Trước yêu cầu phát triển GD và những thay đổi nhanh chóng của môitrường kinh tế - xã hội, đội ngũ CBQL các trường THCS còn nhiều bất cập vềtrình độ ĐT, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
8 Những luận điểm cần bảo vệ 6
9 Đóng góp mới của luận án 7
10 Cấu trúc của luận án 7
Chương 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 14
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 17
1.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 18
1.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 19
1.2.4 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 26
1.3 Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đối với CBQL trường THCS 27
1.3.1 Đổi mới giáo dục phổ thông 27
1.3.2 Vai trò của người cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 29
1.3.3 Đặc trưng lao động của người cán bộ quản lý trường THCS 30
Trang 21.3.4 Mô hình nhân cách người cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông 34
1.3.5 Những thách thức đối với người cán bộ quản lý trường THCS 40
1.4 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 42
1.4.1 Sự cần thiết phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 42
1.4.2 Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 49
1.4.3 Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 50
1.4.4 Chủ thể quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 53
1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 54
Kết luận chương 1 59
Chương 2 61
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 61
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 61
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 61
2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục THCS ở các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 61
2.1.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 64
2.2 Thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN 66
Các tỉnh Vùng KTTĐPN chúng tôi khảo sát có 547 trường THCS, số cán bộ quản lý là 1340 được cơ cấu như sau: (chỉ tính riêng địa bàn chọn mẫu khảo sát) 66
2.2.3 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 96
Trang 32.3 Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS và phát triển
đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN 104
2.3.1 Mặt mạnh 104
2.3.2 Mặt hạn chế 104
2.3.3 Nguyên nhân 105
Kết luận chương 2 107
Chương 3 109
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ 109
TRƯỜNG THCS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG .109
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 109
3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 109
3.1.2 Nguyên tắc toàn diện 109
3.1.3 Nguyên tắc hiệu quả 109
3.1.4 Nguyên tắc thực tiễn 109
3.1.5 Nguyên tắc khả thi 109
3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS 110
3.2.1 Xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ quản lý 110
3.2.2 Xây dựng bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 118
3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL trường THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 126
3.2.4 Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS 132
3.2.5 Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 138
Trang 43.3 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 142
3.3.1 Mục đích khảo sát 142
3.3.2 Nội dung khảo sát 142
3.3.3 Phương pháp khảo sát 142
3.3.4 Đối tượng khảo sát 142
3.3.5 Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 142
3.4 Tổ chức thực nghiệm giải pháp 145
3.4.1 Mục đích thực nghiệm 145
3.4.3 Nội dung, đối tượng và thời gian thực nghiệm 145
3.4.3 Tiêu chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm 146
3.4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 146
Kết luận chương 3 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
1 KẾT LUẬN 149
2 KIẾN NGHỊ 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 160
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Giáo dục (GD) nước ta đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu Cách mạng khoa học công nghệ,thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ đã tạo
ra nhiều cơ hội to lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệpphát triển GD Muốn GD thực hiện tốt sứ mệnh của mình, bên cạnh việc đổimới toàn diện tất cả các khâu từ quản lý, đào tạo (ĐT) đến cơ sở vật chất,phương tiện dạy học, một trong những điều quan trọng cần phải làm chính làxây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) đủ về số lượng, đồng
bộ, hợp lý về cơ cấu, có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt
Chính vì vậy, cùng với đội ngũ GV, phát triển đội ngũ CBQL là một trongnhững nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) đặcbiệt quan tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X của Đảngkhẳng định: “Giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhànước trong giáo dục - đào tạo” [25] Điều này một lần nữa lại được nhấn mạnh
ở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020: “Đổi mới toàn diện nềngiáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủhóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triểnđội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [13] Báo cáochính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI của Đảng cũng đề ra phương hướng phát triển GD&ĐT từ nayđến năm 2020 là: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi” [26]
1.2 Trong hệ thống GD quốc dân ở nước ta, cấp THCS có vai trò rất
quan trọng Điều 27, Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục THCS nhằm giúp họcsinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có hiểu biết ởtrình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếptục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [68].Trong bối cảnh mới, GD THCS phải có trách nhiệm cùng với nền GD quốcdân đổi mới toàn diện nền GD Việt Nam, đưa GD nước ta hội nhập cùng thếgiới Để thực hiện được những nhiệm vụ GD quan trọng đó, bên cạnh yêu cầu
Trang 6về xây dựng, kiện toàn cơ sở vật chất, sử dụng đội ngũ GV có đầy đủ phẩmchất đạo đức, năng lực chuyên môn, công tác quản lý trường học cũng phảiđược đặc biệt coi trọng Một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quảcủa công tác quản lý trường học chính là chất lượng của đội ngũ CBQL.CBQL trường THCS vừa là nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo, nhà hoạtđộng xã hội nên đòi hỏi họ phải đạt những yêu cầu cao về phẩm chất vànăng lực để quản lý nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
1.3 Tuy đội ngũ CBQL GD nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS
nói riêng có vai trò quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng GD củanhà trường nhưng hiện nay, đội ngũ CBQL GD chưa thực sự đáp ứng nhữngyêu cầu về phẩm chất, năng lực trong bối cảnh GD đang đổi mới và hội nhậpquốc tế Trước yêu cầu phát triển GD và những thay đổi nhanh chóng của môitrường kinh tế - xã hội, đội ngũ CBQL các trường THCS còn nhiều bất cập vềtrình độ ĐT, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, đặc biệt là khả năngthích ứng với việc đổi mới GD,… Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 - 2020của Chính phủ cũng đã chỉ rõ: “Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưađáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới Đội ngũ nhàgiáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiệnthiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnhhưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội Năng lực của một bộphận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp” “Nguyên nhân của nhữngyếu kém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưatheo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tưduy về giáo dục chậm đổi mới Một số vấn đề lý luận mới về phát triển giáodục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế chưa được nghiên cứu đầy đủ Chưa nhận thức đúng vai tròquyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lýnhà nước về giáo dục Chưa nhận thức đầy đủ và thiếu chiến lược, quy hoạchphát triển nhân lực của cả nước, của các bộ ngành, địa phương Năng lực của
cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao” [6], [13]
Trang 7Điều này bắt nguồn từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng,
bổ nhiệm, chính sách đãi ngộ đối với CBQL các trường THCS chưa đượcnghiên cứu, áp dụng một cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn Ban Bí thưTrung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/06/2004 vềviệc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Chỉthị nêu rõ: “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm vớinhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục Chế độ, chính sách còn bất hợp lý,chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này Tìnhhình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảnlý giáo dục một cách toàn diện” [1] Để đáp ứng những yêu cầu ngày càngcao của công tác quản lý trường THCS như hiện nay, việc không ngừng nângcao chất lượng của đội ngũ CBQL là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết
Nghiên cứu đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần
tháo gỡ những tồn tại hiện nay của đội ngũ CBQL trường THCS, góp phần để
GD THCS ở Việt Nam đạt mục tiêu đã đặt ra trong bối cảnh đổi mới và hộinhập quốc tế về GD hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp pháttriển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông,góp phần nâng cao chất lượng GD THCS
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường
THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường
THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông
4 Giả thuyết khoa học
Đổi mới GD phổ thông đang đặt ra những yêu cầu mới đối với CBQLtrường THCS Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp tác động đếncác thành tố cấu trúc của quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THCS,tập trung vào công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựngmôi trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ CBQL trường THCS; xây
Trang 8dựng và ban hành tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểmVùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) thì có thể phát triển đội ngũCBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường
THCS
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ CBQL
trường THCS ở các tỉnh Vùng KTTĐPN
5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
5.4 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất Thực
nghiệm một số giải pháp
6 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng,Phó Hiệu trưởng các trường THCS ở các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN nhằm đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
