tiểu luận phát triển cộng đồng

17 907 3
tiểu luận phát triển cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung bài tiểu luận gồm 2 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Vận dụng vào thực tế. 3. Lý thuyết chung về các công cụ PRA. PRA là quá trình thực hiện liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thực của họ về đời sống và điều kiện thực tế để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện. PRA có 4 nhóm công cụ chính: Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố không gian, nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố thời gian, nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các bên liên quan, nhóm công cụ phân tích ưu tiên và lựa chọn 3.2 Bạo lực học đường Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học đường. Ở Việt Nam nói chung và ở Yên Sơn nói riêng, bạo lực học đường ngày một gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường bắt đầu từ đâu và có hậu quả như thế nào đều được thể hiện trên cây vấn đề sau: . Sơ đồ Venn. Sơ đồ Venn thể hiện các đơn vị, tổ chức, nhóm và các cá nhân quan trọng trong cộng đồng, cũng như người dân và tàm quan trọng của họ trong cộng đồng. Ngoài ra, sơ đồ Venn còn thể hiện mức độ quan hệ về thể chế và hợp tác gần xa giữa các tổ chức và các nhóm.

Lời mở đầu Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu các phương pháp phát triển lấy con người làm trọng tâm. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của lĩnh vực Công tác xã hội, phát triển cộng đồng đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước hết sức quan tâm vì mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam phát triển bền vững. May mắn là một sinh viên học chuyên ngành Công tác xã hội và càng may mắn hơn khi được học bộ môn Phát triển cộng đồng, sau khi học được rất nhiều kiến thức bổ ích em đã có một chuyến đi thực hành tại khu Yên Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ Hà Nội. Trong chuyến đi này với tư cách là sinh viên ngành Công tác xã hội và là một tác viên cộng đồng trong tương lai em đã học được rất nhiều điều và có được những kinh nghiệm đầu tiên của tác viên cộng đồng trong tương lai. Em đã vận dụng những kiến thức học được trên lớp và kết quả của chuyến đi thực tế để làm bài tiểu luận môn học Phát triển cộng đồng. Nội dung bài tiểu luận gồm 2 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Vận dụng vào thực tế. 1 I. Cơ sở lý luận. 1. Giới thiệu khái quát chung về cộng đồng. Cộng đồng dân cư sống tại khu Yên Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20km về phía Tây Nam, thị trấn Chúc Sơn là một trong hai thị trấn của huyện Chương Mỹ. Hiện tại thị trấn Chúc Sơn có 13 phân khu gồm: khu Bắc Sơn, khu Bình Sơn, khu Hòa Sơn, khu Yên Sơn, khu Ninh Kiều, khu Tiên Sơn, khu Xá Núi (xóm Xá), khu Tràng An, khu Giáp Ngọ (thôn Giáp Ngọ), khu Ninh Sơn, khu An Phú (thôn An Phú), khu Xóm Chùa (xóm Chùa), khu Xóm Nội (xóm Nội). Khu Yên Sơn với trên 200 hộ dân và diện tích tính cả đất nông nghiệp khoảng 10000m2, chiều dài là 900m kéo dài từ phòng giáo dục huyện Chương Mỹ đến giáp Đại Yên. Phía bắc giáp khu Bình Sơn, phía nam giáp xã Đại Yên, phía tây giáp xã Ngọc Hòa, phía đông giáp xã Thụy Hương. 2. Khái niệm liên quan. 2.1 Khái niệm phát triển. Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng, kích cỡ của sự vật, hiện tượng nhưng đồng thời làm thay đổi sự vật ấy biến đổi cả về cấu trúc. 2.2 Khái niệm cộng đồng. Theo định nghĩa của Korten (1997), cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối qua hệ nhất định với nhau. Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua các tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Theo giáo trình phát triển cộng đồng ( Nxb. Lao động xã hội), cộng dồng được hiểu là tập hợp những người dân cùng chung sống trên một vị trí địa lý cấp cơ sở có quan hệ 2 với nhau, gắn kết với nhau bằng tình làng nghĩa xóm cùng chia sẻ với nhau những truyền thống tốt, có cùng nhu cầu, có những mối quan tâm chung. 2.3 Khái niệm phát triển cộng đồng. Phát triển cộng đồng là những tiến trình, qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng và giúp các cộng đồng này hòa nhập và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của quốc gia (định nghĩa của Liên Hợp Quốc). 3. Lý thuyết chung về các công cụ PRA. PRA là quá trình thực hiện liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thực của họ về đời sống và điều kiện thực tế để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện. PRA có 4 nhóm công cụ chính: Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố không gian, nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố thời gian, nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các bên liên quan, nhóm công cụ phân tích ưu tiên và lựa chọn. 3.1. Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố không gian. Bao gồm vẽ bản đồ, xây dự sa bàn, vẽ sơ đồ cộng đồng, bản đồ xã hội, bản đồ nguồn lực, bản đồ đi lại, bản đồ dich vụ và cơ hội, và sơ đồ mặt cắt hay khảo sát tuyến ( đi xuyên ngang cộng đồng) 3.2. Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các yếu tố thời gian. Được sử dụng phổ biến để mô tả sự tập hợp những sự kiện do người dân tại cộng đồng nhận thức được. Những phương pháp phổ biến là: dòng thời gian, sơ đồ mặt cắt lịch sử cộng đồng, biểu đồ mùa vụ, lịch thời gian hàng ngày, bảng phả hệ… 3.3. Nhóm công cụ tìm hiểu và phân tích các bên liên quan. Bao gồm biểu đồ nhân – quả hay biểu đồ hình cây, biểu đồ tác động, mạng lưới, bản đồ tiến độ, phương pháp phân hạng hộ, biểu đồ Venn… Những phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự việc khác nhau hoặc khía cạnh khác nhau của cùng sự việc. 3.4. Nhóm công cụ phân tích ưu tiên và lựa chon. 3 II. Vận dụng. Cộng đồng dân cư sống tại khu Yên Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 1. Bản đồ xã hội. Khu Yên Sơn là một trong 13 phân khu của thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Phía bắc giáp khu Bình Sơn, phía nam giáp xã Đại Yên, phía tây giáp xã Ngọc Hòa, phía đông giáp xã Thụy Hương. Khu Yên Sơn có khoảng 10000 m2 tính cả đất nông nghiệp, và chiều dài là 900m chạy dọc theo tỉnh lộ 419 bắt đầu từ phòng giáo dục huyện Chương Mỹ đến công ty may Thái Hòa (giáp Đại Yên). Khu Yên Sơn với trên 200 hộ dân, trong đó có 16 hộ chính sách và 2 hộ nghèo được thể hiện rõ trên bản đồ xã hội. Trên bản đồ cũng thể hiện chi tiết các cơ quan, công ty bằng những ô màu đỏ và được ghi tên. Khu Yên Sơn bao gồm các cơ quan, công ty sau: phòng giáo dục huyện Chương Mỹ, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Chương Mỹ, phòng tài chính – kế hoạch ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Chương Mỹ, Trạm khuyến nông, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, kho bạc nhà nước Chương Mỹ, trạm 4 bảo vệ thực vật, công ty khai thác công trình thủy lợi, trạm thú y Chương Mỹ, công ty điện lực Chương Mỹ, công ty TNHH may Thái Hòa. Ngoài ra còn có nhà đa năng của Trung tâm thể dục thể thao và ban dân số kế hoạch hóa gia đình đang được xây dựng trên địa bàn khu Yên Sơn. Không chỉ như vậy, trên bản đồ xã hội này cũng thể hiện được các đặc điểm nổi bật tại khu vực này đó là những điểm họp chợ trước nhà văn hóa khu Yên Sơn và điểm tập kết rác trước tập thể ngân hàng. Khu Yên Sơn còn có Đài tưởng niệm Liệt sĩ, Lăng đạo, trường trung học phổ thông Chương Mỹ A cũng được thể hiện rõ trên bản đồ. 2. Lược sử cộng đồng. Chúc Sơn là một thị trấn văn hóa, đậm dà bản sắc dân tộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Đây cũng là vùng đất ngoại ô thanh bình của thành phố Hà Nội – nơi hội tụ của những giá trị tinh hoa lịch sử lâu đời, những âm thanh yên ả mang đậm chất làng Việt xưa. Thị trấn Chúc Sơn trải qua hai giai đoạn: 5 - Ngày 01/05/1991 thị trấn Chúc Sơn được thành lập gồm bốn khu dân cư: Bình Sơn, Bắc Sơn, Hòa Sơn, Yên Sơn – nơi nhóm sinh viên chúng cháu được may mắn về thực hành. đến nắm 2005, thị trấn Chúc Sơn được mở rộng thành 13 khu dân cư. - Yên Sơn có diện tích tính cả đất nông nghiệp là 10000 m2, chiều dài là 900m kéo dài từ phòng giáo dục huyện Chương Mỹ đến giáp Đại Yên. Phía bắc giáp khu Bình Sơn, phía nam giáp xã Đại Yên, phía tây giáp xã Ngọc Hòa, phía đông giáp xã Thị Hương. Hiện tại, khu Yên Sơn có trên 200 hộ dân, trong đó có 2 hộ nghèo và 16 hộ chính sách. Đặc điểm dân cư: ở khu Yên Sơn đa số hộ dân là cán bộ nhà nước và có 28 hộ làm nông nghiệp, thế nên các hoạt động chính là sản xuất kinh doanh và làm nghề. - Về cơ cấu tổ chức chính trị bao gồm: Chi bộ Đảng, chính quyền mặt trận và các ban nghành đoàn thể gồm có: ông Lại Mạnh Tung là bí thư chi bộ; ông Bùi Bá Nhớ trưởng khu; ông Nguyễn Văn Tú phó khu; bà Trương Thị Nga trưởng ban công tác mặt trận, bà Nguyễn Thị Thảo hội trưởng hội phụ nữ; ông Nguyễn Thế Triều hội trưởng hội cựu chiến binh; ông Nguyễn Văn Tiến hội trưởng hội nông dân; bà Nguyễn Thị Đoan hội trưởng hội người cao tuổi. - Về văn hóa, khu Yên Sơn có đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Trước đó là do thành phố Hà Tây xây dựng, đến năm 2010 nhân dịp kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội được đầu tư, tu bổ xây dựng lại. đài tưởng niệm là nơi ghi ơn các anh hùng liệt sĩ có công với cách mạng, đã hy sinh tuổi xuân của mình để đem lại bình yên cho Tổ quốc, đem lại cuộc sống ấm no cho các thế hệ. Hằng năm, cứ vào ngày 27/07 hay 22/12 và các ngày lễ tết thì các ban ngành, đoàn thể cùng người dân đến đây thắp hương kính viếng để tưởng nhớ tới các vị anh hùng có công với cách mạng. Ngoài ra, nhà văn hóa cũng là nơi thực hiện nếp sống văn minh của người dân địa phương trong việc tổ chức hiếu hỷ, là nơi người dân tụ họp để thực hiện các hội nghị thường niên hàng năm, hay các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao của người dân nơi đây. Nhà văn hóa được xây dựng và khánh thành vào ngày 16/01/2013. Bên cạnh đó , ngày 26/10 âm hành năm còn diễn ra việc làng tại xóm Nội, và lễ hội ba năm rước một lần vào ngày 11/01. Đây là những ngày lễ diễn ra hoạt động văn hóa tâm linh của người dân, thể hiện bản sắc văn hóa riêng biệt của Thị trấn. 6 - Về giáo dục: tất cả các con em đều được đến trường, tỷ lệ đỗ đại học cao, tiêu biểu có trường THPT Chương Mỹ A là ngôi trường có bề dày truyền thống với 50 năm thành lập, hàng năm có tới 80% các em thi đỗ đại học, cao đẳng. - Về y tế: trên địa bàn khu có rất nhiều hiệu thuốc và có một phòng khám tư nhân của Bác sĩ Nguyễn Thị Mai giúp đời sống sức khỏe của người dân được đảm bảo. Trong khu có khoảng 90 cụ là thành viên của hội người cac tuổi, trong đó có 5 cụ là người cao tuổi nhất : cụ Nguyễn Thị Mùi, cụ Nguyễn Hữu Cẩm, cụ Huỳnh Văn Ái, cụ Trịnh Trọng Kinh, cụ Lê Thị Mùi; và có 14 người có công với cách mạng. 3. Cây vấn đề. Sau quá trình thực tế tìm hiểu, tại khu Yên Sơn có 3 vấn đề chính đó là: chưa biết cách phân loại rác, mất vệ sinh an toàn thực phẩm và bạo lực học đường. 3.1 Mất vệ sinh an toàn thực phẩm Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và môi trường xung quanh. Nguyên nhân và hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm được thể hiện qua cây vấn đề. 7 Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có 3 nguyên nhân chính đó là: do ý thức, do thói quen và do thiếu kiến thức. - Ý thức: việc ý thức được nói ở đây k chỉ là ý thức của người tiêu dùng mà còn có ý thức của người sản xuất. Về phía người sản xuất, dưới sự tác động của cơ chế thị trường nhiều người chạy theo lợi nhuận nên những người sản xuất cũng như những nhà cung cấp thực phẩm sử 8 Vệ sinh an toàn thực phẩm Ý thức Thói quen Phòng ngừa Sức khỏe Ảnh hưởng môi trường Người sản xuất Bảo quản Ảnh hưởng thế hệ sau Ngộ độc Nguồn nước Không khí Đất Thao tác Thiếu kiến thức Người tiêu dùng Xử lý Chế biến dụng các hóa chất hại cho sức khỏe như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, chất bảo quản thực phẩm…để làm thực phẩm của mình tươi ngon hơn, hấp dẫn hơn. Những hóa chất này đã một phần làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm và gây hại cho cơ thể. Về phía người tiêu dùng, phần lớn người dân Việt Nam có đức tình tiết kiệm thường mua đồ rẻ, nhưng chưa chắc đồ rẻ đã là đồ đảm bảo chất lượng và nhất là đối với thực phẩm thì càng rẻ càng có thể không đảm bảo. - Thói quen: thói quen thao tác và thói quen chế biến. Thao tác, rất nhiều người tiết kiệm hay sử dụng dầu mỡ đã qua sử dụng của những món chiên rán để chế biến những món ăn khác, nhưng sự tiết kiệm đấy đã vô tình là nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm vì dầu mỡ đã qua sử dụng thì chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Chế biến, đối với thực phẩm được sử dụng khi vừa chế biến sơ qua thì những vi sinh vật trên thực phẩm có thể vẫn còn sống và có thể làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, còn với những thực phẩm được chế biến quá kỹ những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ bị bay mất trong quá trình chế biên và như vậy không đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thế. - Thiếu kiến thức: thiếu kiến thức về bảo quản, xử lý, phòng ngừa dịch bệnh. Không phải ai cũng đều được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng ngừa, bảo quản và xử lý thực phảm sao cho đảm bảo vệ sinh. Việc thiếu kiến thức về phòng ngừa, bỏ quản, xử lý thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất về sinh an toàn thực phẩm. Việc mất về sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như môi trường sống của con người. Việc mất về sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Tất cả mọi người sử dụng thực phẩm mất vệ sinh đều có thể bị ngộ độc thực phẩm (đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn, sốt nghiêm trọng sẽ dẫn đến tử vong). Những người phụ nữa đang mang thai sử dụng nhiều thực phẩm có hóa chất sẽ có nguy cơ làm thai nhi bị đột biến gien và ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ sau. 9 Mất về sinh an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà con ảnh hưởng đến môi trường sống, những hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng… khi được sử dụng sẽ có phần phát tán ra không khí gây ô nhiễm không khí, phần khác sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và gây ô nhiễm nguồn nước. 3.2 Bạo lực học đường Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học đường. Ở Việt Nam nói chung và ở Yên Sơn nói riêng, bạo lực học đường ngày một gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường bắt đầu từ đâu và có hậu quả như thế nào đều được thể hiện trên cây vấn đề sau: 10 Bạo lực học đường Bản thân Nhà trường Gia đình Xã hội Sức khỏe Kinh tế Muốn thể hiện Tâm sinh lý Thiếu biện pháp giáo dục quản lý Thiếu sự quản lý Mâu thẫn ảnh hưởng Truyền thông Bản thân Gia đình Nhà trường Bạn bè Văn hóa phẩm Danh dự Trật tự xã hội [...]... Trong buổi họp dân, người dân tại đây đã bỏ phiếu và chọn vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề ưu tiên của cộng đồng 4 Sơ đồ Venn Sơ đồ Venn thể hiện các đơn vị, tổ chức, nhóm và các cá nhân quan trọng trong cộng đồng, cũng như người dân và tàm quan trọng của họ trong cộng đồng Ngoài ra, sơ đồ Venn còn thể hiện mức độ quan hệ về thể chế và hợp tác gần xa giữa các tổ chức và các nhóm 4.1 Sơ... khu Yên Sơn thân yêu này Trong quá trình học tập và làm bài, em còn có rất nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô để bài tiểu luận này của em được hoàn thiện hơn./ 16 Danh mục tài liệu tham khảo 1 Giáo trình phát triển cộng đồng Nxb Lao động xã hội Năm 2011 2 www.tinhte.vn 3 www.vietbao.vn 4 www.luanvan.net 5 www.slideshare.net 6 vi.wikipedia.org.vn 7 www.tailieu.vn 8 www.doko.vn... hơn 15 Kết luận Em rất may mắn khi có được một chuyến thực tế tại khu Yên Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội Khu Yên Sơn tuy là một khu mới thành lập nhưng đã có rất nhiều thành tích cũng nhu các hoạt động bổ ích Trong chuyến đi này em học được thêm rất nhiều điều bổ ích Em hy vọng với những kiến thức đã học và những gì có được trong chuyến thực hành vừa qua có trong bài tiểu luận này sẽ... loại rác chung với nhau mà không hề biết rác thải người dân vứt đi còn có rất nhiều thứ phân loại ra có thể tái chế và sử dụng lại - Nguyên nhân thứ 2: do thiếu cơ sở vật chất, việc thiếu thùng rác công cộng hạn chế việc phân loại rác của người dân, làm cho người dân chỉ vứt rác chung một chỗ và không có điều kiện phân loại - Nguyên nhân thứ 3 do thiếu kiến thức, người dân chưa được tuyên truyền về cách . tiểu luận môn học Phát triển cộng đồng. Nội dung bài tiểu luận gồm 2 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Vận dụng vào thực tế. 1 I. Cơ sở lý luận. 1. Giới thiệu khái quát chung về cộng. niệm phát triển cộng đồng. Phát triển cộng đồng là những tiến trình, qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng và. Lời mở đầu Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu các phương pháp phát triển lấy con người làm trọng tâm. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của lĩnh vực

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan