1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên

105 591 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 740,5 KB

Nội dung

Trong nhữngnăm qua, NHPT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển KTXHcủa đất nước thông qua việc cho vay để đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng KTXH,thực hiện các

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Trọng Tài

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõràng.

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hồng Văn Hải

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

học nói riêng đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 3

1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 3

1.1.1 Khái quát về NHPT 3

1.1.2 Hoạt động TD của NHPT 5

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 9

1.2.1 Khái quát RRTD ở NHPT 9

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ RRTD của NHPT 11

1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến RRTD ở NHPT 14

1.2.4 Quản trị RRTD ở NHPT 19

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NƯỚC NGOÀI 32

1.3.1 Kinh nghiệm từ các NHPT nước ngoài về quản trị RRTD 32

1.3.2 Bài học rút ra đối với NHPT Việt Nam - Chi nhánh Hưng yên 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 38

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HƯNG YÊN 38

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 38

2.1.2 Mô hình tổ chức 40

2.1.3 Kết quả một số hoạt động chính của NHPT Chi nhánh Hưng Yên 41

Trang 6

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH HƯNG YÊN 46

2.2.1 Tiếp nhận và thẩm định dự án 46

2.2.2 Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay 48

2.2.3 Tình hình thu nợ gốc, nợ lãi 49

2.2.4 Tổng dư nợ, cơ cấu dư nợ cho vay TD đầu tư: 51

2.2.5 Nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn 57

2.2.6 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 59

2.2.7 Chất lượng tài sản đảm bảo tiền vay 61

2.2.8 Sự tuân thủ các nguyên tắc, quy trình và chính sách TD 63

2.2.9 Tình hình kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi giải ngân vốn vay 65

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH HƯNG YÊN 65

2.3.1 Những kết quả đạt được 65

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN 75

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH HƯNG YÊU GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 75

3.1.1 Định hướng hoạt động TD 75

3.1.2 Đinh hướng quản trị RRTD 76

3.2 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HƯNG YÊN 77

3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 77

3.2.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng vốn vay 79

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 81

Trang 7

3.2.4 Chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, quy trình cho vay của NHPT về

TD đầu tư 82

3.2.5 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ vay 83

3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản trị nói chung, đặc biệt trong công tác TD và quản trị RRTD 85

3.3 KIẾN NGHỊ 87

3.3.1 Với NHPT 87

3.3.2 Với UBND tỉnh, các Sở ban, ngành, địa phương, KH 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHPT Chi nhánh Hưng Yên 40

BẢNG: Bảng 2.1: Huy động vốn của Chi nhánh NHPT Hưng Yên 42

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 42

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 43

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về TD XK tại NHPT – Chi nhánh Hưng Yên 44

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về cho vay lại vốn ODA tại Chi nhánh Hưng Yên 45

Bảng 2.6: Doanh số cho vay và tốc độ doanh số cho vay 48

Bảng 2.7: Tình hình thu nợ gốc và lãi vốn TD đầu tư 50

Bảng 2.8: Tổng dư nợ TD đầu tư 51

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ TD theo ngành nghề, lĩnh vực 54

Bảng 2.10: Cơ cấu TD theo nhóm dự án 55

Bảng 2.11: Cơ cấu TD theo khối kinh tế 56

Bảng 2.12: Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn TD đầu tư 57

Bảng 2.13: Nợ quá hạn năm 2013 phân theo ngành nghề, lĩnh vực 58

Bảng 2.14: Tình hình phân loại dư nợ vay vốn TD đầu tư 59

Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu về lệ nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 60

Bảng 2.16: Đảm bảo tiền vay đối với các dự án vay vốn TD đầu tư 61

BIỂU ĐỒ: Biều đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn 57

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu 60

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

NPV Giá trị hiện tại ròng

DBJ Ngân hàng phát triển Nhật Bản

XLRR Xử lý rủi ro

KfW NH chính sách của Chính phủ Cộng hồ Liên

bang ĐứcDPRR Dự phòng rủi ro

HTPT Hỗ trợ phát triển

ĐBTV Đảm bảo tiền vay

NHNN Ngân hàng nhà nước

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài Luận văn

Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó cóhoạt động cho vay của các ngân hàng Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, các

NH không thể loại bỏ tuyệt đối rủi ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động nàytrở nên an toàn hơn RRTD là một trong những loại rủi ro lâu đời và quan trọngnhất mà các NH cũng như các tổ chức tài chính trung gian khác phải đối mặt Tácđộng của RRTD đối với hoạt động NH là hết sức to lớn mà hậu quả là kết quả kinhdoanh của NH bị giảm sút, trong nhiều trường hợp nếu RRTD quá lớn có thể đưa

NH tới tình trạng phá sản Trên quan điểm quản lí toàn bộ ngân hàng, RRTD làkhông thể tránh khỏi, là khách quan và là bạn đường trong kinh doanh, có thể đềphòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ Do vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm hạnchế RRTD luôn trở thành vấn đề mang tính sống còn, là mối quan tâm hàng đầu củabất kỳ NH nào

NHPT Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) là một tổ chức TD đượcthành lập để thực hiện chính sách TD ĐTPT và TD XK của Nhà nước Trong nhữngnăm qua, NHPT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển KTXHcủa đất nước thông qua việc cho vay để đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng KTXH,thực hiện các chương trình kinh tế của Nhà nước, đầu tư vào các dự án trọng điểm, các

dự án thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn… Bên cạnh những kết quả đó, NHPTViệt Nam cũng đang gặp phải rất nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay như một số dự

án, chương trình kinh tế được đầu tư không có hiệu quả, chủ đầu tư không hoàn trảhoặc không có khả năng hoàn trả gốc, lãi đúng hạn mà biểu hiện rõ rệt nhất là tìnhtrạng nợ quá hạn có xu hướng gia tăng… Những khoản rủi ro này đang đe dọa tới sựphát triển bền vững của NH cũng như sự phát triển KTXH của đất nước

Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu: “Quản trị rủi ro

tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên” làm đề tài

luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu của Luận văn

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản trị RRTD ở NHPT

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại NHPT Việt Nam – chinhánh Hưng Yên

- Đề xuất các giải pháp góp phần quản trị RRTD tại NHPT Việt Nam – chinhánh Hưng Yên

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan

đến quản trị RRTD tại NHPT

Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu quản trị RRTD tại NHPT Việt

Nam – Chi nhánh Hưng yên trong giai đoạn 2011-2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Luận văn sử dụng tổng hợpcác phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng, Duy vật lịch, thống kê, so sánh,phân tích logic…

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng

phát triển

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển

Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên

Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển

Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên.

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN

Có thể hiểu: NHPT là tổ chức TD mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và

dài hạn cho các DAPT.

Hoạt động của NHPT là huy động, tài trợ và làm các dịch vụ thanh toán.Mục tiêu hoạt động của NHPT là tài trợ có hiệu quả các chương trình phát triểnkinh tế do Chính phủ hoạch định Phương thức hoạt động chủ yếu là đầu tư trung vàdài hạn cho các công trình kinh tế trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triểnthông qua đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ

Hầu hết các quốc gia nhất là các nước đang phát triển đều thành lập NHPT

do các lý do chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế

Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt vốn trung và dài hạn là rất lớnnhư nhu cầu cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển (đường giao thông,bến cảng….), nhu cầu của các doanh nghiệp về đầu tư mới, trang bị máy móc, mởrộng quy mô sản xuất…Các nhu cầu này được đáp ứng chủ yếu bằng tiết kiệm củadoanh nghiệp, dân cư và Ngân sách Nhà nước (NSNN) dành cho đầu tư Tuy nhiênnhững nguồn này rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển, nguyên nhân do:(i) Hệ thống NHTM với nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, chỉ tập trung cho vay ngắnhạn Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp và kỳ hạn thường chỉ từ 3-7 năm; (ii)

Trang 13

Thị trường vốn trung và dài hạn không có hoặc kém phát triển; (iii) Chi ngân sáchcho phát triển kinh tế bị hạn chế do thu ngân sách còn eo hẹp, khả năng đầu tư củaChính phủ cho phát triển kinh tế bị hạn chế Nhiều khoản chi đầu tư bị giảm hiệuquả rất lớn do tình trạng tham nhũng và trình độ quản lý yếu kém trong bộ máy củaChính phủ.

Những lý do chủ yếu trên đó tạo ra khoảng cách lớn giữa cung và cầu trên thịtrường tài chính dài hạn Một trong những chính sách giải quyết là xây dựng mộtloại hình tổ chức tài chính có khả năng thu hút và cung cấp các nguồn vốn trung vàdài hạn có hiệu quả cho các DAPT Đó chính là NHPT

Thứ hai, Tài trợ vốn thực hiện các mục tiêu KTXH chung, bảo đảm sự phát

triển bền vững kinh tế

Bên cạnh mục tiêu hiệu quả tài chính, phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiệnđồng bộ các mục tiêu KTXH như thay đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo vệmôi trường…nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững Việc đầu tư lồng ghépnhư vậy có thể phải chấp nhận mục tiêu sinh lời trực tiếp thấp hơn so với các khoảnđầu tư khác do: (i) Các DAPT là rất cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh

tế Các dự án này có khả năng sinh lời thấp, hoặc rủi ro cao, đặc biệt là dự án trongcác ngành công nghiệp mũi nhọn và vùng nông thôn rộng lớn; (ii) Nhiều NHTMkhông sẵn sàng đầu tư vào DAPT do phần lớn các khoản TD của NHTM đòi hỏi phải

có tài sản thế chấp và phải đạt được hiệu quả tài chính theo cơ chế thị trường

NHPT là một tổ chức tài chính thực hiện chính sách tài trợ ưu tiên có hạn chếcủa Chính phủ nhằm thực hiện các công cuộc đầu tư đặc biệt Các hoạt động nhằmmục tiêu phi lợi nhuận càng nhiều thì tính hỗ trợ phải càng cao

Thứ ba, Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả.

Một DAPT thường chứa đựng nhiều mục tiêu (như tăng lợi nhuận và công ănviệc làm…) mà các mục tiêu này trong nhiều trường hợp lại làm giảm quy mô củanhau Điều này cản trở hoạt động của các thể chế tài chính theo cơ chế thị trường.Tuy nhiên các dự án này lại không thích hợp hoàn toàn với phương pháp cấp phátngân sách do có nguồn thu trực tiếp từ bán sản phẩm của dự án Chính phủ sử dụng

Trang 14

nguồn vốn TD nhằm làm tăng tính hiệu quả tài chính của DAPT Lý do sử dụngnguồn vốn TD trong tài trợ cho các DAPT là: (i) Ngân sách Nhà nước nghèo nàn vàphải sử dụng ưu tiên cho các dự án không thể hoàn lại vốn Trong khi đó, nhiềuDAPT tạo nguồn thu trực tiếp (có khả năng sinh lời), có khả năng hoàn trả, có thể

và cần thiết phải tiếp cận với nguồn vốn TD; (ii) Phương pháp tài trợ bằng cách chovay có nhiều ưu thế Trước hết vốn của Nhà nước thường được cộng thêm vốn đốiứng huy động trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng quy mô tài trợ cho các DAPT.Kết quả của việc hoàn trả là nguồn vốn của Nhà nước lại được tái tạo, tiếp tục mộthoạt động tài trợ mới

Tài trợ ưu đãi qua chương trình TD của Chính phủ được thực hiện có hiệuquả thông qua hoạt động của NHPT Ngoài việc cung cấp các nguồn vốn trung vàdài hạn cho các dự án, NHPT còn cung cấp với một số điều kiện ưu đãi mà các tổchức TD hoạt động theo cơ chế thị trường không thể thực hiện được Như vậy,NHPT được thành lập nhằm tài trợ các loại hình ĐTPT có hiệu quả tài chính

1.1.2 Hoạt động TD của NHPT

1.1.2.1 Đặc điểm của DAPT

Các DAPT kinh tế (gọi chung là DAPT) là dự án trực tiếp tạo ra sản phẩmchiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thayđổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư

DAPT thường có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, DAPT là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát

triển kinh tế của quốc gia.

Các DAPT nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia DAPT có quy

mô lớn, thời gian vận hành dài Tại nhiều nước đang phát triển, DAPT do Chínhphủ quyết định và thực hiện, vì vậy nó mang tính chất dự án công Một số dự án docác tập đoàn kinh tế của Nhà nước hoặc tư nhân thực hiện có sự hỗ trợ của Nhànước

DAPT thực hiện thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia nhưchiến lược công nghiệp hoá, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chiến lược XK

Trang 15

hoặc thay thế hàng nhập khẩu, chiến lược giảm đói nghèo, bảo vệ môi trường….

Thứ hai, DAPT nhằm tới hai mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Các DAPT phải tạo ra thu nhập bù đắp toàn bộ chi phí và có lãi Do đó, các

dự án này phải được thiết kế trên cơ sở tính toán được hiệu quả tài chính trực tiếp.Khác với dự án thương mại, DAPT phải thực hiện các mục tiêu xã hội như pháttriển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế…Chủ đầu tư thường là Nhà nước (hoặccác cơ quan phát triển), nên việc thực hiện đa mục tiêu là tất yếu đối với DAPT

Các mục tiêu trong một số trường hợp lại mâu thuẫn với nhau, hoặc làmgiảm độ lớn của nhau Chủ đầu tư vì vậy phải xác định nhóm mục tiêu cơ bản, cótính thống nhất cao

Thứ ba, DAPT nhận hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước

Do tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế, DAPT thường nhận

hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước, như được ngân sách cấp vốn, được vay ưu đãi, vaykhông cần tài sản đảm bảo, được Chính phủ bảo lãnh (miễn phí) khi vay vốn,được đảm bảo vị thế độc quyền trong thời gian nhất định: (i) Sản phẩm của dự án

áp dụng giá độc quyền (có thể cao hoặc thấp hơn giá thị trường) để đảm bảo dự

án có lãi, hoặc để các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của dự án có chi phí đầuvào thấp; (ii) Được sử dụng nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia mà nhiều

dự án thông thường khác không được phép sử dụng; (iii) Vay với lãi suất thấp vàthời gian dài, có thể ân hạn Đầu tư theo DAPT có quy mô lớn, Nhà nước chỉ cấpvốn một phần, còn lại là vay các tổ chức tài chính phát triển Lãi suất cho vaythấp thể hiện hỗ trợ của Nhà nước cho các DAPT; (iv) Áp dụng tỷ giá chính thứckhác với tỷ giá phản ánh sự thiếu hụt ngoại tệ; (v) Được miễn thuế hoặc áp dụngmức thuế thấp Những trợ cấp trên đó chuyển giá thị trường thành giá ngầm (bù

lỗ, kiểm soát giá, lãi suất và tỷ giá, xác định tiền lương, trợ cấp) Điều này làmcho DAPT có lợi thế so sánh với các dự án khác, cho phép thực hiện hiệu quả xãhội (mà sẽ làm giảm hiệu quả tài chính), hoặc chống đỡ rủi ro tốt hơn Tuy nhiênnhững ưu đãi này đã gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả tài chính cũng

Trang 16

như xã hội của dự án

1.1.2.2 Hoạt động TD của NHPT

Đối với NHPT thì hoạt động TD chủ yếu là để tài trợ cho các DAPT - đó là

sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hình thức TD để tài trợ cho các DAPT thuộclĩnh vực được Nhà nước khuyến khích nhằm thực hiện các mục tiêu KTXH trongtừng thời kỳ

Bên cạnh các đặc điểm của hoạt động TD chung, hoạt động TD phát triểncủa NHPT còn có các đặc điểm:

- Về đối tượng: Hoạt động TD phát triển chỉ tập trung vào các DAPT đượcNhà nước khuyến khích trong từng thời kỳ trong khi các hoạt động TD khác có thểđáp ứng cho mọi loại KH, mọi dự án thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực Nguyên tắcchung là: không cạnh tranh với các NHTM, chỉ tài trợ cho các dự án có khả năngthu hồi vốn trực tiếp, phù hợp với quy hoạch và các mục tiêu ưu tiên trong chiếnlược phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ

- Hoạt động TD phát triển không vì mục đích lợi nhuận, do vậy yêu cầu vềlợi nhuận thấp hơn so với các NHTM nên lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suấtthị trường

- Chủ thể: khác với các loại TD khác, một chủ thể trong quan hệ TD này luôn

là Nhà nước, nói cách khác thì NHPT là tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ thựchiện tài trợ TD, còn trong các hình thức TD khác thì không nhất thiết phải có chủthể là Nhà nước

- TD phát triển là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước đặcbiệt trong lĩnh vực ĐTPT

- Do thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ nênhoạt động TD phát triển được Nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn vốn thông quaviệc cấp vốn trực tiếp hoặc hỗ trợ trong huy động vốn Đây là đặc điểm khác biệt rấtquan trọng so với các NHTM Sự hậu thuẫn này có tác dụng nâng cao vị thế củaNHPT và tạo điều kiện thuận lợi để NHPT huy động được nhiều nguồn vốn với lãi

Trang 17

suất thấp để tài trợ cho các DAPT.

- Về quy mô, thời hạn: Do tập trung vào các DAPT nên hoạt động TD pháttriển thường có quy mô vốn lớn, thời hạn dài, thậm chí có thể dài tới vài chục năm

- Thường kèm theo các ưu đãi: TD phát triển thường có lãi suất thấp, cácđiều kiện đảm bảo tiền vay và các điều kiện TD khác thường thông thoáng hơn

1.1.2.3 Các hình thức TD phát triển

TD phát triển bao gồm các hình thức: cho vay các DAPT và bảo lãnh

Cho vay các DAPT

Cho vay các DAPT là việc NHPT cho các chủ đầu tư vay vốn để thực hiệncác DAPT

Việc cho vay các DAPT được thực hiện qua các bước sau: (i) Thẩm địnhtrước khi tài trợ (thẩm định chủ đầu tư, dự án vay vốn); (ii) Tìm kiếm nguồn tài trợthích hợp; (iii) Xác định phương thức tài trợ; (iv) Ký kết hợp đồng TD; (v) Giảingân giám sát, thu nợ và điều chỉnh dự án

Nguồn vốn để cho vay các DAPT bao gồm:

(i) Nguồn vốn do NSNN cấp cho NHPT;

(ii) Nguồn vốn huy động: phát hành trái phiếu, huy động tiền gửi, vốn vay

của các tổ chức và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật

Các điều kiện TD Đối với hình thức TD phát triển thì các điều kiện TD bao gồm:

Điều kiện về quy mô, cơ cấu và thời hạn: Phù hợp với đặc điểm của TD phát

triển, thời hạn cho vay thường dài và số vốn cho vay lớn Việc trả nợ của dự án thựchiện trong nhiều kỳ và kéo dài trong nhiều năm Vốn TD phát triển thường chiếm tỷ

lệ cao trong tổng các nguồn vốn tham gia đầu tư nhưng không phải là đáp ứng toàn

bộ nhu cầu vốn đầu tư, các chủ đầu tư phải huy động thêm từ các nguồn vốn khác

để đầu tư dự án

Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở mức độ rủi ro

của dự án và mức độ ưu đãi của Nhà nước đối với ngành nghề lĩnh vực mà dự ánđầu tư Lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất thị trường và có thể cố định hoặcthả nổi tuỳ theo đặc điểm của dự án và khả năng QLRR của NHPT thường thấp hơn

Trang 18

so với lãi suất cho vay của NHTM.

Về đảm bảo tiền vay: Điều kiện đảm bảo tiền vay thường đơn giản và “thông

thoáng” hơn so với TD của NHTM, các tài sản đảm bảo tiền vay thường là các tàisản hình thành từ vốn vay…

Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc NHPT (tổ chức bảo lãnh) cam kết với tổ chức TD cho vayvốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay Trong trường hợp bên đi vaykhông trả hoặc trả nợ không đúng hạn, NHPT sẽ trả nợ thay cho bên đi vay

- Thời hạn bảo lãnh, số vốn bảo lãnh và điều kiện bảo lãnh được xác địnhtương tự như đối với cho vay các DAPT trên cơ sở thoả thuận của các bên Tuỳthuộc vào mức độ rủi ro của dự án, bên đi vay có thể phải có tài sản bảo đảm chobảo lãnh

- Chủ đầu tư phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức bảo lãnh (NHPT)

- Trường hợp tổ chức bảo lãnh phải trả nợ thay cho bên đi vay thì sau khi trả

nợ thay, tổ chức bảo lãnh được quyền tiếp nhận khoản TD đó và bên đi vay phảinhận nợ bắt buộc đối với tổ chức bảo lãnh và tổ chức bảo lãnh được quyền thựchiện các biện pháp để thu hồi nợ theo thoả thuận đã ký ban đầu và theo các quy địnhcủa pháp luật

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

1.2.1 Khái quát RRTD ở NHPT

* Các khái niệm

Rủi ro

Mặc dù hiện còn có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, song một cách

chung nhất có thể hiểu: “Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước

làm cho giá trị thực tế khác biệt so với giá trị kỳ vọng” Rủi ro là bạn đường trong

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung trong đó có các ngân hàng

Trong hoạt động của các NHTM, rủi ro luôn gắn liền với việc giảm sút thunhập ngoài dự kiến Theo các loại tài sản, rủi ro của NH gồm có: rủi ro trong quản

lý và kinh doanh ngân quỹ, RRTD, rủi ro trong quản lý và kinh doanh chứng khoán,

Trang 19

rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng Phân chia rủi

ro theo nguyên nhân và các nhân tố tác động - gồm có rủi ro do người vay không trả

nợ cho ngân hàng, rủi ro do lãi suất thay đổi, rủi ro do tỷ giá thay đổi, rủi ro do cácnguyên nhân khác như mất trộm, cháy, giấy tờ giả…

Rủi ro tín dụng

Hiện có khá nhiều quan niệm về RRTD:

- RRTD đươc hiểu là những tổn thất do KH không trả được nợ hoặc giảm sútchất lượng TD của những khoản vay

- RRTD phát sinh trong trường hợp NH không thu được đầy đủ cả gốc và lãicủa khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn

- RRTD là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trảvốn gốc so với thời gian đã ấn định trong hợp đồng TD RRTD tức là việc chi trả bịtrì hoãn hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ

- Tại Việt Nam, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (ngày 22/04/2005)của Thống đốc NHNN thì RRTD trong hoạt động NH của các TCTD là khả năngxảy ra tổn thất trong hoạt động NH của TCTD đó do KH không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

Một cách chung nhất có thể hiểu: “RRTD là khả năng xảy ra những tổn thất

ngoài dự kiến cho NH do KH vay không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi”

Là một loại hình TCTD, do vậy RRTD của NHPT về bản chất cũng giốngnhư RRTD của các NHTM nói chung Trong các hoạt động TD của NHPT thì hoạtđộng cho vay trung, dài hạn đối với các DAPT là hoạt động chủ yếu, do vậy trongLuận văn khi đề cập đến RRTD được hiểu là RRTD trong hoạt động cho vay trung -dài hạn đối với các DAPT của NHPT

Do vậy có thể hiểu: RRTD của NHPT là khả năng xảy ra những tổn thất

ngoài dự kiến cho NHPT do KH vay vốn TD phát triển không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi.

Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của NHPT và các DAPT mà NH tài trợ

Trang 20

nên RRTD của NHPT thường cao hơn so với các NHTM Cụ thể như sau:

- Mức độ tập trung vốn của NHPT thường cao: điều này là do bản thân cácDAPT thường là các dự án có quy mô lớn và chỉ thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực,địa bàn nhất định theo quy định của Chính phủ Do vậy mức độ tập trung vốn củaNHPT khi tài trợ cho các DAPT thường cao, nên RRTD cũng cao hơn

- Các DAPT thường là các dự án có mức độ rủi ro cao (do quy mô vốn lớn,thời gian thực hiện dài…); khả năng sinh lời thấp và thường thực hiện đa mục tiêu(hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội), do vậy việc tài trợ cho các DAPT cũng cómức độ rủi ro cao hơn

- Nhiều DAPT được thực hiện tại các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn vàđầu tư vào các ngành, sản phẩm mới…nên có mức độ rủi ro rất cao Do vậy hoạtđộng TD phát triển của NHPT khi tài trợ cho các dự án này cũng có RRTD cao hơn

so với hoạt động TD của NHTM

- Phần lớn các chủ đầu tư các DAPT vay vốn tại NHPT thường không có tàisản đảm bảo, tài sản đảm bảo gần như chỉ gồm các tài sản hình thành từ vốn vay,thậm chí nhiều tài sản có tính thanh khoản rất thấp (như đường xá, cầu cống… )

Do vậy, RRTD của NHPT khi tài trợ các dự án này cũng thường lớn hơn

nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh chỉ số tương đối giữa dư nợ mà NH khôngthu hồi được đúng thời hạn như đã cam kết trong các hợp đồng TD và tổng dư nợ

mà NH đã cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn * 100%

Tổng dư nợ

Trang 21

Khi chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tăng, RRTD của NH cũng gia tăng.

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi:

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quámột kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được,con nợ thua lỗ triền miên, phá sản…Theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN thì dư nợ chovay của các TCTD bao gồm các loại sau:

Nhóm 1, Nợ đủ tiêu chuẩn, gồm: Khoản nợ trong hạn, được TCTD đánh giá

có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày

và được TCTD đánh giá là có khả năng thu đồi đầy đủ gốc, lãi quá hạn và thu hồiđầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổitại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 2, Nợ cần chú ý, gồm: Khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Các

khoản nợ quá điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được phân loại vàonhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (đượcsửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 3, Nợ dưới tiêu chuẩn, gồm: Khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

Các khoản nợ quá điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳhạn lần đầu được phân vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do KHkhông đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng TD; Các khoản nợ được phân loạivào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN(được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 4, Nợ nghi ngờ, gồm: Khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu; Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợđược phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN)

Nhóm 5, Nợ có khả năng mất vốn, gồm: Khoản nợ quá hạn từ trên 360 ngày;

Trang 22

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn trên 90 ngày theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai quáhạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần 2; Các khoản nợ được cơ cấu lại lần thứ

ba trở lên, kể cả chưa hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Cáckhoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định493/2005/QĐ-NHNN (được sửa đổi tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN)

Các khoản nợ khó đòi (Nợ xấu) bao gồm các khoản nợ từ Nhóm 3 đến 5

Tỷ lệ nợ khó đòi là chỉ số tương đối giữa nợ khó đòi trên tổng dư nợ củangân hàng Tỷ lệ nợ khó đòi được xác định theo công thức:

Dư nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi = - * 100%

Tổng dư nợ

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh RRTD

mà các NH đặc biệt quan tâm Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho NH vì hi vọngthu lại tiền vay trở nên mong manh, NH cần phải có các biện pháp hữu hiệu để giảiquyết

Tỷ lệ dự phòng RRTD:

Dự phòng RRTD

Tỷ lệ dự phòng RRTD = - * 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh số dư quỹ dự phòng rủi ro mà NH phải trích lập so với tổng

dư nợ của NH Chỉ tiêu này phản ánh sự chuẩn bị của NH cho các khoản tổn thất TDthông qua việc lập quỹ dự phòng RRTD hàng năm Việc trích lập DPRR dựa trên kếtquả phân loại dư nợ của NH thành các nhóm nợ khác nhau Do vậy, khi chỉ tiêu nàycao cũng thể hiện danh mục TD của NH có nhiều khoản cho vay cần chú ý

Tỷ lệ nợ xoá trong năm:

Nợ xoá trong năm

Tỷ lệ nợ xóa trong năm = - * 100%

Trang 23

Tổng dư nợ

Các khoản cho vay được xoá nợ là những khoản cho vay được NH tuyên bố

là không còn giá trị và được xoá khỏi sổ sách Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực tếcủa NH vì đây là những khoản nợ mà NH sẽ bị mất vốn vì không còn khả năng thuhồi Do vậy, nếu chỉ tiêu này tăng thì RRTD của NH là rất lớn

Điểm của KH:

Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệuquả dự án, mối quan hệ và uy tín của KH….NH lập hồ sơ về KH, xếp loại và chođiểm KH loại A hoặc điểm cao, RRTD thấp, KH loại C hoặc điểm thấp, RRTDcao Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà NH xây dựng.Điểm của KH cho thấy rủi ro “tiềm ẩn”

Các khoản cho vay có vấn đề:

Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trìnhtheo dõi, nhân viên NH nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lànhmạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn Khoản cho vay có vấn đề được xây dựngtrên qui định của NH

Tính kém đa dạng của TD:

Đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro Những thay đổi trong chu kỳ củangười vay là khó tránh khỏi Nếu NH tập trung tài trợ cho một nhóm KH, của mộtngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hoá

1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến RRTD ở NHPT

RRTD trong hoạt động của NHPT có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nhìnchung bao gồm các nhóm nguyên nhân sau:

1.2.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân thuộc về DAPT và cơ chế chính sách về TD phát triển

Thứ nhất, Thời hạn cho vay của NHPT đối với các DAPT thường rất dài,

trung bình là 10 năm, có dự án lên tới 20 – 30 năm Điều này làm cho hoạt động TDphát triển trở nên rủi ro do NHPT không thể lường trước được hết những yếu tốbiến động xẩy ra trong quá trình đầu tư và vận hành của dự án

Trang 24

Thứ hai, Các DAPT thường là các dự án có quy mô lớn và chỉ thuộc một số

ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần ưu đãi theo quy định của Chính phủ, do vậy việctài trợ cho các DAPT của NHPT thường có mức độ tập trung vốn cao, nên mức độrủi ro cũng cao hơn

Thứ ba, Các DAPT thường gắn liền với chính sách khuyến khích phát triển

kinh tế của quốc gia, trong đó nhiều DAPT tập trung vào những đối tượng như:khuyến khích đầu tư vào các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; khuyến khích sảnxuất các mặt hàng mới, xâm nhập vào thị trường mới… do vậy các dự án này cómức độ rủi ro rất cao Điều đó dẫn đến hoạt động TD phát triển cũng chứa đựngnhững rủi ro cao hơn

Thứ tư, Do thực hiện mục tiêu khuyến khích phát triển, nên lãi suất cho vay

vốn TD phát triển thường thấp hơn so với lãi suất thị trường Do vậy xuất hiện tâm

lý chiếm dụng nguồn vốn “rẻ” của chủ đầu tư, từ đó dẫn đến RRTD cho NHPT Bêncạnh đó cũng xuất hiện tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn TD phát triển mà ítquan tâm đến hiệu quả của dự án dẫn đến một số dự án được đầu tư kém hiệu quả,khả năng thu hồi vốn vay thấp Điều này càng nghiêm trọng hơn đối với các dự án

do các DNNN và Chính quyền địa phương làm chủ đầu tư

Thứ năm, Các chủ đầu tư vay vốn TD phát triển tại NHPT thường không có tài

sản đảm bảo tiền vay, ngoại trừ các tài sản hình thành từ vốn vay Tuy nhiên, các tàisản này lại có tính thanh khoản rất thấp, do vậy nguy cơ RRTD của NHPT là rất cao

Thứ sáu, Là tổ chức TD chính sách, mạng lưới của NHPT được tổ chức theo

cấp chính quyền, và tại địa phương ảnh hưởng của chính quyền đối với quyết địnhđầu tư của NHPT là rất cao Về mặt nguyên lý, DAPT có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển kinh tế của quốc gia và địa phương (hoặc ngành) nơi có dự án thường đượchưởng lợi trực tiếp (như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập…) Vì vậy, trên thực

tế, nhiều địa phương, ngành rất muốn có DAPT Do có quyền, nên nhiều địaphương hoặc Bộ chủ quản đã quyết định đầu tư cho DAPT và tạo sức ép đối vớiNHPT coi nhẹ hiệu quả tài chính của dự án

Thứ bảy, Ngoài ra do danh mục các ngành nghề được ưu đãi thay đổi theo

từng thời kỳ, các sản phẩm của NH kém đa dạng nên NHPT khó duy trì được mối

Trang 25

quan hệ lâu dài với KH…cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRTD cho NHPT.

Nguyên nhân thuộc về người vay.

Nguyên nhân từ phía người đi vay cũng là một trong những nguyên nhânquan trọng gây ra RRTD cho NHPT Đây là rủi ro khi người vay không thực hiệnđúng hợp đồng TD nguyên nhân là do trình độ yếu kém của người vay trong dựđoán các vấn đề kinh tế xã hội, yếu kém trong quản lý vận hành các DAPT, chủđịnh lừa đảo cán bộ ngân hàng

Do các DAPT thường là các dự án lớn, phức tạp, và thường đầu tư vàocác ngành nghề, lĩnh vực mới, các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thời gianđầu tư thường dài….nên chủ đầu tư rất khó dự đoán được những biến động vềkinh tế xã hội ảnh hưởng tới dự án, việc đánh giá hiệu quả của DAPT thườnggặp nhiều khó khăn Do trình độ yếu kém của chủ đầu tư trong việc dự đoántình hình kinh tế- xã hội, trong thực hiện và vận hành các DAPT dẫn đến nhiều

dự án không có hiệu quả và không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ, đúng hạncho NHPT

Do tính chất ưu đãi trong tài trợ cho các DAPT đặc biệt là về lãi suất nênnhiều chủ đầu tư nhất là các DNNN và chính quyền địa phương thường có tâm lý ỷlại, trông chờ vào Nhà nước; cố tình chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụngvốn vay càng lâu càng tốt, hoặc sử dụng vốn sai mục đích…

Tài trợ cho các DAPT là sự tài trợ ưu đãi, có hạn chế về đối tượng sử dụng.Nên để được sử dụng nguồn vốn này, nhiều chủ đầu tư cố tình cung cấp thông tinsai sự thật về DAPT, năng lực của chủ đầu tư…., thậm chí lôi kéo, mua chuộc cán

bộ ngân hàng

Bên cạnh đó, việc thiếu cam kết của người hưởng lợi hoặc sự ủng hộ củachính quyền địa phương cũng là nhân tố dẫn đến RRTD cho NHPT ĐTPT tạo nêncác công trình lớn, khó hoặc không thể di dời Các nhân tố chính trị xã hội địaphương, vì vậy ảnh hưởng lớn, lâu dài đến hiệu quả đầu tư Người nông dân, vì lý

do nào đó không cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, chính quyền không ủng hộ nhàmáy trong việc đảm bảo an ninh….đều làm giảm hiệu quả của công cuộc đầu tư,

Trang 26

gây ra RRTD cho NHPT.

Nguyên nhân khách quan khác.

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm cho họ mất khảnăng thanh toán cho NHPT Ví dụ như, thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ

mô (thay đổi chính sách kinh tế, thay đổi về môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, lạmphát, ….) vượt quá tầm kiểm soát của người vay và NHPT

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuậnlợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dựbáo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn Trong những trường hợp khác, người vay

có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho NHPT đúng hạn, đủ gốc và lãi Tuynhiên, khi tác động của những nguyên nhân khách quan đối với người vay là nặng nề, khảnăng trả nợ của họ bị suy giảm và NHPT gặp phải RRTD

1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Đây là nhóm nguyên nhân quan trọng dẫn tới RRTD Rất nhiều các khoảnRRTD có thể phòng tránh nếu bản thân NHPT chủ động hạn chế tốt các nguyênnhân chủ quan Điều này được phản ánh qua thực tế hoạt động của nhiều NHPT trênthế giới với tỷ trọng nợ xấu chiếm ở mức rất thấp trong tổng dư nợ khi họ chú trọngcác biện pháp ngăn chặn RRTD do chủ quan, bao gồm:

Thứ nhất, Sự thiếu chặt chẽ, hợp lý trong quy chế hoạt động hoặc quy trình

nghiệp vụ cho vay của NHPT Điều này khiến KH dễ dàng lợi dụng lừa đảo, chiếmđoạt vốn của NH Hoạt động TD phát triển gắn liền với các chiến lược, chính sáchphát triển KTXH của quốc gia, địa phương trong từng thời kỳ và có quan hệ mậtthiết với các quy định của Nhà nước về đầu tư, xây dựng, đấu thầu… và những quyđịnh này thường xuyên được sửa đổi bổ sung, nên yêu cầu về cải tiến, bổ sung vàchỉnh lý quy định, quy trình hoạt động là nhu cầu cấp thiết NH thiếu một chínhsách cho vay rõ ràng, phù hợp với các chính sách phát triển KTXH và các quy địnhkhác có liên quan của Nhà có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về RRTD Mộtchính sách cho vay không đồng bộ, thống nhất, đầy đủ dẫn tới việc cấp TD khôngđúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho NHPT

Để thu hút KH, tăng thu nhập, NHPT có thể bỏ qua các quy trình TD, hạthấp tiêu chuẩn đánh giá KH, lẩn tránh hàng rào kiểm soát, thông tin sai lệch…nên

Trang 27

gặp phải rủi ro.

Thứ hai, Năng lực, trình độ quản trị RRTD của NH không đáp ứng được yêu

cầu đặt ra

Trình độ quản lý yếu thể hiện ở việc buông lỏng trong quản lý, khoán trắnghoặc phó mặc cho cán bộ TD trong quá trình xét duyệt các khoản vay, kiểm soátcán bộ chưa sâu sát, xử lý cán bộ làm sai chưa nghiêm, đặc biệt là sai phạm trongquy trình nghiệp vụ TD Trong khi các DAPT thường là các dự án lớn, phức tạp và

có mức độ rủi ro cao, nhưng một số NHPT còn để tình trạng một cán bộ phải quản

lý quá nhiều KH với nhiều ngành nghề, nhiều vùng khác nhau nên không thể tìmhiểu và theo dõi chi tiết từng KH

Thứ ba, Chất lượng của đội ngũ cán bộ bao gồm trình độ và đạo đức nghề

nghiệp không đảm bảo

Nguồn nhân lực với trình độ và kinh nghiệm non kém khiến NHPT có thểđưa ra quyết định cho vay sai lầm, bởi vì sự an toàn của các khoản vay không chỉphụ thuộc vào các quy định cho vay, mà còn phụ thuộc vào bản thân hoạt động của

KH, của DAPT Việc đánh giá KH không chỉ đơn thuần dựa trên các con số báo cáo,

mà còn phải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, phân tích và phán đoán về khả năng, cơhội thành công của KH Việc đánh giá hiệu quả của DAPT thường rất phức tạp dotính chất đa mục tiêu của DAPT Do vậy việc đánh giá không đúng về hiệu quả, đặcbiệt là hiệu quả tài chính của DAPT, và do sự “nhập nhèm” giữa hiệu quả kinh tế vàhiệu quả xã hội trong quá trình tài trợ cho DAPT là một nguy cơ dẫn đến RRTD

Nguồn nhân lực có trình độ cao là một yếu tố quyết định sự phát triển củaNHPT Các NHPT lớn trên thế giới đều rất quan tâm đến việc tuyển chọn cán bộ cótrình độ cao, đồng thời thường xuyên đào tạo lại cán bộ để bắt kịp tình hình thực tế

Vì vậy, họ luôn đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường, đủ sức thẩm địnhcác DAPT, tránh được rủi ro

Mặt khác, có những nhân viên TD chưa hiểu hết tầm quan trọng của nghiệp

vụ TD nên làm bừa, làm ẩu, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn tới việc cho vay màkhông thu hồi được nợ Do các DAPT thường được tài trợ ưu đãi nhất là về lãi suấtnên nhiều chủ đầu tư dự án đã mua chuộc, lôi kéo các cán bộ NHPT để được sử

Trang 28

dụng nguồn vốn TD phát triển của Nhà nước.

1.2.4 Quản trị RRTD ở NHPT

Hoạt động TD phát triển (tài trợ các DAPT) là hoạt động chủ yếu của NHPT.Đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho NHPT, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩnnhiều rủi ro, do vậy các NHPT phải tăng cường công tác quản trị RRTD Thực chấtđây là một hoạt động liên tục bắt đầu từ việc xây dựng, hoàn thiện chính sách TDphát triển của Nhà nước, đến khâu thẩm định đánh giá trước khi phê duyệt; phêduyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay (bao gồm cả việc đưa ra các dấuhiệu cảnh báo sớm về tình trạng của KH), quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu(bao gồm cả việc đưa ra các giải pháp, phương án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đếnmức thấp nhất thiệt hại cho NHPT), và kết thúc khi thu hồi vốn

Nội dung của hoạt động quản trị RRTD ở NHPT

Phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách TD phát triển của Nhà nước.

Như trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến RRTDcho NHPT là do đặc điểm của bản thân DAPT và cơ chế chính sách TD phát triểncủa Nhà nước Do vậy để quản trị RRTD đạt hiệu quả cao, NHPT cần phối hợp vớicác cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách TD pháttriển của Nhà nước như: Sàng lọc và quy định cụ thể các đối tượng được cấp TDphát triển, phải đảm bảo các dự án sử dụng vốn TD phát triển phải có hiệu quả tàichính; quy định lãi suất cho vay cần linh hoạt đối với từng DAPT; đa dạng hoá tổchức thực hiện tài trợ cho DAPT; thực hiện chuyển tiếp TD phát triển của Nhà nướcsang TD thương mại, liên kết TD phát triển với TD thương mại; tổ chức đấu thầutrong tài trợ các DAPT…

Xây dựng chính sách TD và quy trình TD hợp lý, khoa học

Hoạt động TD liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong NHPT, do vậyđòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung qua chính sách TD và quy trình TD

Chính sách TD đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ NH, nhữngngười làm công tác cho vay và quản trị danh mục đầu tư Chính sách được xây dựng

Trang 29

khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho NHPT duytrì tiêu chuẩn TD của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về các cơ hội tàitrợ Chính sách TD bằng văn bản là yếu tố căn bản, là nền tảng để quản trị TD hiệuquả Các tổ chức giám sát hoạt động NH trên thế giới đều coi một chính sách TDđược xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu để quản trị RRTD hiệu quả.

Nội dung cơ bản của chính sách TD thường bao gồm: Xác định rõ các địnhhướng tài trợ của NHPT; các tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của NH; xácđịnh quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình ra quyết định cho vay;những thủ tục, hoạt động cần thiết trong việc xem xét, đánh giá KH và các DAPT;các tài liệu cần thiết trong hồ sơ vay vốn; hướng dẫn tiếp nhận, đánh giá, bảo quảntài sản đảm bảo; chính sách, phương pháp xác định lãi suất, phí và thời hạn vay vốn,

kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với KH, DAPT; giới hạn cho vay tối đa của từng ngànhhàng, từng nhóm sản phẩm đối với toàn danh mục, của tổng dư nợ với tổng tài sảncủa NHPT; phát hiện, phân tích và xử lý các khoản cho vay có vấn đề

Chính sách TD là cơ sở để hình thành nên quy trình TD, là một hướng dẫnnội bộ của NHPT về trình tự xử lý các bước trong một quá trình cấp TD đến KH,nhằm đảm bảo tính thống nhất thực hiện trong toàn NH và tuân thủ các quy định cóliên quan của pháp luật

Quy trình TD phải nêu rõ tất cả các bước tác nghiệp cũng như kết quả của tất

cả các bước tác nghiệp một cách chi tiết và quán triệt từ trên xuống Nó thể hiệnnhững nội dung mà cán bộ TD phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro nhưphân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định hiệu quả tài chính và hiệu quả xãhội của DAPT, lịch sử người vay, kiểm soát trong khi cho vay…Bên cạnh chínhsách và quy trình nhằm hạn chế RRTD, NHPT còn xây dựng quy chế kiểm tra, phânđịnh trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với nhân viên TD

Phân loại và đánh giá KH

Trước khi chấp thuận cho vay, NHPT cần phải hiểu rõ về KH vì KH là ngườichịu trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, là người quyết định cuối cùng vềhiệu quả của tiền vay Vì vậy, đánh giá và sàng lọc KH là một biện pháp quan trọng

Trang 30

nhằm phòng ngừa, hạn chế RRTD

Việc phân loại, đánh giá KH thường được thực hiện thông qua việc sử dụngcác mô hình đánh giá RRTD Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm mô hình phântích TD cổ điển (định tính) và mô hình lượng hoá RRTD Phương pháp định tính cónhược điểm là mất thời gian, tốn kém và mang tính chủ quan Mô hình lượng hoá

có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là nó cho phép xử lý nhanhchóng một khối lượng lớn hồ sơ xin vay với chi phí thấp, khách quan, do đó đã gópphần tích cực trong việc kiểm soát RRTD của NH Đồng thời, các mô hình nàykhông loại trừ nhau nên một NH có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánhgiá mức độ RRTD của KH

Do đặc điểm hoạt động của NHPT có đối tượng KH chủ yếu là các doanhnghiệp, do vậy các NHPT thường sử dụng các mô hình sau đây để đánh giá KH:

Phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào đánh giá chủ yếu để xác định mức

độ RRTD của KH Điều này liên quan việc nghiên cứu chi tiết “6 C” của người vaylà: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral),điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control) Tất cả các tiêu chí này phải đượcđánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi

Tính cách người vay :

Cán bộ TD phải chắc chắn tin rằng: các DAPT mà KH xin vay thuộc đốitượng sử dụng vốn TD phát triển và phù hợp với chính sách TD của NHPT, đồngthời người vay phải có trách nhiệm, thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vaykhi đến hạn Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chítrả nợ của người vay gọi chung là “tư cách người vay” Nếu phát hiện thấy ngườivay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thoả thuận, thì cán bộ TD phải

từ chối cho vay, nếu không, RRTD sẽ phát sinh cho NHPT

Năng lực của người vay:

Cán bộ TD phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi vànăng lực pháp lý để ký kết hợp đồng TD Tương tự, cán bộ TD phải chắc chắn rằngngười đại diện cho công ty ký kết hợp đồng TD phải là người được uỷ quyền hợp

Trang 31

pháp của công ty.

Thu nhập của người vay:

Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khảnăng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng tạo ra tiền, đólà: (i) luồng tiền từ DAPT, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) tiền từ phát hành chứngkhoán nợ hay chứng khoán vốn Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều cóthể sử dụng để trả nợ vay cho NHPT Tuy nhiên, NH ưu tiên hơn cả là khả năng thứnhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân hàng

Cán bộ TD đánh giá luồng tiền của KH thông qua việc đánh giá hiệu quả tàichính của DAPT; đánh giá khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của

KH trong quá khứ là bằng chứng quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của KH

Hệ thống chỉ tiêu tài chính để phân tích đánh giá TD doanh nghiệp được chia thành

4 nhóm như sau: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉtiêu đòn bẩy; Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Bảo đảm tiền vay:

Phần lớn các chủ đầu tư vay vốn TD phát triển tại NHPT đều không có tàisản đảm bảo, ngoại trừ tài sản hình thành từ vốn vay Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp, để hạn chế rủi ro, NHPT cần yêu cầu chủ đầu tư phải có biện pháp đảmbảo TD như cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của người thứ ba ViệcNHPT nhận bảo đảm TD nhằm mục đích: (i) nếu người vay không trả nợ theo quyđịnh thì NH có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ; (ii) nhận bảođảm TD tạo cho NHPT lợi thế về tâm lý so với người vay Bởi vì một tài sản khi đã

là vật cầm cố, thế chấp thì buộc người vay phải có trách nhiệm hơn trong việc hoàntrả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản có giá trị của mình

Khi nhận đảm bảo TD, NHPT cần phải thẩm định, đánh giá kỹ tính pháp lý vàtính thị trường của tài sản đảm bảo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Các điều kiện:

Cán bộ TD cần phải biết được xu hướng hiện hành về tình hình sản xuất kinhdoanh và ngành nghề của người vay, cũng như điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh

Trang 32

hưởng như thế nào đến khoản TD, điều này đặc biệt quan trọng do các DAPTthường có thời gian thực hiện rất dài và chứa đựng nhiều rủi ro Để đánh giá xuhướng ngành và các điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của KH, DAPT,hầu hết các NHPT đều duy trì các file dữ liệu thông tin bao gồm các mẫu báo cóliên quan, các bài tạp chí và các báo cáo nghiên cứu.

Kiểm soát:

Tập trung vào các vấn đề như: các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnhhưởng đến người vay? Yêu cầu TD của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn củaNHPT và của nhà quản lý về chất lượng TD

Mô hình điểm số “Z” do E.I.Altman hình thành để cho điểm TD đối với cáccông ty sản xuất của Mỹ Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đốivới người vay và phụ thuộc vào:

(1) Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

(2) Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xắc suất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ

Từ đó Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”

X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”

X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”

X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5 = tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao, thì người vay có xắc suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị số

Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp KH vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao

Theo mô hình điểm số Z ban đầu của Altman thì các vùng phân biệt củađiểm số Z được phân ra như sau:

+ Z > 2,99 : Vùng an toàn (Safe Zone): các công ty có điểm số Z trong vùng

Trang 33

này được đánh giá có mức độ RRTD thấp.

+ 1,81 < Z < 2,99: Vùng xám (“Grey” Zone): các công ty có điểm số Z nằmtrong vùng này được đánh giá là có độ rủi ro trung bình

+ Z < 1,81: Vùng nguy hiểm (“Distress” Zone): bất cứ công ty nào có điểm

số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao

- Mô hình điểm số Z' (cho các công ty tư nhân):

Để cho điểm các công ty được nắm giữ bởi các cá nhân, Altman đã sửa lại

mô hình điểm số Z ban đầu bằng cách thay thế thị giá cổ phiếu (market value) bằnggiá trị trên sổ sách (book value) khi tính toán chỉ số X4 (vì các công ty được nắmgiữ bởi các cá nhân không tham gia thị trường chứng khoán và do đó không có thịgiá cổ phiếu) Và kết quả cho ta mô hình Z' như sau:

Z' = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,420X4 + 0,998X5

Vùng phân biệt của điểm số Z' được phân ra như sau:

+ Z' > 2,90 : Vùng an toàn (Safe Zone): các công ty có điểm số Z trong vùngnày được đánh giá có mức độ RRTD thấp

+ 1,23 < Z' < 2,90: Vùng xám (“Grey” Zone): các công ty có điểm số Z nằmtrong vùng này được đánh giá là có độ rủi ro trung bình

+ Z' < 1,23: Vùng nguy hiểm (“Distress” Zone): bất cứ công ty nào có điểm

số Z thấp hơn 1,23 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao

- Mô hình điểm số Z'' đối với các doanh nghiệp phi sản xuất:

Tiếp theo bước chỉnh sửa mô hình điểm số Z ban đầu để áp dụng cho cáccông ty tư nhân thì Altman đã tiếp tục chỉnh sửa mô hình của mình bằng cách loại

bỏ biến X5 ra khỏi mô hình ban đầu Điều này nhằm tối thiểu hoá sự tác động củanghành đối với doanh nghiệp vì chỉ số X5 (doanh thu/tổng tài sản) là một chỉ sốnhạy cảm với nghành Mô hình này cũng được ông sử dụng để dự đoán các doanhnghiệp thất bại ở các thị trường mới nổi như Mexico Ở mô hình rút gọn này ôngcũng dựng giá trị sổ sách để tính toán giá trị X4

Z'' = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Vùng phân biệt của điểm số Z'' được phân ra như sau:

+ Z'' > 2,60 : Vùng an toàn (Safe Zone): các công ty có điểm số Z trong vùng

Trang 34

này được đánh giá có mức độ RRTD thấp.

+ 1,1 < Z'' < 2,60: Vùng xám (“Grey” Zone): các công ty có điểm số Z nằmtrong vùng này được đánh giá là có độ rủi ro trung bình

+ Z'' < 1,1: Vùng nguy hiểm (“Distress” Zone): bất cứ công ty nào có điểm

số Z thấp hơn 1,1 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao

Mô hình điểm số TD trên đây có ưu điểm là dễ dàng tính toán cho điểm và racác quyết định TD nhanh, nhưng chúng có một số hạn chế sau:

- Mô hình này chỉ cho phép phân biệt KH thành hai nhóm là “vỡ nợ” và

“không vỡ nợ” Trong thực tế, vỡ nợ được chia thành nhiều loại, từ không trả đếnviệc chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiềnvay Tức là cần phải có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theonhiều thang điểm để phân loại KH thành nhiều nhóm tương ứng với các mức độ vỡ

nợ khác nhau

- Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của cácbiến số theo thời gian Tương tự, các biến số Xj không phải là bất biến, ngoài ra môhình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn toàn không phụ thuộc lẫn nhau

- Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, nhưnglại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ RRTD của KH, ví dụ yếu tố “danh tiếng” của

KH, yếu tố “mối quan hệ truyền thống” giữa KH với ngân hàng…

Tăng cường thẩm định các dự án vay vốn của KH

Nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định sự cần thiết cần tài trợ (sự cần thiếtcủa dự án, việc đáp ứng mục tiêu tài trợ của NH); Thẩm định hiệu quả vốn đầu tư;Thẩm định rủi ro của dự án; Thẩm định hiệu quả xã hội, mối tương tác giữa hiệuquả tài chính và hiệu quả xã hội Cụ thể:

Thẩm định sự cần thiết của tài trợ:

Chủ đầu tư cần chứng minh cho NH thấy sự cần thiết phải đầu tư và đượcphép đầu tư của các cấp có thẩm quyền Sự cần thiết đầu tư được thể hiện thông quatính pháp lý của dự án, đó là các văn bản pháp lý như: Giấy phép đầu tư, Giấychứng nhận quyền sử dụng đất…Các dự án được tài trợ của NHPT phải đáp ứng

Trang 35

được mục tiêu hoạt động của ngân hàng

Thẩm định các mục tiêu của dự án:

NHPT chỉ tài trợ ưu đãi cho một số mục tiêu nhất định Các dự án khôngthuộc diện ưu đãi cũng phải nằm trong mục tiêu của ngân hàng Do vậy xác địnhmục tiêu của dự án là bước đầu tiên của quá trình thẩm định NH sẽ loại trừ dự ánkhông phù hợp với mục tiêu của ngân hàng, hoặc tính điểm cho các mục tiêu dự án,hoặc cần có cam kết của các bên trong quá trình thực hiện mục tiêu này Quá trìnhthẩm định mục tiêu của dự án là quá trình sàng lọc ý đồ của dự án Để thực hiệnnhiều mục tiêu xã hội, dự án cần đưa ra các nội dung về công nghệ, nhân lực, thịtrường…Các nội dung này cần phải cân đối với mục tiêu đề ra

Thẩm định công nghệ và ảnh hưởng của dự án đến môi trường:

Với mục tiêu hỗ trợ phát triển công nghệ, đặc biệt trong các ngành kinh tếmũi nhọn, NHPT sẽ kiểm tra nghiêm ngặt trang thiết bị và công nghệ của các dự ánphù hợp với chính sách công nghệ và bảo vệ môi trường mà Nhà nước đã đặt chotừng dự án

Thẩm định hiệu quả KTXH của dự án.

- Thẩm định thị trường như thị trường nguyên, nhiên liệu, sản phẩm, laođộng, công nghệ: tính cạnh tranh của sản phẩm, tính khan hiếm hay dễ tìm kiếm củanguyên, nhiên vật liệu, nguồn lao động sẵn có…

- Thẩm định nguồn vốn

- Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: NH sử dụng hệ thống chuẩn mực

để đối chiếu, so sánh với các chỉ tiêu hiệu quả của dự án như: thời gian hoàn vốn tốithiểu, giá trị hiện tại ròng (NPV) tối thiểu….Các chỉ tiêu chuẩn mực này phản ánhngưỡng rủi ro và sinh lời mà NH chấp nhận được

- Thẩm định hiệu quả xã hội và tác động tiêu cực của dự án

- Thẩm định rủi ro và các biện pháp đề phòng: các DAPT bản thân nó đãchứa đựng nhiều rủi ro, do vậy, xem xét đánh giá rủi ro là rất cần thiết để NH cóbiện pháp đề phòng trước Việc thẩm định rủi ro của dự án có thể thực hiện thôngqua các phương pháp như phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phương pháp điều

Trang 36

chỉnh hệ số chiết khấu….

Kết quả thẩm định dự án vay vốn của KH được NHPT sử dụng để: (i) Đưa rakết luận về sự phù hợp của dự án với chính sách TD phát triển của Nhà nước, củaNH; về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án; khả năng trả nợ, những rủi ro cóthể xẩy ra nhằm phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay; (ii) Làm cơ

sở tham gia góp ý, tư vấn cho KH vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thugốc lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro; (iii) Làm cơ sở xác định các điều kiện

TD (về số vốn, thời gian, lãi suất, BĐTV…) đối với dự án; tạo tiền đề cho KH hoạtđộng có hiệu quả và đảm bảo thực hiện mục tiêu của chính sách TD phát triển củaNhà nước, NH

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động TD

Trong quan hệ TD giữa NHPT và KH, một trong những khả năng dẫn đếnRRTD là rủi ro đạo đức Để hạn chế rủi ro đạo đức, NHPT thường dùng cơ chếgiám sát để đảm bảo chắc chắn rằng KH vay đang không làm những việc rủi robằng các món tiền vay của NH Trong cơ chế giám sát, NH thường thực hiện việckiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động SXKD của KH vaytheo định kỳ

Ngày nay, các NHPT sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau để kiểm tra,giám sát khoản vay như:

- Tiến hành kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động TD theo định kỳ nhấtđịnh đối với những khoản cho vay lớn, đồng thời kiểm tra bất thường đối với khoảncho vay nhỏ

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cáchthận trọng, chi tiết

- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên đối với những khoản cho vay lớn

- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản TD có vấn đề, tăng cườngkiểm tra giám sát khi phát hiện dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản vay

- Trong trường hợp tốc độ phát triển của nền kinh tế suy giảm hay các ngànhchiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của NH phải đối mặt những vấn đề lớn

Trang 37

thì NH cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát TD.

Việc kiểm soát TD không chỉ giúp các nhà quản lý NH phát hiện ra nhữngkhoản cho vay có vấn đề nhanh hơn mà còn giúp xác định được vấn đề các cán bộ

TD có tuân thủ đúng chính sách cho vay của NH hay không Để tăng cường tínhkhách quan trong quá trình kiểm soát TD, nhiều NHPT đã tách cán bộ kiểm soát TD

ra khỏi phòng TD Kiểm soát TD cũng giúp các nhà quản lý NH trong việc đánh giátoàn bộ rủi ro tiềm tàng của NH

Một khía cạnh khác của hoạt động kiểm tra, giám sát TD là công tác kiểmtra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là công cụ quan trọng đểphát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp

vụ TD Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng góp phần phát hiện, ngăn chặnnhững rủi ro đạo đức do cán bộ TD gây ra Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộđược thực hiện bởi bộ phận độc lập đó là phòng kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động TD thường tập trung vào cácphương diện: (i) Kiểm tra kiểm soát việc tổ chức chỉ đạo điều hành và đánh giá kháiquát hoạt động TD: kiểm toán nội bộ thường kiểm toán một số nội dung như kiểm traviệc tổ chức phân công của lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành hoạt động TD, kiểm traviệc triển khai chế độ thể lệ và các văn bản chỉ đạo, kiểm tra việc bố trí cán bộ làmcông tác TD, kiểm tra đánh giá khái quát hoạt động TD; (ii) Kiểm tra, kiểm soát đốivới từng khoản vay cụ thể bao gồm cả khâu trước, trong và sau khi cho vay Kiểm tratrước và trong khi cho vay thường tập trung vào một số mặt như tính hợp lệ, đầy đủcủa hồ sơ vay vốn của KH, tài sản đảm bảo tiền vay, đối tượng cho vay, thẩm định,

ký hợp đồng TD, quy trình giải ngân…Kiểm soát sau khi cho vay thường tập trungvào việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và khâu lưu trữ hồ sơ vay vốn

Xây dựng hệ thống xếp hạng TD nội bộ.

Hệ thống xếp hạng TD nội bộ cung cấp một phương pháp hiệu quả về chi phícho việc xử lý khối lượng lớn các quyết định RRTD, giảm chi phí nhân sự do việcvận hành nó không cần các chuyên gia TD hoặc các cán bộ được đào tạo chuyênsâu Hệ thống xếp hạng TD nội bộ có ưu điểm là vận hành đơn giản, việc cho điểm

Trang 38

TD phụ thuộc vào các câu trả lời cho các câu hỏi trong hồ sơ vay vốn

Dựa vào kết quả xếp hạng TD nội bộ, NHPT có thể sử dụng cho nhiều mụcđích: (i) Xác định giới hạn TD đối với KH; (ii) Quyết định cấp TD: từ chối hayđồng ý, xác định thời hạn, lãi suất cho vay, yêu cầu về tài sản đảm bảo tiền vay; (iii)Đánh giá hiện trạng của KH trong quá trình theo dõi vốn vay; (iv) Là cơ sở để phânloại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Hệ thống xếp hạng TD nội bộ thường được xây dựng theo nguyên tắc chấmđiểm trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính kết hợp với các yếu tố phi tài chính của KHnhằm lượng hoá mức độ RRTD mà NH phải đối mặt Đối với KH là doanh nghiệp(đối tượng KH chủ yếu của NHPT), các NH thường sử dụng các chỉ tiêu sau đâytrong hệ thống xếp hạng TD nội bộ:

Các chỉ tiêu phi tài chính: (i) Loại hình doanh nghiệp; (ii) Lĩnh vực hoạt

động của doanh nghiệp, triển vọng ngành; (iii) Quy mô của doanh nghiệp (vốn, laođộng, doanh thu thuần, tổng tài sản); (iv) Khả năng trả nợ của doanh nghiệp quaphân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (v) Kinh nghiệm trong ngành, năng lực điềuhành của người đứng đầu doanh nghiệp; (vi) Môi trường kiểm soát nội bộ; (vii)Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của doanh nghiệp; (viii) Uy tín trong quan hệ

TD với ngân hàng; (ix) Uy tín của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh, số lượng đối thủcạnh tranh, chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; (x)Các yếu tố khác: báo cáo tài chính được kiểm toán hay không…

Các chỉ tiêu tài chính: (i) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản; (ii)

Các chỉ tiêu hoạt động; (iii) Các chỉ tiêu phản ánh hệ số đòn bẩy để đánh giá mức

độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh; (iv) Các chỉ tiêuphản ánh khả năng sinh lời

Trang 39

không có hiệu quả

Giới hạn TD được xác định trên cơ sở chính sách TD phát triển của NHPTtrong từng thời kỳ, xếp hạng TD của doanh nghiệp dựa trên đánh giá mức độ rủi rocủa KH, khả năng cung ứng vốn và quản trị vốn của NH Gới hạn TD được xácđịnh đúng sẽ quản trị tốt rủi ro tổng thể đối với KH Nó được hiểu là mức TD antoàn tối đa trong đó doanh nghiệp quản trị hiệu quả được hoạt động của mình, ởmức này rủi ro NH có thể chịu đối với doanh nghiệp là nhỏ nhất

Phạm vi khống chế của giới hạn TD là rủi ro tổng thể chứ chưa đề cập đếncác rủi ro giao dịch Do vậy, mỗi lần cấp một khoản TD cụ thể nào đó, cán bộ TDvẫn phải đánh giá rủi ro đặc thù đối với giao dịch đó

Phân tán rủi ro bằng việc tiến hành đa dạng hoá

Phân tán rủi ro trong hoạt động TD là việc thực hiện cấp TD cho nhiềungành, nhiều lĩnh vực, khu vực SXKD nhằm tránh những tồn thất lớn xảy ra chongân hàng Phân tán rủi ro là một biện pháp chủ yếu được các NHPT áp dụng đểhạn chế RRTD

Các hình thức chủ yếu để phân tán rủi ro bao gồm:

- Không tập trung cấp TD cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực:Khi NHPT tập trung cấp TD vào một lĩnh vực kinh tế thì khi ấy NH sẽ phải đối mặtvới những rủi ro khi lĩnh vực được tiếp nhận TD gặp phải các biến động bất lợi

- Không dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số KH: Đây là một yêu cầu cầnthiết nhằm phân tán RRTD Cho dù một KH kinh doanh có hiệu quả hay có quan hệlâu dài với NH thì yêu cầu này vẫn cần được tuân thủ vì nếu KH gặp rủi ro đột xuấtthì NH cũng phải gánh chịu những tổn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu

kỳ kinh doanh của KH là khó tránh khỏi

- Đa dạng hoá các sản phẩm TD: Đa dạng hoá các sản phẩm TD có tác dụngphân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với mộtloại tài sản nhất định

- Đa dạng hoá phương thức cho vay: NHPT có thể phân tán rủi ro bằng cáchthực hiện cho vay theo nhiều phương thức khác nhau: cho vay theo hạn mức, cho

Trang 40

vay theo món, cho vay đồng tài trợ…Trong đó cho vay đồng tài trợ được các NHápdụng khá phổ biến Đây là phương thức cho vay của các tổ chức TD cho một dự án đầu

tư và do một tổ chức TD đứng ra làm đầu mối Khi rủi ro xảy ra, thiệt hại sẽ được phântán cho mỗi tổ chức thành viên tương ứng với mức vốn tham gia của mình

Xác định các khoản TD có vấn đề và xây dựng quy trình theo dõi, quản lý khoa học

NHPT cần phải phát hiện sớm những khoản vay có dấu hiệu rủi ro để từ đó

có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng Trướchết NHcần tiến hành phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề; phân tíchnguyên nhân, thực trạng và cách giải quyết

Các cách thức để xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề như sau: (i) Quy trách nhiệm cho nhân viên TD;

(ii) Đàm phán với KH: Biện pháp này được áp dụng đối với các khoản nợ cókhả năng thu hồi NHPT xem xét khả năng trả nợ của KH, sau đó tiến hành thươnglượng với KH cách giải quyết cũng như yêu cầu cam kết của KH

Trên cơ sở đó, NH có thể áp dụng các biện pháp:

- Gia hạn nợ: đây là phương án có lợi cho cả KH và ngân hàng

- Cấp thêm TD để KH vượt qua khó khăn và tạo khả năng thu hồi khoản nợ trước

- Chuyển khoản nợ quá hạn thành vốn cổ phần đối với các doanh nghiệp cổ phần

- Chứng khoán hoá các khoản nợ: chứng khoán hoá là chuyển đổi một tập hợp

có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của NH mà trước đó không có thị trường thứcấp để giao dịch thành các chứng khoán khả mại, có thể bán trên thị trường thứ cấp

(iii) Xử lý, khai thác tài sản đảm bảo

(iv) Bán các khoản nợ

(v) Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ:

Biện pháp kiện KH ra toà để đòi nợ được NH lựa chọn khi các biện pháptrên là không khả thi NH có thể nhờ toà án can thiệp buộc KH trả nợ, chuyểngiao tài sản đảm bảo tiền vay hoặc nếu KH là doanh nghiệp không trả được nợthì NH có thể làm đơn yêu cầu toà án mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Ngày đăng: 09/05/2015, 07:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w