Mét trong những công cụ hữu hiệu giúp cho kiểm toán viên có thể nhanhchóng đánh giá khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị trong giaiđoạn tìm hiểu khách hàng theo thư hẹn kiể
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng kiểm toán làmột vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với quyết định và các côngviệc tiếp sau của một kiểm toán viên độc lập kiểm toán báo cáo tài chính
Đối với một công ty kiểm toán độc lập, công việc đánh giá sơ bộ hệ thốngkiểm soát nội bộ để có một cái nhìn khái quát nhất về hệ thống kiểm soát nội bộcủa đơn vị khách hàng Sau khi khẳng định được và mô tả tổng quát được về hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên cân nhắc dùa trên mốiquan hệ giữa chi phí bỏ ra để tiến hành cuộc kiểm toán và phần thu được từ mứcphí của cuộc kiểm toán để ra quyết định xem có nên kí kết hợp đồng kiểm toánhay không Nếu đồng ý thực hiện cuộc kiểm toán cho đơn vị khách hàng, cáckiểm toán viên tiếp tục tìm hiểu chi tiết hơn nữa, sâu sắc hơn nữa về hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng Từ đó, giả định mức rủi ro kiểm soát và đưa ra
kế hoạch chi tiết cho các bước công việc kiểm toán cần thực hiện về sau
Mét trong những công cụ hữu hiệu giúp cho kiểm toán viên có thể nhanhchóng đánh giá khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị trong giaiđoạn tìm hiểu khách hàng theo thư hẹn kiểm toán để đưa ra quyết định kí kếthợp đồng kiểm toán hay không; cũng chính công cụ này giúp kiểm toán viên cóđược một cái nhìn tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đểđưa ra mức rủi ro kiểm soát giả định, từ đó thực hiện các bước tiếp theo đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bé - Đó chính là bảng câu hỏi điều tra
Chính vì tầm quan trọng của bảng câu hỏi điều tra như được nêu ở trên
nên em quyết định chọn đề tài: “Sử dụng bảng câu hỏi điều tra trong đánh giá
sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ.” làm đề tài nghiên cứu cho đề án môn học của
mình
Do giới hạn về thời gian nên bài viết chỉ tập trung phân tích cách thứckiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi điều tra trong đánh giá sơ bộ hệ thốngkiểm soát nội bộ mà không đề cập đến việc kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏiđiều tra để tìm hiểu khách hàng
Để hoàn thành đề án này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vậtbiện chứng, tư duy logic xen kẽ, kết hợp với các phương pháp thu thập thôngtin, dịch một số tài liệu kiểm toán bằng tiếng Anh và cuối cùng là phươngpháp tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin
Trang 2Phần I: Tổng quan chung về công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách hàng.
I ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống kiểm soát nội bộ đến kiểm toán viên độc lập.
II Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Phần II: Bảng câu hỏi điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ.
I Khái niệm chung về bảng câu hỏi điều tra.
II Một số mẫu bảng câu hỏi điều tra hệ thống kiểm soát nội bộ.
Do giới hạn về thời gian và trình độ của mình nên đề án của em không thểtránh khỏi những thiếu sót, em mong muốn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảocủa thầy giáo để đề án của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22/11/2003 Hµ Néi, ngµy
Trang 3Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ làmột hệ thống chính sách và thủ tục được thiết kế bởi ban quản lý doanh nghiệpnhằm bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của cácthông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, và bảo đảm hiệu quả củahoạt động.
Theo đó, kiểm soát nội bộ là một chức nằng thường xuyên của các đơn vị,
tổ chức và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc đểtìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt racủa đơn vị:
Bảo vệ tài sản: Tài sản của đơn vị gồm cả tài sản hữu hình và vô
hình (bản quyền tác giả, thương hiệu, uy tín, hình ảnh của công ty…), cả tài sản
có hình thái vật chất và phi vật chất (sổ sách kế toán, các tài liệu, giấy tờ quantrọng…) Những tài sản này có thể bị đánh cắp, bị thất thoát , lạm dụng vàonhững mục đích sử dụng khác nhau có thể không đúng với mục đích đề ra củadoanh nghiệp hoặc có thể bị hư hại, bị háng hóc trước thời hạn sử dụng… Dovậy các doanh nghiệp phải thiết kế riêng cho doanh nghiệp mình một hệ thốngkiểm soát phù hợp để bảo vệ tài sản, chống mất mát, thất thoát
Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Đối với một doanh nghiệp,
thông tin là yếu tố đầu vào cho việc ra quyết định, đặc biệt là thông tin kinh tế,tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việchình thành các quyết định của các nhà quản lý Hệ thống kiểm soát nội bộ đượcthiết kế đáp ứng cho các yêu cầu đối với thông tin được cung cấp; thông tin phảiđảm bảo tính kịp thời về mặt thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạnghoạt động và phản ánh đầy đủ và khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạtđộng kinh tế, tài chính
Bảo đảm việc thực hiện các quy định pháp lý: Vì công ty là một
pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty, của
Trang 4các thành viên trong công ty Bất kì ai vi phạm công ty đều phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật, do vậy bản thân công ty phải đề ra các nguyên tắc phùhợp với các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đồng thời có thêm những nguyên tắc riêng tuỳ thuộctừng loại hình doanh nghiệp cụ thể…
Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý: Các quá
trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngõa sự lặp lại khôngcần thiết của các tác nghiệp, cắt bớt những thủ tục rườm rà, chồng chéo- gây ra
sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong doanhnghiệp
Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộhữu hiệu, thực hiện các hoạt động kiểm soát, điều hành, giám sát và duy trì cáchoạt động kiểm soát nhằm đạt được và kết hợp hài hoà bốn mục tiêu đã đề racủa tổ chức
1.2 Vai trò:
Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò rất quan trọng trong kiểm toán tàichính Nó đem lại thông tin về các loại rủi ro và khả năng rủi ro sai phạm trọngyếu có thể xảy ra trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp khách hàng H thốngkiểm soát nội bộ mang lại những thông tin cơ sở về quá trình, phương pháp, sổsách và báo cáo mà đơn vị được kiểm toán sử dụng để lập các báo cáo tài chínhcủa mình Kiểm toán viên muốn tìm hiểu sâu sắc về tính chính xác, trung thực
và tính hữu dụng của thông tin thì không những phải hiểu về chính bản thânthông tin đó mà còn phải hiểu được quy trình lập ra thông tin đó Do vậy, tìmhiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là căn cứ cho việc lập kế hoạch và xác định nộidung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán Nếu CR cao (tức là hệ thốngkiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng yếu) thì kiểm toán viên tiến hành nhiềuthử nghiệm cơ bản, và thực hiện nhiều vào thời điểm gần ngày kết thúc niên độ
kế toán Ngược lại, nếu CR thấp (hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng tốt)thì kiểm toán viên giảm số thử nghiệm cơ bản và thực hiện các thử nghiệm tạigiai đoạn giữa kỳ kế toán Có thể qua việc tìm hiểu khách hàng tiền kiểm toán,trong quan hệ cân nhắc giữa chi phí, thời gian bá ra thực hiện kiểm toán và kếtquả thu được (phí kiểm toán) kiểm toán viên có thể chấp nhận hoặc từ chối tiếnhành kiểm toán, hoặc có thể có sự trao đổi thoả thuận lại với doanh nghiệpkhách hàng về việc tăng giá phí kiểm toán
1.3 Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ:
Thông thường, hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị được ban quản
lý thiết kế gồm có bốn yếu tố chính sau: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán,các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ
1.3.1 Môi trường kiểm soát:
Trang 5Môi trường kiểm soát là một yếu tố cơ bản của bất kỳ hệ thống kiểm soátnội bộ nào Môi trường kiểm soát là yếu tố tạo nên màu sắc riêng của một tổchức; là nền tảng của các yếu tố khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ, nó kiếnthiết các nguyên lý và mô hình cho hệ thống kiểm soát nội bé
Môi trường kiểm soát vừa có vật chất cụ thể (hữu hình), vừa vô hình Môitrường kiểm soát bao gồm tất cả các nhân tố bên trong đơn vị và các nhân tố bênngoài đơn vị có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử
lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ Các nhân tố bên trong bao gồm:
Triết lý của Ban Giám đốc và phong cách hoạt động: Đó là nhân sinh quan,
quan điểm của Ban quản lý Nó ảnh hưởng tới ý thức, tâm lý hoạt động nhânviên Đó chính là phương thức điều hành công ty (Ban quản lý táo bạo, chấpnhận rủi ro vì mục tiêu lợi nhuận hay thận trọng, dè dặt, chắc chắn, rủi rothấp nhưng dể bỏ lỡ thời cơ
Độ liêm khiết và giá trị đạo đức: Đó là những chuẩn mực về tinh thần và lối
cư xử mà Ban Giám đốc tôn trọng, đó là ý thức, thái độ, sự tuân thủ của nhânviên công ty…
Cơ cấu về tổ chức: nói tới cách phân quyền trong bộ máy quản lý theo những
xu hướng khác nhau Hiện nay có ba xu hướng: Thứ nhất là mô hình tậptrung quyền lực; thứ hai là mô hình phân quyền; thứ ba là mô hình kết hợpcủa cả hai mô hình trên
Bảo đảm về năng lực: Năng lực được hiểu gồm có cả kiến thức và kĩ năng
cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ của bản thân Kiến thức là qua đúc kếthọc tập, nghiên cứu trên lý thuyết Muốn có kĩ năng, tức là muốn thành thạomột công việc thì phải có kinh nghiệm, phải được trải qua trên thực tế Nănglực của ban quản lý cũng như của các nhân viên trực tiếp sản xuất có ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả chung của hệ thống kiểm soát nội bộ
Chính sách cán bộ hoặc chính sách về nhân sự: nói tới việc sử dụng và bồi
dưỡng cán bộ của công ty như thế nào Bố trí nhân sự đúng người, đúng việc,phù hợp trình độ đã được đào tạo Công ty có các chính sách bồi dưỡng, giáodục nâng cao trình độ cán bộ hay không?
Kế hoạch và chiến lược: Công ty có một chiến lược và kế hoạch rõ ràng, có
định hướng phát triển cụ thể, hướng mọi hoạt động, nguồn lực vào mục tiêu
đã định, không dàn trải, chệch hướng Kiểm toán viên căn cứ vào kế hoạch
và chiến lược hoạt động của khách hàng để xem xét doanh nghiệp có địnhhướng phát triển lâu dài và rõ ràng hay không?
Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm soát: Thực hiện chức năng chỉ đạo chung
và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp khách hàng Kiểm toán viên cầntìm hiểu về trách nhiệm và tính năng động, hiệu quả của Hội đồng quản trị;
Trang 6tính độc lập, kinh nghiệm, mức độ tham gia và tính hợp lý đối với các hoạtđộng của họ.
Ngoài các nhân tố thuộc môi trường bên trong nêu trên, hệ thống kiểmsoát nội bộ còn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài Môi trường bênngoài bao gồm môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nưước và bộmáy quản lý ở tầm vĩ mô Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanhtuân theo pháp luật thì phải dùa trên các đường lối, chính sách kinh tế của Nhànước để lập kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp mình
1.3.2 Hệ thống kế toán:
Hệ thống kế toán (hay còn gọi là hệ thống thông tin kế toán) bao gồm hệthống sổ sách và quy trình kế toán Sản phẩm của hệ thống kế toán là các báocáo tài chính Một hệ thống kế toán được coi là hữu hiệu, cung cấp thông tintrung thực, phải thiết lập được những phương pháp và các loại sổ sách sao chođạt được các mục tiêu sau:
Tính có thực: cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệp vụ
không có thực vào sổ sách của đơn vị
Sự phê chuẩn: đảm bảo mọi nghiệp vụ xảy ra phảI được phê chuẩn hợp lý
bởi những người có thẩm quyền
Tính đầy đủ (trọn vẹn): bảo đảm những nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
được phản ánh trọn vẹn
Đo lường và tính giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán các
khoản giá và phí, bảo đảm tính chính xác hợp lý, phản ánh đúng giá trịnghiệp vụ theo phương pháp phù hợp
Chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi vào sổ phải
được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác, khớp đúngtrên các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phân loại và trình bày: những thông tin cần được phân loại dùa trên
những nguyên lý, chuẩn mực kế toán … và những quyết định của Nhànước Những thông tin cần được khai báo thì phải được khai báo Bảođảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tài khoản và ghi nhậnđúng đắn ở các loại sổ sách kế toán
Tính đúng kỳ: Bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực
hiện kịp thời theo quy định Nghiệp vụ phát sinh, thông tin của kỳ nàophải phản ánh đúng kỳ đó
1.3.3 Thủ tục kiểm soát (các hoạt động kiểm soát):
Các hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục mà Ban Giám đốcthiết lập nhằm hạn chế các rủi ro khiến cho đơn vị không đạt được mục tiêu củamình
Trang 7Các thủ tục kiểm soát trong đơn vị được thiết lập dùa trên ba nguyên tắc
cơ bản sau:
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng: trách nhiệm và công việc
được phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và nhiều người trong bộ phận.Nguyên tắc này tạo ra sự chuyên môn hoá trong công việc, giảm thiểuđược khả năng xảy ra của sai sót Có sự phân tách trách hiệm rõ rệt,không có sự trùng lắp, chồng chéo Có sự kiểm tra chéo lẫn nhau, vì vậytăng hiệu quả kiểm soát
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: có sự phân định trách nhiệm rõ ràng, tránh
kiêm nhiệm, tránh để một người thực hiện nhiều chức năng trong một quátrình nhằm ngăn ngõa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn:
+ Chế độ uỷ quyền: uỷ quyền thường xuyên (cấp dưới được cấp trên uỷquyền giao cho quyết định và giải quyết một số công việc trong một phạm
vi nhất định) và uỷ quyền tạm thời (Khi cấp trên nghỉ phép, nghỉ ốm hoặc
đi công tác vắng… uỷ quyền cho cấp dưới quyết định và giải quyết một sốcông việc cụ thể)
+ Sù phê chuẩn: Để tuân thủ tốt các quá trình kiểm soát, mọi nghiệp vụkinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn Sự phê chuẩn được thể hiện thôngqua hai loại: Phê chuẩn chung (được thực hiện thông qua việc xây dungcác chính sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấpdưới tuân thủ) và phê chuẩn cụ thể (được thực hiện theo từng nghiệp vụkinh tế nói riêng)
1.3.4 Kiểm toán nội bộ:
Kiểm toán nội bộ là bộ máy độc lập, trực thuộc lãnh đạo cao nhất của đơn
vị thực hiện các chức năng kiểm toán nghiệp vụ hàng ngày và kiểm toán bảngkhai tài chính ở các đơn vị trực thuộc
Không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có bộ phận kiểm toán nội bộ.Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, tính chất phức tạp của hoạtđộng kinh doanh, địa bàn hoạt động, trình độ chuyên môn của kế toán, nhà quảnlý…mà quyết định doanh nghiệp khách hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ haykhông, quy mô của kiểm toán nội bộ là lớn hay nhỏ…
Bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thườngxuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả củaviệc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ Bộ phậnkiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin kịpthời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp, chất lượng của hoạt độngkiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp
Trang 8 Tổ chức: trực thuộc cấp quản lý cao nhất trong đơn vị Điều này giúp cho
bộ phận kiểm toán nội bộ đạt được tính độc lập tương đối về chuyên môn
và địa vị, để phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ không bị giới hạn
Về nhân sù: các kiểm toán viên nội bộ phải có năng lực chuyên môn và
đạo đức nghề nghiệp
2 Kiểm toán viên độc lập sử dụng tài liệu của kiểm toán nội bộ.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sè 610 “Sử dụng tư liệu của kiểm
toán nội bộ” quy định: Kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng tư liệu của kiểm
toán viên nội bộ để trợ giúp khi kiểm toán báo cáo tài chính và được vận dụngkhi kiểm toán các thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công tykiểm toán Kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội
bộ để trợ giúp cho việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, nhưng vẫn phảIchịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung, lịch trình, phạm vi kiểm toán cũng như ýkiến đưa ra về báo cáo tài chính được kiểm toán Kiểm toán viên độc lập chịutoàn bộ trách nhiệm về ý kiến độc lập của mình đối với báo cáo tài chính Tráchnhiệm này không được giảm nhẹ khi kiểm toán viên độc lập sử dụng tư liệu củakiểm toán nội bộ
Kiểm toán viên độc lập khi nhận được một thư hẹn kiểm toán, sau khi tìmhiểu khách hàng, kiểm toán viên độc lập đã quyết định kí kết hợp đồng Việcđầu tiên trong quá trình thực hiện hợp đồng là kiểm toán viên độc lập tiến hànhtìm hiểu khách hàng, cụ thể là tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp khách hàng xem chúng có tồn tại thực sự không, hoạt động cóhiệu quả không để quyết định đưa ra mức rủi ro kiểm soát CR ước tính Giả sửqua quá trình đánh giá, kiểm toán viên độc lập đã thu thập được đầy đủ nhữngbằng chứng xác thực và đáng tin cậy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp khách hàng hoạt động tốt, khi đó, kiểm toán viên độc lập sẽ đưa ra nhữngquyết định cho kế hoạch kiểm toán của mình, các thủ tục kiểm toán cần áp dụng,thủ tục nào áp dụng nhiều, thủ tục nào áp dụng Ýt, áp dụng thủ tục nào vào thờiđiểm nào… để đạt được hiệu quả kiểm toán cao nhất, tức là với chi phí thấpnhất, thời gian thực hiện Ýt nhất nhưng thu được đầy đủ bằng chứng trung thực
và hợp lý đủ để ra kết luận kiểm toán, kết thúc quá trình kiểm toán
Để quyết định xem tài liệu của kiểm toán nội bộ có giá trị sử dụng haykhông, kiểm toán viên độc lập tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.Quyết định được điều này làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện cácthử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị khách hàng
Kiểm toán viên độc lập phải đánh giá đúng hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng do ba lÝ do chính sau:
Thứ nhất, kiểm toán viên độc lập muốn khẳng định xem tài của kiểm toán
viên nội bộ có sử dụng được không, qua đó đưa ra kế hoạch kiểm toán với cácthủ tục kiểm toán, các bước kiểm toán cụ thể cho giai đoạn thực hiện để giảm tối
Trang 9đa chi phí và thời gian thực hiện đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty kiểmtoán nhưng vẫn đảm bảo uy tín chất lượng kết luận kiểm toán của mình.
Thứ hai, trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sè 610 “Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ”, kiểm toán viên độc lập phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
về ý kiến độc lập của mình đối với báo cáo tài chính Trách nhiệm này khôngđược giảm nhẹ khi kiểm toán viên độc lập sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ
Do vậy, kiểm toán viên độc lập phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng một cách chi tiết, cụ thể, không được vì mục tiêu lợi nhuận mà cứ sửdụng tư liệu của kiểm toán nội bộ khi chưa đánh giá về giá trị sử dụng của nó,điều này sẽ dẫn đến kết luận kiểm toán sai lầm
Thứ ba, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sè 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng thường có
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ không hoàn toàn độc lập và dễ bị vô hiệu hoábởi chủ doanh nghiệp
+ Kiểm soát nội bộ thường chỉ hướng vào các nghiệp vụ thông thườngtrong doanh nghiệp và thực hiện rất hạn chế đối với các nghiệp vụ ở bên ngoàiđơn vị
Chính những hạn chế cố hữu trên là nguyên nhân làm giảm tính hiệu lựccủa hệ thống kiểm soát nội bộ, do vậy kiểm toán viên độc lập có nghĩa vụ đánhgiá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng để quyết định chính xácmức rủi ro kiểm soát CR
II ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sè 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nộibộ” quy định: Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể vàchương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả Kiểm toán viên phải sử dụng khảnăng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác địnhcác thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thểchấp nhận được
Trang 10Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp kháchhàng thông thường tuân thủ 4 bước sau:
1.1 Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là giai đoạntìm hiểu một cách khái quát nhất để nắm được điểm mạnh, điểm yếu nhất địnhcủa hệ thống kiểm soát nội bộ Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tìm hiểu về
hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên hai mặt chủ yếu: thiết kế kiểmsoát nội bộ (bao gồm thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiểmsoát); tính hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội bé
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán, trong đó kiểm toán viên phải tìm hiểu về thiết kế và vậnhành theo từng yếu tố cấu thành để:
Đánh giá xem liệu các báo cáo tài chính có thể kiểm toán được haykhông? Kiểm toán viên phải thu thập thông tin về tính trung thực của BanGiám đốc trong việc lập và trình bày các sổ sách kế toán để được thoảmãn là các bằng chứng thu được có thể chứng minh cho các số dư trênbáo cáo tài chính
Nhận diện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng
Quyết định về mức đánh giá thích hợp của rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đếnrủi ro phát hiện từ đó ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứngkiểm toán cần thu thập
Có kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp
1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sè 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ”, quy định: Sau khi hiểu được hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ,
kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ
sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểmtoán viên đưa ra những kết luận ban đầu về rủi ro kiểm soát
Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi
ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại Nếu mức CR kiểm toán viên giảđịnh lớn hơn mức rủi ro kiểm soát lớn nhất có thể chấp nhận được (theo quanđiểm của kiểm toán viên hoặc theo quy định của doanh nghiệp) thì kiểm toánviên sẽ đi thẳng vào thử nghiệm cơ bản, bỏ qua thử nghiệm kiểm soát hoặc từchối kiểm toán Nếu mức CR kiểm toán viên giả định nhỏ hơn mức rủi ro kiểmsoát lớn nhất có thể chấp nhận được thì kiểm toán viên đi thẳng vào bước 3: chitiết thẩm định, đánh giá lại mức CR giả định trước và tính ra con số cụ thể
Trang 111.3 Tiến hành các thử nghiệm kiểm soát:
Công việc này giúp kiểm toán viên xác định xem các thủ tục kiểm soátnội bộ được áp dụng tại đơn vị có hữu hiệu không
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sè 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nộibộ” quy định kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thuthập bằng chứng về sự đầy đủ, về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ trên các phương diện:
Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được
thiết kế sao cho có khả năng ngăn ngõa, phát hiện và sửa chữa các sai sóttrọng yếu
Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt
động một cách hữu hiệu trong suốt niên độ kế toán
Căn cứ vào vết tích để lại sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm soát, cócác phương pháp tương ứng:
Có dấu vết để lại: 2 phương pháp:
+ Kiểm tra tài liệu: chữ ký tắt, dấu hiệu riêng… của người thực hiện kiểmsoát
+ Phương pháp làm lại: kiểm toán viên tiến hành tính toán lại, thực hiệnlại
Không có dấu vết: 2 phương pháp:
+ Phỏng vấn nhân viên của đơn vị
+ Thực hiện lại, quan sát lại các hoạt động liên quan
1.4 Đánh giá chính thức rủi ro kiểm soát:
Sử dụng các phương pháp bổ sung: thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản trêncác số dư và các nghiệp vụ (nếu they cần thiết) để xác minh kết quả thử nghiệm
và đưa ra kết luận
2.Các phương pháp tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng, kiểm toánviên sử dụng một trong ba phương pháp hoặc sử dụng hai trong ba phương pháphoặc kết hợp cả ba tuỳ thuộc đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểmtoán: vẽ các lưu đồ, lập bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ và lập bảng câuhỏi điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1 Bảng tường thuật hệ thống kiểm soát nội bộ:
Khái niệm: Bảng tường thuật (Narrative) về hệ thống kiểm soát nội bộ là
sự mô tả bằng văn bản về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng
Trang 12Bảng tường thuật đúng cách của hệ thống kế toán và các thể thức kiểmsoát liên quan gồm bốn đặc điểm sau:
Gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống Thí dụ: bản tường thuật
phải nói rõ đơn đặt hàng của khách đến từ đâu và các hoá đơn bán hàngphát sinh như thế nào
Tất cả các quá trình đã xảy ra Thí dụ: nếu số tiền bán hàng được xác
định theo một chương trình vi tính là nhân lượng hàng gửi đi với giá tiêuchuẩn của hàng tồn kho thì điều này cần phải được mô tả
Sự chuyển giao của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống Việc lưu trữ
chứng từ, gửi chứng từ cho khách hàng, huỷ chứng từ… đều phải đượctrình bày
Dấu hiệu chỉ rõ các thủ tục kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá rủi
ro kiểm soát Các thủ tục này bao gồm: sự phân tách trách nhiệm và kiểm
toán nội bé
Phạm vi áp dụng: Việc sử dụng bảng tường thuật rất thông dụng đối với
các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ có hệ thống kiểm soát nội bộ đơn giản, dễ mô
tả
Ưu điểm: Bảng tường thuật kiểm soát nội bộ dễ thực hiện, cung cấp thêm
sự phân tích về cơ cấu kiểm soát giúp kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn về hệthống kiểm soát nội bé
Nhược điểm: Bất lợi của bảng tường thuật là khó mô tả các chi tiết của cơ
cấu kiểm soát nội bộ bằng các từ rõ và đơn giản để làm cho nó dễ hiểu mà vẫncung cấp đủ thông tin cho việc phân tích có hiệu quả các quá trình kiểm soát vàđánh giá rủi ro kiểm soát
2.2 Lưu đồ:
Khái niệm: Lưu đồ (Flowchats) là sự trình bày các tài liệu và sự vận động
liên tiếp của chúng bằng các ký hiệu và vẽ biểu đồ Hay nói cách khác, lưu đồ làdùng sơ đồ theo trình tự logic diễn tả về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vịkhách hàng
Một lưu đồ đầy đủ cũng bao gồm bốn nội dung đã nêu ở phẩn đặc điểmbảng tường thuật Có hai loại lưu đồ là lưu đồ ngang và lưu đồ dọc
Phạm vi áp dụng: Lưu đồ cũng thường được sử dụng đối với các doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các nghiệp vụ không quá phức tạp
Ưu điểm: Lưu đồ có thể cung cấp một cái nhìn khái quát và súc tích về hệ
thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng Lưu đồ được thể hiện bằnghình ảnh nên có giá trị rất lớn, đem lại lượng thông tin nhiều Lưu đồ rất có Ýchđối với kiểm toán viên và được sử dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá.Một lưu đồ được lập tốt giúp cho việc nhận diện những thiếu sót của các hệ
Trang 13thống vận hành Lưu đồ giúp kiểm toán viên nhận xét chính xác hơn về các thủtục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểmsoát cần bổ sung.
So với bảng tường thuật thì lưu đồ được đánh giá cao hơn vì theo dõi một
sơ đồ dễ hơn là đọc một bảng tường thuật Ngoài ra, cập nhật một sơ đồ cũng dễhơn cập nhật một bảng tường thuật
Nhược điểm: Lưu đồ chỉ thích hợp sử dụng cho những hệ thống tiêu
chuẩn, nếu có những nghiệp vụ bất thường có thể không thể hiện được trên lưu
đồ và phải sử dụng kèm với bảng tường thuật mô tả những nghiệp vụ bấtthường Khó khăn khi thực hiện vẽ lưu đồ, đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình
độ chuyên môn cao Việc mô tả lưu đồ thường mất nhiều thời gian và đôi khikhông cho phép xác định điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ
2.3 Bảng câu hỏi điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Không cần thiết phải sử dụng cả bảng tường thuật và lưu đồ để mô tảcùng một hệ thống vì cả hai phương pháp đều có mục đích mô tả dòng vận độngcủa chứng từ và sổ sách trong một hệ thống kế toán Song, đôi khi chúng vẫnđược kết hợp sử dụng Quyết định nên sử dụng phương pháp nào hay kết hợp cảhai phụ thuộc vào hai yếu tố: sự thoải mái tương đối đối với hiểu biết của cáckiểm toán viên năm hiện hành cùng các năm sau và chi phí tương đối của quátrình chuẩn bị
Việc sử dụng kết hợp bảng câu hỏi điều tra với lưu đồ hay với bảng tườngthuật sẽ giúp kiểm toán viên hiểu biết tốt hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng Trong thực tế, các kiểm toán viên thường sử dụng kết hợp cácphương pháp này để cung cấp cho kiểm toán viên một hình ảnh rõ nét nhất về hệthống kiểm soát nội bé
Theo như phân tích các ưu, khuyết điểm của ba phương pháp trên chúng
ta nhận thấy rằng việc sử dụng kết hợp bảng câu hỏi điều tra với lưu đồ sẽ đápứng cao cho việc hiểu biết hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng.Bởi lưu đồ cung cấp một cái nhìn khái quát về hệ thống, còn bảng câu hỏi lànhững bảng kiểm tra hữu Ých để nhắc nhở kiểm toán viên về nhiều loại kiểmsoát khác nhau có thể tồn tại Khi được sử dụng đúng đắn, sự kết hợp haiphương pháp này sẽ cung cấp cho kiểm toán viên một sự mô tả tuyệt vời về hệthống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp khách hàng
Trang 14PHẦN II: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.
I Khái niệm chung về bảng câu hỏi điều tra
1 Khái niệm.
Bảng câu hỏi điều tra (Questionaires) là một bảng câu hỏi về hệ thốngkiểm soát nội bộ đặt ra một loạt các câu hỏi về các quá trình kiểm soát trongtừng lĩnh vực kiểm toán, kể cả môitrường kiểm soát Bảng câu hỏi điều tra được
sử dụng như một phương tiện để chỉ cho kiểm toán viên các khía cạnh của hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà có thể chưa đầy đủ
