Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Cổ phần TM&DV Tân Thành Hưng

39 206 0
Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Cổ phần TM&DV Tân Thành Hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của Nhà nước, là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thuế trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, thiết lập sự công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. Vì vậy nghiên cứu về thuế là rất cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta cũng có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách về thuế, chế dộ kế toán. Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ kịp thời. Kế toán thuế là công cụ điều hành và quản lý nền kinh tế, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, với những kiến thức có được cùng với sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Đăng Huy, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Cổ phần TM&DV Tân Thành Hưng”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài của em được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thuế GTGT và Kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác thuế giá trị gia tăng tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về thuế GTGT 1.1.1. Khái niệm thuế GTGT GTGT là phần giá trị tăng thêm mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Do đó, thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Từ khái niệm trên về GTGT, ta có khái niệm Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.1.2. Đối tượng chịu thuế và nộp thuế GTGT 1.1.2.1 Đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. 1.1.2.2. Đối tượng nộp thuế GTGT Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) bao gồm: - Các tổ chức kinh doanh được thành lập và dăng ký kinh doanh theo Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 1 Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp NN (nay là Luật Doanh nghiệp) Luật HTX - Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư), các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng thành lập tại Việt Nam - Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu - Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả các trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tố chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế. 1.1.3. Căn cứ tính thuế và các phương pháp tính thuế GTGT 1.1.3.1 Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất 1.1.3.1.1 Giá tính thuế Giá tính thuế GTGT được quy định như sau: - Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dựng để trao đổi, biếu tặng, khuyến mãi hoặc trả lương là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 2 Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp này. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là giá cho thuê chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa tính theo giá bán một lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm các khoản lãi trả góp, trả chậm. - Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT. - Đối với hoạt động xây dựng lắp đặt giá tính thuế là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu NVL, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị NVL, máy móc thiết bị. - Đối với hoạt động kinh doanh BĐS là giá bán BĐS chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN. - Đối với hoạt động đại lý, mô giới bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ hoạt động này chưa có thuế GTGT - Đối với một số hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dựng các chứng từ như vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết, dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, du lịch trọn gói, cầm đồ, phát hành sách… ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định như sau: 1.1.2.1.2 Thuế suất Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau: - Thuế suất 0%: áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa bán cho cửa hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế khi xuất khẩu, trừ các trường hợp: tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 3 Giá tính thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…) 1+(%)thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến thành sản phẩm khác; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan và một số trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Thuế suất 5%: áp dụng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người hoặc cần thiết để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế đất nước như: •Nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trừ các loại nước uống đóng chai; phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng •Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác bao gồm cả các loại dã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến •Thực phẩm tươi sống, lâm biên sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại trừ gỗ, măng •Sản phẩm bằng đay, cúi, tre, song, mây, nứa, lá, rơm, vỏ dừa… và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp •Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp •Hoạt động văn hóa, triển lãm; thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành quảng bá chiếu phim. - Thuế suất 10%: áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện áp dụng các mức thuế suất 0% và 5% Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Nếu cơ sở kinh doanh không xác định được từng mức thuế suất thì phải tính và nộp theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất kinh doanh. 1.1.3.2 Phương pháp tính thuế GTGT Doanh nghiệp đang nộp thuế theo một trong 2 phương pháp: phương Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 4 Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp a) Phương pháp khấu trừ thuế - Đối tượng áp dụng: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của phương pháp khấu trừ về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT - Xác định thuế GTGT phải nộp Trong đó: - Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định: Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khấu trừ nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của BTC áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam; Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT; Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cần phải có đủ hai điều kiện trên và một số các giấy tờ như: hợp đồng bán, gia công, ủy thác xuất khẩu, ủy thác gia công cung ứng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng; tờ khai hải quan và một số chứng từ theo quy định khác Trường hợp hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù); không Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 5 Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra Thuế suất của hàng hóa dịch vụ Thuế GTGT đầu vào = x = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ (bao gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp ghi hoặc ghi không đúng một trong số các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế người bán nếu không xác định được người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, bị tẩy xóa, hỉa đơn khống, hóa đơn ghi không đúng giá trị thực của HH, DV mua, bán, trao đổi, thì cơ sở kinh doanh sẽ không dược tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. b) Phương pháp trực tiếp - Đối tượng áp dụng: cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật đầu từ, hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ… - Xác định số thuế GTGT phải nộp: Trong đó: Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh số bán với số vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh. 1.1.4. Đăng ký kê khai nộp thuế , quyết toán thuế và hoàn thuế GTGT 1.1.4.1 Đăng ký nộp thuế GTGT Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT kể cả các chi nhành , của hàng, cơ sỏ trực thuộc phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế GTGT chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD. Trường hợp cơ sở chưa được cấp GCN ĐKKD nhưng đã có hoạt động kinh doanh thì phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh, cơ sở phải Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 6 Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế x Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ GTGT của hàng hóa dịch vụ Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng = x Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành các hoạt động trên. 1.1.4.2 Kê khai thuế GTGT Cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT từng tháng thì nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong 20 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào hay thuế đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế như bình thường. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhặp khẩu với cơ quan Hải quan nơi thu thuế nhập khẩu. Cơ sở kinh doanh buôn bán chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mà mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa dịch vụ mà cơ sở sản xuất kinh doanh. Cơ sở kinh doanh khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế thì thời hạn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế Trường hợp chấm dứt hợp đồng, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp thì thời hạn nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày diễn ra hoạt động trên. 1.1.4.3 Quyết toán thuế Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế. Thuế nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 7 Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh cũng phải thực hiện quyết toán thuế đối với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày cú quyết định trên. 1.1.4.4 Hoàn thuế Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án mới, đang trong giai đoạn đầu tư mà số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và số thuế còn lại từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sát nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản, chấm dứt hoạt động mà có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết Cơ sở kinh doanh cú quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 1.2 Kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp 1.2.1 Tài khoản sử dụng TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2: - TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của HH, DV - TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ TK 133 có số dư bên Nợ dựng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. TK 3331: Thuế GTGT phải nộp, có 2 TK cấp 3 - TK 33311: Thuế GTGT đầu ra - TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 3331 có số dư bên Có dựng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp cho NSNN Lớp: KT14.16 – 09D00784N SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung 8 [...]... Nhung Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY 3.1 Nhận xét chung về thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng 3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán tại công ty Trong thời gian thực tập tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng vừa qua em đã có điều kiện... Kế toán thanh toán thuế GTGT đầu ra tại Công ty CP Lớp: KT14.16 – 09D00784N 27 SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp TM&DV Tân Thành Hưng 2.2.3.1 Kê khai thuế GTGT tại Công ty Công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Trình tự kê khai và quyết toán thuế GTGT tại công ty (Phụ lục 25) Hàng tháng kế toán. .. cũng như hạch toán kế toán nói riêng đã đạt được một số thành tựu cơ bản nhưng bên cạnh đó vẫn có một số hạn chế cần khắc phục 3.1.2 Những hạn chế trong công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cũng như các công ty khác, ngay sau khi Luật thuế GTGT có hiệu lực, Công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng đã nghiên cứu và áp dụng Do những ưu điểm của thuế GTGT mà công tác kế toán thuế nói chung, kế toán thuế GTGT nói... kế toán tại công ty 2.1.7.1 Tổ chức bộ máy công tác kế toán tại công ty Hiện nay công ty sử dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung (Phụ lục 8) Do đó toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán từ khâu tập hợp số liệu phục vụ cho công tác ghi sổ kế toán, lập báo cáo, phân tích và kiểm tra Nhiệm vụ của từng kế toán trong công ty Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong lĩnh... 3331: Thuế GTGT phải nộp • Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, ghi: Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112… Lớp: KT14.16 – 09D00784N 14 SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM&DV TÂN THÀNH HƯNG 2.1 Tổng quan về công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty CP TM&DV Tân. .. gian, chi phí, công sức từ đó tạo hiệu quả trong công việc 3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng Trên cơ sở những nhận xét chủ quan và qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán đặc biệt là kế toán thuế GTGT của Công ty kết hợp với kiến thức lý luận đã được học tập và nghiên cứu ở nhà trường, em xin đưa ra một số ý kiến đối với kế toán thuế. .. nhưng nếu được khắc phục sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán của Công ty 3.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế GTGT Như đã nói ở phần 1.2.1.1 thuế GTGT có vai trò rất quan trọng chính vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT trong công ty là rất cần thiết Tuy vậy việc hoàn thiện cần đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc sau: - Việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán thuế. .. công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng - Tân công ty: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tân Thành Hưng - Tên giao dịch: Tan Thanh Hung Service and Trading Joint Stock Company - Tên viết tắt: TAN THANH HUNG CO., JSC - Trụ sở chính: Xúm 8B, Xã Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội - Mã số thuế: 0101572490 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Công ty được thành lập dựa trên Luật... TNHH Đại An, với giá bán chưa thuế là 22.000.000 thuế GTGT 10% Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt Nợ TK 211: 22.000.000đ Nợ TK 133: 2.200.000đ Có TK 111: 24.200.000đ Nhìn chung, tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng là khoa học, hợp lý và có hiệu quả Do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà công tác kế toán nói chung, kế toán thuế GTGT nói riêng còn tồn tại hạn chế Mặc... pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ 2.2.Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng Về cơ bản thuế GTGT có thể được hiểu như sau: Thuế GTGT là thuế tính tròn phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Từ khái niệm về thuế GTGT như trên, chúng ta có thể thấy thuế GTGT có những đặc điểm sau: - Thuế GTGT . TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM&DV TÂN THÀNH HƯNG 2.1. Tổng quan về công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng -. tận tình của Giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Đăng Huy, em xin mạnh dạn chọn đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Cổ phần TM&DV Tân Thành Hưng . Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề. chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thuế GTGT và Kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng. Chương

Ngày đăng: 14/05/2015, 09:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan