Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
277 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 LỜI MỞ ĐẦU Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân, ngành Công nghiệp Dệt – May hiện nay đang phát triển mạnh. Việt Nam có hơn 1000 Nhà máy Dệt – May, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm gần 25% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Không những đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước mà còn chiếm tỷ lệ lớn kim nghạch xuất khẩu của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển xã hội. Đặc biệt, trong thời kì phát triển hội nhập và xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì ngành Dệt – May Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo cho hàng hoá ở nước ta phong phú đa dạng với nhiều chủng loại mặt hàng trong và ngoài nước. Qua đó cũng tạo điều kiện để các nghề trong nước cạnh tranh và học hỏi những kinh nghiệm của nhau. Nước ta là một nước đang phát triển, có nguồn công nhân trẻ, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động nên cùng với sự quan tâm của nhà nước và các nhà đầu tư đã tạo cho ngành Dệt – May của nước ta phát triển một cách nhanh chóng. Hiện nay, đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn học hỏi, cạnh tranh, vươn lên tìm chỗ đứng trên thị trường sản phẩm may mặc với các doanh nghiệp nước ngoài. Thời trang ngày nay càng phong phú, đa dạng thì đòi hỏi những nhà tạo mẫu, thiết kế cũng như đội ngũ cán bộ công nhân của các Công ty phải có tay nghề cao mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới. Các mặt hàng Dệt – May của nước ta giữ được uy tín trên thị trường thế giới có vị trí quan trọng trong kim ngạch suất khẩu của nước ta trong những năm gần đây. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt – May sang thị trường Mỹ năm 2007 đạt 4,47 tỷ USD, tăng 46,65% so với năm 2006 cao hơn nhiều so với những năm trước. Năm 2008 đạt mục tiêu 9,5 tỷ tăng 21,8 % so với năm 2007. Sau khoảng thời gian học tập trên ghế nhà trường, là một sinh viên ngành may ngoài những kiến thức được học thì việc đi thực tập tại các công ty để củng cố nâng cao kỹ năng và có thể chuẩn bị tốt hành trang giúp sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tiếp cận với thực tế sản xuất là điều hết sức bổ ích, ý nghĩa và cần thiết. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần X20 em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân từ các cán bộ điều hành, các chú, các bác, các anh chị kỹ thuật viên trong Công ty. Được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn : T.s Nguyễn Thị Thuý Ngọc và T.s Nguyễn Thị Vân. Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường và Quý Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ em học tập cũng như hoàn thành đợt thực tập này. Do thời gian thực tập và nghiên cứu còn hạn chế, và sự hiểu biết nông cạn của em nên “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần X20. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Trong bản Báo cáo thực tập này em xin trình bày những vấn đề sau: 1 :Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần X20. 2: Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp tại xí nghiệp. 3: Tìm hiểu và thực hành nhiệm vụ kỹ thuật tại xí nghiệp. Hà Nội, Ngày 01 tháng 04 năm 2010 Sinh Viên Đinh Thị Chinh Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHẦN THỨ NHẤT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X20 TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP MAY 3 I. Giới thiệu về công ty cổ phần X20: Tên công ty: Công ty cổ phần X20 gọi tắt là công ty 20 Tên quốc tế: GARMENT – COMPANY No20 Trực thuộc bộ quốc phòng Địa chỉ: 35 Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân - HN Giám đốc: Đại tá Chu Đình Quý Các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm phục vụ trong quân đội, ngoài ra còn sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu. 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 20. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do, dân chủ nhân dân. Ngay sau khi cách mạng thành công, nước ta đứng trước những thử thách nặng nề, khó khăn chồng chất khó khăn. Ngoài những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu như chống “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, công việc đảm bảo ăn, mặc cho Quân đội cũng rất cần cấp. Đảng, chính phủ đã dựa vào dân, động viên nhân dân ủng hộ vật chất đảm bảo cung cấp cho bộ đội. Trong điều kiện miền Bắc có hoà bình, quân đội thưch hiện chính quy hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về trang phục đòi hỏi phải có bước phát triển mới của ngành quân trang. Trước năm 1957, việc may đo quân phục cho cán bộ trung – cao cấp quân đội do thợ lành nghề may theo hợp đồng của Phòng Sản Xuất trang dụng và Cục Quân nhu. Do trình độ tay nghề và nhiều yếu tố khách quan khác, Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 trang phúc may sắn theo phương thức này vừa không đảm bảo chất lượng, vừa thiếu thống nhất, cán bộ thường bị động, lúng túng. Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 1956, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần, Cục Quân nhu đã có dự định tổ chức một cơ sở may cho cán bộ do nghành quân nhu trực tiếp quản lý. Các đồng chí Nguyễn Thanh Bình – phó chủ nhiệm Tổng cục, đồng chí Lê Xy – trưởng phòng sản xuất trang dụng, đồng chí Nguyễn Văn Đễ - phó phòng và một số cán bộ chuyên môn đã nghiên cứu chuẩn bị tổ chức xưởng may này. Các đồng chí Trần Tử Đãi, Nguyễn Xuân Mậu, Nguyễn Ngọc Khuê… được giao nhiêm vụ chuẩn bị thành lập xưởng. Vào ngày 18/ 2/ 1957, tại phòng làm việc cũ của chủ nhà máy da Thụy Khuê thuộc quận Ba Đình – Hà Nội, “Xưởng may đo hàng kỹ”,gọi tắt là X.20 được thành lập. Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang, phục vụ cán bộ trung – cao cấp các cơ quan thuộc Bộ Quốc Phòng – Tổng tư lệnh và các quân – binh chủng đóng quân trên địa bàn Hà Nội. Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang, quân phục cho quân đội. Chính vì nhiệm vụ và yêu cầu đảm bảo kỹ thuật như trên mà xưởng có tên là “Xưởng may hàng kỹ”. Biên chế ban đầu X.20 có trên 30 cán bộ, công nhân, đa số là mới tuyển theo chế độ hợp đồng, trong đó có 4 đảng viên. Xưởng X.20 được đặt ngay tại ngôi nhà hai tầng của tên chủ nhà máy da Thụy Khuê, cùng nơi X.40 đang sản xuất. Thời kỳ đầu, X.20 chú trọng đi sâu vào chất lượng, bảo đảm kỹ thuật sản phẩm, củng cố tay nghề công nhân. Để đảm bảo thu nhập cho công nhân, hình thức trả lương theo phương pháp khoán sản phẩm đơn chiếc. Năm 1957, năm đầu tiên sản xuất của X.20, với 36 cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất, với cơ sở vật chất còn nghèo nàn, X.20 đã hoàn thành tổng sản lượng quy ra bộ tiêu chuẩn là 16.520 bộ, năng suất của một công nhân là 1.091.25 đồng. Đã làm tiền đề cho sự phát triển sau này. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Ngày 20/ 6/ 1958, Chính phủ ra nghị định quy định quân hiệu và lễ phục Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 25/ 7/ 1958, X.20 được giao nhiệm vụ cử 8 cán bộ, công nhân làm nòng cốt xây dựng xưởng may quân hàm tại ấp Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, phục vụ cho lễ duyệt binh ngày Quốc Khánh 2/ 9 và lễ phong quân hàm cho toàn quân. Ngày 28/ 9/ 1958, X.20 đã được chuyển sang vị trí mới. Cho đến năm 1959, X.20 vẫn chưa có chi bộ riêng. Từ khi đến vị trí mới,X.20 thực sự trở thành một đơn vị độc lập. Cuối năm 1959, tổ chức cơ sở Đảng Và tổ chức quần chúng của X.20 đã hình thành, bắt đầu hoạt động độc lập. X.20 có bước củng cố về tổ chức, tạo ra tiền đề căn bản để sẵn sàng bước vào thời kỳ mới. Và cũng tại X.20 chiếc võng Trường Sơn, mái tăng Trường Sơn đã ra đời. Và ngay sau đó chiếc mũ tai bèo cũng ra đời. Tháng 1/ 1961, X.20 phát động phong trào thi đua “Ba nhất”. Qua 4 đợt thao diễn kỹ thuật đã tăng năng suất từ 116% lên 210% ; 100% quân số tham gia thao diễn, 98,14% đạt và vượt định mức. Tháng 8/ 1961, hội nghị công nhân viên chức X.20 được triệu tập. Cuối năm 1961, Tổng cục hậu cần cho phép chuyển vào biên chế chính thức số công nhân làm hợp đồng từ ngày thành lập xưởng. Trải qua 5 năm vừa xây dựng vừa sản xuất, X.20 từng bước phát triển cả về nhiệm vụ, tổ chức và trang bị kỹ thuật. Tháng 12/ 1962, tổng cục hậu cần chính thức ban hành nhiệm vụ cho X.20 theo quy chế của xí nghiệp quốc phòng. Ngày 17/ 10/ 1962, X.20 ban hành nội quy và chế độ làm việc cho cán bộ, công nhân. Năm 1962, X.20 được giao nhiệm vụ may trang phục cho đoàn đại biểu Chính phủ ta đi dự hội nghị Giơ-ne- vơ về Lào. Đầu năm 1963, đại hội chi bộ lần 6 của X.20 được triệu tập, xác định đây là năm bản lề, then chốt trong quá trình phát triển của xí nghiệp, phải nhanh chóng hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất hàng loạt. Ngày 5/ 8/ 1964, ngày mở đầu đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ngày 30/ 8 /1964, lệnh di chuyển xí nghiệp được chính thức ban hành. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Đêm đó toàn bộ công nhân, gia đình và thiết bị sản xuất đã đến nơi sơ tán an toàn. Sau khi ổn định nơi sơ tán, xí nghiệp X.20 lại bắt tay vào sản xuất. Từ “Xưởng may đo hàng kỹ” đến “Xí nghiệp may 20” X.20 đã trải qua 7 năm trên chặng đường xây dựng và trưởng thành. Tháng 6/ 1965, Xí nghiệp 20 nhận nhiêm vụ may thử bộ quần áo ngủ phủ ngoài bộ kháng áp cho các chiến sĩ lái máy bay, Tổng cục hậu cần đã giao cho cục Quân nhu và Xí nghiệp may 20 nghiên cứu chế thử bộ áo giáp chống bom bi. Đầu năm 1966, đại hội chi bộ lần thứ 8 tổng kết công tác lãnh đạo. Tháng 5, Xí nghiệp mở một lớp bồi dưỡng thợ có tay ngề từ bậc 4 trở lên. Tháng 6, xí nghiệp đưa nội dung “7 quản” vào hoạt động của các tổ sản xuất. Năm 1967, chiến tranh lan rộng, nhưng tại nơi sơ tán, Xí nghiệp may 20 tiếp tục đấy mạnh phong trào sản xuất, bảo đảm bí mật, an toàn. Sau tết Mậu Thân 1968, từ tháng 2 xí nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất hàng loạt quần áo lặn, áo phao, áo giáp chống bom bi. Tháng 7, Tổng cục hậu cần giúp đào tạo thợ may chuẩn bị xây dựng xưởng may 20B. Sau 6 tháng, chương trình đào tạo đã hoàn thành. Xưởng may 20B ra đời. X.20B trở thành “Xí nghiệp vệ tinh” đầu tiên của xí nghiệp may 20 và ngành may quân đội. Tháng 8/ 1969, xí nghiệp mở một lớp cắt may quân phục cho bạn Lào gồm 11 đồng chí. Một lần nữa, xí nghiệp may 20 lại góp phần nhỏ bé hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của ngành hậu cần trong quân đội. Cuối tháng 5/ 1970, toàn bộ xí nghiệp chuyển từ nơi sơ tán về Hà Nội. Tháng 6/ 1970, xí nghiệp tiếp tục xây dựng khu nhà máy mới. Năm 1971, Đế quốc mỹ ném bom trở lại miền Bắc nước ta. Mới sau 2 năm từ nơi soa tán trở về xí nghiệp một lần nữa nhận được lệnh di chuyển ra khỏi trung tâm Hà Nội. Ở nơi sơ tán, máy bay Mỹ đánh bom nhưng do phòng tránh tốt nên chỉ có 1 công nhân bị thương máy móc thiết bị vẫn an toàn. Kết thúc thắng lợi một năm hoàn thành vượt mức kế hoạch, xí nghiệp vinh dự được nhận lẵng hoa của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Nhà nước tặng thưởng Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Huân chương chiến công hạng nhì. Từ 1969 – 1972 là 4 năm xí nghiệp may 20 phát triển nhanh về mọi mặt. Tháng 5/ 1973, Tổng cục Hậu cần và Cục Quân nhu lệnh cho xí nghiệp chuyển về Hà Nội. Tháng 5/ 1974, Ban Giám Đốc quyết định sáp nhập phân xưởng 3 và 5 thành phân xưởng 35 Mười năm trong kháng chiến chống Mỹ, mười năm xí nghiệp trưởng thành và phát triển cả về tổ chức, đội ngũ cán bộ, công nhân, cơ sở vật chất kỹ thuật và nền nếp quản lý. Kết thúc năm 1975, xí nghiệp may 20 đạt giá trị sản lượng 812.874 bộ tiêu chuẩn, cao nhất kể từ ngày thành lập. Ngày 29/ 4/ 1976, Đại hội đại biểu lần 6 được triệu tập. Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong bước đi ban đầu, chuẩn bị bước vào tuổi 20. Ngày 18/ 2/ 1977, Xí nghiệp may tròn 20 tuổi. Toàn bộ xí nghiệp tổ chức ăn mừng, nhân ngày được nhận Huân Chương hạng nhì. Từ năm 1975 -1979, đó là thời kỳ chuyển mình sau chiến tranh của xí nghiệp. Năm 1989, X.20 được đánh dấu một sự kiện vô cùng to lớn. Xí nghiệp may 20 được Hội Đồng Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu cao quý: “Đơn vị anh hùng lao động”. Ngày 12/ 2/ 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công ty may 20. Đến cuối năm 1993 về cơ bản công tác tổ chức của Công ty may 20 đã hoàn thành. Tuy vậy nhiều thử thách to lớn đối với Công ty may 20 vẫn còn ở phía trước. Doanh thu của năm 1993 đạt 36,3 tỷ đồng, tăng hơn năm trước gần 4 lần. Lương bình quân của công nhân đạt 370.000 đồng/ tháng. Năm 1993 cũng đánh dấu bước đầu thực hiện quản lý theo mô hình mới của Công ty may 20. Năm 1994, Công ty tiếp tục đổi mới trang thiết bị nên năng suất của năm 1994 rất đáng nể, với tổng doanh thu đạt 64.082.951.382 đồng, đạt 101,14% kế hoạch đề ra, thu nhập đầu người là 537.000 đồng/ tháng. Những tiênd đề đó đã giúp Công ty may 20 tiến thêm một bước trên con đường xây dựng và phát triển. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Để đáp ứng nhu cầu của quân đội, Ban giám đốc đã đầu tư vào Xí nghiệp Dệt kim. Từ khi đi vào sản xuất, mỗi năm xí nghiệp Dệt kim đã thực hiện 1,5 triệu sản phẩm mỗi loại. Chất lượng ngày càng được nâng cao. Với hiệu quả kinh tế rõ rệt năm 1996 Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Ngày 17/ 3/ 1998, Trung tướng Trương Khánh Châu – thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ký Quyết định số 319/1998/QĐ-QP về việc đổi tên và bổ sung ngành nghề cho Công ty may 20. Đổi tên thành Công ty 20, cùng với việc đổ tên Công ty cũng tiến hành ổn định lại tổ chức, bổ sung nhân lực để nhanh chóng đi vào sản xuất. Đến cuối năm 1999 cơ bản Công ty 20 đã có những bước đi đột phá. Là dấu ấn quan trọng trong lịch sử xậy dựng và phát triển của Công ty. Với sự lớn mạnh, trưởng thành của các tổ chức quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty 20 thực sự đã chuẩn bị tốt cho cuộc hành trình bước vào thế kỷ XXI Từ một Xí nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, sau 50 năm xây dựng và phát triển Công ty 20 đã trở thành doanh nghiệp nhà nước lớn của Bộ Quốc phòng và của ngành dệt may Việt Nam. Công ty 20 đã có nhiều hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với bạn bè trên thế giới như Liên Xô (cũ), các nứoc Đông Âu, Mỹ, Canada, Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha…và có vị thế quan trọng trên thị trường trong và ngoài nước. Ngày 1/ 1/ 2009, Công ty 20 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần X20. Hơn 50 năm xây dựng và phát triển từ Xí nghiệp X.20 giờ thành Công ty Cổ phần X20 là cả một quá trình phát triển không ngừng vươn lên phù hợp với tiến trình lịch sử của đất nước, của quân đội ta nói chung và của Ngành Hậu Cần, Ngành Quân trang quân đội ta nói riêng. Đó là quá trình phát triển từ thủ công đến bán cơ khí, rồi cơ khí toàn bộ. Từ đơn ngành đến đa ngành, từ quản lý theo Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 chế độ bao cấp đến hạch toán từng phần rồi toàn phần, tiến tới hoà nhập với thị trường trong nước, khu vực và trên toàn thế giới. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần X20. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 II. Hệ thống tổ chức quản lý, kinh doanh của xí nghiệp may 3 PHẦN THỨ HAI Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG CẮT PHÂN XƯỞNG MAY I PHÂN XƯỞNG MAY II PHÂN XƯỞNG MAY III MÔ HÌNH BAN QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP MAY 3 10 TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 [...].. .Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 – CÔNG TY CỔ PHẦN X20 I Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu: Công tác cung cấp nguyên phụ liệu của Công ty X20 cho Xí nghiệp May 3 khá thuận lợi, vì hầu hết nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới 1 Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư: Mục đích: Quy trách nhiệm, nguyên tắc để thực hiện... trang 28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHẦN THỨ BA TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH NHIỆM VỤ KỸ THUẬT TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 – CÔNG TY CỔ PHẦN X20 I Các giai đoạn công nghệ sản xuất 1 Giai đoạn chuẩn bị kỹ thuật Trước khi đưa vào sản xuất một mặt hàng mới ta phải tổ chức cho công nhân tiếp xúc với mặt hàng, tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn mặt hàng Phổ biến cho công nhân yêu cầu kỹ thuật và gia công bán... kiểm tra ánh màu chỉ công đoạn này với công đoạn trước xem có sai hỏng gì không nếu có phải điều chỉnh lại ngay Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 34 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 May xong mỗi bó phải lấy phiếu treo của nó ra và ghi vào mỗi công đoạn may( công đoạn mà mình vừa thực hiện) ghi tên vào đó rồi mới chuyển sang công đoạn tiếp theo Đối với những công đoạn phức tạp cần... quá trình sản xuất may công nghiệp tại xí nghiệp: CÁC THIẾT BỊ MÁY SỬ DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 CÔNG TY CỔ PHẦN X20 S T Tên thiết bị (Ký hiệu) T 1 Máy juki 1kim DD Sốlượng Nước Năm (Chiếc) sản xuất sdụng 108 Nhật Bản 1995 Tình trạng Thiết bị Tốt 5530 + 5550 Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 23 Ghi chú Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 2 Máy vắt sổ juki Nhật Bản 1998 Tốt MO 2516 3... thông báo cấp bổ sung nguyên liệu đó - Hàng ngày thủ kho phải tổng hợp nguyên liệu cấp cho tổ cắt và ghi vào bảng theo dõi xuất nhập nguyên liệu Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHIẾU XUẤT KHO Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHIẾU KIỂM TRA Lô :……… Số thứ tự cuộn:……Khổ vải:…… Trọng lượng thực. .. tra phải chính xác nếu có sai lệch phải báo cáo lại để giải quyết Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 b Chuẩn bị cho may: - Khi cung cấp bán thành phẩm cho công nhân may Không được ép mex những chi tiết chưa qua công đoạn kiểm tra phôi và ghi sai số quy định - Công nhân là nhiệt có nhiệm vụ là đúng đúng yêu cầu công nghệ Sử dụng đúng các loại dưỡng,... sạch bàn trải vải( bàn cắt) b Trải vải: Trải vải có nhiều phương pháp, phương pháp của Công ty cổ phần X20 dùng đa phần là phương pháp thủ công Thiết bị sử dụng trong trải vải: + Máy tở vải + Bàn trải vải + Máy cắt đầu bàn + Thước gạt vải + Kẹp giữ vải Có 3 công nhân trải vải trên một bàn trải: Một công nhân cắt, hai công nhân trải vải Yêu cầu kỹ thuật khi trải vải: + Trải vải phải đảm bảo không bị bai,... công nhân nào trên tổ mình để phân công - Tổ trưởng và kỹ thuật rải hàng trên chuyền, tổ trưởng có nhiệm vụ phân công công việc đến từng công nhân trên dây chuyền - Tổ trưởng giám sát sản phẩm trên dây chuyền từ lúc đưa bán thành phẩm vào dây chuyền đến lúc sản phẩm ra khỏi chuyền may - Đôn đốc kịp thời để sản phẩm hoàn thành kịp tiến độ Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 21 Báo cáo thực tập. .. quá trình xoa phấn 2 Đánh số đồng bộ bán thành phẩm: + Đồng bộ các chi tiết: Tập hợp tất cả các chi tiết của cùng một cỡ vóc của cùng một sản phẩm, giúp việc giao nhận dễ dàng + Đánh số: Để kiểm tra số lớp vải trong tập vải, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bóc tập Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Yêu cầu dùng bút chì hoặc phấn ghi vào mặt trái... hoạch nhập nguyên vật liệu + Căn cứ vào thông báo sản xuất Khi nhập kho phải tuân thủ các nguyên tắc: + Phải có phiếu xác nhận của KCS Công ty Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 + Trên mỗi cây vải phải có tem ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật yêu cầu + Cân xác suất và kiểm tra chất lượng một vài cây vải Các công đoạn kiểm tra bao gồm: + Kiểm tra xem . trong Công ty Cổ phần X20. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Trong bản Báo cáo thực tập này em xin trình bày những vấn đề sau: 1 :Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần X20. 2:. CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP MAY 3 I. Giới thiệu về công ty cổ phần X20: Tên công ty: Công ty cổ phần X20 gọi tắt là công ty 20 Tên quốc tế: GARMENT – COMPANY No20 Trực thuộc bộ quốc. TỔ 3 TỔ 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 – CÔNG TY CỔ PHẦN X20 I. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu: Công tác cung