2 Thiết kế bảng câu hỏi.
2.2 Mẫu bảng câu hỏi điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Bảng câu hỏi điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệpkhách hàng được thiết kế rất đa dạng Có thể bảng câu hỏi chỉ gồm các câu hỏiđược liệt kê, người được hỏi sẽ trả lời “Có”, “Không” hoặc “Đúng”, “Sai”, cóthể kèm theo giải thích và bình luận của người được hỏi Có thể bảng câu hỏi chỉgồm một số câu hỏi cơ bản, gợi ý cho người được hỏi, người được hỏi sẽ trả lời
và điền thêm những thông tin hoặc thêm những câu hỏi mà họ cho là cần thiếtđối với trường hợp cụ thể của họ… Nhưng tựu chung lại, dù là hình thức nào đichăng nữa, bảng câu hỏi được thiết kế để nhằm lấy được thông tin từ người đượchái
Có một dạng bảng câu hỏi yêu cầu người được hỏi nếu câu trả lời là “Có”thì phải kèm theo giải thích cho ý kiến của mình, còn câu trả lời “Không” thìkhông yêu cầu giải thích Dạng bảng câu hỏi này gây tâm lý không muốn trả lời
Trang 15“Có” cho người được hỏi Do vậy, khi thu hồi bảng kết quả về, kiểm toán viênnhận được rất nhiều câu trả lời “Không” Nếu kiểm toán viên căn cứ vào kết quảcủa bảng điều tra này thì sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá không xác đáng về
hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng
Thực tế đã chứng minh rằng, bảng câu hỏi điều tra phải được thiết kế thậtđơn giản, chi tiết (tức là những câu hỏi đặt ra càng chi tiết thì kiểm toán viêncàng thu được nhiều thông tin), không đòi hỏi nhiều ở người được hỏi, tạo mọiđiều kiện để người được hỏi sẵn sàng và có thể trả lời trong mọi điều kiện khônggian, thời gian; miễn sao kiểm toán viên thu thập được thông tin cần thiết Dovậy, bài viết này chỉ đề cập đến một mẫu bảng câu hỏi điều tra được thiết kếdưới dạng các cột, người được hỏi chỉ việc trả lời bằng cách tích vào cột có đáp
án lùa chọn Phần bình luận, giải thích của người được hỏi không bắt buộc, tuỳngười trả lời muốn bình luận hay không…
Bảng câu hỏi được thiết kế với yêu cầu trả lời “Có”, “Không” hoặc
“Không áp dụng” (NA) Các câu trả lời “Không” phản ánh nhược điểm tiềm Èncủa hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc phản ánh sự thiếu hụt, sự không đầy đủ của
hệ thống kiểm soát Với câu trả lời “Không” là một bằng chứng rất thuyết phụcđối với kiểm toán viên vì chính bản thân người trong đơn vị khách hàng côngnhận điểm yếu của mình
Mẫu bảng câu hỏi được lùa chọn để nghiên cứu:
Câu hái Có Trả lờiKhông NA Nhận xét, đánh giá
3 Phân loại bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi được phân thành 2 loại tùy theo mục đích tìm hiểu hệ thốngkiểm soát nội bộ của kiểm toán viên
3.1 Câu hỏi kiểm soát nội bộ (ICQs):
ICQs: Internal Control Questionnaires
Khái niệm: Câu hỏi kiểm soát nội bộ là các câu hỏi được thiết kế để xác
định xem những hoạt động kiểm soát hiện đang tồn tại có đáp ứng được các mụctiêu kiểm soát nhất định hay không
Trang 16Câu hỏi chính trong ICQs là “ Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế cóchất lượng như thế nào?”
Khi các điểm mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ được xác định ở phầnhành nào, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm toán ở những phần hành liên quan.Khi phát hiện ra điểm yếu, các câu hỏi thường được hỏi là:
+ Những sai phạm nào sẽ phát sinh do bị ảnh hưởng bởi những điểm yếutrên?
+ Những sai phạm phát sinh đó có trọng yếu không?
+ Cần phải tiến hành những thủ tục nào tiếp theo để phát hiện và xác địnhđược những sai phạm đó?
Trên thực tế có nhiều dạng câu hỏi ICQs, nhưng tất cả đều phải tuân theohai nguyên tắc sau:
Liệt kê một bảng câu hỏi để xác định những thủ tục kiểm soát kỳ vọng cótồn tại không
Bảng câu hỏi phải được thiết kế tổng quát thành một mẫu chuẩn để có thể
sử dụng cho mọi nghiệp vụ
Ưu điểm: Hệ thống câu hỏi kiểm soát ICQs có một số ưu điểm sau:
+ Nếu hệ thống câu hỏi kiểm soát được chuẩn bị kĩ lưỡng, chi tiết thì cóthể bảo đảm rằng mọi thủ tục kiểm soát đều được đánh giá
+ Dễ dàng và nhanh chóng cho việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi ICQs.+ Dễ dàng sử dụng và kiểm soát
Nhược điểm: Tuy có những ưu điểm nêu trên song hệ thống câu hỏi kiểm
có tác dụng nhiều lắm so với mục tiêu kỳ vọng khi thiết kế ra chóng
3.2 Câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (ICEQs):
ICEQs: Internal Control Evaluation Questionnaires
Khái niệm: Câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là các câu hỏi
được thiết kế nhằm xác định xem những kiểm soát đang tồn tại có ngăn ngõađược những sai phạm nhất định hay những bỏ sót hay không
Trang 17Hiện nay, các công ty kiểm toán thường phát triển và áp dụng một kĩ thuậtđánh giá quan tâm nhiều đến việc đánh giá khả năng xuất tồn tại sai phạm hơn làviệc đánh giá hệ thống kiểm soát kỳ vọng được khách hàng thiết kế có hoạtđộng không Điều này được thực hiện bằng cách giảm thiểu những tiêu chuẩnkiểm soát cho mỗi nghiệp vụ, thay vào đó là việc kiểm toán viên thiết lập một hệthống các câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Đặc điểmcủa những câu hỏi này là chúng tập trung vào dấu hiệu của những sai phạm hoặc
sự bỏ sót có thể xảy ra ở từng giai đoạn, từng pha của các chu trình kiểm toánnếu kiểm soát yếu
Ưu điểm:
+ Do hệ thống câu hỏi ICEQs được thiết kế dùa trên các mục tiêu hơn lànhững kiểm soát nhất định nên hệ thống câu hỏi ICEQs dễ dàng áp dụng vớimột loạt các câu hỏi đa dạng hơn là hệ thống ICQs
+ Hệ thống các câu hỏi thường được lập sẵn nên kiểm toán viên có thểtiến hành nhanh chóng
+ Ưu điểm chủ yếu của phương pháp bảng câu hỏi là sự hoàn thiện tươngđối về mặt thông tin của từng lĩnh vực kiểm toán mà một phương tiện tốt có thểlàm được
+ Các câu trả lời thu được từ hệ thống câu hỏi ICEQs giúp cho kiểm toánviên xác định được những điểm cần tập trung kiểm toán, xác định được nhữngthủ tục kiểm soát chính cần áp dụng trong suốt quá trình đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ
+ ICEQs có khả năng nêu bật những phần hành, khoản mục có kiểm soátyếu để kiểm toán viên tập trung thực hiện nhiều thử nghiệm chi tiết
Nhược điểm:
+ Nhược điểm chủ yếu của hệ thống câu hỏi ICEQs là những phần riêng
lẻ của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng được nghiên cứu màkhông cung cấp một cái nhìn khái quát
+ Mét mẫu bảng câu hỏi chuẩn thường được thiết kế chung không phùhợp được với mọi loại hình doanh nghiệp khách hàng kiểm toán
+ Kết quả thu được từ bảng câu hỏi được kỳ vọng có giá trị sử dụng lớn,nhưng nó phụ thuộc nhiều vào ý chí của quan của người trả lời Người được hỏi
có thể đưa ra các câu trả lời phản ánh hệ thống theo bản thân những gì anh tasuy nghĩ về hệ thống kiểm soát nội bộ mà chưa chắc đã phản ánh đúng sự thực
về hệ thống Điều này có thể do người được hỏi không nắm bắt kịp thời mọi sựthay đổi trong hệ thống hoặc do vốn hiểu biết hạn chế của bản thân anh ta
Loại hình bảng câu hỏi kiểm toán viên độc lập hay sử dụng là ICEQs bởi
nó cho phép kiểm toán viên có một cái nhìn chi tiết và đầy đủ, không bỏ sót cácvấn đề quan trọng, giúp kiểm toán viên có được kết luận sơ bộ tổng quan về hệthống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng được kiểm toán
Trang 18Trong phần này bài viết chỉ đề cập đến bảng câu hỏi đánh giá hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng (ICEQs)
1 Doanh nghiệp khách hàng sử dụng kế toán thủ công.
Trang 191.1 Chu trình bán hàng – thu tiền:
Khách hàng: Công ty ABC Ngày kiểm toán: …/…/…
Kiểm toán viên: XNgày hoàn tất kiểm toán: …/…/…
Ngµy hoµn tÊt kiÓm to¸n: …/…/…
Kiểm tra bởi: YNgày hoàn tất kiểm tra: …/…/… Ngµy hoµn tÊt kiÓm tra: …/…/…
được phê chuẩn và các đơn đặt hàng của
khách đã được chấp nhận hay không?
II.Các nghiệp vụ tiêu thụ được phê chuẩn
đúng đắn:
1 Phương thức thanh toán của khách hàng
có được phê chuẩn bởi nhân viên có trách
nhiệm không?
2 Lệnh vận chuyển bằng văn bản đánh số
trước có được quy định cho mọi hàng hoá
xuất đi hay không?
3 Có sử dụng bảng giá đã phê chuẩn hay
2 Chứng từ vận chuyển có được kiểm soát
từ văn phòng theo cách có thể đảm bảo là
tất cả hàng bán đều đã được tính tiền hay
không?
3 Chứng từ vận chuyển có được đánh số
trước và theo dõi ghi sổ hay không?
4 Hoá đơn bán hàng có được đánh số trước
và theo dõi ghi sổ hay không?
IV.Doanh thu ghi sổ là của số hàng được
đặt mua và được tính tiền, ghi sổ chính
xác:
1 Có sự so sánh độc lập giữa lượng hàng
Trang 20gửi trên chứng từ vận chuyển và hoá đơn
bán hàng hay không?
2 Có sự thẩm tra nội bộ, nhận định giá và
chịu trách nhiệm với hoá đơn bán hàng hay
1 Có sự so sánh độc lập giữa doanh thu ghi
sổ với cơ cấu tài khoản hay không?
VI.Doanh thu ghi sổ căn cứ theo thời gian:
1 Có sự so sánh độc lập giữa ngày ghi trên
chứng từ vận chuyển với ngày được vào sổ
2 Hàng tháng có sự điều hoà giữa sổ phụ
các khoản phải thu với sổ cái tổng hợp hay
không?
Các khoản giảm trừ doanh thu:
1 Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá
hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại có
được phê chuẩn của người phụ trách
không?
1.2 Chu trình mua hàng – thanh toán:
CÂU HÁI TRẢ LỜI Nhận xét,đánh giá
Có Không NA
Mua hàng:
1 Có sự bảo đảm hợp lý rằng hàng hoá,
dịch vụ không thể nhận được nếu thiếu giấy
ghi nợ của nhà cung cấp?
2 Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ là căn cứ
để ghi nhận nợ?
3 Chỉ ghi nhận nợ cho những khoản mục
đã được phê chuẩn và với một số lượng
thích đáng?