1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cơ khí 75 - Đại học thăng long.doc

45 973 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 352,5 KB

Nội dung

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cơ khí 75 - Đại học thăng long

Trang 1

Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập tổng hợp

Trang 2

Mục lục

Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập tổng hợp 1

Phần I : Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ khí 75 : 4

1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 4

2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 6

3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tại Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 8

Phần II : Thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 12

1 Đặc điểm khái quát về ngành nghề Công ty cơ khí 75 kinh doanh : 12

2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 : 13

3 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 13

4 Mô tả quy trình thiết kế sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 15

5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 trong một vài năm qua : 17

5.1 Bảng tổng hợp và phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 : 17

5.2 Phân tích tổng hợp một số chỉ tiêu trên Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 22

5.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về tài sản : 27

5.2.2 Phân tích các chỉ tiêu về nguồn vốn : 28

5.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 29

5.3.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán : 29

5.3.2 Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn : 30

5.3.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: 31

5.3.4 Các chỉ tiêu liên quan đến các cổ phần, cổ phiếu của công ty : 33

6 Cơ cấu lao động và tiền lương : 33

Phần III : Nhận xét và kết luận 36

1 Nhận xét : 36

1.1 Những thuận lợi của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 36

Trang 3

1.2 Những khó khăn hiện tại của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 37

1.3 Khả năng và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần cơ khí 75 : 39

2 Kết luận : 40

Xác nhận của đơn vị thực tập và một số tài liệu tham khảo 42

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 3

Trang 4

Phần I

Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phầncơ khí 75

1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :

Công ty Cổ phần cơ khí 75 có tiền thân là một xưởng vật liệu thành lập năm 1966với nhiệm vụ chủ yếu là trung chuyển và dự trữ vật liệu, vũ khí phục vụ chiến tranh, cótên là xưởng KT66

Xưởng KT66 được chuyển tên thành Xưởng cơ khí 75 theo quyết định Số 3058QĐ/TC và quyết định 81/2000 của Bộ giao thông vận tải ngày 13/12/1974 Thời điểm nàyXưởng cơ khí 75 có 70 cán bộ công nhân viên Giai đoạn này nhiệm vụ chính của Xưởngcơ khí 75 vẫn là dự trữ vật liệu kết hợp với mở rộng sản xuất (chủ yếu là tự do kinh doanhcác mặt hàng, chưa có mặt hàng chính) Theo quyết định của Bộ giao thông vận tải,Xưởng cơ khí 75 là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sông miền Bắc (nay làTổng công ty vận tải thuỷ) nhưng là đơn vị tiến hành hạch toán độc lập.

Sau giải phóng, Xưởng cơ khí 75 chủ yếu sửa chữa các loại thiết bị, máy móc xếpdỡ trung bình (cẩu trục, băng tải) phục vụ các bến cảng và cung cấp các sản phẩm phục vụnhu cầu vận tải đường sông Ngày 16/6/1978, Xưởng cơ khí 75 đổi tên thành Nhà máy cơkhí 75 theo quyết định số 1248 QD/TC của Bộ giao thông vận tải, với số lượng cán bộnhân viên là 150 người Nhà máy lúc này sản xuất theo kế hoạch, không tự thiết kế sảnphẩm mà sản xuất theo thiết kế do phía khách hàng cung cấp (thực chất là hình thức hoạtđộng bao tiêu sản phẩm) Trong giai đoạn 1976 - 1985, Nhà máy cơ khí 75 đã đạt đượcnhiều thành tích trong sản xuất, đặc biệt là thành tích sửa chữa, đóng mới cẩu trụcPooctich và cầu bờ (đây đồng thời là 2 đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ giao thông vậntải) nên Nhà máy đã được nhận bằng khen từ Bộ giao thông vận tải

Sau Đại Hội Đảng VI (năm 1986), Việt Nam đi theo con đường phát triển nền kinhtế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Hoạt động kinh tế của các doanh nghiệpNhà nước không còn mang tính bao cấp hoàn toàn Nhà máy cơ khí 75 giai đoạn này đãmở thêm một xưởng dịch vụ nhằm mở rộng mặt hàng kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng thị

Trang 5

trường, tiếp cận với nhiều đối tác, cơ quan, doanh nghiệp khác Tuy nhiên suốt giai đoạn1987 – 1995, hoạt động của Nhà máy vẫn mang nặng tính bao cấp, sản phẩm sản xuất ragặp phải nhiều sự cạnh tranh Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp khiến choviệc cải thiện tình hình kinh doanh của Nhà máy gặp nhiều khó khăn.

Giai đoạn 1996-2002, Nhà máy đã tiến hành một số cải tổ về cơ cấu tổ chức quảnlý, đồng thời mở rộng sản xuất và bước đầu sản phẩm đã có được chỗ đứng trên thịtrường.

Năm 2002, đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường, Nhàmáy cơ khí 75 đã có những bước phát triển mới Ngày 14/9/2002, Bộ giao thông vận tảiđã ra quyết định số 2681/2000 đổi tên Nhà máy cơ khí 75 thành Công ty cơ khí 75 Cơcấu tổ chức của công ty cũng được sắp xếp lại, chỉ còn 127 thành viên, trong đó có 22người là cán bộ quản lý.

Đồng thời phân xưởng 2 của Công ty được tách ra thành một xí nghiệp trực thuộcvới tên gọi Xí nghiệp Cơ điện hoá chất, chuyên sản xuất các vật liệu chịu lửa, sản phẩmkẽm, sơn tổng hợp các loại… Xí nghiệp Cơ điện hoá chất là đơn vị tiến hành hạch toánphụ thuộc, có mã số thuế phụ.

Tiếp đó năm 2003, Tổng công ty Đường sông miền Bắc đã có chỉ thị yêu cầu Côngty cơ khí 75 thực hiện cổ phần hoá nhằm tạo điều kiện tăng vốn lưu động của công ty,nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Ngày 16/3/2004, Công ty cơ khí 75 chính thức tổ chức Đại hội cổ đông, đồng thờibầu ra Hội đồng quản trị.

Ngày 18/4/2004 sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhậncho phép công ty hoạt động với cái tên chính thức Công ty Cổ phần cơ khí 75 Công tyCổ phần cơ khí 75 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, sản xuất đóng mới và sửachữa các thiết bị nâng hạ phục vụ ngành đường sông, kết hợp sản xuất các sản phẩm cơkhí và dịch vụ khác.

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 5

Trang 6

2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :

Trước giai đoạn cổ phần hoá, doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức theo môhình chức năng Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chỉ đạo, phối hợp hoạt động của cáccán bộ lãnh đạo chức năng (các phó giám đốc, trưởng các phòng ban, quản đốc các phânxưởng…) Tuy nhiên khối lượng công việc quản trị lớn dẫn đến tình trạng người thừahành cùng lúc phải thực hiện nhiều quyết định khác nhau, nhiều khi các quyết định lạichồng chéo lên nhau

Để khắc phục tình trạng này, sau giai đoạn cổ phần hoá Công ty Cổ phần cơ khí 75áp dụng mô hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng Lãnh đạo doanh nghiệp (Giámđốc) nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của các lãnh đạo chức năng (Các phó giám đốc, trưởngphòng, quản đốc) trong việc đưa ra các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực thicác quyết định Người đứng đầu doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về toàn bộ công việcvà toàn quyền trong phạm vi doanh nghiệp Việc truyền đạt và thực thi các quyết định vẫntuân theo các tuyến được quy định cụ thể, được thực thi và giám sát, truyền đạt bởi cáclãnh đạo của các bộ phận trong tuyến đó

Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :

Trang 7

Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Cổ phần cơ khí 75

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 7Giám đốc

XN cơ điện hoá chấtPX dịch vụ Phó giám đốc điều hànhBan kiểm soát Hội đồng quản trị

Đại hội đồng cổ đông

Phó giám đốc kỹ thuật

Phòng kỹ thuật vật tư

Phòng kế hoạchPhòng nhân

Phòng tài chính kế toán

Phân xưởng gia công cơ và kết cấu thép

Phân xưởng kết cấu thép và lắp đặt

Trang 8

3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tại Công ty Cổ phần cơ khí 75 :

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Bộ máy điều hành của toàn Công tyđược quy định cụ thể và ghi rõ trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phầncơ khí 75 Dưới đây là trích dẫn một số chức năng nhiệm vụ chính của một số bộ phậnquan trọng trong Công ty.

Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm :

Đại hội đồng cổ đông : Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban

kiểm soát trong mỗi nhiệm kỳ, quyết định phương hướng, chiến lược, mục tiêu hoạt độngcủa công ty hàng năm Mỗi nhiệm kỳ Đại hội cổ đông kéo dài 5 năm Hàng năm Đại hộiđồng cổ đông tiến hành tổ chức Đại hội cổ đông thường niên nhằm thông qua báo cáoquyết toán tài chính, tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó xây dựng kếhoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể cho năm tiếp theo Kết thúc mỗi nhiệm kỳ,Đại hội đồng cổ đông tổ chức Đại hội bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát mới,đồng thời bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng, đưa ra các quyết định nhân sự trong Bộmáy quản lý các đơn vị sản xuất của công ty cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển sản xuấtkinh doanh.

Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra trong từng nhiệm

kỳ Đây là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọivấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, loại trừ những vấn đề thuộc thẩmquyền của Đại hội đồng cổ đông Hiện nay Hội đồng quản trị của công ty bao gồm cácthành viên :

 Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch hội đồng quản trị – Người đại diện trựctiếp hơn 14% vốn góp của Tổng công ty vận tải thuỷ tại Công ty cổ phần cơkhí 75.

 Ông Ninh Quốc Uẩn – Phó chủ tịch hội đồng quản trị – Trực tiếp điều hànhxí nghiệp cơ điện hoá chất (đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng mã số thuếphụ).

 Ông Cao Đăng Tuấn – Uỷ viên thường trực hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát : Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông thực hiện việc kiểm tra, giám

sát tính hợp lý, hợp pháp trong công tác quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh, quá trìnhghi chép sổ kế toán cũng như báo cáo tài chính và các nội dung khác theo điều lệ của

Trang 9

Công ty Ban kiểm soát được được bầu ra trong mỗi nhiệm kỳ đại hội đồng cổ đông Hiệnnay Ban kiểm soát gồm các thành viên :

 Ông Đặng Bá Hiển – Trưởng ban. Bà Lê Thị Nhung – Thành viên  Ông Nguyễn Văn Tuấn – Thành viên.

Giám đốc điều hành : Giám đốc điều hành do hội đồng quản trị bổ nhiệm Hiện

nay Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng quản trị – là giám đốc điều hành củacông ty Ông Nguyễn Văn Nghĩa là người điều hành cao nhất mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền vànhiệm vụ được giao Các quyền và nghĩa vụ này bao gồm :

 Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của công ty đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồngquản trị.

 Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các phương án đầu tưcủa công ty.

 Kiến nghị các phương án tái cơ cấu, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danh quản lý của công ty.

 Quyết định lương và phụ cấp cho người lao động.

Phó giám đốc điều hành : Ông Ninh Quốc Uẩn trực tiếp quản lý và điều hành hoạt

động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cơ điện hoá chất (đơn vị hạch toán kế toán phụthuộc và sử dụng mã số thuế phụ)

Phó giám đốc kỹ thuật : Ông Dương Quang Chính trực tiếp phụ trách mảng kỹ

thuật trong việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm nâng hạ đường sông, đường thuỷvà khung nhà xưởng.

Phòng Nhân chính : Phòng nhân chính trực thuộc quyền điều hành của giám đốc.

Ông Cao Đăng Tuấn – Trưởng phòng – trực tiếp chỉ đạo 12 nhân viên dưới quyền Phòngnhân chính có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành về cácvấn đề quản lý điều hành, công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác hành chính quản trị,công tác tiền lương, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác an ninh, công tácan toàn lao động

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 9

Trang 10

Phòng Kế Hoạch : Phòng kế hoạch trực thuộc giám đốc Ông Nguyễn Văn Khang

– Trưởng Phòng – chịu trách nhiệm chỉ đạo 4 nhân viên dưới quyền Phòng kế hoạch chịutrách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc công ty về kế hoạch sản xuấtkinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch đầu tư phát triển mở rộng sản xuất.Đồng thời phòng kế hoạch cũng tham mưu về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiệnnhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác tiếp thị, lập hồ sơ đấu thầu, hồ sơ hợp đồng kinhtế và thanh lý hợp đồng kinh tế; thanh quyết toán với khách hàng, xây dựng kế hoạchtrung và dài hạn; xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.

Phòng kỹ thuật vật tư : Phòng kỹ thuật trực thuộc giám đốc Ông Lê Văn Quỳ –

Trưởng phòng – trực tiếp điều hành 3 cán bộ kỹ thuật và 3 cán bộ vật tư dưới quyền.Phòng kỹ thuật vật tư chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc vềcác lĩnh vực kỹ thuật sản xuất – thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ sản xuất cho từngloại sản phẩm, quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ, quản lý máy móc thiết bị, công tácduy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị Bên cạnh đó phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ kiểmđịnh chất lượng sản phẩm; xây dựng định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cho từngđơn vị sản phẩm Đồng thời phòng kỹ thuật vật tư cũng chịu trách nhiệm cung ứng vật tưkỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh, thống kê xuất nhập vật tư, quản lý vật tư hàng hoá.

Phòng tài chính kế toán : Phòng tài chính kế toán trực thuộc Hội đồng quản trị và

Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc tronglĩnh vực tài chính kế toán, thống kê và thông tin kinh tế, phân tích và hạch toán kế toán,thực hiện chế độ thống kê Báo cáo quyết toán tài chính theo đúng quy định của pháp lệnhkế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán nhà nước Hiện nay Bà Trịnh Thị Bích Hạnh –Phụ trách phòng – chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc, điều hành 2 nhân viên dướiquyền Phòng tài chính kế toán kết hợp với các phòng ban khác kiểm soát việc thực hiệncác định mức kinh tế kỹ thuật tại các phòng chức năng và các phân xưởng, quản lý vốn vàthực hiện công tác thu chi tài chính đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Cuối cùng là hai phân xưởng sản xuất, một phân xưởng dịch vụ và một xí nghiệpcơ điện hoá chất chuyên trách việc trực tiếp chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và hoàn thiện sảnphẩm.

Phân xưởng gia công cơ và kết cấu thép : Thực hiện nhiệm vụ sản xuất các sản

phẩm theo lịch sản xuất Tuỳ theo yêu cầu của các bản vẽ kỹ thuật khác nhau phân xưởng

Trang 11

sẽ sử dụng các công nghệ sản xuất phù hợp Phân xưởng gồm 5 Tổ sản xuất dưới quyềnđiều hành của quản đốc :

 Tổ cơ điện Tổ gò hàn Tổ nguội Tổ Tiện Tổ rèn

Phân xưởng kết cấu thép và lắp đặt : Đơn vị chuyên trách việc lắp đặt từng cụm

chi tiết cũng như lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, lắp đặt sản phẩm tại các công trình, tổ chứcnghiệm thu sản phẩm, kiểm định sản phẩm và bàn giao cho khách hàng Phân xưởng baogồm 2 tổ dưới quyền điều hành của quản đốc :

 Tổ lắp đặt 1 Tổ lắp đặt 2

Xí nghiệp cơ điện hoá chất : Đây là đơn vị kế toán phụ thuộc đối với Công ty cổ

phần cơ khí 75, có con dấu riêng, có mã số thuế phụ và được mở tài khoản tại ngân hàng.Xí nghiệp cơ điện hoá chất hoạt động dưới sự chỉ đạo quản lý của Hội đồng quản trị vàgiám đốc công ty, thực hiện chế độ thống kê báo cáo quyết toán với công ty nhưng tự chủtrong tổ chức sản xuất kinh doanh Hiện nay Ông Ninh Quốc Uẩn là giám đốc điều hànhcủa Xí nghiệp cơ điện hoá chất, dưới quyền có một phó giám đốc trực tiếp quản lý phòngchức năng tổng hợp và một kế toán trưởng Xí nghiệp cơ điện hoá chất có 4 Tổ sản xuất :

 Tổ sơn Tổ cơ khí Tổ hoá chất Tổ mạ

Phân Xưởng dịch vụ : Phân xưởng dịch vụ do Ông Nguyễn Khắc Chung trực tiếp

quản lý, có 4 nhân viên dưới quyền Đây là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị vật tư chuyênngành, thiết bị nâng hạ Đơn vị tiến hành tự hạch toán, tự thu tự chi Tuy nhiên Phânxưởng dịch vụ vẫn tuân theo tất cả các chế độ và quy định khác của công ty, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị và giám đốc về sản xuất kinh doanh cũng như các vấn đềvề sử dụng lao động

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 11

Trang 12

Phần II

Thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75

Đặc điểm khái quát về ngành nghề Công ty cơ khí 75 kinh doanh :

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là các công trình, vật kiến trúc… có quy môtương đối lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất thường dài… Dovậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công.Đây vốn là các sản phẩm mà Công ty đã có nhiều kinh nghiệm về thiết kế cũng như sảnxuất Hiện nay nhờ việc mở rộng mặt hàng kinh doanh nên công ty có nhiều đối tác đadạng trong nhiều lĩnh vực, nhưng bạn hàng chính của Công ty vẫn là các đối tác kinhdoanh về lĩnh vực giao thông đường thuỷ, tiêu biểu công ty đã ký kết các văn bản ghi nhớvề hợp tác kinh doanh với một số công ty con của Tập đoàn Vinnashin (Công ty thép VạnLợi, Công ty Lilama10; đây là điều kiện để công ty có thể tham gia đấu thầu các dự áncủa Vinashin) Sản phẩm chính mà công ty sản xuất là cổng trục dầm, cầu trục nâng, máycẩu, khung nhà xưởng.

 Cổng trục dầm (Pooc tich) : Cổng trục một dầm Cầu trục nâng : bao gồm 2 loại :

 Cầu trục một dầm Cầu trục hai dầm

Một đặc điểm quan trọng của các mặt hàng này là không có hàng tồn kho bởi cácmặt hàng chính này thường chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng và mỗi sản phẩm có yêu cầukỹ thuật riêng, không thể tiến hành sản xuất lưu kho hàng loạt Kích cỡ sản phẩm rất lớncũng không thích hợp với việc lưu kho Công ty chỉ có kho hàng hoá cho các loại sảnphẩm phụ và kho chứa nguyên vật liệu, phụ tùng sản xuất.

Ngoài ra Công ty còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác : vật liệu chịu lửa, búa đóngcọc, thiết bị trao đổi nhiệt, vật liệu điện và cách điện, phủ mạ kim loại, sơn tổng hợp…Các mặt hàng này có thể lưu kho, tuy nhiên giá trị thấp hơn các sản phẩm chính rất nhiều.

Trang 13

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí 75 :

Công ty Cổ phần cơ khí 75 tổ chức sản xuất chủ yếu theo phương thức khoán gọncác công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trựcthuộc Giá khoán gọn bao gồm đầy đủ tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụngcụ thi công, chi phí chung… của bộ phận nhận khoán.

Việc sản xuất theo đơn đặt hàng giúp doanh nghiệp không phải dự trữ hàng hoá,thành phẩm, không bị phí tổn mất giá, không tốn chi phí lưu kho Bên cạnh đó công tycũng dễ dàng trong việc đa dạng hoá các loại hình sản phẩm… Tuy nhiên hình thức sảnxuất kinh doanh này đòi hỏi phải có đặc thù về công nghệ, kỹ thuật (để sản xuất tốt cầnđầu tư về công nghệ, kỹ thuật hiện đại và nhân lực chất lượng).

Sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với khách đặt hàng.

3 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :

Các sản phẩm chính của Công ty được sản xuất theo hình thức đơn chiếc theo đơnđặt hàng Với đặc điểm cơ bản là sản phẩm lớn, kết cấu phức tạp thì quy trình sản xuấtsản phẩm được phân ra làm nhiều công đoạn tuần tự kế tiếp nhau cho đến khi hoàn thànhsản phẩm.

Tại Công ty Cổ phần cơ khí 75, quá trình sản xuất các sản phẩm chính được chia ralàm 3 công đoạn :

 Chế tạo phôi : Toàn bộ nguyên vật liệu ở dạng thô (sắt, thép, kim loại…) đượcsơ chế (cưa, cắt, rèn…) Thành phẩm của công đoạn này là kim loại, nguyênvật liệu được pha thành tấm, miếng đã qua xử lý theo yêu cầu kỹ thuật ban đầu. Gia công cơ khí : Các tấm, miếng kim loại được đem đi tiện, phay, nguội,

bào… bằng các máy móc kỹ thuật chuyện dụng nhằm tạo ra các thành phẩm bộphận theo đúng yêu cầu thiết kế.

 Lắp đặt : Sản phẩm được hoàn thiện bằng việc lắp đặt các thành phẩm bộ phậntừ công đoạn cơ khí, tiến hành kiểm tra, chạy thử, hoàn thiện sản phẩm Côngđoạn này thường được thực hiện 2 lần, lần một ở đơn vị sản xuất và lần 2 ở đơnvị khách hàng.

Quy trình sản xuất cầu trục tại Công ty cổ phần cơ khí 75 được thể hiện dưới sơ đồsau :

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 13

Trang 14

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cầu trục :

Trang 15

Mô tả quy trình thiết kế sản phẩm của Công ty Cổ phần cơ khí 75 :

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 15 Gá hàn, liên kết

dầm đầu, dầm chính

Tiện trục,

gối trục Mài trục, gối trục

Tiện ép trục vào bánh xe, vòng bi

Kho bán thành phẩmLắp vào hộp điện

Chạy thử có tảiChạy thử không tảiTổng lắp tại bên B

– Công ty CK75Đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn

màu vàng

Dây cáp điện, khởi động từ

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giaoLắp đặt, hoàn thiện (Tại bên A – Khách

hàng)Các bán thành

phẩm mua ngoài : Pa lăng

điệnPha phôi trục bánh xa, gối trụcGia công các chi tiết

khung dầm, lan can

Đúc bánh xeThép CT3

Thép 55LThép CT45

Trang 16

Việc thiết kế các sản phẩm được tiến hành tại phòng kỹ thuật vật tư Sau khi việcký kết hợp đồng được hoàn tất (hợp đồng kinh tế hoặc xây dựng bao gồm 6 bản gốc cógiá trị như nhau, mỗi bên giữ 3 bản), 1 trong 3 bản hợp đồng gốc được chuyển cho phòngkỹ thuật vật tư Tuỳ theo yêu cầu công việc bản hợp đồng gốc có thể tiếp tục được saochép và lưu hành trong phòng Phòng kỹ thuật vật tư của Công ty cổ phần cơ khí 75 có 1trưởng phòng và 6 nhân viên, trong đó có 3 nhân viên chuyên trách về việc thiết kế vàthực hiện các bản vẽ kỹ thuật

Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (khối lượng nâng, độ cao nâng, chiềucao, số lượng dầm đỡ, chất liệu, kiểu dáng, công nghệ chế tạo, loại sơn sử dụng…), phòngkỹ thuật sẽ thiết kế các chi tiết cụ thể của sản phẩm Mỗi chi tiết đều được vẽ trên 3 hìnhchiếu của bản vẽ kỹ thuật (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu xiên) với cácthông số về tên của chi tiết, tỉ lệ, vật liệu chế tạo, khối lượng của chi tiết, số lượng của chitiết Trên mỗi bản vẽ kỹ thuật có ghi đầy đủ tên người thiết kế, người vẽ, người kiểm tra,người xét duyệt (Người xét duyệt là trưởng phòng Lê Văn Quỳ) Thông thường nhân viênthiết kế và nhân viên vẽ là một người, nhưng hiện nay công ty cổ phần cơ khi 75 sử dụngba nhân viên, hai người chuyên thiết kế chi tiết trên giấy, một người chuyên chuyển đổicác bản vẽ trên giấy thành các bản vẽ có độ chính xác cao trên máy (Đây thực chất là mộtvấn đề hạn chế về kỹ thuật, do nhân viên có năng lực thiết kế tốt đã có tuổi nhưng lạikhông có kỹ năng thiết kế trên máy tính, trong khi nhân viên có kỹ năng thiết kế trên máytốt lại chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để thiết kế các chi tiết dựa vào các thông số kỹthuật ban đầu từ hợp đồng kinh tế)

Do số lượng các chi tiết của mỗi sản phẩm thường nhiều, đồng thời yêu cầu kỹthuật về chế tạo cũng không đòi hỏi các mô hình 3D nên các chi tiết này sau khi được vẽ3 mặt cắt kỹ thuật riêng biệt trên máy tính thường không được hiển thị bằng hình ảnh, môhình 3D Các chi tiết sản phẩm thường có kích thước lớn và nhiều chỉ số kỹ thuật nên cỡgiấy kỹ thuật sử dụng rất đa dạng, đa phần là A0, A1,A2,A3 Cỡ giấy A4 thường ít đượcsử dụng trong các bản vẽ kỹ thuật mà dùng nhiều cho việc in ấn văn bản.

Sau khi mỗi bản vẽ chi tiết được duyệt, phòng kỹ thuật sẽ gửi cho đối tác(thườngsử dụng fax và e-mail) để lấy ý kiến Bản vẽ sẽ được chỉnh sửa trong phạm vi các điềukhoản của hợp đồng, đến khi cả 2 bên đều thống nhất, sẽ có được bản vẽ kỹ thuật hoànthiện các chi tiết sản phẩm Việc chỉnh sửa thiết kế có thể có sự tham gia của bên thứ 3 đểđảm bảo về tính khách quan, hợp lý (công ty tư vấn thiết kế) Với các công trình lớn sẽphải có khâu duyệt bản vẽ thiết kế của cả 3 bên.

Trang 17

Bản vẽ kỹ thuật các chi tiết sản phẩm hoàn thiện được sao chép và chuyển giao chophòng kế hoạch Tại đây nhân viên xây dựng định mức sẽ xây dựng định mức tiêu hao vềvật tư, lao động… cho các chi tiết này Cuối cũng bản vẽ kỹ thuật và các yêu cầu về địnhmức tiêu hao được chuyển cho các phân xưởng tiến hành sản xuất.

Nguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 17

Trang 18

An - An-1

An / An-1 = *100%An-1

Trang 19

Chỉ tiêu

(Đơn vị tính : 1.000 Vnđ)Năm 2005Năm 2006Năm 2007

Mức chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp2005 và 20062006 và 2007Tăng (giảm)Tỷ lệ

Tỷ lệ%

1 Doanh thu bán hàng và cung

2 Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 30.550.243 16.344.771 33.788.141 (14.205.472) (46,49) 17.443.370 106,723 Giá vốn hàng bán 27.245.992 14.509.040 30.694.083 (12.736.952) (46,75) 16.185.043 111,554 Lợi nhuận gộp về bán hàng và

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.370.432 1.392.102 2.401.943 (978.330) (41,27) 1.009.841 72,54

Trang 20

Tăng (giảm)Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007của Công ty Cổ phần cơ khí 75, trong đó báo cáo kếtquả kinh doanh năm 2005 đã được Cục Thuế Thành phố Hà Nội chấp nhận (trong mục Tài liệu tham khảo).

Trang 21

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của 3 năm 2005, 2006 và 2007, ta có thể nhậnthấy đây là giai đoạn kinh doanh không thật sự ổn định của Công ty cổ phần cơ khí 75,mặc dù Công ty vẫn đạt được lợi nhuận sau thuế trong cả 3 năm tài chính

Chỉ tiêu doanh thu thuần :

Lần lượt trong 3 năm liên tiếp chỉ tiêu này có sự biến động đáng kể, năm 2005 là30.550.243 đ, năm 2006 đạt 16.344.771 đ và năm 2007 đạt 33.788.141 đ Mức doanh thucao nhất trong 3 năm là năm 2005, tiếp đến năm 2006 doanh thu giảm 50% so với năm2005 Điều này có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của việc chỉ số giá tiêu dùng CPIleo thang mạnh từ giữa năm 2006 Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng để sản xuất cácsản phẩm chính đa phần phải nhập ngoại, đặc biệt là phôi thép, thời điểm này giá cũngtăng mạnh trên thị trường, dẫn đến đẩy cao chi phí giá thành của sản phẩm Bên cạnh đómột hậu quả khác của việc CPI tăng cao là khả năng tiêu dùng của các bạn hàng của côngty trở nên hạn chế Đây là nguyên nhân khiến cho doanh thu bị giảm sút mạnh

Năm 2007 doanh thu của công ty tăng tới 106,72% so với năm 2006, điều này thểhiện một số chuyển biến tích cực trong tình hình kinh doanh của công ty Mức doanh thunăm 2007 tương đương năm 2005, nhưng chỉ tiêu giá vốn hàng bán lại cao hơn, do chỉ sốCPI vẫn tiếp tục tăng Điều này cho thấy Công ty vẫn chưa thực sự khôi phục được lòngtin của khách hàng, tình hình tiêu thụ hàng hoá không tốt bằng năm 2005, bởi giá vốn caohơn trong khi doanh thu không đổi có nghĩa là công ty bán được ít hàng hơn năm 2005.Điều này đặt ra những yêu cầu về các chính sách tín dụng, ưu đãi đối với khách hàng cầnđược công ty xem xét nhằm đẩy mạnh hơn việc tiêu thụ sản phẩm.

Chỉ tiêu giá vốn hàng bán :

Năm 2006, khi doanh thu của công ty giảm 46,49% thì giá vốn hàng bán cũnggiảm một mức tương ứng là 46,75% Việc mức độ giảm của 2 tỷ lệ này chỉ chênh nhau0,26% không mang lại nhiều ý nghĩa tại thời điểm này do nó không thể chỉ rõ được ảnhhưởng của việc tăng chi phí sản xuất do CPI tăng cao từ giữa năm 2006.

Năm 2007, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán là 111,55% trong khi tỷ lệ tăng doanhthu thuần chỉ đạt 106,72% Điều này ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận sau thuế của công ty vìmức độ tăng doanh thu thấp hơn mức độ tăng chi phí Đồng thời sự chênh lệch giữa mứcđộ tăng của 2 chỉ số này cũng cho thấy rõ sự ảnh hưởng của việc chỉ số CPI tiếp tục tăngtrong năm 2007 đối với tình hình sản xuất của công ty Tình hình này cho thấy công tycần có những chính sách mới, mạnh mẽ hơn nữa để tìm cách cắt giảm chi phí sản xuấtNguyễn Anh Tuấn – A08475 Trang 21

Trang 22

cũng như chi phí quản lý, nhằm hạn chế việc tăng giá vốn hàng bán của sản phẩm cũngnhư các chi phí khác trong các năm tiếp theo (Việc đầu tư máy móc công nghệ mới nhằmgiảm chi phí đơn vị và tăng quy mô sản xuất trong điều kiện của công ty thời điểm này làkhông thích hợp do quy mô công ty nhỏ, hạn chế về khả năng huy động vốn, đồng thờichính phủ cũng đang áp dụng chính sách tài chính thắt chặt).

Chỉ tiêu doanh thu tài chính : Công ty cổ phần cơ khí 75 không thực hiện việc đầu

tư chứng khoán ngắn hạn, ngoài ra cũng không có hoạt động đầu tư tài chính dài hạnđáng kể Đa phần doanh thu tài chính của Công ty xuất phát từ lãi tiền gửi ngân hàng(chiết khấu thanh toán cũng không đáng kể) nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu chi phí tài chính :

Năm 2007 chỉ số lãi vay phải trả tăng tới 368,41% so với năm 2006, điều này chothấy khả năng huy động vốn từ việc vay ngoài của công ty trong năm nay đã tăng vượtbậc so với năm 2006 Tuy nhiên do lãi suất ngân hàng liên tục tăng từ giũa năm 2006 vàtrong suốt năm 2007, bên cạnh đó việc vay từ ngân hàng cũng rất khó khăn do tiền mặtkhan hiếm nên doanh nghiệp phải đi vay ngoài, dẫn đến chi phí huy động vốn cũng khôngnhỏ Điều này chỉ ra rằng dù quy mô vốn vay đã mở rộng nhưng hiệu quả vay vốn vẫnkhông cao (mặc dù Công ty là đối tác lâu năm của ngân hàng Agribank nhưng nhữngchính sách ưu đãi mà công ty được hưởng vẫn không đáng kể).

Chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp :

Sự biến động của chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với tình hình sản xuấtkinh doanh trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 Điều này cho thấy về mặt cơ cấu nhân sựcũng như phương thức tiến hành quản lý tại công ty không có nhiều chuyển biến đáng kể.Thực tế một số phòng ban của công ty vẫn có thể tiếp tục cơ cấu lại nhằm làm giảm chichí quản lý Nếu công ty thực hiện điều này có thể nâng cao được hiệu quả làm việc đồngthời giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế :

Năm 2006 mức giảm của lợi nhuận sau thuế là gần 50% so với năm 2005 Đây làmức giảm hợp lý bởi vì doanh thu của năm 2006 cũng có mức giảm như vậy Lợi nhuậnsau thuế của công ty vào năm 2006 thấp phản ánh tình hình kinh doanh đi xuống của côngty trong năm do ảnh hưởng lớn của vấn đề chỉ số giá tiêu dùng CPI leo thang Nó cũngcho thấy khả năng thích ứng của công ty trong vòng nửa năm gặp khó khăn là chưa thật

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w