Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, AN GIANG (Trang 57)

2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

3.3.1.1.Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Bảng 3.4: Doanh số cho vay DNNVV theo kỳ hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 2012 2013 2014 Tuyệt đối đối (%)Tương Tuyệt đối đối (%)Tương

Ngắn hạn 60.600 74.720 75.496 14.120 23,30 776 1,04 Trung, dài hạn 8.550 5.300 6.125 (3.250) (38,01) 825 15,57

Tổng 69.150 80.020 81.621 10.870 15,72 1.601 2,00

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT Châu Thành)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn DNNVV tăng trưởng qua các năm. Năm 2012, DSCV ngắn hạn đạt 60.600 triệu đồng. Năm 2013, con số này tiếp tục tăng lên đạt 74.720 triệu đồng, tăng 23,30% so với cùng kỳ năm trước. Cuối năm 2014, DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 776 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với năm 2013, chỉ đạt 1,04%. Giai đoạn này, NHNN liên tục có những chính sách điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn. Cũng vào thời điểm này tình hình lạm phát tăng cao làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng theo, vừa phải thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng khi giá hàng hóa tăng cùng với chi phí. Do vậy nguồn vốn ngắn hạn đối với doanh nghiệp là rất cần thiết, điều này đã làm DSCV của ngân hàng tăng.

Đối với DSCV trung, dài hạn DNNVV gần đây có sự tăng trưởng không ổn định. Nhìn chung DSCV trung, dài hạn vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay DNNVV. Năm 2012, DSCV trung, dài hạn đạt 8.550 triệu đồng, giảm xuống còn 5.300 triệu đồng vào cuối năm 2013, tốc độ giảm 38,01%. Năm 2014 DSCV trung, dài hạn DNNVV đạt 6.125 triệu đồng, có bước tăng trưởng cao

hơn so với năm 2013, tốc độ tăng trưởng là 15,57%. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cần vay vốn trung và dài hạn để tái cơ cấu hoạt động nhưng hầu hết các NHTM chỉ muốn cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân của cung cầu không gặp nhau này một phần là do vấn đề an toàn trong thanh khoản của ngân hàng hay do ngân hàng đã mất niềm tin vào việc quản trị dòng tiền của doanh nghiệp… Cuối tháng 10/2014, NHNN đã có những điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên xuống mức tối đa 10%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay lúc này được cho là vẫn còn cao, trừ một số doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi thì các DNNVV vẫn đang phải loay hoay vay vốn.

Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn, chưa có nhu cầu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với các doanh nghiệp cần vay vốn trung, dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng rất ít doanh nghiệp xây dựng được phương án/dự án kinh doanh khả thi để được ngân hàng chấp nhận giải ngân. Nên các khoản vay đa phần là vay ngắn hạn.

Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM đều đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp, nhưng chủ yếu vẫn là vốn lưu động ngắn hạn, rất ít có ngân hàng dành hạn mức tín dụng ưu đãi cho vay trung dài hạn. Điều này là tất yếu bởi để cho vay nguồn vốn cho vay trung dài hạn ưu đãi, đòi hỏi các NHTM phải có năng lực, uy tín để có thể huy động được nguồn vốn huy động trung dài hạn và hơn hết là khả năng đánh giá, thẩm định được những dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức khỏe của các doanh nghiệp cũng giảm sút.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, AN GIANG (Trang 57)