1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn định chế tài chính hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán ở việt nam

23 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 591,1 KB

Nội dung

Chính vì điều đó mà nhóm em thấy rằng sự ra đời của sở giao dịch chứng khoánSGDCK là tổ chức có quy mô ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế Việt Nam, và việc đi sâu nghiên cứu vào

Trang 1

Mục lục

Chương 1 - Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam 3

Chương 2 - Tìm hiểu chung về sở giao dịch chứng khoán 4

1 Các vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Đặc điểm của SGDCK 5

1.3 Chức năng của sở giao dịch chứng khoán: 5

1.4 Hình thức sở hữu 5

1.5 Cơ cấu tổ chức 6

1.6 Thành viên của sở GDCK 7

1.7 Các nguyên tắc căn bản 7

2 Nghiệp vụ niêm yết chứng khoán 8

2.1 Khái niệm 8

2.2 Vai trò của việc niêm yết chứng khoán đối với tổ chức phát hành 8

2.3 Phân loại niêm yết 9

2.4 Tiêu chuẩn niêm yết 9

2.5 Thủ tục niêm yết chứng khoán 10

3 Giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch 11

3.1 Các khái niệm cơ bản 11

3.2 Kỹ thuật giao dịch 13

4 Các phương thức giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán: 15

Chương 3 - Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và SGDCK Hà Nội 16

1 Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 16

2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 18

3 So sánh giữa HOSE và HNX: 19

Chương 4 - Kết luận 21

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hướng toàn cầu hóa và khu vựctoàn cầu hóa Hòa nhập với không khí này, Việt Nam vừa gia nhập và là thành viên của

tổ chức thương mại thế giới WTO Khi trở thành viên của tổ chức thương mại thế giớiđồng nghĩa Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và đồng thời gặt hái được nhiều thànhcông Để thu được kết quả tốt từ quá trình hội nhập chúng ta phải đánh giá, nhận định

về cơ hội cũng như thách thức đặt ra, chúng ta phải biết đâu là thế mạnh mình phảiphát huy và đâu là điểm yếu cần phải khắc phục Và đặc biệt hơn nữa chúng phải nhậnđịnh được xu hướng đi chung của thế giới, những yếu tố nào các nước chú trọng

Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, duy trì nhịp độ tăngtrưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng caohiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển Vìvậy, việc xây dựng Thị trường chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam đã trở thành nhu cầubức xúc và cần thiết nhằm huy động nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nướcvào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Chính vì điều đó mà nhóm em thấy rằng sự ra đời của sở giao dịch chứng khoán(SGDCK) là tổ chức có quy mô ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế Việt Nam,

và việc đi sâu nghiên cứu vào hoạt động của các sở giao dich chứng khoán để hiểu rõ

và hoàn thiện sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là cần thiết Vì những lí do trên

nhóm em quyết định trình bày đề tài “ Hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán

ở Việt Nam”

Trong đề tài này, nhóm chú trọng vào việc tìm hiểu những khái niệm cơ bản, tổ chứccũng như hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán

Nội dung đề tài gồm 4 phần chính:

 Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

 Tìm hiểu chung về sở giao dịch chứng khoán

 Hoạt động của SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội

 Kết luận

Do giới hạn về thời gian và lượng kiến thức có hạn nên không thể tránh được thiếu xót,rất mong sự góp ý của cô và các nhóm còn lại để đề tài này được hoàn thiện hơn

Trang 3

Chương 1 - Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/

CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứngkhoán Việt Nam ra đời Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâmGiao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiêngiao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK)

Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005 Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn

là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là

“sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng) Từ đó đếnnay, TTCK VN đã không ngừng biến động và ngày càng chứng tỏ rằng nó là một trongnhững thị trường được quan tâm nhất hiện nay.1

Tuy thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nhưng trong suốt chặng đường hoạtđộng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng được xây dựng hoàn thiệnhơn và đã đạt những thành tựu nổi bật, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nềnkinh tế, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế vẫn còn tồn tại

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2013,khối lượng giao dịch toàn thị trường đã tăngkhoảng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng khối lượng giao dịch cổphiếu, chứng chỉ quỹ ước tăng 12% Tính đến ngày 16/6/2013, chỉ số VN-Index đã đạtmức tăng 216,6% so với đáy ngày 24/2/2009 và tăng 26,8% so với thời điểm 6/1/2012.Chỉ số HNX-Index tăng 35% so với ngày 9/1/2012, ngày lập đáy mới của chỉ số này.Tính từ đầu năm đến nay, mức cao nhất chỉ số VN-Index đạt được là 524,56 điểm, xáclập vào ngày 10/6/2013 (khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tươngđương gần 1.661 tỷ đồng)

Đặc biệt TTCK Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế Đầu tháng6/2013, hãng tin Reuters đã công bố dữ liệu về diễn biến của các TTCK châu Á kể từđầu năm 2013 đến nay Theo đó, nếu tính theo USD, mức tăng trưởng của TTCK ViệtNam ước đạt 23%, đứng đầu khu vực châu Á Còn tính theo nội tệ, mức tăng củaTTCK Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Nhật Bản với tỷ lệ ước đạt khoảng 24% Ngoài ra,theo báo cáo các quỹ đầu tư đại chúng của Edmond De Rothschild, tính từ đầu năm

2013 đến hết ngày 7/6/2013, giá trị tài sản ròng (NAV) các quỹ đầu tư đại chúng trênTTCK Việt Nam đều tăng mạnh, xấp xỉ mức tăng của cả năm 2012 Nhìn chung, đa sốcác quỹ đầu tư chứng khoán đều đạt mức tăng trưởng xấp xỉ hoặc vượt mức tăng củachỉ số VN-Index trong cùng thời kỳ (26,5%)… Điều đặc biệt là, mức tăng bình quâncủa các quỹ đầu tư chứng khoán thành lập tại Việt Nam, do công ty quản lý quỹ của

1 http://luanvan.co/luan-van/tim-hieu-lich-su-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-11614/

Trang 4

Việt Nam quản lý có mức tăng tốt hơn (đạt bình quân 24,6%, tính theo đồng USD) sovới mức tăng bình quân của các quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ nướcngoài đầu tư tại đây (đạt 22,1%) Trong đó, dẫn đầu mức tăng NAV là Quỹ HLGVietnam Fund với tăng trưởng 36,9%, Quỹ Vietnam Azalea đứng thứ hai với mức tăng33,1%, Quỹ PXP Vietnam Fund đứng thứ ba, đạt 32% 2

Chương 2 - Tìm hiểu chung về sở giao dịch chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo quy định của phápluật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chứcphát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán

Theo tính chất tổ chức thị trường, Sở Giao dịch Chứng khoán là thị trường chứng khoán tập trung; trong đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm

tập trung là sàn giao dịch (trading floor) hay qua hệ thống mạng thông tin máy tínhđiện tử do các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện

2 giai-phap-phat-trien/28602.tctc

Trang 5

http://www.tapchitaichinh.vn/Chung-khoan/Thi-truong-chung-khoan-6-thang-dau-nam-va-mot-so-1.2 Đặc điểm của SGDCK

- Sở GDCK là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng đấu giá,mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho hoạt động giao dịch mua bán chứngkhoán Như vậy sở GDCK không mua bán chứng khoán mà chỉ cho thuê địa điểm đểngười mua bán thực hiện giao dịch và đưa ra các loại chứng khoán được mua bán trênthị trường

- Không có hàng hóa và không có người mua bán cuối cùng chỉ có những nhà môi giới

vì ở các nước thông thường chứng khoán đều được kí gửi tại ngân hàng

- Là một địa điểm lý tưởng cho những cuộc giao lưu vốn của xã hội Sở GDCK có thểgiúp số vốn luân chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng

- Cung cấp, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giao dịch chứng khoán (địa điểm

và hệ thống giao dịch) Đảm bảo việc giao dịch chứng khoán được diễn ra thông suốt,đúng pháp luật và công khai kể cả giá cả

- Tổ chức niêm yết và giám sát các chứng khoán niêm yết, các tổ chức niêm yết

- Tổ chức và giám sát chặt chẽ quá trình giao dịch chứng khoán

- Giám sát chặt chẽ những người tham dự vào quá trình giao dịch

- Hình thức sở hữu thành viên: Sở GDCK do các thành viên là công ty chứng khoán sởhữu, được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị màthành viên đa số do các công ty chứng khoán thành viên cử ra Sở Giao dịch Hàn Quốc,New York, Tokio, Thái Lan,…

- Hình thức công ty cổ phần: Sở GDCK được tổ chức dưới hình thức một công ty cổphần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng , công ty tài chính,bảo hiểm sở hữu, với mục đích lợi nhuận theo quy định của luật công ty

- Hình thức sở hữu Nhà nước: sở GDCK do Nhà nước sở hữu (một phần hay toàn bộ)như ở Varsavar, Istanbul

Tuy nhiên hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất vì nó cho phép Sở GDCK cóquyền tự quản nhất định, nâng cao hiệu quả và sự nhanh nhạy trong sự quản lý Nhưngtrong những hoàn cảnh nhất định, việc Nhà nước quản lý và sở hữu sẽ cho phép ngănngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ

Trang 6

 Các vụ chức năng: 7 vụ

 Các vụ chuyên môn:

- Vụ giao dịch: quản lý các nghiệp vụ giao dịch cổ phiếu, giám sát giao dịch, ban hành

và sửa đổi hệ thống giao dịch và các vấn đề liên quan đến hệ thống giao dịch

- Vụ niêm yết: ban hành các quy tắc niêm yết, xem xét cho phép đình chỉ, hủy bỏ niêmyết, quản lý vấn đề công bố thông tin

- Vụ kinh doanh: cho phép, đình chỉ, hủy bỏ thành viên, giám sát thành viên

- Vụ kế toán: kế toán sở GDCK, xây dựng và triển khai ngân sách giao dịch

- Văn phòng: quản lý và thực hiện các công việc văn thư hành chính, đối ngoại và tổchức Sở GDCK

Trang 7

1.6 Thành viên của sở GDCK.

Thành viên hoạt động trên sở giao dịch chứng khoán là đại diện của các công tychứng khoán thành viên, làm nhà môi giới hay nhà kinh doanh chứng khoán mua bánchứng khoán cho khách hàng hay cho chính công ty của họ Có quy định và nguyên tắchoạt động nghiêm ngặc và chịu sự giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

 Người môi giới chứng khoán: liên kết, kết nối các tế bào khác nhau, làm cho thịtrường liên lạc và hoạt động, gồm:

- Người môi giới đại lý: là người mua bán chứng khoán hộ khách hàng và tính chokhách hàng của mình tỉ lệ hoa hồng trên các dịch vụ mà mình đã phục vụ cho kháchhàng

- Người môi giới độc lập: là thành viên của sở GDCK và là một nhà môi giới độc lập,không thuộc về một công ty môi giới nào, có thể sở hữu hoặc thuê chỗ cho mình Thựchiện lệnh giao dịch cho bất kì công ty nào thuê họ với bất kì chứng khoán nào

- Người kinh doanh chứng khoán (Dealer): mua bán chứng khoán cho chính họ bằngvốn của họ kiếm lời từ những sự thây đổi rất nhỏ trong giá chứng khoán, nhất là vàolúc thị trường sôi động

- Chuyên gia chứng khoán: là thành viên quan trọng của sở GDCK, được phân công xử

lý một số loại chứng khoán trên quầy giao dịch Với vai trò môi giới hoặc tự doanh,thực hiện chức năng tạo thị trường, hỗ trợ việc duy trì một thị trường công bằng trật tự

và ổn định cho loại chứng khoán mà họ chịu trách nhiệm, chỉ tham gia khi có các biểuhiện cần thiết phải can thiệp

- Nguyên tắc trung gian:Thị trường hoạt động không phải trực tiếp do những ngườimuốn mua hay muốn bán chứng khoán thực hiện mà do những người môi giới trunggian thực hiện.Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch làchứng khoán thực,và thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp

và ngày càng phát triển,bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư

- Nguyên tắc đấu giá: Việc định giá được thực hiện thông qua việc đấu giá giữa nhữngngười môi giới mua với những người môi giới mua khác, giữa những người môi giớibán với những người môi giới bán khác,hoặc qua một cuộc thương lượng giữa haibên.Giá chứng khoán được xác định khi đã thống nhất

- Nguyên tắc công khai thông tin: Nhằm đảm bảo công bằng trong buôn bán và hìnhthành giá chứng khoán,đảm bảo quyền lợi cho người mua, bán chứng khoán,tất cảmọi hoạt động trên TTCK đều phải được công khai hóa

Trang 8

2 Nghiệp vụ niêm yết chứng khoán.

Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêuchuẩn được giao dịch trên SGDCK.Các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trongquy chế về niêm yết chứng khoán do SGDCK phát hành

Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứngkhoán.Thông thường có 2 quy định chính về viêm yết là yêu cầu về công bố thôngtin cả công ty và tính khả mại của các chứng khoán.Các nhà đầu tư và công chúngphải được đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận thông tin do công ty phát hànhcông bố

2.2 Vai trò của việc niêm yết chứng khoán đối với tổ chức phát hành.

*Thuận lợi:

-Công ty dễ dàng trong huy động vốn:Thông thường,công ty niêm yết được công

chúng tín nhiệm hơn công ty không được niêm yết,bởi vậy,khi trở thành một công tyđược niêm yết thì họ có thể dễ dàng trong việc huy động vốn và huy động với chiphí thấp hơn

-Tác động đến công chúng:Niêm yết góp phần tạo hình ảnh tốt hơn trong các nhà

đầu tư,các chủ nợ,người cung ứng, các khách hàng, những người làm công (do đãchứng minh được chứng khoán đã đáp ứngđượcđầyđủnhữngyêu cầu niêm yết),do đócông ty niêm yết có “sức hút” đầu tư hơn đối với các nhà đầu tư

-Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán

-Ưu đãi về thuế: Công ty tham gia niêm yết được hưởng những chính sách ưu đãi

về miễn giảm thuế thu nhập trong một số năm nhất định Đối với các nhà đầu tư sẽđược hưởng những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập(miễn, giảm) đối với cổ tức,lãi hoặc chênh lệch mua bán chứng khoán(lãi vốn) từ các khoản đầu tư vào thị trườngchứng khoán

*Hạn chế:

-Nghĩa vụ báo cáo như một công ty đại chúng: Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ

công bố thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời về hoạt động của công

ty

-Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập: Niêm yết bộc lộ nguồn vốn và phân

chia quyền biểu quyết công ty cho những người mua là những người có thể gây bất

Trang 9

tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý điều hành hiện tại của công

ty Công ty có thể gặp nhiều cản trở trong việc thực hiện mục tiêu thâu tóm hay sápnhập của mình

- Niêm yết lần đầu: Là việc yết tên chứng khoán trên SGDCK lần đầu tiên sau khi

công ty thỏa mãn các yêu cầu về chào bán công khai ban đầu

- Niêm yết bổ sung: Là việc công ty niêm yết niêm yết các cổ phiếu mới phát hành

nhằm mục đích tăng vốn,sáp nhập, chi trả cổ tức

- Thay đổi niêm yết: Thay đổi niêm yết là việc thay đổi những điều mục niêm yết

như tên, khối lượng, mệnh giá và tổng giá trị chứng khoán được niêm yết

- Niêm yết lại: là việc cho phép một công ty phát hành tiếp tục niêm yết trở lại các

chứng khoán trước đây đã bị hủy bỏ niêm yết vì các lý do không đáp ứng đủ tiêuchuẩn niêm yết

- Niêm yết cửa sau(Backdoor listing): Là việc 1 tổ chức không niêm yết sáp nhập,liên

kết hoặc tham gia hiệp hội với một tổ chức niêm yết và nắm quyền kiểm soát tổchức niêm yết đó

- Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần:

Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành racông chúng trên một SGDCK

Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã pháthành ra công chúng của lần phát hành đó,phần còn lại không hoặc chưa niêm yết

* Tiêu chuẩn định lượng

-Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty:Công ty phải có một nền tảng

kinh doanh hiệu quả và thời gian hoạt động liên tục trong một thời gian nhấtđịnh tính đến thời điểm xin niêm yết

-Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty:Quy mô phải đủ lớn để tạo tínhthanh khoản tối thiểu cho chứng khoán của công ty

Ví dụ:

Trang 10

SGDCK

Chỉ tiêu

Tokyo(Nhật Bản)

-Lợi suất thu được từ vốn cổ phần:Cổ tức phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kìhạn1 năm

-Tỷ lệ nợ:Phải nằm trong giới hạn cho phép,nhằm đảm bảo duy trì tình trạng tàichính lành mạnh của doanh nghiệp

- Sự phân bổ cổ đông:Là xét đến số lượng và tỷ lệ cổ phiếu do các cổ đông tối thiểunắm giữ(thường là 1% và các cổ đông lớn(5%);tỷ lệ cổ phiếu do cổ đông sáng lập và

cổ đông ngoài công chúng nắm giữ mức tối thiểu

* Tiêu chuẩn định tính

-Triển vọng của công ty

-Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành

-Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính

-Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty

-Mẫu chứngchỉ chứng khoán

-Lợi ích mang lại đối với ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân

-Tổ chức công bố thông tin

Quy trình các bước đối với niêm yết lần đầu:

Trang 11

3 Giao d ch ch ng khoán t i s giao d ch ịch chứng khoán tại sở giao dịch ứng khoán tại sở giao dịch ại sở giao dịch ở giao dịch ịch chứng khoán tại sở giao dịch.

- Thời gian giao dịch: khoảng thời gian giao dịch trên sàn chứng khoán được chia làm

các phiên Giữa các phiên có thời gian dừng để các lệnh được tiếp nhận và nhập hệthống

- Lệnh giao dịch: chỉ dẫn của nhàđầu tư thực hiện mua bán một loại chứng khoán, thực

hiện qua phiếu lệnh, gọiđiện, đặt lệnh từ xa Các loại lệnh giao dịchđang được sử dụng

trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX):

+ Lệnh giới hạn (LO): Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá xác định hoặctốt hơn Có hiệu lực từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúcngày giao dịch hoặc lệnh được hủy bỏ Dùng lệnh LO khi bạn tin rằng mức giá bạn đặt

ra đủđể lệnh thực hiện hoặc khi khẳngđịnh mức giá muốn mua hoặc bán

+ Lệnh thị trường (MP): Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá thấp cao nhất hoặc lệnhbán chứng khoán tại mức mua cao nhất hiện có trên thị trường Được ưu tiên trước lệnhgiới hạn (LO) Chỉ được nhập vào hệ thống sau thời gian khớp lệnh liên tục Nếu saukhi so khớp lệnh mà khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vần chưa hết thì lệnh MP sẽđược xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá thấp hơn tiếp

Ngày đăng: 11/05/2015, 01:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w