- Khảo sát đánh giá thực trạng và thăm dò sự cần thiết và tính khả thi củacác giải pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS ởcác tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, TiềnGiang thuộc Vùng KTTĐPN, từ năm 2010 đến nay Thực nghiệm một số giảipháp đề xuất ở thành phố Hồ Chí Minh
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống
Các trường THCS là cấp học trong GD phổ thông của hệ thống GD quốcdân Những vấn đề về GD THCS đều được nghiên cứu, xem xét trong mốiquan hệ tác động qua lại giữa GD THCS với các cấp học GD tiểu học vàTHPT cũng như với hệ thống lớn là hệ thống GD quốc dân
Đội ngũ CBQL trường THCS là chủ thể của quá trình quản lý trườngTHCS, vì vậy phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phải gắn liền với việcthực hiện mục tiêu GD THCS, yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới phươngpháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường THCS hiện nay
Trang 9Mặt khác, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cũng là một
hệ thống bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biệnchứng với nhau và với việc phát triển các hoạt động khác của GD THCS nóiriêng và GD - ĐT nói chung, trước yêu cầu đổi mới GD phổ thông và hộinhập quốc tế
7.1.2 Tiếp cập theo chuẩn
Việc tiếp cận theo chuẩn để thấy được phẩm chất năng lực của đội ngũCBQL trường THCS đã đạt được ở mức độ nào so với chuẩn hiệu trưởng, từ
đó có giải pháp cho việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQLtrường THCS
7.1.3 Tiếp cận quản lý phát triển nguồn nhân lực
Trong cách tiếp cận này phân tích thực tế là thực hiện thống kê và phântích tình hình đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh Vùng KTTĐPN, từ đó cóđánh giá đúng về thực trạng đội ngũ Từ đánh giá này, xem xét mức độ đápứng của đội ngũ hiện tại với yêu cầu đổi mới GD phổ thông
7.1.4 Tiếp cận thực tiễn
Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cần được tính đến nhữngđặc điểm kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển GD phổ thông của các tỉnhthuộc Vùng KTTĐPN; đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà trường phù hợp vàđáp ứng được nhu cầu của thực tiễn
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệukhoa học có liên quan; Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ
- Ngành) về phát triển GD, xây dựng đội ngũ CBQL GD các cấp nhằm tìm
hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu, sắp xếp chúng thành một hệthống để hình thành giả thuyết khoa học và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Phương pháp phân loại, hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các thông tinthành những đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, cho phép thấy đượcbức tranh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu
7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 10- Phương pháp điều tra:
Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận án, thống
kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đội ngũCBQL các trường THCS của các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN, từ năm 2010đến nay; đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
- Phương pháp chuyên gia:
Thông qua hội thảo, hội nghị khoa học, qua hỏi ý kiến các chuyên gia
GD, CBQL GD các cấp có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình đội ngũCBQL các trường THCS Vùng KTTĐPN và các giải pháp đề xuất
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Xuất phát từ thực tiễn sinh động của GD THCS, từ người thật, việc thậtcủa CBQL trường THCS để lấy ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả cho việcđề xuất của tác giả về các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trườngTHCS ở các tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN
- Phương pháp thực nghiệm
Áp dụng thử vào thực tiễn một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQLtrường THCS đã được đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của.giảipháp trên thực tế
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lý các kết quảnghiên cứu
8 Những luận điểm cần bảo vệ
8.1 Đội ngũ CBQL GD giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chấtlượng GD Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là một yêu cầu kháchquan và cấp bách, nhằm nâng cao chất lượng GD THCS, đáp ứng yêu cầu đổimới căn bản, toàn diện GD&ĐT, hội nhập quốc tế
8.2 Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là phát triển nguồn nhân lựcQLGD Vì vậy, nội dung, cách thức phát triển đội ngũ này phải dựa trên nộidung, cách thức phát triển nguồn nhân lực nói chung, mặt khác phải dựa trênđặc trưng lao động quản lý và mô hình nhân cách CBQL trường THCS
8.3 Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS Vùng KTTĐPN đãđược thực hiện và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trước yêu
Trang 11cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cần thiết phải đổi mới công tác pháttriển đội ngũ này, chú trọng vào các khâu quy hoạch, ĐT, bồi dưỡng, đánhgiá, xây dựng và ban hành chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với VùngKTTĐPN, áp dụng chính sách đãi ngộ, khuyến khích, tạo động lực làm việccho đội ngũ CBQL trường THCS, tăng cường giao quyền tự chủ và phân cấpquản lý Đây là những giải pháp cơ bản để phát triển một cách hiệu quả độingũ này.
9 Đóng góp mới của luận án
9.1 Luận án đã góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về phát triểnđội ngũ CBQL GD nói chung, đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng trước yêucầu đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông; làm rõ vai trò, đặc trưng laođộng, mô hình nhân cách của người CBQL trường THCS trong bối cảnh hiện nay.9.2 Đưa ra được bức tranh khá toàn diện, xác thực về thực trạng đội ngũCBQL trường THCS và thực trạng phát triển đội ngũ này ở các tỉnh VùngKTTĐPN
9.3 Xây dựng được hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trườngTHCS
9.4 Xây dựng Bộ tiêu chuẩn CBQL trường THCS phù hợp với đặc điểmcác tỉnh Vùng KTTĐPN; đề xuất chương trình bồi dưỡng đáp ứng nhu cầucủa CBQL trường THCS
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lýtrường trung học cơ sở
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lýtrường THCS
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục phổ thông
Trang 12Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL trường học
1.1.1.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước
- Vị trí, vai trò của CBQL trường học
Các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc,Singapor,… luôn xem nhà giáo và CBQL GD là điều kiện quyết định của sựnghiệp GD và phát triển GD Đặc biệt là vai trò của người đứng đầu nhàtrường
Mô hình quản lý trường học ưu việt SEM [5], đề cập đến lãnh đạo nhà
trường, lãnh đạo tài năng: “Người lãnh đạo phải nêu gương sáng, có khả năng
lãnh đạo, hiểu rõ mục đích, tôn trọng, khuyến khích nhân viên Một ngườilãnh đạo lĩnh hội được sứ mệnh của trường học với các mục tiêu cụ thể, nănglực lãnh đạo tốt, và sự thông cảm cũng như tôn trọng đồng nghiệp sẽ là độnglực cho những người khác noi theo Với vai trò của minh, hiệu trưởng phảivạch ra một tầm nhìn đối với những thành tích, kết quả dự định đạt được vàtạo ra một môi trường học tập lý tưởng cho học sinh và cả giáo viên Hiệutrưởng cần duy trì liên tục mục đích tăng cường năng lực cho giáo viên để đốimặt với thử thách hiện tại và tương lai và luôn phấn đấu vì sự phát triển đểhướng tới nền giáo dục toàn diện cho học sinh và giáo viên” Trong mô hìnhnày, lãnh đạo nhà trường được xếp vào tiêu chí số một
Henry Mintzbeg [61] đã chỉ ra vai trò của nhà quản lý trong sự kết hợpgiữa quyền hạn với trách nhiệm Họ vừa là người đại diện của tổ chức; ngườilãnh đạo; người liên lạc; người tiếp nhận thông tin; người phổ biến thông tin;người phát ngôn; nhà doanh nghiệp; người khắc phục khó khăn; người phânphối nguồn lực; người đàm phán
- Định hướng phát triển đội ngũ CBQL trường học
Phát triển nguồn nhân lực luôn là chiến lược quan trọng của mỗi quốcgia Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn là nhiệm vụ trọng yếu
Trang 13của mỗi tổ chức Quản lý phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ CBQL đãđược rất nhiều trường phái và tác giả quan tâm.
Trường phái quản lý theo quá trình tiếp cận qua việc thực hiện các chứcnăng quản lý cho đến nay vẫn là trụ cột của lý luận quản lý Từ tiếp cận theoquá trình dẫn đến yêu cầu nhà quản lý phải có năng lực thực hiện các chức
năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra [12].
Các trường phái quản lý hiện đại dựa trên cơ sở các thành tựu mới củakhoa học hành vi, khoa học quản lý kinh tế, Kast và Rosenzweig cho rằngtrong lịch sử loài người "việc thiết lập một tổ chức và một phương thức quảnlý tương ứng hữu hiệu là một thành tựu to lớn” [12] Tổ chức là một hệ thốngmà trong đó các thành viên cùng làm việc, hợp tác nương tựa vào nhau để tồntại, tổ chức mang tính cơ cấu và tính thống nhất Như vậy, tổ chức không chỉlà cơ cấu mà còn là sự thống nhất các năng lực của bộ phận lãnh đạo quản lý,người lãnh đạo quản lý trong sự nỗ lực phát triển năng lực của các thành viên
Những nghiên cứu gần đây nhất của Robert E.Quinn, Đại họcMichigan; Sue R Facerman, Đại học Bang New York tại Albany; Mintzberg
H, Michael P.Thompson, Đại học Brigham Young; Michael R.Mc Grath, Bộphận nhân sự quốc tế US (Master of Leadership and Management) [60], [61]
đi từ các tiếp cận khác nhau đã khái quát thành 4 mô hình quản lý Mô hìnhmục tiêu, Mô hình quy trình nội bộ, Mô hình quan hệ con người, Mô hình hệ
thống mở Đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo quản lý phải thích ứng và cần có các năng
lực: chỉ huy và thực hiện, giám sát và điều phối, hướng dẫn và thúc đẩy, môigiới và đổi mới
Từ các quan điểm quản lý chất lượng, IBSTPI (International Board of
Standards for Training Performance and Intruction) [52], đưa ra năng lực nhà
quản lý gồm 4 nhóm: nền tảng cơ bản, lên kế hoạch và phân tích, thiết kế vàphát triển, kỹ năng và quản lý
Nhiều công trình nghiên cứu của Henry Mintzberg [61] với những tưtưởng hàng đấu về quản lý J Peter Drucke [16] với những luận điểm lớnvề tổ chức và lãnh đạo quản lý, M.Losey, S.Meisinger và D.Ulrich [60] vànhững bàn luận về tương lai của quản trị nhân sự, gợi ý những ý tưởngquan trọng hình thành năng lực lãnh đạo trong bối cảnh mới Các nhà khoa
Trang 14học quản lý dù là bàn cho hiện tại hoặc hướng tới tương lai, không aikhông coi nguồn lực do năng lực con người mang lại vấn đề trọng tâm,người lãnh đạo tìm thấy họ, động viên họ, sử dụng họ, đào tạo họ và khicần thì sàng lọc là trung tâm tất cả những điều mà lý luận phát triển nguồn
nhân lực đang bàn đến.
