúng tình trạng thực của từng công ty cũng như tình hình biến động của nền kinh tế. Chính vì vậy giá chứng khoán không có tính đại diện cho thị trường, không có tính lịch sử nên khó để sử dụng trong việc ước lượng giá chứng khoán tương lai.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét lịch sử tồn tại của thị trường trong vòng hơn 10 năm qua, để một lần nữa chứng minh sự không hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, việc áp dụng độ lệch chuẩn để đo lường mức biến động của tỷ suất sinh lợi để giúp các nhà đầu tư sử dụng đưa ra các quyết định đầu tư là không hợp lý. Bởi vì khi quan sát một số mã cổ phiếu lớn như VIC có vốn hóa thị trường lớn, mã cổ phiếu có tính thanh khoản khá cao SSI, mã cổ phiếu REE gắn bó lâu đời nhất với thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi có cùng chung một kết luận rằng không có tính tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro giữa các mã cổ phiếu. Sau đây là chi tiết thống kê về mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro của từng mã cổ phiếu quan sát:
VIC: trong suốt giai đoạn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam đến thời kỳ quan sát, thì độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của VIC là 2.7265%, trong khi đó tỷ suất sinh lợi là 0.1675%. Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường tăng nhanh năm 2007 và thị trường bong bóng đổ bể 2008 thì độ lệch chuẩn có vẻ không biến động lớn vẫn giữ ở mức 2.7458% năm 2007 và 2.5576% năm 2008; nhưng tỷ suất sinh lợi lại thay đổi mạnh mẽ giảm từ 0.2904% năm 2007 xuống -0.1178% năm 2008. Có thể thấy rằng độ lệch chuẩn không tương quan lớn đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán.
SSI: Đây là mã cổ phiếu có tính thanh khoản thuộc nhóm cao trên
thị trường. Khác với VIC, SSI có độ lệch chuẩn cao hơn nhiều so với VIC. Trong suốt thời kỳ quan sát, độ lệch chuẩn của SSI đều vượt 3%, cụ thể 3.1623% năm 2007, 3.3556% năm 2008 và 3.0647% cả thời kỳ quan sát. Có thể thấy không có mức biến động lớn về tỷ suất sinh lợi của SSI, tuy nhiên tỷ suất sinh lợi qua từng
thời điểm lại có sự khác biệt khá lớn, cụ thế 0.2898% năm 2007, -0.6930% năm 2008 và -0.0508% cả thời kỳ quan sát.
VN-Index: Chúng ta cũng có thể thấy rằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi VN-Index dường như không thay đổi lớn trong giai đoạn quan sát từ 3/2002 đến 3/2011 dao động ở mức 1.77%, tuy nhiên trong khi cả thời kỳ quan sát tỷ suất sinh lợi đạt 0.0609% thì tỷ suất sinh lợi năm 2007 0.0825% và năm 2008 -0.4398%.
Từ những minh họa cụ thể ở trên đây, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng dường như không có mối tương quan giữa rủi ro thông qua cách tính