tục diễn ra trong suốt các phiên giao dịch, và đến cuối tháng 3 VN-Index chỉ còn 461.1 điểm, tương ứng mức giảm 23.6 điểm so với cuối năm 2010. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch rất ít, làm cho tính thanh khoản của thị trường rất kém, dòng tiền đổ vào thị trường ngày càng ít đi. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi đà giảm điểm trong năm 2010 và tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2011.
- Lãi suất liên tục tăng cao, đặc biệt là lãi suất qua đêm (O/N) vào nữa cuối tháng 3 đã tăng trần lên đến 13.5%/năm, do những chính sách mới của Chính Phủ ra đời, đáng lưu ý nhất là quyết định số 379/QĐ-NHNN nâng lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu lên 12%, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Điều này khiến cho thị trường chứng khoán không còn là một kênh hấp dẫn so với những kênh đầu tư khác.
- Tỷ giá trong quý I không ngừng biến động, nhất là sau khi Ngân hàng nhà nước quyết định gia tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 đồng/USD lên 20,693 đồng/USD, tương đương 9.3%, khiến cho áp lực các mặt hàng ngày càng tăng giá trong ngắn hạn, đồng thời làm cho niềm tin về sự mất giá của đồng Việt Nam ngày càng lớn, điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài trở nên e ngại về sự ổn định của tỷ giá, dẫn đến dòng tiền nóng cuối năm 2010 đã dần biến mất, khiến cho thị trường trở nên ngày càng ảm đạm hơn.
- Ngoài ra, lạm phát là một vấn đề cấp bách và đáng lưu ý của bất kỳ nền kinh tế nào, và trong quý I/2010 lạm phát ở Việt Nam đã tăng 6.17% do việc gia tăng giá điện cũng như giá xăng dầu không ngừng gia tăng trong những tháng vừa qua khiến cho CPI liên tục tăng qua các tháng, điều này sẽ tác động xấu đến các yếu tố đầu vào của các công ty, khiến cho việc hoạt động kinh doanh hết sức khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.