Các kết quả nghiên cứu sâu sắc và để đi vào thực tế, các tác giả quantâm tới mô hình quản lý theo các thành tố quá trình Fom, Tichy và Devenna(1984) khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của cả quá trình tuyển chọn, đánhgiá, phát triển và tưởng thưởng Mô hình Guest về quản lý phát triển nguồnnhân lực có sáu thành tố: chiến lược, chính sách, đầu ra nguồn nhân lực, đầu
ra hành vi, kết quả thực hiện và hiệu quả tài chính Bratton và Gold xem xétviệc quản lý phát triển nguồn nhân lực như là một quá trình bao gồm: lập kếhoạch, tuyển chọn, đánh giá, đãi ngộ, phát triển, giao tiếp và tham gia.Warwick thì cho rằng quản lý phát triển nguồn nhân lực gồm 5 thành tố: bốicảnh bên ngoài, bối cảnh bên trong, nội dung chiến lược, bối cảnh quản lýnguồn nhân lực, nội dung quản lý nguồn nhân lực Tuy diễn đạt có thể khácnhau, nhưng khá thống nhất về các khâu của quá trình quản lý phát triển
nguồn nhân lực bao gồm: lập kế hoach, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đánh giá,
đào tạo bồi dưỡng, chính sách trả công và khen thưởng
Trong bối cảnh hiện nay, GD ở tất cả các quốc gia đang chịu tác độngsâu sắc bởi xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin vàtruyền thông Những ý tưởng về dân chủ hóa trong GD của John Dewey [17],việc xác định các trụ cột trong GD được xây dựng trên nền tảng học tập suốtđời và xây dựng xã hội học tập của J Delor Những tư duy tiếp cận hệ thốngvà liên kết tri thức trong GD của Edgar Morin [32] sẽ là những định hướngquan trọng cho việc xác định tầm nhìn và phát triển phẩm chất năng lực củacác nhà QLGD, quản lý nhà trường
- Yêu cầu, giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường học
Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu tập trung vào cácvấn đề như: phương pháp và cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL có chấtlượng cho các nhà trường [90]; chương trình bồi dưỡng CBQL phải đượcphát triển và cập nhật như thế nào để đáp ứng với sự phát triển của khoa học -
Trang 15công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa [83]; những kỹ năng,phong cách lãnh đạo hoặc những năng lực mà CBQL cần có để đảm bảo thựchiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu nhà trường [83], [91], [95],[102]; xây dựng và phát triển các chuẩn ĐT CBQL để có thể ĐT nhữngCBQL (với tư cách là nhà quản lý, nhà lãnh đạo trường học) đáp ứng đượcvai trò lãnh đạo và quản lý nhà trường, đảm bảo cho nhà trường thành công;xây dựng và phát triển các chuẩn (yêu cầu, tiêu chí) mà CBQL phải đạt được
để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường trong đỉều kiện hiện nay [87],
[88], [91], [95], [97], [99], [102] Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu về phát triển GD, QLGD, quản lý nhà trường có đề cập đến vai trò, chức trách, nhiệm vụ và hoạt động nghề nghiệp của CBQL Mục tiêu của các nghiên cứu nêu trên là tìm cách nâng cao chất lượng của nhà quản lý trường học để đáp ứng yêu cầu quản lý trường học, đảm bảo cho nhà trường thực thi tốt sứ mạng ĐT nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của các quốc gia [90], [92], [84] Một xu thế đã và đang diễn ra trong quá trình cải cách GD tại các quốc gia là thực hiện quản lý dựa trên chuẩn, do vậy có khá nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề chất lượng của CBQL so với chuẩn đã để ra.
Về chương trình ĐT, bồi dưỡng CBQL, Đại học Nam Florida đã quyđịnh Chuẩn chương trình ĐT cho nhà quản lý trường học là chương trình tíchhợp gồm mười một vùng kiến thức, kỹ năng theo bốn lĩnh vực lớn: 1/ Lãnhđạo chiến lược; 2/ Lãnh đạo tổ chức; 3/ Lãnh đạo GD; 4/ Lãnh đạo chính trịvà cộng đồng [82]
Chương trình ĐT nhà lãnh đạo trường học theo các nhóm năng lực: nănglực sư phạm, GD và thiết lập; năng lực kiểm soát; năng lực lãnh đạo; năng lực
Trang 16-Tác giả Đặng Thành Hưng [50] đã chỉ rõ Mỹ là một trong số các nướcđầu tiên xây dựng chuẩn trong GD từ những năm 90 của thế kỷ tnrởc, hầu hếtcác lĩnh vực GD đều xây dựng và ban hành chuẩn, thực hiện QLGD dựa vàochuẩn
1.1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn quan tâm đến công tác GD, rèn luyện, ĐT và bồi dưỡng cán bộ
Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL GD được Đảng, Nhà nước và Chủ
tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng Đặc biệt, trong những năm gần đây, nước
ta đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển độingũ nhà giáo và CBQL GD Điều đó được đề cập ở nhiều Nghị quyết, Chỉ thịcủa Đảng và Nhà nước [4], [5], [20], [22], [26], [27], [6], [7], [8], [13], [14],[65], tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL
GD
- Vị trí, vai trò của CBQL trường học
Luật giáo dục qui định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lýcác hoạt động của nhà trường” [68] Điều lệ trường THCS, trường THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học)[7] cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.CBQL trường học là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, có tráchnhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệmtrước các cơ quan quản lý cấp trên ra các quyết định quản lý, tác động điềukhiển các thành tố trong hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ GD&ĐT được quy định bằng luật pháp hoặc bằng các văn bản, thông tinhướng dẫn do các cấp có thẩm quyền ban hành
Công trình nghiên cứu “Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học Việt Nam theo hướng chuẩn hóa” của tác giả Trịnh Thị Hồng Hà [34] đã đề cập và khái
quát vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học Trong thực tế: “1/ Vai trò quảnlý trường học với tư cách là một tổ chức hành chính, sự nghiệp và nhân sự,tác nghiệp hoặc chuyên môn; 2/ Vai trò người lãnh đạo tập thể thực hiệnchương trình GD qua con người và tổ chức người thuộc nhà trường 3/ Vai tròngười phối hợp, tham gia các hoạt động GD tại cộng đồng, địa phương; 4/ Vai
Trang 17trò nhà GD và người GV như các nhà giáo khác; 5/ Vai trò nhà tư vấn vàhướng dẫn chuyên môn cho GV Là nhà tư vấn cho phụ huynh và học sinh; 6/Vai trò người học tích cực, thường xuyên, đi đầu và cổ hiệu quả trong pháttriển nghề nghiệp và phát triển cá nhân; 7/ Vai trò tổ chức và trực tiếp nghiêncứu, ứng dụng triển khai các hoạt động khoa học - công nghệ trong nhàtrường.
- Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CBQL trường học
Tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định: Trong sự nghiệp đổi mới GD, việcphát triển đội ngũ CBQL GD được đặt ra như một yêu cầu cấp bách hàng đầucủa việc tiếp tục triển khai, điều chỉnh, đổi mới và nâng cao chất lượng GD[36]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết "Có cán bộ tốt việc gì cũng xong, muônviệc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [62]
- Định hướng phát triển đội ngũ CBQL trường học
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 chỉ rõ, phát triển đội ngũnhà giáo và CBQL GD là giải pháp then chốt để đạt được mục tiêu chiến lược[13, tr.10]
Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL
GD cần phải quy tụ vào ba vấn đề chính: số lượng, chất lượng, cơ cấu Trên
cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL, tác giả đã đề xuất bốngiải pháp phát triển đội ngũ CBQL GD: Mọi cấp QLGD đều xây dựng đượcquy hoạch CBQL GD cho đơn vị và gắn liền với quy hoạch này là các côngviệc cần triển khai để ĐT bồi dưỡng CBQL GD theo quy hoạch; xây dựng hệthống tiêu chuẩn đối với CBQL GD các cấp; có chính sách hỗ trợ tinh thần,vật chất thỏa đáng với CBQL GD; tổ chức lại hệ thống trường, khoa ĐTCBQL GD [43, tr.283]
- Yêu cầu, giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường học
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cách mạng cần phải có các
phẩm chất: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư và trí, tín, nhân, dũng, trung, hiếu [62].
Tác giả Nguyễn Đức Trí đã đưa ra các yếu tố năng lực của người CBQL
cơ sở ĐT theo cách tiếp cận của R.Katz: năng lực chuyên môn; năng lực quan
Trang 18hệ với con người và năng lực khái quát [74].
