Tóm ìưọc chương (Chapter summary)

Một phần của tài liệu giá thành theo quá trình và giá thành hoạt đông (Trang 36)

- 75 X 98,33% (% hoàn thành) = 73,75 (ỉàm tròn số)

Tóm ìưọc chương (Chapter summary)

Giá thành theo quá trình (Process costing) là một hệ thống để xác định giá thành của sản phẩm được sản xuất hàng loạt trong một trật íự ỉiên tục của các bước được gọi là quá trình. Nó được sử dụng ở các công ty thuộc các ngành công nghiệp như hóa chất, dầu lửa, hóa phẩm, thực phẩm, đồ uống. Trong hệ thống giá thành theo quá trình các chi phí được tập hợp và cộng dồn theo các quá trình (phân xưởng) và nó chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác cho đến khi sản phẩm hoàn thành.

Tính giá thành sản phẩm theo quá trình có thể chia thành 5 bước như sau: Bước 1: Tóm tắt kiểm kê sản phẩm và hao hụt trong sản xuất:

Bước 2: Tính sản phẩm tương đương cho đầu ra. Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Bước 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm.

Bước 5: Tính tồng chi phí cho thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ

Các khoản lỗ (hao hụt, thất thoát) có thể phát sinh trong quá trình sản xuất. Nếu một mức độ lỗ như định mức hay ước tính xảy ra, đó là các khoản lẽ bình thường. Nếu khoản lỗ lớn hơn định mức, khoản lỗ trội trên định mức gọi là ỉỗ không bình thường. Nếu lỗ ít hơn so với định mức, khoản chênh lệch đó gọi là lẫỉ không bình thường. Giá trị phế thải của các khoản lỗ bình thường được trừ ra khỏi giá trị của nguyên liệu để tính giá thành sản phẩm. Giá trị phế thải của các khoản lỗ không bình thường (hoặc lãi không bình thường) thường được trừ ra khỏi khoản lỗ (lãi) không bình thường đó. Các khoản lỗ và lãi không bình thường không bao giờ ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm sản xuất, nó được ghi thẳng vào lãi lỗ (TK lãi (lỗ) không bình thường).

Sản phẩm tương đương (Equivalent units) là toàn bộ số lượng sản phẩm đầu ra quy đổi ra

sản phẩm hoàn thành từ các sản phẩm chưa hoàn thành và số sản phẩm đầu ra đã hoàn thành. Sản phẩm tương đương thường được chia theo nguyên liệu trực tiếp và chi phí chế biến. Việc tính giá thành theo quá trình có thể sử dụng phương pháp bình quân gia quyền hay phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO). Hầu hết các công ty sử đụng phương pháp bình quân gia quyền. Giá thành đơn vị sản phẩm tương đương bằng tổng chi phí phải gánh chịu trong kỳ (kể cả cho sản phẩm dở dang đầu kỳ) chia cho số sản phẩm tương đương đầu ra. Việc tính giá thành thường phải được tính riêng chi phí nguyên liệu trực tiếp, và chi phí chế biến (nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).

Một số ngành sử dụng hệ thống giá thành hỗn hợp nhưng chủ yếu theo hệ thống giá thành theo quá trình gọi là giá thành hoạt động như ngành chế tạo ô tô, xe máy, bán dẫn, chế biến đồ gỗ, may mặc.

Một phần của tài liệu giá thành theo quá trình và giá thành hoạt đông (Trang 36)