Xuất phát từ những quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNNVV hiện nay em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông
Trang 1CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH, AN GIANG
Sinh viên thực hiện
LÊ NGỌC THI MSSV: 1154020435 LỚP: ĐH TC-NH 6E
Cần Thơ, 2015
Trang 2Giảng viên hướng dẫn
Ths Lý Thị Phương Thảo
Sinh viên thực hiện
LÊ NGỌC THI MSSV: 1154020435 LỚP: ĐH TCNH 6E
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH, AN GIANG
Cần Thơ, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tại khoa Kế Toán – Tài chính Ngân Hàng, trường Đại học Tây
Đô, được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô và các bạn, em đã tích lũy cho mìnhđược nhiều kiến thức Vì thế qua đợt thực tập này thật sự là một cơ hội tốt cho em đểkiểm nghiệm những gì mình đã học và hiểu rộng hơn thực tế
Nhân dịp hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơnđến Ban Giám hiệu, quý thầy cô bộ môn khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng vàđặc biệt là sự hướng dẫn tận tâm và nhiệt tình của cô Lý Thị Phương Thảo đã giúp
em hoàn thành báo cáo thực tập này
Bên cạnh đó em xin chân thành gửi đến Ban Giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp
Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành, An Giangcùng toàn thể các anh chị trong ngân hàng lời cảm ơn sâu sắc nhất, nhất là anh chịtrong bộ phận tín dụng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em học hỏi và bổsung cho em nhiều kiến thức để đề tài của em hoàn thành
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn bè và tất cả mọi người
đã động viên, khích lệ và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tạiNgân hàng có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc
Cần Thơ, ngày 02 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Thi
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày 02 tháng 04 năm 2015
Thủ trưởng đơn vị
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
…
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày 02 tháng 4 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn
GVHD: Ths Lý Thị Phương Thảo iii SVTH: Lê Ngọc Thi
Trang 6Lý Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Cấu trúc chuyên đề 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 4
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
2.1.2 Bản chất, chức năng của tín dụng 4
2.1.2.1 Bản chất của tín dụng 4
2.1.2.2 Chức năng của tín dụng 4
2.1.3 Vai trò của tín dụng 5
2.1.4 Phân loại tín dụng 6
2.1.4.1 Dựa vào mục đích của tín dụng 7
2.1.4.2 Dựa vào hình thức đảm bảo 7
2.1.4.3 Dựa vào thời hạn tín dụng 7
2.1.4.4 Dựa vào phương pháp hoàn trả 7
2.1.4.5 Dựa vào hình thái giá trị của tín dụng 8
2.1.4.6 Dựa vào xuất xứ tín dụng 8
2.1.4.7 Dựa vào đối tượng tín dụng 8
Trang 72.1.5 Hiệu quả tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng DNNVV
của NHTM 9
2.1.5.1 Khái niệm nâng cao hiệu quả tín dụng NHTM 9
2.1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng 9
2.1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng DNNVV của NHTM 11
2.1.6 Các nguyên tắc tín dụng 13
2.1.6.1 Vốn vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo kỳ hạn đã thỏa thuận 14
2.1.6.2 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích 14
2.1.6.3 Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương 14
2.2 Những vấn đề cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
2.2.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
2.2.2 Đặc điểm DNNVV 15
2.2.3 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế 17
2.2.4 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 19
2.2.5 Thuận lợi và khó khăn của DNNVV khi vay vốn ngân hàng 21
2.3 Lược khảo tài liệu 23
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK – CN CHÂU THÀNH, AN GIANG 24
3.1 Giới thiệu về AGRIBANK – CN huyện Châu Thành, An Giang 24
3.1.1 Giới thiệu khái quát 24
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 24
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 24
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 25
3.1.3 Quy trình thẩm định, phê duyệt cho vay khách hàng doanh nghiệp 27 3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT – CN Châu Thành, An Giang giai đoạn 2012-2014 30
3.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại AGRIBANK – CN huyện Châu Thành, An Giang 31
3.2.1 Tình hình nguồn vốn 31
Trang 83.2.1.1 Vốn huy động 32
3.2.1.2 Vốn điều chuyển 33
3.2.2 Hoạt động cho vay tại AGRIBANK – CN Châu Thành 33
3.3 Phân tích hoạt động cho vay đối với DNNVV tại AGRIBANK – CN Châu Thành 39
3.3.1 Doanh số cho vay 39
3.3.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn 39
3.3.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 40
3.3.2 Doanh số thu nợ 42
3.3.2.1 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn 42
3.3.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 43
3.3.3 Dư nợ cho vay 44
3.3.3.1 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 45
3.3.3.2 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 47
3.3.4 Nợ xấu 48
3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại AGRIBANK – CN huyện Châu Thành, An Giang 49
3.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 49
3.4.1.1 Hệ số thu nợ DNNVV 49
3.4.1.2 Dư nợ DNNVV/Tổng dư nợ 49
3.4.1.3 Vòng quay vốn tín dụng 50
3.4.1.4 Nợ xấu DNNVV/Tổng dư nợ DNNVV 51
3.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại AGRIBANK – CN Châu Thành 51
3.4.2.1 Kết quả đạt được 51
3.4.2.2 Những vấn đề còn tồn tại 52
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, AN GIANG 55
4.1 Nguyên nhân của những khó khăn mà DNNVV chưa tiếp cận được vốn… 55
4.1.1 Nguyên nhân khách quan 55
Trang 94.1.2 Nguyên nhân chủ quan 55
4.2 Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng 56
4.2.1 Xu hướng của hoạt động cho vay doanh nghiệp trong thời gian tới .56 4.2.2 Quan điểm và chiến lược phát triển chung của NHNo & PTNT – CN huyện Châu Thành, An Giang 57
4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHNo & PTNT Việt Nam – CN huyện Châu Thành, An Giang 58
4.3.1 Quản lý và thẩm định chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến tính lành mạnh trong quan hệ tín dụng với DNNVV 58
4.3.2 Nâng cao công tác thẩm định khách hàng 59
4.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với các DNNVV thông qua công tác đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng 60
4.3.4 Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ và đảm bảo thực hiện đúng quy trình trước khi giải ngân 62
4.3.5 Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn dẫn đến nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng 64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 68
5.2.1 Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước 68
5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 69
5.2.3 Đối với NHNo & PTNT – CN Châu Thành, An Giang 69
5.2.4 Đối với các Hiệp hội doanh nghiệp 70
5.2.5 Đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 73
GVHD: Ths Lý Thị Phương Thảo vii SVTH: Lê Ngọc Thi
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 30
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng vốn tại AGRIBANK – CN Châu Thành 35
Bảng 3.4: Doanh số cho vay DNNVV theo kỳ hạn 39
Bảng 3.5: Doanh số cho vay DNNVV theo ngành kinh tế 41
Bảng 3.6: Doanh số thu nợ DNNVV theo kỳ hạn 42
Bảng 3.7: Doanh số thu nợ DNNVV theo ngành kinh tế 44
Bảng 3.8: Dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn 45
Bảng 3.9: Dư nợ cho vay DNNVV theo ngành kinh tế 47
Bảng 3.10: Nợ xấu DNNVV theo kỳ hạn 48
Bảng 3.11: Hệ số thu nợ DNNVV 49
Bảng 3.12: Dư nợ DNNVV/Tổng dư nợ 50
Bảng 3.13: Vòng quay vốn tín dụng DNNVV 50
Bảng 3.14: Nợ xấu DNNVV/Tổng dư nợ DNNVV 51
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV theo ngành kinh tế 41
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dư nợ DNNVV theo kỳ hạn 45
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHNo & PTNT – CN Châu Thành 25
Hình 3.2: Lưu đồ quy trình thẩm định, phê duyệt cho vay khách hàng doanh nghiệp 29
GVHD: Ths Lý Thị Phương Thảo viii SVTH: Lê Ngọc Thi
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBTD – Cán bộ tín dụng
DNNVV – Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DSCV – Doanh số cho vay
SXKD – Sản xuất kinh doanh
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài
Sau khi gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nướcngoài đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) phải luôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở rộng sản xuất Ngàynay, DNNVV giữ một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đấtnước Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) có đến97.5% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNNVV chiếm trong tổng số doanhnghiệp có đăng kí thành lập, khu vực này đã tạo ra công ăn việc làm cho một sốlượng lao động không nhỏ, đóng góp vào phân nửa GDP của nước ta Nhưng đểthúc đẩy phát triển DNNVV đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà cácdoanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề Trong đó khó khăn lớnnhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn đó là việc đầu tư mộtlượng vốn không nhỏ để hoạt động kinh doanh, phát triển và cạnh tranh được trênthị trường, mà vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đáp ứng được một phần nào nhu cầuvốn của họ Do đó, ngân hàng chính là nơi mà các doanh nghiệp này đến để giảiquyết các khâu về vốn
Tín dụng của các Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những hình thức
sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng Tuy nhiên,thực tế trong những năm vừa qua DNNVV gặp rất nhiều khó khăn bởi vì ảnh hưởngcủa khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đồng thời nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tưcho phát triển DNNVV còn rất hạn chế vì các DNNVV khó đáp ứng đầy đủ điềukiện vay vốn ngân hàng Bên cạnh đó khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanhnghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả Vì thế tín dụng đối với DNNVV làmột vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với các ngân hàng, vì chất lượng tín dụngliên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Với bất kỳquốc gia nào, bất kỳ một nền kinh tế nào thì vốn luôn là yếu tố hàng đầu giải quyết
sự tăng trưởng kinh tế, để giải quyết khó khăn về vốn cho các DNNVV đã và đang
là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chứctín dụng cũng phải quan tâm giải quyết
Xuất phát từ những quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNNVV hiện
nay em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AGRIBANK) – CN huyện Châu Thành, AnGiang” với mục đích nghiên cứu và
Trang 13chỉ ra được tầm quan trọng của tín dụng đối với DNNVV cùng với việc đề ra nhữnggiải pháp hợp lý nhất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tạiNHNo & PTNT – CN huyện Châu Thành, An Giang để thấy được những vấn đề tồntại, cần giải quyết Từ đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị tín dụng hữu hiệunhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng,nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng và phát triển DNNVV
+ Phân tích dư nợ cho vay của DNNVV
+ Doanh số thu nợ theo nhóm khách hàng
+ Tổng nợ quá hạn tại AGRIBANK - CN Châu Thành, An Giang
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín dụng đối với DNNVV tại NHNo &PTNT – CN huyện Châu Thành, An Giang
Trang 14- Thời gian nghiên cứu là thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyệnChâu Thành (từ 12/01/2015 – 02/04/2015).
- Các số liệu sử dụng trong đề tài là từ năm 2012 - 2014
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Việc phân tích đánh giá được thực hiện thông qua:
- Phương pháp thu thập số liệu, thống kê: từ các số liệu báo cáo do Chi nhánhcung cấp, tham khảo sách chuyên ngành, thông tin từ báo cáo tài chính, tạp chí, cáctrang web có liên quan…
- Phương pháp quan sát: quan sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại Chinhánh nhằm nắm bắt những kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng củangân hàng đề tìm hiểu thực tế
- Phương pháp phân tích, so sánh số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối Từ
đó đưa ra những nhận xét, kết luận về hoạt động tín dụng của Chi nhánh
1.5 Cấu trúc chuyên đề
Bố cục đề tài gồm có 5 phần:
- Chương 1: Giới thiệu đề cương nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan về tín dụng ngân hàng
- Chương 3: Tín dụng đối với DNNVV tại NHNo & PTNT – CN huyện ChâuThành, An Giang
- Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đốivới DNNVV tại NHNo & PTNT – CN huyện Châu Thành, An Giang
- Chương 5: Kết luận, kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vốn tiền tệ giữa ngân hàng và cácđơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội vàcác tầng lớp dân cư trong một khoản thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cảvốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay như đã thỏa thuận
Về cơ bản, trong các NHTM hiện nay, tín dụng được chia thành hai mảng chính:
- Tín dụng cá nhân: Phục vụ khách hàng cá nhân, nhu cầu phục vụ đời sốngnhư: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân
- Tín dụng doanh nghiệp: phục vụ các khách hàng là doanh nghiệp, nhu cầuvốn cho sản xuất kinh doanh như: cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản,thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ cho ngân hàng khác),
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở hoàn trả
- Tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn
tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, của doanhnghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội,…
- Phân phối lại vốn tiền tệ: là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập
trung nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêudùng trong toàn xã hội
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều thực hiện theo nguyên tắc cóhoàn trả, vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích tập trung vốn và thúc đẩy sử
Trang 16dụng vốn có hiệu quả Do đó, nhờ chức năng này của tín dụng mà phần lớn nguồntiền nhàn rỗi trong xã hội một cách tương đối đã được huy động và sử dụng cho cácnhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng.
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
- Tạo điều kiện thay thế tiền kim loại, tiền giấy bằng các phương tiện chi trảkhác như kỳ phiếu, giấy bạc ngân hàng, séc,… Từ đó làm giảm bớt chi phí về in ấn,phát hành, vận chuyển
- Tạo điều kiện ra đời loại tiền ghi số, điều này trực tiếp tiết kiệm khối lượngtiền mặt cần phát hành và lưu thông Mặt khác, khi công tác thanh toán không dùngtiền mặt phát triển các doanh nghiệp sẽ làm giảm chi phí bảo quản và cất giữ tiền tạidoanh nghiệp
- Tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ về lưu chuyển tiền tệ
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
- Thông qua kế hoạch huy động vốn và cho vay của ngân hàng sẽ phản ánhđược mức độ phát triển của nền kinh tế về các mặt như sau: khối lượng tiền tệ trong
xã hội, nhu cầu về vốn của nền kinh tế
- Qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng có cái nhìn tổng quát vào cấu trúc tàichính của từng đơn vị vay vốn, từ đó phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạmchế độ quản lý kinh tế của Nhà nước
- Thông qua nghiệp vụ trung gian thanh toán hộ, ngân hàng có điều kiện tăngcường vai trò kiểm soát bằng tiền đối với các đơn vị kinh tế Vì mọi quá trình hìnhthành và sử dụng vốn của doanh nghiệp đều được phản ánh qua số liệu trên nhữngkhoản tiền gửi tại ngân hàng
2.1.3 Vai trò của tín dụng
Vai trò của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, nó quyết định sự tồn tại
và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tín dụngmang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một NHTM
- Ngay từ buổi ban đầu, hoạt động của NHTM đã tập trung chủ yếu vào nghiệp
vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng
cá nhân Trong quá trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thayđổi, nhiều phương pháp, sản phẩm mới, công cụ kinh doanh mới xuất hiện và được
Trang 17ứng dụng vào kinh doanh song hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cơ bản, chiếm
tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của NHTM Điều này thể hiện rõ hoạt độngtín dụng là hoạt động bậc nhất của một NHTM
- Hoạt động tín dụng ngày càng được phát triển một cách đa dạng với sự thamgia của nhiều chủ thể kinh tế, theo đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đốitượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn
Để NHTM có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt và phục
vụ nền kinh tế ngày càng tốt hơn, đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hóa hoạt độngkinh doanh của mình, mở rộng phạm vi hoạt động, nghiên cứu và đưa nhiều sảnphẩm mới vào phục vụ khách hàng, và đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng củangân hàng thích ứng tốt với tình hình mới
Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
- Tín dụng ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tất cả cácthành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, góp phần mở rộng sảnxuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn là yếu tố hết sức quan trọngtrong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức kinh tế Sự có mặt của TDNH được coinhư là một công cụ để kết nối nhu cầu của người có vốn tạm thời nhàn rỗi và ngườithiếu vốn Lợi tức đi vay và cho vay của ngân hàng luôn là công cụ điều chỉnh cácquan hệ cung cầu vốn tín dụng Nhờ có ngân hàng mà vốn tiền tệ được vận độngmột cách liên lục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích lũy tư bản của các ngân hàng,vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụngcủa ngân hàng
- Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển với các ngành kinh tếmũi nhọn Ngân hàng cung cấp cho các ngành thực hiện đầu tư theo cả chiều rộng
và chiều sâu, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực,điều này thể hiện qua việc cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển đểkhuyến khích đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế
- Tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thịtrường
- Góp phần tích cực vào sự phát triển các công ty cổ phẩn
- Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại
2.1.4 Phân loại tín dụng
Tín dụng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thứcphân loại khác nhau
Trang 182.1.4.1 Dựa vào mục đích của tín dụng
- Cho vay sản xuất kinh doanh: các khoản vay này thường được sử dụng để
tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp hay tài trợ cho việc xây dựng nhà xưởng,mua sắm máy móc thiết bị, mua nguyên vật liệu tiến hành sản xuất và kinh doanh
- Cho vay tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ
và các phương tiện cần thiết khác Hiện nay tín dụng tiêu dùng ngày càng có xuhướng tăng lên
2.1.4.2 Dựa vào hình thức đảm bảo
- Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản: là loại tín dụng cấp cho khách
hàng mà không cần có tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh Loại tín dụng này thường
áp dụng cho các khách hàng quen, đã có uy tín với ngân hàng về việc trả đúng vàđầy đủ các khoản nợ của mình trước đây
- Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp,
cầm cố hay bảo lãnh Tài sản dùng để thế chấp, cầm cố có thể là nhà xưởng, xe cộ,trang thiết bị hay tài sản hình thành từ vốn vay, vật có giá hay giấy tờ có giá Ngoài
ra, để đảm bảo cho khoản vay có thể được thực hiện bằng sự bảo lãnh của bên thứ
ba được ngân hàng chấp nhận
2.1.4.3 Dựa vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng
để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ cácnhu cầu sinh hoạt của các cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm và
chủ yếu được sử dụng để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộngsản xuất và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được áp dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trìnhthuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn
2.1.4.4 Dựa vào phương pháp hoàn trả
- Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và
lãi theo định kỳ Loại tín dụng này chủ yếu được áp dụng trong cho vay bất động sảnnhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ, cho vaytrang bị kỹ thuật nông nghiệp
Trang 19- Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả một
lần vốn gốc và lãi khi đến kỳ hạn đã thỏa thuận
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn
trả nợ vay bất cứ lúc nào Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay thẻ tíndụng, thấu chi
2.1.4.5 Dựa vào hình thái giá trị của tín dụng
- Tín dụng bằng tiền: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của nó được cung
cấp bằng tiền Tín dụng bằng bằng tiền gọi là cho vay
- Tín dụng bằng tài sản: là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài
sản Hình thức tín dụng này gọi là cho thuê tài chính Theo phương thức này, ngânhàng hoặc các công ty thuê mua (công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tàisản cho người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê phải hoàn trả nợ vay bao gồm cảgốc và lãi
2.1.4.6 Dựa vào xuất xứ tín dụng
- Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu,
đồng thời khách hàng đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
- Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua việc mua bán lại các
khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán Ngân hàng
có thể chuyển một vài khâu của hoạt động tín dụng sang các tổ chức trung gian thu
nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo lãnh cho các thànhviên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay Điềunày rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp
2.1.4.7 Dựa vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động
của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hóa đối với doanh nghiệp thươngnghiệp, cho mua để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nôngnghiệp Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưuđộng thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại hình sau:cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiếtkhấu thương phiếu
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định.
Loại tín dụng này thường được dùng để mua tài sản cố định tiên tiến và đổi mới kỹ
Trang 20thuật, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạncho vay đới với loại hình tín dụng này là trung và dài hạn.
2.1.5 Hiệu quả tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng DNNVV của NHTM
2.1.5.1 Khái niệm nâng cao hiệu quả tín dụng NHTM
Hiệu quả tín dụng nói chung được hiểu là biểu hiện của hiệu quả kinh tếtrong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của tổng thể các hoạt động tíndụng của ngân hàng Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu pháttriển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nguyêntắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ nguồn tích lũy
do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trên cơ sở đóđảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng
Vì vậy hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh khả năngthích nghi của tín dụng ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khảnăng quản lý, trình độ cán bộ ngân hàng,…) và khách quan (mức độ an toàn vốn tíndụng, lợi nhuận của khách hàng, sự phát triển kinh tế xã hội,…) Vì thế, hiệu quả tíndụng là kết quả mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
xã hội, do đó khi xem xét hiệu quả của hoạt động tín dụng ta phải xem xét trên cả 3mặt: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV là một bộ phận trong tổng thểnâng cao hiệu quả tín dụng nói chung Nó phản ánh sự tăng lên về mặt chất lượngcủa hoạt động cho vay đối với DNNVV, là khả năng cung ứng phù hợp với nhu cầucủa xã hội và doanh nghiệp Qua đó, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và đạt đượccác mục tiêu tăng trưởng nhất định
2.1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất làđường lối phát triển kinh tế đúng đắn sẽ giải phóng lực lượng sản xuất, sử dụng tốthơn các nguồn lực của đất nước, tranh thủ được nguồn vốn khoa học, kỹ thuật… tất
cả điều đó đã tạo thuận lợi nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng ngân hàng
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn
Một trong 2 nguyên tắc vay vốn là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng, điều này khẳng định việc sử dụng vốn vay đúng mục
Trang 21đích có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động tín dụng, hạn chế những rủi
ro trong sản xuất, kinh doanh đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro trong tín dụng, gópphần nâng cao hiệu quả tín dụng
Hiệu quả tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về khách hàng vay vốn và về khoản vay
• Quyết định cho vay phải dựa trên thông tin về khách hàng vay vốn.Thẩm định uy tín khách hàng vay vốn là yêu cầu trước tiên và quan trọng nhất trongquan hệ tín dụng
• Quyết định cho vay phải dựa trên những thông tin về khoản vay Bêncạnh những thông tin thu thập từ NHNN Thì các NHTM phải xem xét bảng cân đốitài khoản nhưng không chỉ dừng lại ở các con số mà còn đưa ra nhiều nhận xét.Đánh giá đối chiếu những giữ liệu liên quan tác động lẫn nhau trong quá khứ, hiệntại, tương lai của khách hàng
Tài sản đảm bảo tiền vay phải có tính khả thi cao
Việc đặt ra vấn thế chấp tài sản đối với khoản vay một phần để hạn chế cóhiệu quả hiện tượng khách hàng vay ngân hàng lại mang những tài sản này thanhtoán cho những tổ chức tín dụng khác Chính vì vậy đòi hỏi tài sản đảm bảo tiền vaykhông chỉ có giá trị mà bản thân nó dễ trở thành hàng hoá trên thị trường với giá trịmới thu về sau khi phát mãi phải lớn hơn giá trị khoản vay
Ngân hàng phải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này
Tuyệt đại bộ phận nguồn vốn cho vay đều xuất phát từ nguồn vốn huy độngcủa các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư, do vậy ngân hàng phải có tráchnhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn chính xác lãi và vốn cho khách hàng gửi tiền Sựđộc lập trong các quyết định cho vay của ngân hàng trong phạm vi điều chỉnh củapháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những khoản vay đó phát huy tác dụng tíchcực Mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiết thực và khi ấy thực tiễn và đạo lý ngânhàng mới chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định của mình
Mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng
NHTM hoạt động kinh doanh theo phương châm “Đi vay để cho vay” Do đócác NHTM không thể tồn tại và phát triển nếu định hướng kinh doanh, cho vay theohình thức mạo hiểm, rủi ro
Trang 22Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tín dụng ngày càng được bổ sung để theo kịpnhững biến đổi của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình phát triển của công tác tín dụng.Mặc dù chúng chưa được hoàn hảo, song nếu không được tôn trọng thực hiệnnghiêm túc sẽ là một tai họa cho hiệu quả tín dụng và hoạt động kinh doanh của cácNHTM.
2.1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng DNNVV của NHTM
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm đểđánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá hiệu quả tình hình thựchiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệuquả, ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm kháchhàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả Tuy nhiên nhiềukhi ta cần xét nó trong tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn bộ các hoạt động cho vaykhác nhằm đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ngânhàng
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV)
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánhkhả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tíndụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn
bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đãthu hồi)
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và cóhiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm kháchhàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
Chỉ số dư nợ DNNVV/Tổng vốn huy động
Trang 23Chỉ tiêu xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, thể hiện ngânhàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.
Nó giúp ta so sánh khả năng cho vay DNNVV với nguồn vốn huy động được
Tỷ lệ này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt Nếu như tỷ lệ này quá lớnchứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại tỷ lệ này quá thấpchứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả Do đó, chỉ tiêu này chỉmang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động vốn củamột ngân hàng
Chỉ số dư nợ DNNVV/Tổng dư nợ
Chỉ số trên phản ánh cơ cấu cho vay của ngân hàng đối với nhóm khách hàngdoanh nghiệp Đánh giá chỉ số này giúp ngân hàng xây đựng được cơ cấu cho vayhợp lý và đưa ra các giải pháp, mục tiêu để nâng cao hiệu quả tín dụng trong tươnglai
Hệ số thu nợ DNNVV
Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ,phản ảnh khả năng thu nợ của ngân hàng trong việc cung cấp vốn tín dụng choDNNVV, cho biết hiệu quả của công tác quản lý nợ và thu hồi nợ của ngân hàng Nócho biết một đồng vốn cho vay DNNVV thì ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồngtrong một kỳ kinh doanh nhất định Nếu chỉ số này càng tiến về gần 1 thì càng tốtđối với ngân hàng
Vòng quay vốn tín dụng DNNVV
Hệ số này phản ảnh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốn tíndụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa Với một số vốn nhất định, nhưng
do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn chocác doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực khác
Trang 24Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chấtlượng tín dụng càng cao.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảokhi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàngđúng hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củaNHTM ở một thời điểm nhất định Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tạingân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâucho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Phân tích chỉ tiêunày để biết thêm chất lượng của hoạt động tín dụng, khả năng rủi ro và hiệu quảkinh doanh của ngân hàng mà từ đó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục và cảithiện trong tương lai
Ta đánh giá bằng nhóm các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu DNNVV
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đóđược gọi là nợ xấu Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý chặt chẽ
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dư nợ ở thời điểm sosánh Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà NHTM phải đối mặt Tỷ lệ nợxấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại Do
đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muốn ngân hàng gặp tình huống nguyhiểm
2.1.6 Các nguyên tắc tín dụng
Trang 252.1.6.1 Vốn vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo kỳ hạn đã thỏa thuận
Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo các NHTM tồn tại và hoạt động mộtcách bình thường Bởi vì nguồn vốn cho vay của các NHTM chủ yếu là nguồn huyđộng, là một bộ phận tài sản của các sở hữu mà NHTM tạm thời quản lý và sử dụng.Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khảnăng hoàn trả của ngân hàng
2.1.6.2 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
- Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu vềphát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển Đối với các đơn vị kinh tếcũng phải đáp ứng các mục tiêu cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh, từ đó thúc đẩy đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh củamình
- Khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả không những lànguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động tín dụng của các NHTM Hiệu quả đó
là đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa tạo ra nhiều khối lượng sảnphẩm dịch vụ Đồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng
2.1.6.3 Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương
- Quá trình cung ứng vốn tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế, bất kểđược thực hiện dưới hình thức nào cũng đều làm tăng sức mua cả xã hội, làm tăngkhối tiền tệ của nền kinh tế, làm tăng áp lực đối với lượng hàng hóa ở trên thị tường
- Ngoài ra, do tính chất vận động của vốn tín dụng là gắn liền với sự vậndộng của vật tư, hàng hoá gắn liền với hoạt sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh
tế Do đó cần thực hiện nguyên tắc đảm bảo bằng giá trị vật tư, hàng hóa tươngđương cho những khoản tín dụng được cấp
- Tài sản đảm bảo có thể được thực hiện bằng: Tín chấp, thế chấp, cầm cố,bảo lãnh
2.2 Những vấn đề cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/6/2009 về trợgiúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa: DNNVV là
cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp:siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản
Trang 26được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quânnăm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), ngoài các tiêu chi trên Nghị định này còn căn cứvào ngành hoạt động để phân loại, cụ thể như sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn
vốn Số lao động
Tổng nguồn vốn Số lao động Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trởxuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200 người đến 300 người
Công nghiệp
và xây dựng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trởxuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200 người đến 300 người
Thương mại
và dịch vụ
10 người trở xuống
10 tỷ đồng trởxuống
Từ trên 10 người đến 50 người
Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng
Từ trên 50 người đến 100 người
2.2.2 Đặc điểm DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những điểm đặc trưng sau đây:
- Có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính nhỏ
- Loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phongphú
- Chiến lược sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và năng lựccạnh tranh hạn chế
- Hoạt động phụ thuộc vào biến động của môi trường kinh doanh
- Bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nhưng năng lực quản trịchưa cao
a) Ưu thế
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãnnhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụngnhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linhhoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thịtrường DNNVV là loại hình sản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộ máychỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều điểm mạnh:
Trang 27 Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường
Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điều kiệnsản xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động Vòng quay sản phẩm nhanh nên cóthể sử dụng vốn tự có, hoặc vay bạn bè, người thân dễ dàng Bộ máy tổ chức gọnnhẹ linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định Đồng thời, do tính chất linh hoạt cũng nhưquy mô nhỏ của nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thịtrường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy tính năng động sángtạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặt hàng Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo
ra sự sống động trong phát triển kinh tế
Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao
Đó là bởi vì các doanh nghiệp loại này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít laođộng nên có khả năng mạo hiểm sẵn sàng mạo hiểm Trong trường hợp thất bại thìcũng không bị thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn, có thể làm lại từ đầuđược Bên cạnh đó các DNNVV có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới này: do tínhchất nhỏ bé về quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong sản xuấtdây chuyền hàng loạt Họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ các cuộc kinh doanhmạo hiểm
Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp.
Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cố địnhcũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép Đồng thờidoanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn Với chiến lược pháttriển, đầu tư đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các DNNVV có thểđạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá cóchất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế
Không có hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.
Quy mô DNNVV tất nhiên là không lớn lắm Số lượng lao động trong mộtdoanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệp chưa quá mức rõrệt Mối quan hệ giữa người thuê lao động và người lao động khá gắn bó Nếu xảy raxung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp
b) Hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 28- Quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạngthiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nângcấp trang thiết bị.
- Các DNNVV thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sảnphẩm
- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt làcác công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượngsản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường
- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bíquyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu
tư cho nghiên cứu và phát triển, nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất đểđáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinhdoanh
- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường các DNNVV thường tỏ ra
bị động trong các quan hệ thị trường
- Do tính chất vừa và nhỏ, các DNNVV gặp khó khăn trong thiết lập và mởrộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanh nghiệp đóđang hoạt động, khó thiết lập được chỗ đứng vững chắc trong thị trường
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó họthường sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân Nguyên nhân là do cácDNNVV thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ ràng, minh bạch,chưa có uy tín trên thị trường
2.2.3 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế
a) Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp
Các cơ sở doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thích hợp với các phương pháp tiếtkiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệuquả nhất
- Thứ nhất, do đặc tính phân bố rải rác của chúng Các doanh nghiệp loại nàythường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý vànhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chưaphát triển, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp Nhờ vậy chúng vừagiải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển về thành phố tìm việclàm
Trang 29- Thứ hai, do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi củathị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong trường hợp có biến động xảy ra,các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, không phải vì cấp quản lý bất tài
mà bởi vì doanh nghiệp lớn thì khó xoay trở nhanh Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăntrong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức cóthể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cung lớn hơn cầu Trong khi đó do khảnăng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, các DNNVV vẫn
có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động
b) Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng,
số lượng và chủng loại
Các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút một lượng lớn lao động và tàinguyên của xã hội để sản xuất ra hàng hoá Để có thêm sức cạnh tranh trực tiếp vớicác công ty và tập đoàn lớn, hàng hoá của họ nói chung thiên về sự đa dạng về chấtlượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựa chọn Bêncạnh đó họ cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các công ty lớn bỏ qua vì doanhthu từ đó quá nhỏ
c) Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh
Một số những người có tài trong quản trị kinh doanh không muốn làm việctrong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để tiện đường vùng vẫy Cácdoanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa rất thích hợp đối với họ trong việc thử sức củamình Bên cạnh đó các công ty tư nhân lớn nói chung đều xuất phát từ các công tynhỏ đi lên
d) Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương
Nhìn chung các doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở ra ở địa phương nào đều
có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó Khi các doanh nghiệploại đó được mở ra thì người dân lao động ở địa phương có công ăn việc làm, cónguồn thu nhập Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm-đầu tư của địa phương đó được bổsung
e) Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn
Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động của các đơn
vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quálớn Quy luật của vật lý là khối lượng một vật càng lớn thì quán tính của nó cànglớn Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khảnăng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ
Trang 30quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trởnên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường.Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ thích hợp các DNNVV sẽ trở nên “nhanhnhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao.
f) Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế
Một nền kinh tế bao giờ cũng có “vùng biên giới”, “vùng sâu”, “vùng xa” Đó
là các khu vực địa lý hoặc các thị trường có quy mô nhỏ, kém phát triển, hoặc là xatuyến giao thông, thiếu tài nguyên Các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực đó
vì cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu được từ nơi khácvới cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đó cao Nếumột nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệp lớn thì điều này sẽ dẫn đến một sự pháttriển không đều giữa các vùng, không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạtđộng của nền kinh tế cũng như gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế Tuynhiên đối với các DNNVV thì chi phí cơ hội của các vùng này là chấp nhận được,xứng đáng với nguồn lợi thu lại Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu có cácchính sách ưu đãi thích hợp của chính quyền địa phương
g) Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc
Trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá các ngành nghề truyền thốngđang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sảnxuất dây chuyền hàng loạt Một ví dụ như: thợ đóng giày có thể đóng những đôi giàyrất bền dùng được hàng năm không hỏng Nhưng trong thời hiện đại phải đối mặtvới các xí nghiệp sản xuất giày có sản phẩm không bền lắm, đổi mới theo mùa vàgiá rẻ hơn so với giày thủ công Một thợ thủ công hay vài người thì không thể đươngđầu được với các doanh nghiệp lớn đó Muốn tồn tại được các thợ thủ công phải hợpnhau lại thành lập doanh nghiệp, sau đó quảng cáo xa rộng để tìm đến các kháchhàng tiềm năng của các sản phẩm thủ công Trong xã hội luôn tồn tại nhu cầu đốivới các sản phẩm truyền thống, vấn đề là phải làm cho những khách hàng đó biếtđến sản phẩm của mình
2.2.4 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
a) Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được liên tục
Trang 31Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹthuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tạiđứng vững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tế không một doanh nghiệp nào
có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Vốn tín dụng củangân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắmmáy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điềukiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục
b) Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợpđồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng cácđiều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không Do đóđòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương ánsản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách
sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợinhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi.Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giảingân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả
c) Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV
Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có đểSXKD Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hoá hiệuquả sử dụng vốn Đối với các DNNVV do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự
có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sảnphẩm khó được thị trường chấp nhận Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơcấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoálợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất
d) Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại vàđứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh Đặc biệtđối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trongcạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khókhăn Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liênkết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sứccạnh tranh Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi
Trang 32vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiệnđược Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa Như vậy có thể đáp ứng kịpthời, các DNNVV chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng Chỉ có tín dụng ngân hàngmới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mục đích của mình là mở rộng pháttriển sản xuất kinh doanh.
2.2.5 Thuận lợi và khó khăn của DNNVV khi vay vốn ngân hàng
Thuận lợi
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước ngày càng hướng đến sự phát triển củacác DNNVV, có thể thấy rằng hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh ngàycàng thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển về số lượng cũng nhưchất lượng Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành nghị định số 56/2009/NĐ-CP, quyđịnh các chính sách trợ giúp và quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV.Chính sách này bao gồm các giải pháp và kinh phí thực hiện được đưa vào kế hoạchhằng năm và 5 năm của các Bộ, Ngành, địa phương và nền kinh tế quốc dân Mụctiêu của chương trình này là ưu tiên giúp các DNNVV
Không chỉ có sự hỗ trợ từ các ngân hàng trong nước, các DNNVV cũng nhậnđược sự trợ giúp khá ưu đãi đến từ các tổ chức tín dụng nước ngoài Trong thời gianqua, ngân hàng vẫn nỗ lực tìm kiếm khách hàng cũng như dành những chính sách ưuđãi cho các đối tượng mà họ chú trọng, trong đó đáng chú ý là nhóm các doanhnghiệp nhỏ và vừa Hiểu rõ việc tiếp cận vốn của các DNNVV thường gặp khó khăn
so với các doanh nghiệp nhà nước, chương trình SMEDF III - chương trình cho vayđược các ngân hàng phối hợp với Ban Quản lý các Dự án tín dụng quốc tế – NHNN
và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ra đời nhằm hỗ trợ nguồn vốn trungdài hạn với lãi suất ưu đãi cho các DNNVV để đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt độngsản xuất, kinh doanh đã góp phần đáng kể trong việc tháo gỡ khó khăn cho cácdoanh nghiệp và nhận được sự hưởng ứng tích cực
Với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng như thông tư 36/2014/TT –NHNN, luật đầu tư sửa đổi (Dự thảo đã được thông qua) hay những tác động tíchcực từ những chính sách đã bắt đầu có hiệu lực từ năm 2014 như nghị định 92/2013/
NĐ – CP, có thể nói năm 2014 là năm mà các DNNVV nhận được rất nhiều điềukiện thuận lợi cho sự phát triển sau này đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn ngânhàng
Khó khăn
Trang 33Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì DNNVV là loại hình doanhnghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế Loại hình doanh nghiệp này đóngvai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huyđộng các nguồn lực xã hội cho đầu tư, kinh tế phát triển nhanh, bền vững, cải thiện,
ổn định và nâng cao mức sống của mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là người laođộng Cụ thể, về lao động, hàng năm, DNNVV tạo thêm 500.000 lao động mới, sửdụng hơn 50% lao động xã hội, tạo ra 40 % số hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu,đóng góp hơn 40% GDP và 30% thu nộp ngân sách Nhà nước, là nhân tố quan trọngtrong việc ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo… Tuy nhiên, trong thời điểm hiệntại, cộng đồng DNNVV vẫn gặp phải một số hạn chế cố hữu như khó khăn trongtiếp cận chính sách, ưu đãi, mặt bằng sản xuất và đặc biệt, tiếp cận vốn vay là mộttrong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV
Nhu cầu vay tín chấp của các DNNVV luôn được xem xét một cách có thậntrọng Ngân hàng hầu như chỉ cho các doanh nghiệp có tài sản thế chấp vay Do độrủi ro cao vì ngân hàng hoàn toàn có khả năng bị mất vốn khi đối tượng vay không
có bất cứ tài sản nào để đảm bảo, thêm vào đó những hạn chế về vốn cũng như uytín các DNNVV vẫn chưa cao Đó là những rào cản khiến cho việc vay vốn của cácDNNVV vẫn còn là vấn đề hết sức khó khăn Theo Quyết định số 14 của Thủ tướng
đã “mở đường” cho việc vay tín chấp, tuy nhiên loại vay này phụ thuộc vào uy tíncủa doanh nghiệp Với tốc độ tăng trưởng của DNNVV đã tăng lên quá nhanh trongthời gian qua, các ngân hàng không thể kiểm soát được mức độ an toàn khi giải ngânvốn cho loại hình doanh nghiệp này
Thực tế cho thấy, nguyên nhân chính gây nên khó khăn trong việc tiếp cậnvốn vay của doanh nghiệp nằm ở chỗ chuẩn cho vay của ngân hàng Các doanhnghiệp thường không đáp ứng được một số điều kiện cho vay của ngân hàng nhưdoanh nghiệp phải có lãi trên 2 năm, không có nợ quá hạn, không nợ thuế, phương
án kinh doanh khả thi, có tài sản thế chấp Những yêu cầu này là rào cản DNNVVtiếp cận nguồn vốn vay vì thông thường doanh nghiệp gặp khó khăn không có tàisản lớn thế chấp, hoặc nếu có thì trong điều kiện thủ tục xác nhận quyền sở hữuhoặc quyền sử dụng tài sản phức tạp như hiện nay, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hộivay vốn Thông thường, doanh nghiệp có tài sản là bất động sản thường dễ vay hơn;đối với tài sản là hàng tồn kho luân chuyển, các khoản phải thu, máy móc tự chế,nguyên vật liệu thường rất khó được ngân hàng chấp nhận, nếu được chấp nhận thìđược định giá thấp không đáp ứng quyền lợi của doanh nghiệp Vì vậy việc ngânhàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các DNNVV còn ở mức hạn chế là điều có thể hiểuđược
Trang 34Đối với các DNNVV, tính minh bạch về tài chính còn gặp nhiều khó khăntrong khi ngân hàng cho vay phải căn cứ vào báo cáo tài chính Việc giải ngân vốncủa các DNNVV sẽ dễ dàng hơn nếu như các doanh nghiệp có thông tin minh bạch
về tài sản cùng với một dự án kinh doanh khả thi Nhưng đây là điều không dễ đốivới các DNNVV vì đa phần những báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ mangtính chất đối phó Sổ sách, chứng từ kế toán không cụ thể, cùng đó là khả năng lập
dự án còn quá kém, do đó không tạo được uy tín tưởng của ngân hàng trong vấn đềxét duyệt
2.3 Lược khảo tài liệu
- Võ Đức Toàn 2012 Tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Luận
án Tiến sỹ Kinh tế, nghiên cứu sinh khóa 13 trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Trang 35GIÁM ĐỐC
TỔ CHỨC & NHÂN SỰ
TỔ CHỨC & NHÂN SỰ
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
P KẾ HOẠCH &
P KẾ HOẠCH & P KẾ TOÁN & P HÀNH CHÍNH – P HÀNH CHÍNH –
3.1.1 Giới thiệu khái quát
Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánhhuyện Châu Thành, tỉnh An Giang tiền thân là Ngân hàng Nhà nước huyện ChâuThành (từ năm 1975 đến tháng 7/1988) được thành lập ngày 26/08/1988, là chinhánh trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, tỉnh
An Giang Trong suốt 27 năm hoạt động (1988 đến 2014) đều là ngân hàng chuyêndoanh thuộc doanh nghiệp nhà nước
Địa chỉ: Số 314, Quốc lộ 91, ấp Hòa Long 4, thị trấn An Châu, huyệnChâu Thành, tỉnh An Giang
Mã số thuế: 0100686174-769
Số điện thoại: 0763.836255 Fax: 0763.836566
NHNo & PTNT huyện Châu Thành với chức năng huy động các nguồn vốn nhànrỗi trong xã hội, đồng thời cho vay các thành phần kinh tế ở địa phương và cung cấpcác dịch vụ ngân hàng khác…
Hiện nay chi nhánh trực tiếp điều hành, quản lý 07 xã (Hòa Bình Thạnh, VĩnhLợi, Vĩnh Thành, Bình Thạnh, An Hòa, Cần Đăng), thị Trấn An Châu và một PhòngGiao dịch ở Vĩnh Bình quản lý 05 xã: Vĩnh Bình,Vĩnh An, Vĩnh Hanh, Tân Phú vàVĩnh Nhuận.Với hệ thống sản phẩm, dịch vụ phong phú với đội ngũ nhân viên trẻ,năng động, chuyên nghiệp thì Chi nhánh huyện Châu Thành đáp ứng tối đa nhu cầugiao dịch của nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng rất linh hoạt và có hiệu quả đã tạo cơ sởcho hoạt động tài chính được phát triển rộng rãi ở địa phương Người dân ở đây cóđiều kiện thuận tiện trong quá trình vay vốn, mở rộng sản xuất, đầu tư vào các ngànhnghề đang có xu hướng phát triển Đây cũng có thể là một trong những thành côngcủa ngân hàng khi hoàn thành tốt công tác tổ chức nhân sự
Trang 36(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự NHNo & PTNT Châu Thành)
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHNo & PTNT – CN Châu Thành
Qua sự phân lập này cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến công tác kiểm soátcon người, đảm bảo bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện để quá trình điều hành được thực hiện một cách linh hoạt, chặt chẽ
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Các Phó Giám đốc
- Phó Giám đốc phụ trách kế hoạch và kinh doanh: có vai trò tham mưu
cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động và đề ra các chỉ tiêu hoạt động cho Phòng
Kế hoạch và Kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu mà Ngân hàng Nông nghiệp huyệnChâu Thành đã đề ra Chịu trách nhiệm trong việc phân công, bố trí cán bộ tín dụng,
ký hồ sơ cho vay và xử lý các khoản nợ Tham mưu và xin ý kiến Giám đốc về côngtác tín dụng, chỉ đạo điều hành ngân hàng khi Giám đốc đi vắng có ủy quyền lại
- Phó Giám đốc phụ trách kế toán và ngân quỹ: có vai trò tham mưu cho
Giám đốc và điều hành mọi hoạt động phát sinh liên quan đến Phòng Kế toán vàNgân quỹ, có trách nhiệm kiểm tra tổng thể các nghiệp vụ kế toán sao cho mọinghiệp vụ đúng với quy định của NHNN ban hành Đối chiếu, thống kê sự chính xáccủa các sổ sách và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc
- Phó Giám đốc phụ trách hành chính – nhân sự và PGD Vĩnh Bình:
quản lý PGD Vĩnh Bình và cùng với Giám đốc điều hành trong công tác quản lýhành chánh - nhân sự, tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứngđược yêu cầu theo quy định của ngân hàng
Các Phòng ban
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tổ chức thực
hiện việc kiểm soát các quy trình nghiệp vụ liên quan Thu hồi các khoản nợ đến
Trang 37hạn, nợ quá hạn, các khoản bảo lãnh trả thay, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và xử
lý nợ quá hạn Bên cạnh còn thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụngtheo quy định của ngân hàng
Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, các hoạt
động giao dịch, ngân quỹ và công tác hỗ trợ tín dụng của chi nhánh, đảm bảo tuân theo đúng quy trình, quy chế của ngân hàng và quy định của pháp luật, lập kế hoạch
và theo dõi việc thực hiện theo kế hoạch thu nhập, chi phí
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động
và tổ chức thực hiện theo quy định
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính và quản trị
PGD Vĩnh Bình
PGD Vĩnh Bình trực thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành nằmtrên tuyến Tỉnh lộ 941, Chợ số 5, trung tâm xã Vĩnh Bình PGD cũng thực hiện cácchức năng chính như huy động tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ khác nhằmđáp ứng nhu cầu của khách hàng
Trang 383.1.3 Quy trình thẩm định, phê duyệt cho vay khách hàng doanh nghiệp Bước 1 Người thẩm định tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
vay vốn theo các quy định về cho vay của Agribank phù hợp với từng loại cho vay
Bước 2 Người thẩm định tiến hành thẩm định khoản vay.
- Thu thập thông tin cần thiết về khách hàng và phương án/dự án vayvốn
- Rà soát, đánh giá đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, mục đíchvay vốn
- Thu thập thông tin về quan hệ tín dụng từ CIC
- Chấm điểm, xếp hạng khách hàng tại thời điểm thẩm định (trừ trường hợpkhách hàng mới thành lập chưa đủ thông tin chấm điểm tín dụng)
- Thẩm định về các điều kiện vay vốn: đánh giá năng lực pháp lý, năng lựchành vi dân sự; đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn; phân tích, đánh giánăng lực tài chính của khách hàng tại thời điểm vay vốn; phân tích đánh giá tính khảthi, hiệu quả khả năng trả nợ của phương án/dự án vay vốn; thẩm định về bảo đảmtiền vay
- Đánh giá các yếu tố rủi ro của khoản vay và đề xuất biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu rủi ro
- Xác định phương thức và mức cho vay, phương thức trả nợ
- Tiến hành lập báo cáo thẩm định trong đó nêu rõ đề xuất đồng ý/khôngđồng ý cho vay Chuyển toàn bộ hồ sơ qua bộ phận kiểm soát
Bước 3 Kiểm soát viên tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm soát Kiểm soát viên
có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ và chính xác của hồ sơ và báo cáo tín dụng do Người thẩm định lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ýkiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định Nếu đề xuất đồng ý cho vay:
- Trường hợp khoản vay không thuộc quy định phải thông qua Hội đồng tíndụng, trình Người phê duyệt xem xét ra quyết định phê duyệt cho vay
- Trường hợp khoản vay thuộc quy định phải thông qua Hội đồng tín dụng,giao cho Người thẩm định chuẩn bị hồ sơ, tài liệu họp Hội đồng tín dụng Ngược lại,nếu đề xuất không đồng ý cho vay, nêu rõ lý do không đồng ý cho vay, trình Ngườiphê duyệt xem xét ra quyết định
Trang 39Bước 4 Người phê duyệt khoản vay tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ Kiểm soát viên
và tiến hành xem xét hồ sơ ra quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền
- Nếu đồng ý cho vay:
+ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền: Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý và ký phê duyệt trên báo cáo thẩm định
+ Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền: Người phê duyệt ghi ý kiến chấp thuận vay và ký trên báo cáo thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Nếu từ chối cho vay: Thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay trong
đó nêu rõ lý do từ chối cho vay
Trang 40(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT Châu Thành)
Hình 3.2: Lưu đồ quy trình thẩm định, phê duyệt cho vay khách hàng doanh nghiệp
Tiếp nhận nhu cầu và
hướng dẫn khách hàng
lập hồ sơ vay vốn
Thẩm định khoản vay Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định
Trong thẩm quyền
khoản vay
Ký phê duyệt cho vay (nếu trong thẩm quyền) hoặc ký chấp thuận cho vay và tờ trình cấp có thẩm quyền (nếu vượt thẩm quyền)