Theo tác giả Trần Ngọc Giao, làm rõ yêu cầu năng lực của người CBQLnhà trường trong bối cảnh hiện nay là: xác định tầm nhìn chiến lược; xâydựng văn hóa tổ chức; quản lý điều hành tổ chức; xây dựng mối quan hệ phốihợp; huy động nguồn lực; gắn kết chính trị, phục vụ phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra, cần phát triển năng lực của ngườiCBQL GD, như: năng lực gây ảnh hưởng, năng lực lựa chọn ưu tiên, năng lựcgiải quyết vấn đề, tầm nhìn [10, tr.108]
Tác giả Nguyễn Văn Đệ đã phân tích năng lực quản lý của CBQL giáodục, quản lý nhà trường đề xuất “tạo dựng mẫu hình cán bộ quản lý mới trongkhông gian giáo dục hội nhập” [29]
Tác giả Vũ Ngọc Hải trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về pháttriển QLGD nước ta qua 25 năm đổi mới đã chỉ ra một trong những giải phápđổi mới QLGD trong bối cảnh hiện nay là chuẩn hóa và nâng cao chất lượngđội ngũ CBQL GD: cơ cấu lại đội ngũ CBQL GD; đào tạo, bồi dưỡng theoyêu cầu chuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
GD cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phát triển lực lượngcán bộ lãnh đạo và QLGD có tầm nhìn và năng lực thích ứng với các điềukiện thay đổi kinh tế, xã hội, môi trường, tận tâm, thạo việc, có năng lực điềuhành [10, tr.338]
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS
Theo tác giả Hà Thế Ngữ, yêu cầu trước tiên của người hiệu trưởngtrường THCS là phải nhận thức đúng đắn đối tượng và mục tiêu, nội dungquản lý; phải hiểu những đặc trưng bản chất của trường THCS, phải tuân theocác nguyên tắc quản lý, vận dụng khéo léo các phương pháp quản lý thì côngtác quản lý nhà trường mới có hiệu quả [64]
Tác giả Cao Viết Sơn đã chỉ ra một trong những giải pháp phát triển độingũ CBQL trường THCS theo quan điểm chuẩn hóa là tăng cường công tácbồi dưỡng: cần cập nhật và bổ sung kịp thời các nội dung kiến thức mới trongchương trình bồi dưỡng hàng năm Không ngừng đổi mới phương pháp vàhình thức bồi dưỡng Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học,trang bị các kiến thức và kỹ năng cho người quản lý, giúp họ tạo dựng được
Trang 19hành lang pháp lý quan trọng để chủ động, tự tin trong công tác quản lý, điềuhành nhà trường [70].
Tác giả Đỗ Đức Hạnh cho rằng, cần phải nâng cao chất lượng CBQLtrựờng THCS một cách toàn diện, gồm 5 mặt: phẩm chất chính trị và đạo đứclối sống nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lựclãnh đạo nhà trường; năng lực quản lý nhà trường; năng lực xây dựng pháttriển mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội và coi trọng phẩm chấtđạo đức, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý THCS [42]
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Huy Hoàng [46] “Phát triển đội ngũHiệu trưởng trường THCS ở các tỉnh vùng tây Bắc theo hướng chuẩn hóa”.Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS và điều kiệnkinh tế xã hội các tỉnh vùng tây Bắc, tác giả đã đề xuất một số giải pháp pháttriển đội ngũ hiệu trưởng, như: 1/ Triển khai công tác quy hoạch và tạo nguồnphát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS; 2/ Tổ chức kiểm tra, đánh giánăng lực quản lý của hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng; 3/ Tổchức ĐT, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS theo chuẩn hiệutrưởng và trang bị kiến thức QLGD cho sinh viên sư phạm tại các trường caođẳng địa phương; 4/ Huy động các tổ chức, chính trị, xã hội hóa tham gia bồidưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng; 5/ Vậndụng sáng tạo bộ Chuẩn hiệu trưởng trường THCS phù hợp với đặc điểm cáctỉnh vùng Tây Bắc; 6/ Hỗ trợ kinh phí cho những hiệu trưởng tham dự các lớpbồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ở trung ương và địa phương; 7/ Tổ chức phongtrào thi đua tự bồi dưỡng để đạt, vượt chuẩn hiệu trưởng trong đội ngũ hiệutrưởng các trường THCS
Tác giả Trần Thị Thu, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CBQLtrường THCS, thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCShuyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã đề xuất 3 giải pháp đổi mới côngtác quy hoạch đội ngũ này: 1) Đổi mới trong việc tuyển chọn đội ngũ GV đưavào quy hoạch CBQL; 2) Đổi mới công tác quy hoạch, thực hiện phươngchâm “động” và “mở” trong xây dựng quy hoạch; 3) ĐT, bồi dưỡng nâng caotrình độ GV [73]
Tác giả Trần Thu Hà qua nghiên cứu thực tiễn đội ngũ CBQL trường
Trang 20THCS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã đề xuất giải pháp phát triểnđội ngũ này của Quận, như sau: đổi mới cách đánh giá xếp loại CBQL; tăngcường chỉ đạo công tác bồi dưỡng mọi mặt cho đội ngũ CBQL; đổi mới côngtác tham mưu đề xuất trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyểnCBQL; tăng cường xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũCBQL trường THCS [33].
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu vấn đề này.
Một số công trình mới chỉ nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL trường THCStrong địa bàn, phạm vi hẹp
Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy
nổi bật lên một số vấn đề như sau:
- Các nhà nghiên cứu đều khẳng định CBQL GD nói chung, CBQLtrường THCS nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng, quyết định chất lượnggiáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường Họ cũng đã khẳng định pháttriển đội ngũ CBQL nhà trường là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay
- Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng và thực hiệnnhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD.Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển đội ngũCBQL GD nói chung và CBQL trường THCS nói riêng
- Công tác phát triển đội ngũ CBQL GD là vấn đề được các nhà nghiêncứu đặc biệt coi trọng, đề cao, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàndiện GD&ĐT Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã đề xuất một số giải pháp
cơ bản để phát triển đội ngũ CBQL GD trường THCS ở một số địa phương
- Tuy nhiên, phần lớn các công trình mới tập trung nghiên cứu công tácphát triển CBQL GD nói chung hoặc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQLtrường THCS ở một số ít địa phương Các nghiên cứu vẫn chưa làm rõ đượcđặc trưng lao động và mô hình nhân cách người CBQL trường THCS, để trên
cơ sở đó xây dựng các giải pháp phù hợp, khả thi Các giải pháp đề xuất còntản mạn, chưa có tính hệ thống, chưa tạo được động lực làm việc thực sự củađội ngũ CBQL trường THCS trong bối cảnh hiện nay Mặt khác, căn cứ thựctiễn để đưa ra các giải pháp vẫn chưa được khảo sát và xác lập một cách vữngchắc Chính vì vậy, các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL vẫn chưa thực sự
Trang 21phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông Và chưa cócông trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL trường THCS với quy môphù hợp với Vùng KTTĐPN trong giai đoạn hiện nay
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là hết sức cấp
thiết, vừa có ý nghĩa lý luận cao, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong bốicảnh hiện nay
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Cán bộ quản lý trường THCS
1.2.1.1 Cán bộ quản lý
Theo Điều 1, Chương 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, được Ủy banthường vụ Quốc hội khoá XI, thông qua ngày 29/4/2003: Cán bộ, công chứcquy định tại pháp lệnh này gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệmhoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đàotạo, ngành chuyên môn, được xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp trong các
cơ quan Nhà nước Mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn, nghiệp
vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng
Luật Công chức (2008) đã xác định: Cán bộ là công dân Việt Nam, đượcbầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ởtrung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấptỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấphuyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [69]
Theo Từ điển Tiếng Việt, CBQL là “người làm công tác có chức vụtrong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ" [67]
CBQL có thể là cấp trưởng hoặc cấp phó của một tổ chức được cơ quancấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước Cấp phó giúp việccho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về công việc được phân công CBQL là lực lượng rất quan trọngtrong cơ quan, đơn vị Với tầm quan trọng của người CBQL, đòi hỏi ngườiCBQL phải có những phẩm chất và năng lực điển hình
1.2.1.2 Cán bộ quản lý trường THCS
Trang 22Từ các khái niệm trên đối với CBQL, có thể thấy rằng CBQL là chủ thểquản lý, là người có chức vụ trong tổ chức, được cấp trên ra quyết định bổnhiệm, là người chỉ huy, giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểmtra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị Người quản lývừa là người lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị, vừa chịu sự chỉ đạo, quảnlý của cấp trên.
Từ sự phân tích trên, cho phép rút ra kết luận: CBQL Trường THCS lànhững người đứng đầu nhà trường, là chủ thể quản lý nhà trường, là người chỉhuy, giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quảnlý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ ĐT, GD và rèn luyện học sinh nhà trường,hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục THCS
1.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
Đội ngũ được hiểu là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng,nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệthống (tổ chức)
Theo tác giả Nguyễn Lân, đội ngũ gồm “Tập thể người trong một tổchức quy củ” [57]
Đội ngũ CBQL GD là tập hợp các cán bộ, nhà giáo thực hiện nhiệm vụquản lý các nhà trường và quản lý các cơ quan trong hệ thống GD quốc dân
Theo tác giả Hoàng Phê, “Đội ngũ là khối đông người cùng chức năngnghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành lực lượng” [67]
Các khái niệm về đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội như độingũ tri thức, đội ngũ công nhân viên chức đều có nguồn gốc xuất phát từ độingũ theo thuật ngữ quân sự, đó là một khối đông người được tổ chức thànhmột lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ, v.v
Khái niệm đội ngũ cũng có thể hiểu là: Một nhóm người được tổ chức vàtập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùnghay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định
Các khái niệm tuy có khác nhau nhưng đều phản ánh một điều đó là:một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiệnmột hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc không cùng mộtnghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đích nhất định
Trang 23Tóm lại có thể hiểu: Đội ngũ là một tập thể gồm nhiều người, có cùnglý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch,gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.
Từ những khái niệm trên chúng tôi nhận thấy đội ngũ CBQL TrườngTHCS là một tập thể những CBQL được tổ chức thành một lực lượng có cùngmột chức năng, nhiệm vụ GD và rèn luyện học sinh nhà trường, nhằm hoànthành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của trường THCS
1.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
1.2.3.1 Phát triển
Có nhiều cách định nghĩa về phát triển, xuất phát từ những cấp độ xemxét khác nhau Phát triển theo nghĩa triết học là sự biến đổi từ ít đến nhiều, từhẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Xu hướng và conđường phát triển theo hình xoáy trôn ốc, tạo thành xu thế phát triển từ thấp lêncao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Phát triển là quá trình nội tại, tạo
ra sự hoàn thiện của tự nhiên và xã hội [47] Từ đó, cho ta thấy: Phát triển làmột trường hợp đặc biệt của sự vận động biểu hiện chiều hướng đi lên của cácđối tượng trong hiện thực khách quan, là quá trình chuyển hoá từ trạng thái nàysang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn Nguyên nhân của sự phát triểnlà kết quả của quá trình tích luỹ đủ về lượng tạo ra sự thay đổi về chất, là biểuhiện của quy luật phủ định của phủ định trong hiện thực khách quan
Hiểu một cách đơn giản phát triển là “mở rộng ra, làm cho mạnh hơnlên, tốt hơn lên” Ở cấp độ “chung nhất”, “phát triển được hiểu là sự thay đổi
hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn
ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiếnhóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất” [47]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Phát triển là sự biến đổi hợp quyluật theo phương hướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyểnbiến chất lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới Phát triển là đặcđiểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt độngcủa các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến đổi [75]
Khái niệm phát triển đề cập ở đây là phát triển con người: phát triển thểchất (sinh thể, thể lực, thể hình, gọi chung là thể năng); phát triển lý trí và trí
Trang 24tuệ (nhận thức và logic hay còn gọi là trí năng); phát triển tâm lý, tình cảm vàxúc cảm, với những chức năng đánh giá và biểu thị thái độ ứng dụng (tâmnăng) chịu sự chi phối có tính định hướng giá trị, động cơ, thế giới quan.Đáng chú ý hơn cả là phát triển năng lực “lực lượng tinh thần và vật chất”(C.Mác).
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, những đặc điểm cơ bản của sự phát triểntoàn diện ở con người là: hài hoà; cân đối và cân bằng; tích hợp; toàn vẹn vàchỉnh thể; liên tục không gián đoạn; ổn định; bền vững; đầy đủ và hoàn toàn
Sự phát triển toàn diện con người trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hộinhập quốc tế là phát triển về khả năng con người
Năng lực trí tuệ và kỹ năng hành dụng; Trình độ nghiệp vụ chuyên mônhóa; Khả năng hợp tác và cạnh tranh; Khả năng di chuyển nghề nghiệp; Khảnăng hoạch định và đánh giá; Sức chịu đựng stress do nhịp độ sống và môitrường công nghiệp gây ra; Học vấn chung về công nghệ; Hiểu biết xã hội;Hiểu biết về quản lý hành chính; Nhu cầu, sở thích tinh thần tương đối rõ;Tính kỷ luật; Tính độc lập của lý trí và tình cảm; Năng động và hiệu quảtrong công việc [35], [38] Như vậy, sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoahọc và công nghệ đòi hỏi sự phát triển con người toàn diện, cân đối ở mức độrất cao về trí tuệ, thể chất và tâm năng
1.2.3.2 Phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục
Sự phát triển con người, về thực chất, là việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người và mở rộng, phát huy những khả năng của con người
trong hoạt động Nghiên cứu về vấn đề này, nhiều ý kiến đã đi đến kết luận: phát triển con người tựu trung là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị thể chất, vật chất Phát triển con người chính là phát triển đạo đức, trí tuệ, tay nghề.
Theo Liên hợp quốc, phát triển con người gồm hai mặt, hai công việc
chính: trước hết, phải đầu tư vào con người, phát triển nhân tính và khả năng của họ, thứ hai, tạo ra các cơ hội, điều kiện và môi trường thuận lợi cho con
người hoạt động, phát triển hiệu suất của họ Giữa hai mặt trên có mối quan
hệ tương hỗ với nhau [15]
Khái niệm phát triển con người và khái nỉệm phát triển nguồn lực con
Trang 25người hay nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trên bình diện quản lý vi mô, phát triển nguồn nhân lực chính là việc
thực hiện tốt các chức năng và công cụ quản lý nhằm có được một đội ngũcán bộ, công nhân viên của tổ chức phù hợp về mặt số lượng và có chất
lượng cao, thông qua hoạt động của họ mà không ngừng nâng cao hiệu quả của tổ chức, làm cơ sở và động lực cơ bản cho sự phát triển bển vững của tổ chức đó.
Trên bình diện quản lý vĩ mô - quản lý quốc gia và quốc tế - nguồn nhânlực chính là nguồn tài nguyên con người của một quốc gia, thậm chí của cácnước, khu vực và thế giới
Nhìn chung, nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên con người - là mộtnguồn tài nguyên phong phú nhưng không dễ khai thác Ngoài phần đã hiệnhữu, đã được sử dụng nó còn tiềm ẩn trong các tổ chức mà chưa khai thácđược Muốn khai thác, phát huy được nguồn tài nguyên nhân lực cần đảm bảođược một số điều kiện và phải tìm ra những phương thức phát triển nhân lựcphù hợp với mỗi quốc gia, với mỗi ngành cũng như mỗi tổ chức cụ thể
Phát triển nguồn nhân lực còn được hiểu là một trong những chức năng
cơ bản của quản lý nguồn nhân lực Hai chức năng, nhiệm vụ cơ bản còn lạicủa quản lý nguồn nhân lực là sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môitrường cho nguồn nhân lực (xem sơ đồ 1.1) Tuy nhiên, khái niệm phát triển
nguồn nhân lực rộng hơn khái niệm quản lý nguồn nhân lực Nó bao gồm các
chức năng công việc của quản lý nguồn nhân lực với mục đích phát triểnnguồn nhân lực (như tuyển dụng, sử dụng, ĐT, nuôi dưỡng và phát huy),…Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vữngvề hiệu năng của mỗỉ thành viên người lao động và hiệu quả chung của tổchức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về chất lượng về số lượng củađội ngũ cũng như chất lượng sống của nhân lực
Chất lượng của một nguồn nhân lực được đánh giá từ ba khía cạnh của
nó là; mức sống (chỉ tiêu kinh tế), trình độ giáo dục và y tế
Sơ đồ 1 dưới đây là sơ đồ của Leonard Nadle (Mỹ) vào năm 1980 [15],diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của công việc quản lý nguồn nhân lực
Trang 26QUẢN LÝ NGƯỔN NHÂN LỰC
Sơ đồ 1.1 : Quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực QLGD lả khái niệm được thụ hẹptừ khái niệm phát triển nguồn nhân lực, có nội dung hẹp hơn so với nội dungkhái niệm phát triển nguồn nhân lực Như vậy, phát triển nguồn nhân lựcQLGD là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu năng của mỗi CBQL
GD và hiệu quả chung của đội ngũ CBQL, gắn liền với việc không ngừngtăng lên về chất lượng, về số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống củatừng CBQL
Nguồn nhân lực QLGD đang làm việc tại các cơ sở GD, các cơ quanquản lý nhà nước về GD, với một chuyên môn nhất định là quản lý trườnghọc, quản lý cơ quan GD, với một số lượng giới hạn nhất định theo quy địnhcủa Nhà nước Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực QLGD nói chung và pháttriển đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng phải dựa trên lý luận về pháttriển nguồn nhân lực
1.2.3.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
Phát triển đội ngũ CBQL là một phần của phát triển nguồn nhân lực Bảnchất của công tác này là tạo ra những tác động khiến đội ngũ CBQL biến đổitheo chiều hướng đi lên, tức là xây dựng đội ngũ CBQL phát triển cả về số
Trang 27lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lýcủa cơ sở GD, thực hiện có kết quả mục đích quản lý trong bối cảnh mới.Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là phát triển đội ngũ này đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng:
1) Số lượng: Đủ theo quy định đối với từng hạng trường THCS (theo quy
định trường hạng 1, hạng 2 và hạng 3)
2) Cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều mặt Trong luận án
này, chúng tôi chỉ tập trung vào các mặt chủ yếu sau:
- Độ tuổi và thâm niên: Hài hoà về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa pháthuy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác
- Giới: Cân đối nam và nữ, chú ý bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ trongquản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục có nhiều nữ
- Chuyên môn được ĐT: Có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyênmôn cơ bản được ĐT (tự nhiên, xã hội, ); đồng thời đảm bảo chuẩn hoá vàvượt chuẩn về chuyên môn được ĐT Cụ thể: phải có trình độ Đại học sưphạm trở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm
3) Chất lượng của đội ngũ: Có nhiều quan điểm nhận diện chất lượng
trong đó có 6 quan điểm về đánh giá chất lượng có thể vận dụng vào nhậndiện chất lượng (nói chung) như “chất lượng được đánh giá bằng đầu vào,chất lượng được đánh giá bằng đầu ra, chất lượng được đánh giá bằng giá trịgia tăng, chất lượng được đánh giá bằng giá trị học thuật, chất lượng đượcđánh giá bằng văn hoá tổ chức riêng và chất lượng được đánh giá bằng kiểmtoán” [8]
Ngoài những quan điểm về đánh giá chất lượng nêu trên, còn có cácquan điểm về chất lượng như:
- Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn quy định
- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích
- Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích
- Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Qua những khái niệm, cách tiếp cận và những quan điểm đánh giá chất
lượng nêu trên, có thể nhận diện chất lượng cán bộ ở hai mặt chủ yếu là phẩm
Trang 28chất và năng lực của họ trong việc thực hiện các quy định về chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của họ qua các biểu hiện chủ yếu dưới đây
+ Phẩm chất: Phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất tâm lý,
phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí[35]
+ Năng lực: Trước hết “năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức
độ thông thạo - nghĩa là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc
chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó” [35] Năng lực gắn liền với
phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thểchất và tâm trí của cá nhân Năng lực có thể được phát triển trên cơ sở kết quảhoạt động của con người và kết quả phát triển của xã hội (đời sống xã hội, kết quả
GD và rèn luyện, hoạt động của cá nhân, )
Từ sự phân tích trên, cho phép rút ra kết luận: Để phù hợp với phạm vivà đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiếp cận chất lượng CBQLtrường THCS theo hai mặt chính là phẩm chất và năng lực của người CBQL
GD Khi tiếp cận chất lượng của người CBQL GD thì phải gắn với nhiệm vụ,chức năng và quyền hạn đã được quy định cho họ Cụ thể: chất lượng đội ngũCBQL trường THCS phải gắn với hoạt động quản lý nhà trường của họ Chấtlượng của một lĩnh vực hoạt động nào đó của người CBQL GD thể hiện ở haimặt phẩm chất và năng lực cần có để đạt tới mục tiêu của lĩnh vực hoạt động
đó với kết quả cao Cụ thể: chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS đượcbiểu hiện ở phẩm chất và năng lực cần có của họ, để họ tiến hành hoạt độngquản lý của họ đạt tới mục tiêu quản lý đã đề ra
Chất lượng được xem xét ở hai mặt phẩm chất và năng lực chung, cónghĩa phẩm chất và năng lực của đội ngũ được tích hợp từ phẩm chất và nănglực của từng cá thể: “Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượngcủa từng cán bộ Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chấtlượng và sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ” [1]
Như vậy, để đánh giá được chất lượng chung của đội ngũ CBQL trườngTHCS cần tập trung xem xét các chỉ số biểu đạt các mặt chung trong tiểu mụcnày; đồng thời xem xét các chỉ số biểu đạt về năng lực và phẩm chất của từngCBQL trường THCS
Trang 29Khi vận dụng khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” vào phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thì “CBQL” chính là “thành viên” và “đội ngũ” là
“nguồn nhân lực” Thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL GD sẽ thúc đẩy phát triển GD&ĐT, góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực của xã hội.
Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL GD là tạo ra đội ngũ CBQL GD đủvề số lượng, đảm bảo về chất lượng (có trình độ chuyên môn, có phẩm chấtđạo đức, có năng lực quản lý, lãnh đạo nhà trường), đủ sức khỏe thực hiện tốtcác yêu cầu quản lý và phát triển trường học Phát triển đội ngũ CBQL baogồm hai mặt là phát triển người CBQL với tư cách là “thành viên” và pháttriển đội ngũ CBQL với tư cách là “nguồn nhân lực” quản lý giáo dục
Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là quá trình xây dựng đội ngũCBQL trường THCS đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo thực hiện có hiệuquả nhiệm vụ và mục tiêu quản lý trường học Để phát triển đội ngũ CBQLtrường THCS cần tiến hành đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm xây dựngđội ngũ GBQL trường THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độchuyên môn giỏi, kiến thức - kỹ năng quản lý vững vàng và thái độ nghềnghiệp tốt Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cũng là quátrình làm cho đội ngũ này thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của xãhội, có khả năng sáng tạo để thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường, tìmthấy sự gắn bó với nhà trường (thấy mục tiêu cá nhân trong mục tiêu của nhàtrường, thấy sự phát triển của cá nhân gắn liền với sự phát triển của nhàtrường)
Thực chất của phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là tạo ra sự gắn bógiữa chuẩn nghề nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng hợplý; đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CBQL trường THCS pháttriển và đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS một cách khoa học, chính xác,khách quan
Quá trình phát triện đội ngũ CBQL trường THCS thực chất là một quátrình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ CBQL trườngTHCS cho hoàn thiện hơn, làm cho đội ngũ CBQL trường THCS ngày cànghoàn thiện về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý trường THCS trong điều
Trang 30kiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận với trình độ quản lýtrường học phổ thông của các nước phát triển trên thế giới Phát triển đội ngũCBQL trường THCS là một quá trình kép, bao gồm sự tích cực tự vận độngphát triển của người CBQL và sự thúc đẩy của môi trường (sự vận động pháttriển của nhà trường, xã hội, đồng nghiệp) đối với CBQL, trong đó sự tíchcực tự vận động phát triển của của người CBQL giữ vai trò quan trọng, đảmbảo cho sự trưởng thành về nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nhân cảch củangười CBQL trong mối liên hệ biện chứng với sự phát triển của nhà trườngTHCS nói riêng với sự phát triển của nghiệp GD - ĐT nói chung.
Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL GD chính là tìm cách để đạt đượchiệu suất cao nhất của 6 yếu tố: 1, Thực hiện ĐT bồi dưỡng để nâng caophẩm chất, năng lực cho đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổthông; 2, Thực hiện các chính sách, chế độ để đảm bảo sức khỏe (thể lực, trílực, tâm lực) cho đội ngũ CBQL; 3, Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất đểđội ngũ CBQL nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc; 4, Bố trí công tác mộtcách hợp lý, đồng bộ với các yếu tố số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL; 5, Thựchiện dân chủ hóa nhà trường, giúp CBQL phát huy mọi tiềm năng cá nhân và
tự phát triển bản thân; 6, Thực hiện phân cấp hợp lý cho đội ngũ CBQL nhằmphát huy tính tự chủ, sáng tạo của họ trong quản lý, lãnh đạo nhà trường đápứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông
1.2.4 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
1.2.4.1 Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (Chủ biên) giải pháp là:
“Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” [67, tr.387]
Còn theo tác giả Nguyễn Văn Đạm, “Giải pháp là toàn bộ những ýnghĩa có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới
Trang 31thống các cách sử dụng để tiến hành một công việc nào đó” [67] Về kháiniệm biện pháp, theo Hoàng Phê, đó là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề
cụ thể” [67, tr 64]
Điểm giống nhau của các khái niệm này đều nói về cách làm, cáchtiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ởchỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể,trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ vớinhau để tiến hành một công việc có mục đích
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ nàylà nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề của chủ thể, với sựkhắc phục khó khăn nhất định Trong một giải pháp có thể có nhiều biệnpháp Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu càng giúp con người nhanh chónggiải quyết những vấn đề đặt ra
1.2.4.2 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là những cách thứctác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũCBQL trường THCS
Như vậy, giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là nhằmphát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảmbảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
1.3 Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đối với CBQL trường THCS
1.3.1 Đổi mới giáo dục phổ thông
Đổi mới GD là làm cho hệ thống GD tốt hơn, tiến bộ hơn đáp ứng yêucầu phát triển đất nước Nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và hộinhập quốc tế sâu, rộng, đòi hỏi ngành GD phải tiếp tục đổi mới sự nghiệp GDsâu sắc, triệt để và toàn diện hơn Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ViệtNam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
Trang 32viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt” [26, tr.130] Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đãxác định rõ quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là: Giáo dục vàđào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàndân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong cácchương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quanđiểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chínhsách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo vàviệc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới
ở tất cả các bậc học, ngành học Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí,đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứuvà ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa họcquản lí [27, tr 125-142] Nghị quyết chỉ rõ: Đối với giáo dục phổ thông, tậptrung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyềnthống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,khuyến khích học tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáodục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh có trình độtrung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồngmạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp vàchuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng Nâng cao chất lượngphổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020 Phấnđấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dụctrung học phổ thông và tương đương
Điều đó đòi hỏi CBQL trường THCS phải đổi mới cách tổ chức, quảnlý; tư duy, từ nhận thức đến hành động trong mọi hoạt động GD và phải cónăng lực quản lý mới
Trang 331.3.2 Vai trò của người cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Hiệu trưởng nhà trường “là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạtđộng của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, côngnhận” [68] Với tư cách pháp nhân đó, họ có các vai trò chủ yếu và cần có cácphẩm chất, năng lực tương xứng với các vai trò của họ như sau:
- Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp, chính sách GD nói
chung, các quy chế GD và Điều lệ trường trung học nói riêng, trong trườngTHCS Để đảm đương vai trò này, đội ngũ CBQL trường THCS cần có phẩmchất và năng lực về pháp luật (hiểu biết và vận dụng đúng đắn luật pháp,chính sách, quy chế GD và Điều lệ trường học vào quản lý các mặt hoạt độngcủa trường THCS)
- Hạt nhân tạo động lực cho bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực trường
THCS thực hiện các hoạt động GD (trong đó tập trung vào điều hành đội ngũthực hiện nhiệm vụ dạy học) có hiệu quả hơn Để đảm đương được vai trò nàyCBQL trường THCS cần có phẩm chất và năng lực về tổ chức và điều hànhđội ngũ CBQL cấp dưới, giáo viên, nhân viên và học sinh, năng lực chuyênmôn (am hiểu và vận dụng thành thạo các tri thức về tổ chức nhân sự, giáo dụchọc, tâm lý học, xã hội học và các tri thức phổ thông) để quản lý các hoạt động
GD và dạy học của trường THCS
- Chủ trì huy động và quản lý tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị trường
học Để đảm đương được vai trò này CBQL trường THCS cần có phẩm chất
và năng lực về quản lý kinh tế và năng lực kỹ thuật (hiểu biết về quản lý tài
chính và quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, ) phục vụ cho các hoạtđộng GD và dạy học của trường THCS
- Tác nhân thiết lập và phát huy tác dụng của môi trường GD (mối quan
hệ giữa trường THCS, gia đình và xã hội; nói rộng hơn là thực hiện hiệu quảchính sách xã hội hoá GD) Để đảm đương được vai trò này CBQL trường
THCS cần phải có phẩm chất và năng lực giao tiếp để vận động cộng đồng xã
hội tham gia xây dựng và quản lý trường THCS
- Nhân tố thiết lập và vận hành hệ thống thông tin và truyền thông GD
trong trường THCS Để đảm đương được vai trò này, CBQL trường THCS
Trang 34phải có phẩm chất và năng lực về kỹ thuật quản lý và khai thác mạng Internet
để phục vụ cho mọi hoạt động của trường THCS
Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi, trong bối cảnh hiện nay, CBQLtrường THCS có vai trò như sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà
trường
- Tổ chức, quản lý quá trình dạy học, giáo dục.
- Phát triển chương trình GD nhà trường theo định hướng phát triển năng
- Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường.
1.3.3 Đặc trưng lao động của người cán bộ quản lý trường THCS
1.3.3.1 Kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật
Tính khoa học của lao động quản lý thể hiện: nhà quản lý phải nắmvững lý luận quản lý và vận dụng đúng quy luật, nắm vững đối tượng, cóthông tin chính xác và đề ra những quyết định phù hợp thực tiễn, có tính khảthi cao; phải tuân theo quy luật khách quan, phải dựa trên những phương phápquản lý khoa học, như: phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp kinh
tế, phương pháp tâm lý xã hội,
Tính nghệ thuật của lao động quản lý thể hiện: trong quản lý luôn xuấthiện những tình huống bất ngờ, không nhà quản lý nào có thể chuẩn bị sẵn tất
cả các tình huống Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải luôn nhanh nhạy, quyếtđoán, có khả năng tư duy sáng tạo, tính linh hoạt và dự cảm trước các vấn đềđặt ra
Lao động quản lý đòi hỏi chủ thể phải có năng lực sáng tạo, tư duy linhhoạt, mềm dẻo; xử lý thích hợp, phù hợp với mọi tình huống nảy sinh trongthực tiễn quản lý nhà trường
Trang 35Trong bối cảnh hiện nay, CBQL trường THCS cần nghiên cứu, nắm vữnglý luận quản lý hiện đại, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quản lý của cácnước tiên tiến, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn quản lý nhà trường nhằm nângcao chất lượng GD CBQL phải có tầm nhìn chiến lược, phải đổi mới tư duy,
cơ chế quản lý và phương thức quản lý trong việc xây dựng kế hoạch chiếnlược phát triển GD nhà trường; tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả kế hoạch và kiểmtra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và hiệu quả GD Để triển khaithực hiện kế hoạch CBQL cần tiến hành phân phối và sắp xếp nguồn nhânlực: Xác định cấu trúc tổ chức của chủ thể quản lý tương ứng với các đốitượng quản lý; Xây dựng và phát triển đội ngũ GV; Xác định cơ chế hoạtđộng và các mối quan hệ của tổ chức Bước tiếp theo là, tổ chức lao động mộtcách khoa học của mỗi người quản lý Tổ chức là khâu quan trọng nhất củaquản lý Để thể hiện được vai trò quan trọng này, chức năng tổ chức phải hìnhthành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý và phối hợp tốt nhấtcác hệ thống quản lý với hệ thống bị quản lý Tiếp theo là: thực hiện quyềnchỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ; thường xuyên đôn đốc, độngviên và khuyến khích; giám sát và sửa chữa và thúc đẩy các hoạt động pháttriển Cuối cùng nhà quản lý phải kiểm ta, đánh giá: xác định chuẩn kiểm tra;
đo lường việc thực thi các nhiệm vụ; so sánh sự phù hợp của thành tích vớichuẩn mực; đưa ra các quy định điều chỉnh cần thiết
1.3.3.2 Kết hợp giữa hoạt động giao tiếp và liên nhân cách
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, CBQL vừa là nhà đại diện, vừa làthủ lĩnh, nhà thương thuyết và là nhà liên hệ [10] Sản phẩm của hoạt độngquản lý được đánh giá qua sự phát triển của từng cá nhân, tập thể, qua kếtquả, hiệu quả hoạt động của tập thể do cá nhân phụ trách Trong bối cảnh hiệnnay, người CBQL trường THCS phải đảm nhận các vai trò vừa là nhà giáo,nhà quản lý, nhà lãnh đạo, nhà hoạt động xã hội và hợp tác quốc tế về GD phổthông Lao động quản lý là hoạt động tổ chức, điều khiển con người nênthường xuyên giao tiếp, quan hệ với con người Thông qua hoạt động giaotiếp CBQL động viên, chỉ dẫn, xử lý xung đột và làm việc cùng với mọingười, thúc đẩy cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định Do vậy, đểthực hiện tốt vai trò, chức trách của mình CBQL trường THCS phải kết hợp
Trang 36một cách nhuần nhuyễn giữa kỹ năng giao tiếp và kỹ năng liên nhân cách:phải biết động viên, khuyến khích, thúc đẩy cán bộ, nhân viên trong nhàtrường; tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện chủ trương, chínhsách giáo dục của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Tỉnh, Huyện về GD; Tôn trọng,quý mến người khác và đồng nghệp, thân thiện với mọi người để thu thậpnhững thông tin về quản lý Từ đó xử lý thông tin để đưa ra các quyết địnhquản lý; là người đại diện của nhà trường cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, cósức thuyết phục để có thể huy động nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới, pháttriển GD của nhà trường, của địa phương.
1.3.3.3 Ra quyết định đúng và kịp thời phù hợp thực tiễn nhà trường
Quyết định quản lý phản ánh quan điểm, cách tiếp cận của nhà quản lýtrong việc lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết những vấn đề nảy sinhtrong thực tiễn quản lý Vì vậy, trong hoạt động quản lý của mình CBQLtrường THCS phải thường xuyên đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiệnquyết định của mình Để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao, CBQL phảinhận thức đầy đủ tình huống ra quyết định, đòi hỏi phải có tính sáng tạo, năngđộng, quyết đoán và những kỹ năng cần thiết để quản lý cá nhân và tập thể
Nhà quản lý là nhà lập nghiệp, sáng nghiệp, nhà phân phối nguồn lựcvà là nhà thương thuyết [10] Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GDphổ thông, đòi hỏi CBQL trường THCS không chỉ là nhà quản lý mà phải cònlà nhà lãnh đạo Với vai trò là nhà lãnh đạo, CBQL phải xây dựng viễn cảnhvà dẫn dắt tập thể xây dựng kế hoạch để đi tới viễn cảnh đó; biết sắp xếptrong các hoàn cảnh khó khăn; biết phân phối nguồn lực [10] Chính vì vậy,khi sử dụng thông tin nhận được CBQL phải quyết định xem bằng cách nàovà khi nào sẽ xác định cho nhà trường những mục tiêu và nhiệm vụ mới.CBQL phải thực sự là hạt nhân của nhà trường khi ra các quyết định liên quanđến quản lý nhà trường THCS
1.3.3.4 Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường.
Xây dựng văn hóa tổ chức là xây dựng lề lối, nền nếp làm việc khoahọc, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy quy định chung nhưng vẫnđảm bảo tính dân chủ trong tổ chức Như vậy, xây dựng văn hóa tổ chứcchính là xây dựng môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và
Trang 37hiệu quả Bởi vậy, trước hết CBQL phải xây dựng văn hóa tổ chức; phát huyvai trò lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triển văn hóa tổ chức phảilà người đề xướng, hướng dẫn các nỗ lực thay đổi; hoạch định sứ mệnh, tầmnhìn, truyền bá sứ mệnh và tầm nhìn đó để tạo niềm tin và nỗ lực cho việcthực hiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: Tiếp tục đẩy mạnhviệc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa Sớm có chiến lượcquốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triểnnhững giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng,giáo dục thế hệ trẻ [26] Với cương vị là những người đứng đầu nhà trường,đòi hỏi CBQL phải có định hướng giá trị đạo đức, văn hóa cho GV và họcsinh; với mục tiêu hội nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững được bản sắcvăn hóa, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Theo chúng tôi, CBQLnhà trường cần có những biện pháp chỉ đạo như: Tổ chức nghiên cứu, nângcao nhận thức cho đội ngũ GV, học sinh và cộng đồng về văn hóa tổ chức;Chú trọng GD nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức côngdân cho học sinh: Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyềnthống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văncủa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng, rà soát cácvăn bản quản lý, các quy trình, thủ tục làm việc, hệ thống thông tin quản lýtrong nhà trường; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, hành vi trong giao tiếp; Xâydựng môi trường làm việc, tạo điều kiện tốt nhất để mọi người hợp tác, phốihợp với nhau cùng tham gia vào việc giải quyết những vấn đề của GD trongbối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông.
1.3.3.5 Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục của các cấp quản lý một cách sáng tạo vào thực tiễn nhà trường THCS
Dựa trên tiêu chí cấp quản lý, người quản lý được phân loại thành: ngườiquản lý cấp cơ sở, người quản lý cấp trung gian, người quản lý cấp cao.CBQL trường THCS là người quản lý cấp cơ sở Họ có trách nhiệm chuyểntải những chủ trương, chính sách, chiến lược, mục tiêu tổng quát của ngườiquản lý cấp trung gian thành các mục tiêu cụ thể, các kế hoạch hành động,lịch biểu, các biện pháp cụ thể để thực hiện trong nhà trường nhằm đạt đượcmục tiêu GD THCS
Trang 38Bởi vậy, CBQL trường THCS phải phát huy tính tự chủ, tự chịu tráchnhiệm và tính sáng tạo của mình nhằm lãnh đạo nhà trường thực hiện tốtnhiệm vụ được giao; ban hành các quy chế, quy định về lĩnh vực GD - ĐTphù hợp với thực tiễn nhà trường và đặc thù của địa phương; Xây dựng vàchuẩn hóa nội dung GD theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng vàtích hợp cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông; Thiết
kế các môn học, chủ đề và hoạt động GD tự chọn nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh CBQLcần có những hình thức khuyến khích, động viên, khích lệ giáo viên tập trungdạy cách học, cách nghĩ, tự học cho học sinh, tạo cơ sở để người học tự cậpnhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Tăng cường tổ chức cáchoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trongnhà trường Ban hành quy định ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy học Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tiết kiệm, hiệu quả, khoahọc, trên nguyên tắc người nào đóng góp nhiều cho việc tăng thu, giảm chi thìđược chi trả nhiều hơn nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ và GV
1.3.4 Mô hình nhân cách người cán bộ quản lý trường THCS trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Như đã phân tích ở trên, đội ngũ CBQL các trường THCS muốn thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS và nhiệm vụ quyềnhạn của mình thì phải có được hai mặt phẩm chất và năng lực Hai mặt nàyluôn luôn được thể hiện song song, không tách rời nhau để cùng thực hiện mụctiêu quản lý Đây là hai mặt cơ bản về yêu cầu nhân cách của một người cán bộcách mạng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “vừa hồng vừa
chuyên” Cụ thể, " Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” [9] bao gồm 3 tiêu chuẩn và 23 tiêu chí với nội dung cơ bản như sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất Chính trị và đạo đức nghề nghiệp, gồm 5 tiêu
chí: phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống; tác phong làm việc;giao tiếp ứng xử
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, gồm có 5 tiêu
chí: hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông; trình độ chuyên môn; nghiệp
Trang 39vụ sư phạm; tự học và sáng tạo; năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệthông tin.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trường, gồm có 13 tiêu chí: phân
tích và dự báo; tầm nhìn chiến lược; thiết kế và định hướng triển khai; quyếtđoán, có bản lĩnh đổi mới; lập kế hoạch hoạt động; tổ chức bộ máy và pháttriển đội ngũ; quản lý hoạt động dạy học; quản lý tài chính và tài sản nhàtrường; phát triển môi trường giáo dục; quản lý hành chính; quản lý công tácthi đua, khen thưởng; xây dựng hệ thống thông tin; kiểm tra, đánh giá
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, theochúng tôi, mô hình nhân cách CBQL trường THCS, gồm:
1.3.4.1 Nhà giáo
Công cuộc CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thời
cơ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong quá trình xây dựng, phát triểnđất nước bền vững, trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh
Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số ngườidao động, hoài nghi về con đường XHCN, ; phủ nhận lịch sử cách mạngViệt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực
GD - ĐT làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý ; lối sống thiếu lýtưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma tuý ở một bộ phận học sinh, sinh viên;việc coi nhẹ GD đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hộivà nhân văn [25], [26], [27]
Trước thực tế đó, việc tăng cường GD tư tưởng chính trị và phẩm chấtđạo đức trong hệ thống GD quốc dân nói chung và GD THCS nói riêng làcần thiết và cấp bách, đảm bảo cho nguồn nhân lực của đất nước “vừa hồngvừa chuyên”, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Với tưcách là những người đứng đầu trong nhà trường, CBQL trường THCS cũngphải “vừa hồng vừa chuyên”, nghĩa là vừa có phẩm chất chính trị và đạođức tốt, vừa phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo,quản lý
Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp là tiêu chuẩn đầu tiên cầnphải có của CBQL Điều này có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định uy tín, vị thế của
Trang 40người CBQL, là tấm gương sáng để GV và học sinh noi theo Do đó, hơn baogiờ hết, đội CBQL cần phải phấn đấu để chuẩn hóa đạo đức nghề nghiệp cótác dụng thiết thực tạo nên “cái uy” và đem lại thành công cho người lãnhđạo, quản lý nhà trường.
Ngoài “phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp” là yêu cầu về
“hồng”, để thực hiện cỏ hiệu quả nhiệm vụ kép “giáo dục và quản lý giáodục”, CBQL trường THCS cần phải “chuyên” nghĩa là có năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ sư phạm, đồng thời phải có năng lực quản lý nhà trường Để
tổ chức tổt công tác GD trong nhà trường, CBQL cần hiểu biết chương trình
GD, nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp GD trong chươngtrình GD; nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biếtvề các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý; có khả năng tổ chức, thực hiệnhiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực; am hiểu về lý luận,nghiệp vụ và quản lý giáo dục CBQL cũng cần phải đạt trình độ chuẩn được
ĐT của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học hoặc đạttrình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp họcmới đủ tầm để quản lý và có thể thực hiện tốt nhiệm vụ GD Trong điều kiệnhội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, CBQL cần phảiứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc giảng dạy, quản lý nhàtrường đồng thời phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ Ngày nay, khoahọc - công nghệ phát triển rất nhanh, các nhà trường phải thường xuyên cậpnhật và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới, điều này đòi hỏiCBQL phải có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm củạ nhàtrường thành tổ chức biết học hỏi và sáng tạo
Thời đại ngày nay đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp GDvà nhà trường: phải xem xét lại mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, sáchgiáo khoa, phương pháp dạy và học, phương tiện dạy và học cho đến việc đầu
tư cơ sở vật chất, cơ chế quản lý và cách quản lý trường học , đòi hỏi CBQLphải tự học và sáng tạo
1.3.4.2 Nhà quản lý
Trước bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, đòi hỏi CBQLtrường THCS phải có những năng lực quản lý mới: