giá thành theo quá trình và giá thành hoạt đông

41 876 3
giá thành theo quá trình và giá thành hoạt đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

950 Chương 34 GIÁ THÀNH THEO QUÁ TRÌNH VÀ GIÁ THÀNH HOẠT ĐỘNG (PROCESS COSTING & OPERATION COSTING) Đỗi tượng chương: ỉ. Phân biệt hệ thống giả thành theo quả trình và giá thành theo công việc (Distinguish between process costing & Job order costing) 2. Tổng quan về ghi chép giá thành theo quá trình (Overview of recording process costing) 3. Các bước tính giả thành sản phẩm theo quá trình (Steps in process costing) 4. Các khoản ỉỗ trong giá thành theo quá trình (Losses in process costing) 5. Sản phẩm tương đương (Equivalent units of production) 6. Kế toán các yếu tố giá thành sản phẩm theo quá trình (Accounting for elements of process costing) 7. Giả thành hoạt động (Operation costing) 8. Các phương pháp tỉnh giá thành sản phẩm theo quả trình (Steps ỉn process costing) 9. Ví dụ tổng hợp giả thành hoạt động (Example: pocess costing) *** 1. Phân biệt hệ thống giá thành theo quá trình và giá thành theo công việc (Distinguish between process costing & job order costing) Giá thành theo quá trình (Process costing) là một hệ thống đế xấc định giá thành cùa sản phẩm được sản xuất hàng ỉoạt trong một trật tự liên tục của cấc bước được gọi ỉà quá trình. Nó được sử dụng ở các công ty thuộc các ngành công nghiệp như hóa chất, dầu lửa, hóa phẩm, thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra nó cũng được áp dụng các nguyên tắc cơ bản cho các công ty sản xuất xe hơi, xe máy, xe đạp, chế biên đô gỗ hàng loạt với sô lượng lớn, những ngành này thường sử dụng hệ thống giá thành hỗn hợp giữa giá thành theo quá trình và theo công việc, nhưng theo quá trình là chính. Mỗi một bộ phận chịu trách nhiệm cho một quá trình cụ thể, riêng biệt. Tuy vậy một bộ phận có thể thực hiện cho nhiều quá trình sản xuất. Trong một quá trình sản xuất, hình thái vật chất của sản phẩm thường thay đổi khi nó chuyển từ quá trình này sang quá trình khác (cũng như phân xưởng này sang phân xưởng khác). Chẳng hạn trong quá trình sản xuất đồ gốm của Công ty gốm sứ Minh Long, nguyên liệu đất sét trước tiên được đưa vào phân xưởng nhào trộn để nhào trộn, sau khi được nhào trộn xong nó được chuyển sang phân xưởng tạo hình để tạo nên các vật thể và có thế vẽ trên các vật đó, tiếp đến các sản phẩm sẽ được chuyển sang phân xưởng nung để làm cứng các sản phẩm. KỂ TOÁN TÀ! CHÍNH Chương 34: Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động 951 Một quá trình sản xuất hàng loạt tạo nên một số lượng lớn các đơn vị sản phẩm giống nhau hoặc một số loại đơn vị sản phẩm giống nhau như các bao gạo trong ngành công nghiệp xay xát gạo, các thùng sơn, các hộp, chai nước giải khát, bia rượu. Ngược lại trong hệ thống sản xụất theo công việc, nó sản xuất các sản phẩm đơn chiếc theo đơn đặt hàng hay theo từng lô hàng (thường quá trình sản xuất không trải qua các quá trinh sản xuất hàng loạt). Trong một hệ thống theo quá trình, sản phẩm được vận động liên tục và lặp lại. Phiếu tính giá thành theo công việc không được sử dụng. Thay vào đó nó được cộng đồn trong mỗi phân xưởng trong một kỳ nhất định, thường là tháng. Cuối kỳ tổng chi phi được tính cho từng'phân xưởng sản xuất và được kế toán viên tổng hợp trong các tài khoản “Sản phẩm dở dang”. Giá thành đơn vị sản phẩm sẽ bằĩig