Sự phát triển cộng đồng có thể đạt được bằngnhiều con đường, trong đó có con đường bền vững nhất, văn minh nhất chính làcon đường đầu tư vào con người - những thành viên trong cộng đồng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển cộng đồng là một tiến trình dài hướng tới sự phát triển kinh tế - xãhội, môi trường của cộng đồng Sự phát triển cộng đồng có thể đạt được bằngnhiều con đường, trong đó có con đường bền vững nhất, văn minh nhất chính làcon đường đầu tư vào con người - những thành viên trong cộng đồng để họ có đủnăng lực, kỹ năng quản lý vấn đề và cách giải quyết vấn đề bằng nội lực kết hợpvới sự hỗ trợ trong khuôn khổ chung của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế.Mục tiêu của phát triển cộng đồng trước hết là mục tiêu con người chứ khôngphải là những tiến bộ về mặt vật chất mà không đi kèm với sự phát triển khả năngcủa con người và định chế của xã hội thì đó là sự phát triển hời hợt, tạm bợ Trong
đó, mục tiêu cụ thể của phát triển cộng đồng là những cải tổ/những thay đổi tức thì
mà phát triển cộng đồng phải đạt được Mục tiêu tổng thể là những thay đổi có tính
hệ thống mà chúng ta cần đạt được trong quá trình phát triển cộng đồng Và mụctiêu chiến lược nhằm: Cải thiện và san bằng về mặt vật chất cũng như tinh thần củangười dân thông qua những chuyển biến, tiến bộ, phát triển xã hội; Củng cố thiếtchế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho những chuyển biến và sự tăng trưởng;Bảo đảm sự tối đa của người dân vào tiến trình phát triển
Từ những cách nhìn nhận như vậy, ta có thể thấy ý nghĩa của cộng đồng đượcxem xét dưới các khía cạnh sau đây:
An sinh của người dân: mọi người đều có quyền được phát triển, có công ăn
việc làm, đảm bảo cuộc sống có nhân phẩm và giá trị, được tôn trọng và bảo vệ
Công bằng xã hội: Mọi người đều có quyền, cơ hội như nhau để thỏa mãn nhu
cầu cơ bản và giữ gìn những giá trị nhân phẩm của mình Công bằng xã hội đòi hỏiphân bố tài nguyên và quyền lấy quyết định trong xã hội
Tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội: Chúng ta tin rằng con người với tư
cách là một thành tố cộng đồng và xã hội, không chỉ quan tâm đến cá nhân mình
mà còn có trách nhiệm với cộng đồng và cùng nhau giải quyết các vấn đề và nhucầu chung
Trang 2Chính vì ý nghĩa đó, đồng thời vận dụng triết lý tham dự (huy động sự tham giacủa người dân trong tiến trình phát triển cộng đồng) nên khi nhận thấy thực trạng ônhiễm môi trường nông thôn ngày càng cấp bách và cụ thể là sự ô nhiễm môitrường tại các xã miền núi huyện Ba Vì, em đã hình thành ý tưởng về một dự án
"Chung tay bảo vệ môi trường nông thôn miền núi huyện Ba Vì - Hà Nội" nhằmhuy động sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội trong việc nâng caonhận thức và hành động giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn
Vì còn là sinh viên, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách nhìn nhận vấn đềcòn hạn chế nên trong khuôn khổ một bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếusót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cho bài tiểu luận của em đượcđầy đủ hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Xuân Kỳ – giảng viên trực tiếp giảng dạy
bộ môn Phát triển cộng đồng, sự hướng dẫn của các anh chị khóa trên và sự đónggóp ý kiến của các bạn; cảm ơn các thầy cô trên Trung tâm thông tin – Thư việncủa trường… đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
ĐỖ THỊ MINH
Trang 3
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1 Lý do lựa chọn đề tài:
Nghèo đói, bệnh tật, nước sạch, ô nhiễm môi trường đang là những vấn đềnóng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Tầm ảnh hưởng của những vấn đềnày không chỉ trong phạm vi một thành phố, một quốc gia, một dân tộc mà là trênphạm vi toàn thế giới, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người thậm chí
là cả sự tồn tại hay diệt vong của toàn nhân loại
Trong khi các ngành chức năng còn đang loay hoay tìm cách xử lý các điểm
“nóng” về ô nhiễm, thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở không ít vùng nông thônđang trở nên nghiêm trọng
Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển Theo đó, phátsinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tình trạng ô nhiễm môitrường Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn,nhưng đáng nói là ý thức của mọi người về cách ngăn ngừa vẫn chưa được coitrọng
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất thải sinhhoạt Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừngtăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ
sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ônhiễm môi trường hạn chế Ngoài ra, nguyên nhân từ thói quen canh tác, sản xuất
và xả rác bừa bãi của người dân, đó là tình trạng sử dụng hóa chất trong nôngnghiệp như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một cách tràn lan, không
có sự kiểm soát của ngành chức năng, các phương thức sản xuất ở nông thôn cũngtạo ra lượng rác thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường khá lớn, gần gũi nhất làchất thải của phương thức chăn nuôi truyền thống gia súc, gia cầm v.v Ngoài cácnguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thì nguyên nhân cơ bảnkhác là nhận thức, ý thức BVMT của người dân sinh nhiều hơn đến cuộc sống mưusinh Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu.Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất; việc xả nước, rác thải; sửdụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và
Trang 4sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, hố xí ), việc tham gia công tác vệ sinhmôi cộng đồng… sẽ rất hạn chế.
Ô nhiễm môi trường nông thôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộngđồng Tỷ lệ mắc các bệnh lý ở một số địa phương xấp xỉ 50% dân số; đặc biệt mắcnhiều các bệnh như ung thư, mắt hột, đường ruột, tiêu chảy
Tuy nhận thức rõ được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường mà người dân
đã, đang và sẽ gặp phải nhưng mức độ lưu tâm và đề ra những phương án giảiquyết vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận một cách thích đáng Hiện tại, nguồnlực của Chính phủ còn có hạn, khả năng quản lý của địa phương còn hạn chế vàthiếu kinh nghiệm trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đây là những vấn đềcòn tồn tại cần phải tìm những giải pháp phù hợp
Từ những điều đã được trực tiếp nhận thấy về vấn đề ô nhiễm môi trường tạicác xã miền núi của huyện Ba Vì – một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều ditích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có thể coi là một trong những địađiểm du lịch tiềm năng quan trọng của thủ đô Hà Nội mới, em thấy việc xây dựng
dự án là rất cần thiết Sự can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm thiểu những tác động xấuảnh hưởng đến môi trường sống của người dân ở khu vực này
2 Các khái niệm có liên quan
2.1 Các khái niệm trong phát triển cộng đồng.
● Khái niệm Cộng đồng:
- Là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóalợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động củanhững người hợp thành cộng đồng đó
● Vấn đề cộng đồng:
- Là những khó khăn trở ngại, những rào cản trong tiến trình thực hiện nhu cầuchính đáng, hợp pháp ở các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, quản lý, xã hội,ngăn cản quá trình phát triển của cộng đồng
Trang 5● Phát triển cộng đồng:
- Là tiến trình giải quyết một số vấn đề, khó khăn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng,hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất, tinh thần của người dânthông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặtchẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức với nhau trong khuônkhổ cộng đồng
● Dự án phát triển cộng đồng:
- Là dự án hướng trực tiếp vào cộng đồng nhằm mục đích giải quyết những vấn đềcủa cộng đồng, hướng tới sự giải quyết một cách toàn diện cả kinh tế, xã hội vàbảo vệ môi trường của cộng đồng thông qua việc nâng cao năng lực người dân,tăng cường sự tham gia của người dân và phát triển các tổ chúc của người dân
● Tác viên cộng đồng:
Những người đào tạo có kiến thức, có kỹ năng làm việc với cộng đồng một cáchchuyên nghiệp Tác viên cộng đồng có thể là các cán sự xã hội đến làm việc ở cộngđồng trong một thời gian, hỗ trợ cộng đồng, người dân trong việc phát triển nănglực của mình, trong tiến trình phát triển cộng đồng sau đó đi đến những cộng đồngyếu kém khác nhưng tác viên cộng đồng cũng có thể là những người cán bộ làmviệc vận động quần chúng, sống và làm việc lâu dài, mãi mãi với người dân địaphương
2.2 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
● Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này và xácđịnh xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tậphợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con Môi trường củamột hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó
Trang 6● Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sốngkhác
● Các dạng ô nhiễm môi trường thường gặp:
● Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượngvượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con ngườinhư khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa họchoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm
● Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm chonguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạngsinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ônhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất
● Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọngtrong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sựtỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi Hiện nay, ô nhiễm khíquyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng củamột quốc gia nào nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và
"sương mù", gây nhiều bệnh cho con người Nó còn tạo ra các cơn mưa axítlàm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng Một hậu quả nữa của ô nhiễmkhí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn
● Ngoài ra còn có các loại ô nhiễm như: Ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn,
ô nhiễm sóng v.v
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1 Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Trang 71.1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì.
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có mộtphần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã SơnTây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn
và Kỳ Sơn của Hòa Bình Phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ Phía Đông Bắcgiáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa,diện tích tự nhiên là 428,0 km² , lớn nhất Thủ đô Hà Nội Hiện tại, Huyện Ba Vì có
1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã trong đó có 7 xã miền núi, nơi sinh sốngchủ yếu của đồng bào người dân tộc thiểu số Huyện có trên 26 vạn người, gồm 3dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Dao (trong đó, trên 2,2 vạn người thuộc dân tộcMường, dân tộc Dao) và một số dân tộc thiểu số khác
1.2 Đặc điểm tình hình chung của xã miền núi của Ba Vì - Hà Nội.
Về kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, cụ thể là trong năm 2008: Kinh
tế - xã hội các xã miền núi có bước tăng trưởng khá Tổng giá trị gia tăng năm
2008 ước đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-13%.Trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng 55%, dịch vụ, du lịch 37% công nghiệp xâydựng 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 7.300.000 đồng
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những thế mạnh của các xã miền núi.Bên cạnh các Trung tâm lớn của Trung ương và Thành phố, hiện nay, trên địa bàn
đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ Các trang trại chănnuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà, gia cầm đã áp dụng các tiến bộ khoa học (nhàxưởng, giống, kỹ thuật chăm sóc ) vào sản xuất, tác động tích cực vào phân cônglao động, thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu Thời điểm năm 2008, quý II/2009,đàn trâu gần 5000 con, đàn bò khoảng 11.600 con (trong đó, bò sữa 1.960 con),đàn lợn gần 40.000 con, đàn gia cầm khoảng trên 200.000 con Chất lượng chănnuôi ngày được nâng lên đi đôi với việc bảo vệ môi trường, cung cấp chất đốt tựnhiên thông qua mô hình hầm khí biogas đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội khácao
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số làng nghề
và trung tâm chế biến như: Sản xuất, chế biến tinh bột dong, sắn (làng Minh Hồng
Trang 8- Minh Quang), sản xuất chè búp khô (làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã
Ba Trại); sản xuất và chế biến sản phẩm từ sữa bò, dê tại xã Tản Lĩnh và Trungtâm nghiên cứu Bò - đồng cỏ Ba Vì, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩmsữa bò Ba Vì, kích thích sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân Bên cạnh đó, một
số ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, sửa chữa duy trì và hoạtđộng ở quy mô nhỏ Nhìn chung nhóm ngành này đã và đang trên đà phát triển,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã miền núi
Những năm gần đây, giao thông miền núi đã được quan tâm đầu tư Tổng số kmđường giao thông miền núi là 448,5 km, trong đó đường tỉnh lộ 5 tuyến với chiềudài 43,5 km (rải nhựa được 40,2 km), huyện lộ 17 tuyến với chiều dài 83,2 km (rảinhựa được 33 km), đường xã, thôn 322,3 km (bê tông được 43,1 km) Hầu hếtđường giao thông vào các khu du lịch được đầu tư nâng cấp Các đường trục xãđược bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao lưu kinh tế,văn hóa
100% các xã được đầu tư công trình nước sạch phục vụ đời sống nhân dân
Cơ sở vật chất hệ thống trường lớp, trạm y tế được đầu tư Hiện nay, số phònghọc cao tầng, kiên cố của khối Tiểu học là 88/152, khối Trung học cơ sở là 64/92,khối mầm non là 18/132, còn lại là phòng học cấp 4 và phòng tạm 100% các xã cótrạm y tế với 90% số trạm có bác sỹ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các xã miền núi được Uỷ bannhân dân huyện, các ngành chuyên môn đánh giá cao, góp phần gìn giữ, phát huytruyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
Về du lịch: Ngoài những di tích lịch sử nổi tiếng của huyện, các xã miền núi Ba
Vì tự hào là địa danh gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, mang đậmnét văn hóa Việt cổ (văn hóa Việt - Mường) Đặc biệt, cụm di tích Đền Hạ - ĐềnTrung - Đền Thượng thuộc quần thể di tích Tản Viên Sơn được công nhận di tíchlịch sử - văn hóa cấp quốc gia Hiện nay, khu vực này còn lưu giữ một số phongtục tập quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng (cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa của dân tộc Mường; Múa chuông, Tết Nhảy của đồng bào dân tộc Dao) Địa hìnhđồi núi đa dạng phong phú, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một
Trang 9trong những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, sinh thái - nghỉdưỡng và du lịch văn hóa - tâm linh Thổ nhưỡng thuộc nền đất đỏ đá vôi, có tínhdịu mát rất thuận lợi cho việc trồng cỏ chăn nuôi và chăn thả gia súc, nhất là chănnuôi dê, thỏ, bò thịt, bò sữa Đó là những điểm nổi bật của Ba Vì nói chung, các
xã miền núi của huyện nói riêng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
2.Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Trên đường làng, đâu cũng thấy rác và rác
Gần một ngày “lang thang” trên các con đường, thôn xóm các xã miền núi trênđịa bàn huyện, đâu đâu tôi cũng bắt gặp túi ni-lon, chai, lọ…ở những con đường trôi nổi trên các con mương, rãnh nước nhỏ.Những đống rác thải chồng chất vô tậnhai bên đường làng, từ cổng làng đến các ngõ xóm bốc mùi hôi hám nồng nặc,những vũng ao, hồ đen ngòm Những hôm trời nắng ráo, ai đó có “sáng kiến” đốtrác, khói khét lẹt bốc lên nghẹt thở, những hôm gió to, khói mù tràn khắp đường
làng, ngõ xóm Chị Hiền (người dân thôn Chí Phú - xã Sơn Đà) cho biết “Người
dân ở đây rất mệt mỏi vì ngày nào cũng phải hứng chịu thứ mùi hôi thối đến ghê người bốc lên từ đống rác này, đặc biệt mỗi khi gió từ ngoài đồng thổi vào Thùng rác đã có nhưng người dân lại vứt rác bừa bãi khắp nơi, một số gia đình ở gần sông, hồ hoặc các mương nước thì vứt rác xuống đó, không hề quan tâm đến việc bảo vệ môi trường”.
Con đường giao thông quan trọng nối giữa hai xã Sơn Đà - Cẩm Lĩnh là tuyến
Trang 10đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của huyện Ba Vì phục vụ, phát triểnkinh tế xã hội và du lịch của vùng có tổng chiều dài 23km, trong đó có 14 km đầu
tuyến đã được bê tông nhựa đã có tình trạng hư hỏng gây khó khăn cho các phươngtiện giao thông, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương
Tình trạng đốt rơm rạ và thân, lá ngô trong mùa thu hoạch đang trở nên phổbiến, không chỉ lãng phí mà còn làm ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơgây mất an toàn đối với người và phương tiện tham gia giao thông, vì khói bụi chekhuất tầm nhìn
Thân cây ngô xếp lên bờ ruộng chờ khô để đốt.
Vào ngày mùa người dân phơi rơm rạ ở các nẻo đường, trời mưa rơm khôngđược phơi khô nên bốc mùi hôi rất khó chịu Lại có rất nhiều bãi phân trâu, phân
bò giữa đường nên đường đi lại rất bẩn Hai bên đường là cống rãnh nước thải màuđen ngòm, tất cả mọi nhà đều thải nước sinh hoạt ra đường cống rãnh này Khi trờinắng nóng mùi cống rãnh bốc lên và khi trời mưa thì nước cống tràn ra ngoàiđường đi khi nước rút trên đường còn lại đủ thứ rác thải
Trang 11Mặt khác do địa bàn dân cư thưa thớt nên người dân đổ rác không đúng nơi đãquy định có nhiều đốn rác to ở ngay gần nơi sinh sống của người dân Nguyênnhân chính của vệ sinh thôn xóm là ở ý thức của người dân chưa cao.
3 Các giải pháp đã thực hiện với vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Nhận thức được tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng
ở các xã miền núi huyện Ba Vì Đảng bộ và chính quyền đại phương cũng đã thựchiện nhiều giải pháp để khắc phục tình hình này
Địa phương đã tổ chức các buổi họp nhằm tuyên truyền cho người dân ý thức
về bảo vệ môi trường Chỉ ra những tác hại nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm nhằmnâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của họ
Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức thực hiện cáchoạt động vì môi trường như: Chương trình mùa hè xanh, Dọn vệ sinh đường làngngõ xóm, dọn vệ sinh ao hồ tập thể v.v Tuy nhiên, các hoạt động vẫn chưa đượcthực hiện một cách triệt để, mới chỉ tạo được thành các phong trào mang tính đứtquãng, và ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người dân về vấn đề này chưacao
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng quy định cho các địaphương việc quy hoạch khu tập trung và xử lý rác thải Tuy nhiên, tình trạng ngườidân xả rác không đúng nơi quy định vẫn còn tồn tại Ý thức bảo vệ và giữ gìn môitrường sống của người dân vẫn chưa được cao
Các địa phương cũng đã xây dựng quy chế nộp phạt, quy định mức phạt tàichính cụ thể với các hộ sản xuất xả ra môi trường lượng chất thải độc hại quá mứccho phép, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa được rõ ràng, cụ thể Chưa có quyđịnh được cơ quan nào sẽ đứng ra thu tiền phạt này, đồng thời cũng chưa biết thutheo phương pháp nào, nhận biết cá nhân, gia đình nào vi phạm quy định này cho
cụ thể
Từ những hoạt động trên cho thấy, nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trườngcủa các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương đã có, nhưng cáchthức thực hiện việc giải quyết vấn đề này vẫn còn hạn chế Tính chuyên môn trong
Trang 12việc giải quyết ô nhiễm môi trường chưa có, vì vậy mà ý thức của người dân vềvấn đề ô nhiễm môi trường chưa cao Họ mới chỉ tham gia như đó là một cong việcchung của xã hội chứ chưa nhận ra đó chính là vấn đề của bản thân và của gia đìnhmình Chính vì những hạn chế đó, nên thiết nghĩ, một dự án phát triển cộng đồng
cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây sẽ đạt được nhiều kết quảtích cực
4 Những cản trở, thuận lợi trong việc ứng dụng mô hình phát triển cộng đồng vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các xã miền núi huyện Ba Vì.
● Những thuận lợi:
- Càng những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường càng trầm trọng gâyảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và môi trường sinh hoạt của người dân Hơn aihết, người dân nơi đây rất mong muốn tình trạng này nhanh chóng được cải thiện
để họ được sống trong bầu không khí trong lành Do đó, dự án phát triển cộngđồng đưa vào sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ
- Cộng đồng xác định được vấn đề ưu tiên trước mắt là vấn đề ô nhiễm môitrường
- Trong quá trình thực hiện hoạt động đã vận động được nhiều nguồn lực bêntrong và bên ngoài: Quỹ Vì môi trường, sự đóng góp của chính quyền xã và huyện,các cơ quan tổ chức hoạt động trong địa bàn, sự đóng góp ủng hộ sức người sứccủa tại đại phương, Ngân sách Nhà nước ủng hộ một phần
● Những cản trở:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì quá trình ứng dụng hoạt động phát triển cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở thôn Chí Phú cũng gặp nhiều khó khăn, cản trở như:
- Nhiều người dân không ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống của chính
họ và gia đình họ nhiều người thiếu kiến thức về ô nhiễm môi trường và không hiểu biết về những gì họ làm có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đối với môi trường sống
- Vì cuộc sống, vì muốn thoát khỏi đói nghèo, có tiền để trang trải cho cuộc