Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, AN GIANG (Trang 63)

2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

3.3.3.1.Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay DNNVV theo kỳ hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 2012 2013 2014 Tuyệt đối đối (%)Tương Tuyệt đối đối (%)Tương

Ngắn hạn 38.180 38.699 52.458 519 1,36 13.759 35,55 Trung, dài hạn 18.072 19.247 19.422 1.175 6,50 175 0,91

Tổng 56.252 57.946 71.880 1.694 3,01 13.934 24,05

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT Châu Thành)

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dư nợ DNNVV theo kỳ hạn

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT Châu Thành)

Dư nợ cho vay DNNVV theo thời hạn tín dụng ngắn hạn, trung, dài hạn đều tăng lên qua các kỳ. Cụ thể, cuối năm 2012 dư nợ ngắn hạn DNNVV đạt 38.180 triệu đồng, đến năm 2013 dư nợ đã tăng thêm 519 triệu đồng, đạt 38.699 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 1,36%. Năm 2014, dư nợ ngắn hạn đạt 52.458 triệu đồng, tốc độ

tăng trưởng 35,55%. Hòa chung với đặc điểm của thị trường và tình hình cho vay theo thời hạn hiện nay của chi nhánh, các DNNVV vay vốn tại đây cũng có cơ cấu dư nợ ngắn hạn chiếm đa số trong tổng dư nợ. Nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp này chủ yếu là để đáp ứng nguồn vốn lưu động thiếu hụt, các khoản vốn nhỏ, mang tính cấp bách, tạm thời, cần đơn giản hóa thủ tục và thời gian. Các khoản vay đều được đảm bảo bằng những loại tài sản tùy theo quy định của từng sản phẩm. Trong quan hệ mua bán hiện nay, đa phần là các hợp đồng mua bán trả chậm, các doanh nghiệp khi mua hàng mong muốn kéo dài thời gian thanh toán để có thể chiếm dụng vốn trong một khoảng thời gian nhằm kiếm thêm lợi nhuận cho mình. Chính vì đặc điểm này mà phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV thường rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động trầm trọng (vì sự hạn chế về quy mô vốn). Do đó dễ hiểu rằng tại sao trong cơ cấu nguồn vốn vay của doanh nghiệp thì nhu cầu về vốn ngắn hạn lại chiếm phần lớn và có sự tăng trưởng liên tục qua các kỳ.

Đối với dư nợ trung, dài hạn DNNVV qua các năm có sự tăng trưởng nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Năm 2013, dư nợ trung, dài hạn đạt 19.247 triệu đồng, tăng 6,50% so với năm 2012. Cuối năm 2014 dư nợ tăng thêm 175 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 0,91% có phần chậm hơn so với năm 2013. Có thể thấy, nguồn vốn ngắn hạn tại chi nhánh chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lưu động, trong khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài. Chính vì thế, việc giải ngân cho người vay trung, dài hạn có phần hạn chế, nên dư nợ cho vay trung, dài hạn DNNVV thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn. Thêm vào đó, từ ảnh hưởng của nền kinh tế thời gian này cũng như hoạt động của các doanh nghiệp nhưng áp lực lớn hơn là khi NHNN siết chặt quy định dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, kèm theo quy định mới là các NHTM chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Phần lớn lượng vốn huy động vào đều có kỳ hạn dưới một năm, trong khi vay trung hạn cũng phải 1-3 năm, dài hạn thường trên 5 năm, do đó chi nhánh đang cố gắng điều chỉnh để đảm bảo an toàn trong tỷ lệ cho phép, nên họ càng chặt chẽ hơn với các hợp đồng vay trung, dài hạn dẫn đến tốc độ tăng của dư nợ trung, dài hạn DNNVV có phần chậm hơn.

Sự gia tăng dư nợ cho vay DNNVV trung, dài hạn cho thấy rằng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị của các doanh nghiệp ngày càng tăng, điều này có nghĩa là doanh nghiệp ngày nay không chỉ có sự phát triển về số lượng mà còn về chất lượng. Mặt khác cho thấy, trong những năm qua chi nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc phát triển tín dụng đối với DNNVV, mặc dù có nhiều cản trở đối với việc cho vay vốn trung, dài hạn từ việc thanh khoản đến quy định nhà nước nhưng chi nhánh đang ngày càng có sự hoàn thiện, quan tâm hơn đối

với khách hàng DNNVV so với trước đây, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu vốn dài hạn mà trước đây họ phải rất khó khăn mới tiếp cận được nguồn tài trợ này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH, AN GIANG (Trang 63)