tổng chi phí sản xuất chia cho tổng số lượng sản phẩm được sản xuất ra. Ví dụ tổng chi phí sản xuất 500.000$ trong tháng 11/2009 và sản xuất được 50.000 sản phẩm thì đơn giá sản phẩm sẽ là 10$ (= 500.000/ 50.000). Quay trở lại Công ty sản xuất đồ gốm Mình Long có 3 phân xưởng sản xuất: Phân xưởng nhào trộn, phân xưởng tạo hình và phân xưởng nung. Kế toán giá thành sản phẩm sẽ sử dụng 3 tài khoản sản phẩm dở dang, tirơng ứng là sản phẩm dở dang (SPDD) nhào trộn, SPDD tạo hình, và SPDD nung. Dưới đây là sơ đồ so sánh kế toán giá thành theo quá trình và giá thành theo công việc. * Giá thành theo công việc: Sản phẩm dở dang *>■ XX XX Thành phẩm •> xxìXX Giá vốn hàng bán XX XX Giá thành theo quá trình: SP dờ dang - nhào trộn SP dờ đang - tạo hình SP dờ dang - nung Thành Dhẩm Giá vốn hàng bán > XX XX -> XX XX XX XX v x x XX XX I XX Trần Xuân Nam - MBA 952 Phần VỉII: KẾ TOÁN GIÁ THÀNH/ CHI PHÍ 2. Tổng quan về ghi chép giá thành theo quá trinh (Overview of recording process costing) Các bút toán nhật ký cho hệ thống giá thành theo quá trình về căn bản cũng giống như giá thành theo công việc. Dưới đây là một ví dụ các bút toán nhật ký về kế toán giá thành theo quá trình của công ty sản xuất đồ gốm, các số liệu chỉ ỉà giả định (Đơn vị tính: Tỷ đồng): (1) Mua nguyên liệu: Nợ Nguyên liệu tồn kho 10 Có Các khoản phải trả 10 (2) Tổng hợp nguyên liệu xuất cho sản xuất và xuất các nguyên liệu gián tiếp cho sản xuất: Nợ Chi phí nguyên liệu trực tiếp 8 Nợ Chi phí sản xuất chung 1 Có Nguyên liệu 9 (3) Tính lương phải trả và chi phí nhân công: Nợ Chi phí nhân công trực tiếp 5 Nợ Chi phí sản xuất chung 6 Nợ Chi phí bán hàng 7 Nợ Chi phí chung 8 Có Lương phải trả 21 Có Thuế thu nhập cá nhân phải trả 2 Có BHXH phải nộp* 3 (* Bao gồm cả BHYT> BHTN xem chương 15 chi phí lương) (4) Các khoản chi phí sản xuất chung: Nợ Chi phí sản xuất chung - chi phí khấu hao 4 Nợ Chi phí sản xuất chung - chi phí thuê 3 Nợ Chi phí sản xuất chung - chi phí khác 1 Có Khấu hao lũy kế/ Hao mòn tài sản cố định 4 Có Chi phí thuê ưả trước 3 Có Chi phí phải trả 1 (5) Kết chuyển các yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ cho quá trình 1: Nợ Sản phẩm dở dang - nhào trộn 15 Có Chi phí nguyên liệu trực tiếp 8 Có Chi phí nhân công trực tiếp 2 Có Chi phí sản xuất chung 5 (6) Chuyển chi phí từ bộ phận nhào trộn sang bộ phận tạo hìĩih: Nợ Sản phẩm dở dang - tạo hình 11 Có Sản phẩm dở dang “ nhào trộn 11 (7) Chi phí khác của quá trình tạo hình: Nợ Sản phẩm dở đang - tạo hình 6 Có Chi phí nhân công trực tiếp 2 Có Chi phí sản xuất chung 4 KỂ TOÁN TÀÍ CHÍNH Chương 34: Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động 953 (8) Chuyển chi phí từ bộ phận tạo hình sang bộ phận nung: Nợ Sản phẩm dở dang - nung 14 Có Sản phẩm dở dang tạo hinh 14 (9) Các chi phí khác của bộ phận nung: Nợ Sản phẩm dở dang - nung 7 Có Chi phí nhân công trực tiếp 1 Có Chi phí sản xuất chung 6 (10) Kết chuyển sản phẩm hoàn thành từ bộ phận nung sang kho thành phẩm: Nợ Thành phẩm 20 Có Sản phẩm dở dang - nung 20 (11) Xuất thành phẩm bán: Nợ Giá vốn hàng bán Có Thành phẩm 1 ó 16 Sơ ĐÒ Hệ THỐNG KẾ TOÁN GIÁ THÀNH THEO QUÁ TRÌNH Sản phẩm dờ dang - PX nhào trộn Thành phẩm SPDD đầu kỳ: 3 N.liệu trực tiếp 8 Nhân công TT 2 CPSX chung 5 Tồng ỉồnĐK&CP: 18 Chuyển giá íhảnh của những sàn phẩm đã hoàn thành ờ phồn xưởng này sang phân xưởng tạo hinh 11 SPDD cuối Kỳ: 7 Sản phẩm dử dang - PX tạo hỉnh Dư đầu kỳ: 2 Giá thành chuyển từ — ► PX nhào trộn 11 Chi phí chế biến: Nhân công TT 2 CPSX chung 4 Chuyển giá thành của những sản phẩm đã hoàn thành ở phân xưởng tạo hình sang PX nung 14 1 SPDD cuối kỳ: 5 I Sản phẩm dở dang - PX nung SP dư đầu kỳ: 1 Giá íhảnh chuyển từ — ► PX tạo hình 14 Chi phí chế biến: Nhân công 1 CPSX chung 6 Kết chuyển giá thành của sản phẩm hoàn thành 20 SPDD cuối kỳ: 2 TPíồnđầu: 5 Giá thành TP hoàn thành từ PX nung 20_ Dư cuối kỳ: 9 Giá vốn của hàng bán ra 16 Gỉá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán 16 Trần Xuân Nam - MBA 954 Phần VIII: KỂ TOÁN GỈÁ THÀNH/ CHI PHÍ 3. Các bước tính giá thành sản phẩm theo quá trình (Steps ỉn process costing) Các bước tính giá thành sản phẩm theo quá trình trong một phân xưởng cũng tương tự như các bước tính giá thành hỗn hợp có íhể chia thành 5 bước như sau: Bước ỉ: Tóm tắt kiểm kê sản phẩm và hao hụt trong sản xuất: Bước 2: Tỉnh sản phẩm tương đương cho đầu ra. Bước 3: Tỏng hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Bước 4: Tính giả thành đơn vị sản phẩm . Bước 5: Tính tổng chỉ phỉ cho thành phấm và sản phẩm dở dang cuối kỳ Bước ĩ ỉ Tóm tắt kiểm kê sản phẩm và hao hụt trong sản xuấtĩ Là việc tập hợp số liệu kiếm kê, có bao nhiêu sản phẩm dở dang đầu kỳ, bao nhiêu đưa vào sản xuất trong kỳ, bao nhiêu thành phẩm sản xuất trong kỳ, bao nhiêu sản phẩm dở dang cuối kỳ và do vậy bao nhiêu sản phẩm bị hao hụt (lỗ). Bước 2: Tỉnh sản phẩm tương đương cho đầu ra. Mục đích của việc tính sản phẩm tương đương cho số sản phẩm đầu ra theo mức độ kỳ vọng hay định mức. Việc tính sản phẩm tương đương được tách biệt ra hai loại chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí chế biến. Bước 3: Tổng hợp chi phỉ sản xuất trong kỳ, Đó là số phát sinh bên Nợ TK sản phẩm dở dang cho mỗi sản phẩm. Nó bao gồm nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kể cả số dư sản phẩm dở dang đầu kỳ. Bước 4: Tỉnh giá thành đơn vị sản phẫm. Việc tính giá thành đơn vị sản phẩm được tính tách biệt ra theo nguyên liệu trực tiếp và chi phí chế biến (nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Kế toán có thể sử dụng phương pháp FIFO hay bình quân gia quyền (Weighted average) Bước 5: Tính tổng chi phí cho thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sau khi tính được đơn giá cho sản phẩm tương đương (tách biệt nguyên liệu trực tiếp và chi phí chế biến) ta ỉấy đơn giá đó nhân với số sản phẩm quy ra sản phẩm tương đươag của sản phẩm dở dang cuối kỳ và thành phẩm trong kỳ, sẽ được tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nó là cơ sở để ghi sổ kế toán. 4. Các khoản lỗ trong giá thành theo quá trình (Losses in process costing) Các khoản lỗ (hao hụt, hư hỏng) có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất. Nếu một khoản hao hụt, hư hỏng trong định mức, khoản hao hụt hư hỏng này được xem là khoản lỗ bình thường (normal loss). Nếu một khoản hao hụt lớn hơn định mức, thì khoản hao hụt ỉớn hơn định mức đó được gọi là lỗ không bình thường (abnormal ỉoss). Nếu khoản hao hụt thấp hơn định mức, khoản chênh lệch nhỏ hơn đó gọi là khoản lãi không bình thường (abnormal gain) 4.1. Các định nghĩa (Definitions) Lỗ bình thường (Normal loss) là một khoản hao hụt trong một quả trình chế biến. Nỏ không tạo nên một khoản chỉ phỉ trong kế toán. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 34: Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động 955 Lỗ không bình thường (Abnormal loss) là khoản hao hụt trội trên khoản hao hụt trong định mức (hay trong ước tính), và nó tạo nên một khoản chỉ phí trong kế toán. Lãi không bình thường (Abnormal gain) là khoản ỉãi khi thực tế hao hụt ít hơn định mức, nổ tạo nên một khoản chi phí “âm ” tức lãt Do lỗ bình thường không tạo nên chi phí, giá thành sản xuất của những đơn vị sản phẩm tốt của đầu ra phải gánh chịu những khoản hao hụt hay lỗ thông thường này. Các đơn vị lỗ và lãi không bình thường được định giá theo đơn giá của những đơn vị sản phẩm tốt. Các sự kiện không bình thường do vậy không ảnh hưởng đến giá thành của những sản phẩm tốt. Các chi phí của chúng được phân tích một cách tách biệt trong tài khoản ỉỗ không bình thường hoặc lãi không bình thường. 4.2. Ví dụ các khoản lỗ, lãi không bình thường (Example: abnormal losses and gains) Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị đưa vào trong quá trình sản xuất 10.000 gói bánh bích quy với tồng chi phí là 90 triệu đ. Lỗ (hao hụt) bình thường là 10% và không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Hãy tính toán và ghi các bút toán cho giá thành sản phẩm đầu ra và chi phí các khoản ỉỗ nếu thực tế đầu ra như sau. (1) 8.500 đơn vị sản phẩm (khoản lỗ thực là 1.500 đơn vị) (2) 9.400 đơn vị sản phẩm (khoản lỗ thực là 600 đơn vị) Lờỉ giải: Vì khoản lỗ (hao hụt) bình thường không tính vào chi phí, giá thành của các sản phẩm đầu ra do vậy được tính trên cơ sở số đơn vị định mức đầu ra, trong ví đụ này là 10.000 X 10% = 1.000 đơn vị sản phẩm. Khoản lỗ không bình thường tạo nên một khoản chi phí, nó được trừ ra khỏi tài khoản lãi lỗ thông qua tài khoản lỗ không bình thường. Các khoản lãi không bình thường được đối xử theo cách tương tự, trừ việc Ĩ1Ó là khoản lãi chứ không phải lỗ. (ỉ) Đầu ra là 8.500 đơn vị sản phấm Bước 1: Xác định đầu ra và các khoản lỗ (hao hụt) Nếu đầu ra thực tế là 8.500 đơn vị và thực tế ỉỗ là 1.500 đơn vị: Thực tế lỗ (Actual loss) 1.500 đơn vị Trừ (-) Lỗ bình thường (Normal loss) (10% X 10.000) 1,000 đom vi Bằng (=) Lỗ không bình thường (- Abnormal loss) 500 đơn vị Bước 2: Tính sán phẩm tương đương: 10.000 X 90% = 9.000 đơn vị Bước 3: Tập hợp tổng chi phí: 90 triệu đ như đã chỉ ra trong đề bài. Bước 4: Tính đơn giá sản phẩm: (Tổng chi phí phải gánh chịu trong kỳ + tồn đầu kỳ): Tổng sản phẩm tương đương định mức = 90.000.000 đ : 9.000 đơn vị = ỉ 0.000 đ/đơn vị SP. Trần Xuân Nam - MBA 956 Phần VIII: KỂ TOÁN GIÁ THÀNH/ CHỈ PHÍ Bước 5: Tính tổng chi phí cho đầu ra và lỗ: Giá thành của sản phẩm đầu ra (8.500 SP X lO.OOOđ/SP) LỖ bình thường (Normal loss) LỖ không bình thường (90 triệu - 85 triệu) Tổng chi phí đầu ra 5.000.000 đ 90.000.000 đ 85.000.000 đ 0 Bút toán nhật ký cho khoản lỗ không bình thường là: Nợ 811 Lỗ không bỉnh thường (hao hụt trên định mức) (Abnormal loss) 5.000.000 Có 1541 Sản phẩm dở dang (Work In Process) 5.000.000 Khoản hao hụt trên định mức. (2) Nếu đầu ra ỉà 9.400 đơn vị SP. Bước ĩ: Xác định đầu ra và lỗ: Tổng đầu ra là 9.400 đơn vị, thực lỗ (hao hụt) là 600 đơn vị. Tuy nhiên hao hụt trong định mức là 1.000 Do vậy khoản lãi không bình thường (tiết kiệm so với định mức) là 400 (=1.000 “ 600). Bước 2: Tính sản phẩm tương đương: là 9.000 đơn vị SP theo định mức đầu ra. Buớc 3: Tổng chi phí phải gánh chịu trong kỳ: 90 triệu đ Bước 4'. Tính giá thành đơn vị SP: = 90 triệu : 9.000 đơn vị SP = 10.000 đ/SP, Bước 5: Tính tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành, (dở dang cuối kỳ bằng không) Tổng giá thành sản phẩm đầu ra 9.400 SP X 10.000 đ/ SP - 94.000.000 đ LỖ bình thường 0 Lãi không bình thường (400 SP X lO.OOOđ/ SP) (4.000.000) đ Tổng giá thành đầu ra 90.000.000 đ Bút toán nhật ký cho khoản lãi không bình thường như sau: Nợ 1541 Sản phẩm dở dang (Work In Process) 4.000.000 Có 711 Lãi không bình thường (Abnormal gain) 4.000.000 Khoản lãi do tiết kiệm hao hụt so với định mức. 4.3. Các khoản lỗ và giá trị phế liệu (Losses with scrap value) Phế liệu (scrap) ỉà các nguyên liệu bỏ đi nhưng cô giá trị có thể bán được. Các khoản hư hỏng, lỗ có thể có giá trị phế iiệu (giá trị thanh lý). Giá trị phế liệu (Scrap value of normal loss) của các khoản lỗ bình thường là được trừ ra khỏi chi phí của nguyên liệu (theo yêu cầu cùa VAS 02 và ỈAS 02). Giá trị phế liệu của các khoản lỗ không bình thường (Scrap value o f abnormal loss) là được ghi giảm các khoản lễ cùa nó, trong tài khoản ỉỗ không bình thường. Giá trị phế liệu của các khoản lãi không bình thường (Scrap value of abnormal gain) là được ghi tăng các khoản ỉãỉ của nó, trong tài khoản ỉãỉ không bình thường. KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 34: Giá thành theo quả trình và giá thành hoạt động 957 Tóm lược cách đối xử với các khoản giá trị phế thải: Bước 1: Tách biệt giá trị phế thải của lỗ bình thường khỏi giá trị phế thải của các khoản lỗ và lãi không bình thường. Bước 2: Trừ giá trị phế thải của các khoản lỗ bình thường ra khỏi chi phí của sản phẩm dở đang, bằng việc ghi Có cho tài khoản sản phẩm dở dang. Bước 3: Hoặc lấy chi phí khoản lỗ trên bình thường trừ đi giá trị phế thải của khoản lỗ không bình thường, bằng việc ghi Nợ TK phế thải (scrap) và Có tài khoản lỗ không bình thường. Hoặc trừ giá trị khoản lãi không bình thường trừ đì giá trị phế thải của khoản lãi không bình thường, bằng việc ghi Nợ TK lãi không bình thường và ghi Có TK Phế thải. Ví dụ: Có 5.000 đơn vị nguyên liệu được đưa vào quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ gồm: Nguyên liệu trực tiếp: 51 triệu đ Chi phí chế biến: 30 triệu đ (trong đó nhân công trực tiếp 20 triệu đ, CPSX chung 10 triệu đ.) Đầu ra là 3.800 đơn vị. Khoản lỗ (hao hụt) bình thường là 20 % đơn vị đầu vào. Mỗi đơn vị lỗ có thể bán được với giá 1.000 đ. Yêu cầu thực hiện các bước tính giá thành sản phẩm và trình bày các tài khoản liên quan. Lòi giả ỉ: Bước 1: Xác định số sản phẩm đầu ra và lỗ Đầu vào (ĩnput) 5.000 đơn vị LỖ bỉnh thường (Normal loss) (20% X 5.000) 1,000 đ a n vi Số đơn vị đầu ra theo định mức (Expected.output) 4.000 đơn vị Số đơn vị đầu ra thực tế (Actual output) 3.800 đơn vi LỖ không bình thường (Abnormal loss) 200 đơn vị Bước 2: Tính sản phẩm tương đương: Là số đơn vị SP theo định mức 4.000 đơn vị (5.000-1.000) Bước 3: Tổng hợp chi phí phải gánh chịu trong kỳ: (đơn vị: 1,000 đ) Nguyên liệu trực tiếp: 51.000 nghìn đ Chi phí nhân công trực tiếp 20.000 nghỉn đ Chi phí sản xuất chung 10.000 nghìn đ Bước 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm đầu ra và ỉỗ. G iá trị p h ế th ả i c ủ a k h o ả n lỗ b ìn h th ư ờ n g (1 .0 0 0 đ ơ n v ị X 1 .0 0 0 đ / đ ơ n v ị) = 1.0 0 0 G iá tr ị p h ế th ả i c ủ a k h o ả n ỉỗ k h ô n g b ìn h th ư ờ n g ( 2 0 0 đ ơ n v ị X 1 .0 0 0 đ /đ v ) “ 2 0 0 Tổng giá trị phế thải 1.200 Giá thành cùa mỗi đơn vị _ {(51-000 - 1.000)+ 20.000 + 10.000) trong đinh mức = = 20 <n9hìn đ,sp> * Trần Xuân Nam - MBA 958 Phần VIII: KỂ TOÁN GIÁ THÀNH/ CHI PHỈ Bước 5: Tính tổng giá thành của sản phẩm đầu ra và lỗ (đơn vị nghìn đ): Sản phẩm đầu ra (Output) (3.800 đơn vị X 20.000đ ) 76.000 ng đ Lỗ bình thường (Normal loss) (1.000 đơn vị X 1.000 đ /đv) ỉ .000 ng đ Lỗ không bình thường (Abnormal loss) (200 đơn vị X 20.000đ/ đv) 4.000 ng đ Tổng đầu ra và các khoản lỗ 81.000 ngđ Các tài khoản liên quan được trình bày như sau: , 154 Sản phẩm dờ đang (Work ỉn Process) Sản ũhầm Nahìn đ Sản Dhầm Nahìnđ Chi phí nguyên liệu trực tiếp 5.000 51.000 Sản phẫm đầu ra 3.800 76.000 Chi phí nhân công trực tiếp 20.000 Lỗ bỉnh thường 1.000 1.000 Chi phí sản xuất chung 10.000 Lô không bình thường 200 4.000 Tống đầu vào 5.000 a i m Tổng đầu ra 5.000 ỗlũữQ 811 Lỗ không bình thường {Abnormal loss) — ► Chuyển từ TK sản phẩm dở dang 4.000 Giá trị phế iíệu thu hồi (200x1) 200 Lỗ chuyển vào TK XĐ kết quả 3.800 Tổng à J M Tổng á m 152x TK phế thài (scrap) ■> Lỗ bình thường (1.000 X 1) 1.000 Bán phế thài thu tiền {1.200 X1) 1.200 -> Lỗ không bình thường (200 X 1) 200 Tồng 120Q Tổng 1.200 4.4. Các khoản lỗ vói chi phí phế thải (Losses with a disposal cost) 4.4.1. Giói thiệu (Introduction) Trong một số trường hợp, trong quá trình chế biến nó tạo ra sản phẩm, đồng thời tạo ra những phế thải mà không những không bán được mà phải trả tiền để xử lý nó gọi là chi phí chất thải. Ví dụ Công ty cồ phần Giấy Sài Gòn chuyên sản xuất giấy từ các loại giấy vụn. Bởi vậy cứ mỗi tấn giấy thành phẩm sản xuất ra công ty lại có một số chất thải từ nguyên liệu giấy vụn mà kết quả là công ty phải thuê một công ty thứ ba để hủy các ioại chất thải rắn này. Việc đó làm cho công ty phải tốn chi phí. Việc xử lý chi phí phế thải cần theo các nguyên tắc sau: (1) Tăng chi phí chế biến bằng chi phí phế thải của các khoản lỗ thông thường và sử đụng kết quả giá thành mỗi đơn vị để tính giá trị của thành phẩm đầu ra và lỗ/ lãi không binh thường. (2) Lỗ bình thường không tạo nên giá trị cho tài khoản sản phẩm dở dang (3) Chi phí phế thải của khoản lỗ (hao hụt) bình thường vào bên Nợ TK sản phẩm dở dang (4) Chi phí phế thải của khoản lỗ (hao hụt) không bình thường trong tài khoản lỗ không bình thường và do vậy chuyển khoản lỗ không bình thường sang tài khoản xác định kết quả. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 4.4.2. Ví dụ các khoản lỗ với chi phí phế thảỉ (Example: Losses with a disposal cost) Giả sử đầu vào của một quá trình sản xuất là 10.000 đơn vị với chi phí là 449.500 nghìn đ. Khoản lỗ bình thường là 10% và không có hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Sản phẩm đầu ra là 8.700 đơn vị và có chi phí phế thải là 0,5 nghìn đ cho một đơn vị sản phẩm đầu ra. LỖ b ìn h th ư ờ n g = 1 0 .0 0 0 X 1 0 % = 1.0 0 0 đ ơ n v ị; Lỗ không bình thường = 9.000 - 8.700 - 300 đơn vị Giá th à n h mỗi đơn vị - (449.500 + 1.000 X 0,5): 9.000 = 450.000 : 9.000 = 50 nghìn đ . Các tài khoản liên quan được trình bày như sau: Sản phẩm dở dang (Work in process) Chương 34: Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động 959 Đơn vi Nahìn đ Đơn vi Nahìn đ Chi phỉ đầu vào 10.000 449.500 Đầu ra 8.700 435.000 Chi phí tiêu hủy phế thải Lỗ bỉnh thường 1.000 của ỉỗ bình thường 500 Lỗ không bình thường 300 15.000 Tổng 1MQQ 450.000 Tổng 1Q.,D Q.0 450.000 Lỗ không bình thường (Abnormal loss) Nghìn ổ "► Chuyền từ TK sàn phẫm dở dang Chỉ phí phế thải (300 X 0,5) Tổng 15.000 150 15.150 Nghìn ổ Kết chuyển sang TK xác định kết quả 15.150 5. Sản phẩm tương đương (Equivalent units of production) Nếu trong kỳ tất cả các sản phẩm đưa vào sản xuất đều hoàn thành thi việc tính giá thành sản phẩm trở nên rất đom giản như đã đề cập ở trên là lấy tổng chi phí sản xuất chia cho tổng số đơn vị sản phẩm hoàn thành. Tuy vậy trong thực tế, vào cuối kỳ thường vẫn có một sản phẩm chưa hoàn thành đang nằm trong dây chuyền sản xuất, vói nhiều ngành thường rất lớn như ngành sản xuất đồ gỗ. Vậy làm thế nào để tính giá thành sản phẩm? Kế toán viên phải hiểu khái niệm sản phẩm tương đương của sản xuất hay gọi ngấn gọn là sản phẩm tương đương. Sản phẫm tương đương (Equivalent units) ỉà toàn bộ sổ ỉượng sản phẩm đầu ra quy đoi ra sản phẩm hoàn thành từ các sản phẩm chưa hoàn thành và sổ sản phẩm đầu ra đã hoàn thành. Kế toán viên phải quy đổi tất cả các sản phẩm hoàn thành và các sản phẩm chưa hoàn thành về một đơn vị thuần nhất là tổng số sản phẩm đã hoàn thành, tức tổng số sản phẩm tương đương. Ví dụ phân xưởng tạo hình trong tháng sản xuất được 10.000 sản phẩm hoàn thành và 100 sản phẩm còn dở đang với mức độ hoàn thành là 50% thì tổng số sản phẩm tương đương sẽ là tổng sản phẩm hoàn thành cộng (+) Sản phẩm tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (= 10.000 + 100 X 50%) - 10.050 SP. Việc tính sản phẩm tương đương phải được tách biệt ra theo mức độ hoàn thành .nguyên liệu trực tiếp và mức độ hoàn thành về chi phí chế biến vì hai loại chi phí này khác iih.au về mức Trần Xuân Nam - MBA [...]... Thành phẩm - Áo đặc biệt 5.900 5.900 Nhập kho thành phẩm — - 5.900 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo quá trình (Step in process costing) Ở các phần trước chúng ta đã thảo luận khái quát về kế toán giá thành theo quá trĩnh và giá thành hoạt động (hỗn hợp) Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn về các phương pháp tính giá thành theo quá trình và các bước tính giá thành theo quá trình. .. Chương 34: Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động 969 8.1.2 Giá thành theo quá trình: chuyển sang phân xưởng thử 2 (Process costing extended to a second department) Hầu hết các hệ thống sản xuất bao gồm nhiều công đoạn hay quá trình hoặc phân xưởng Trong phần này chúng ta thảo luận cách tính giá thành sản phẩm theo quá trình của phân xưởng thứ 2- PX hoàn thiện để hoàn thành quá trình sản xuất... Giá thành theo quá trình và gíá thành hoạt động 985 Tóm ìưọc chương (Chapter summary) Giá thành theo quá trình (Process costing) là một hệ thống để xác định gi thành của sản phẩm được sản xuất hàng loạt trong một trật íự ỉiên tục của các bước được gọi là quá trình Nó được sử dụng ở các công ty thuộc các ngành công nghiệp như hóa chất, dầu lửa, hóa phẩm, thực phẩm, đồ uống Trong hệ thống giá thành theo. .. trong hệ thống giá thành theo công việc Hệ thống giá thành hoạt động giống hệ thống giá thành theo quá trình là ở các công đoạn cụ thể mà nó sử dụng cho tất cả các ỉoại sản phẩm Trong ví dụ trên là công đoạn bộ phận cắt vải và may thân áo Sự pha trộn giữa hai loại hệ thống giá thành tạo nên hệ thống giá thành hoạt động Giả sử Công ty May 10 có các đơn đặt hàng cho 1.000 áo loại đặc biệt và 3.000 áo loại... hình sản xuất mà nó không áp dụng hệ thống giá thành theo công việc mà cũng không hẳn sử dụng hệ thống giá thành theo quá trình Nó kết hợp cả hai đặc điểm của hệ thống kế toán giá thành nói trên được gọi là hệ thống giá thành hỗn hợp hay giá thành hoạt động (operation costing) Mỗi công ty tự thiết kế cho mình một hệ thống phù hợp Một số ngành sử dụng hệ thống giá thành hỗn hợp như ngành dệt, may quần áo,... theo quá trình các chi phí được tập hợp và cộng dồn theo các quá trình (phân xưởng) và nó chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác cho đến khi sản phẩm hoàn thành Tính giá thành sản phẩm theo quá trình có thể chia thành 5 bước như sau: Bước 1: Tóm tắt kiểm kê sản phẩm và hao hụt trong sản xuất: Bước 2: Tính sản phẩm tương đương cho đầu ra Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ Bước 4: Tính giá. .. phẩm tương đương đầu ra Việc tính giá thành thường phải được tính riêng chi phí nguyên liệu trực tiếp, và chi phí chế biến (nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) Một số ngành sử dụng hệ thống giá thành hỗn hợp nhưng chủ yếu theo hệ thống giá thành theo quá trình gọi là giá thành hoạt động như ngành chế tạo ô tô, xe máy, bán dẫn, chế biến đồ gỗ, may mặc Câu hỏi và bài tập (Questions & exercises)... thường được trình bày ở bảng 34-1 6, Kế toán các yếu tố giá thành sản phẩm theo quá trình (Accounting for elements of process costing) Trong chương 33 kế toán giá thành theo công việc chúng ta đã thảo luận chi tiết 3 yếu tố của giá thành sản phẩm là nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực íiếp và chi phí sản xuất chung Trong phần này chúng ta chỉ trình bày chì tiết những điểm khác với hệ thống giá thành cổng... phí Giá thành đơn vi 1 Đầu vào (Input) Sản phẩm dở dang đầu kỳ 500 Nguyên liệu trực tiếp 3.770 Nhân công trực tiếp 1.008 Chi phí sản xuất chung 1864 6.642 Tổng giá trị SP dở dang đầu kỳ Sản phẩm bắt đầu trong kỷ 1900 Nguyên liệu trực tiếp 27.494 Nhân công trực tiếp 6.852 KỂ TOÁN TÀI CHÍNH Chương 34: Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động Số sàn phẩm Chi phí sản xuấí chung Tống chi phí 975 Giá. .. TOÁN TÀ! CHÍNH Chương 34: Giá thành theo quá trình và giá thành hoạt động 983 BÁO CÁO GIÁ THÀNH - Tháng 10/ 2009 Nhà m ảy: Hà Tây Đơn vị íín h : USD Sản phẩm: A-S Diễn giải Sản phẩm Tổng chỉ phí Đơn giá Đầu vào 102 Sản phẩm dở dang đầu kỳ Nguyên liệu trực tiếp 144.774,10 Nhân công trực tiếp 901,24 Chi phi sản xuất chung 14.630.00 Tồng sản phẩm dở dang 160.305,34 0 Sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ Nguyên . chép giá thành theo quá trình (Overview of recording process costing) 3. Các bước tính giả thành sản phẩm theo quá trình (Steps in process costing) 4. Các khoản ỉỗ trong giá thành theo quá trình. quá trình và giá thành theo công việc. * Giá thành theo công việc: Sản phẩm dở dang *>■ XX XX Thành phẩm •> xxìXX Giá vốn hàng bán XX XX Giá thành theo quá trình: SP dờ dang - nhào trộn. luận sâu hơn về các phương pháp tính giá thành theo quá trình và các bước tính giá thành theo quá trình và giá thành hỗn hợp thông qua một ví dụ tính giá thành của sản phẩm bàn tròn Bistro (chân

Ngày đăng: 11/05/2015, 15:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan