Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, ngân hàng, tài chính, vốn, đầu tư, tín dụng, cổ tức, tài chính, cổ phần
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cung cấp tín dụng là một chức năng
cơ bản của ngân hàng thương mại (NHTM), hầu hết các ngân hàng dư nợ tín dụngthường chiếm 50% đến 80% tổng tài sản có và 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngânhàng; rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếuvào danh mục tín dụng Khi các ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khănnghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngânhàng, thể hiện qua việc ngân hàng không thu hồi được vốn vay, có thể là do sựbuông lỏng hoặc thiếu quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chínhsách tín dụng kém hiệu quả, sự biến động bất lợi của nền kinh tế thị trường Hoạtđộng của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy rõ tình trạngkhó khăn về tài chính của các NHTM thường phát sinh từ những khoản cho vay khóđòi (sự đổ vỡ quỹ tín dụng, ngân hàng cổ phần trong những năm 1989-1990 do chấtlượng các khoản vay yếu kém, không thu hồi được; những yếu kém trong quản trị
và những vụ án lớn liên quan đến việc cho vay nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng củacác NHTM Nhà nước từ năm 2000 trở về trước) đã chứng minh vấn đề quản trị rủi
ro tín dụng (RRTD) của các NHTM Việt Nam là hết sức cấp thiết
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang từng bước hội nhập, hoạt động kinhdoanh ngân hàng được coi là ngành kinh doanh nhạy cảm và sôi động bởi sự tiềmnăng và cơ hội phát triển, tuy nhiên sự tăng trưởng luôn đi liền với rủi ro trong kinhdoanh Trong đó, RRTD tiềm ẩn rất lớn, đòi hỏi các NHTM, các chi nhánh NHTMphải đặt công tác quản trị và phòng ngừa RRTD trở thành vấn đề sống còn tronghoạt động tín dụng
Hoạt động quản trị RRTD đối với NHTM Việt Nam là lĩnh vực còn mới
về cả phương diện lý luận cũng như phương pháp, biện pháp triển khai trongthực tiễn; việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống quản trị RRTD có hiệu
Trang 2lực, hiệu quả đang còn là vấn đề cần nghiên cứu của các NHTM, các chi nhánhNHTM ở Việt Nam.
Vì vậy, với mong muốn đóng góp thêm giải pháp cho vấn đề này, trong khía
cạnh quản trị RRTD tại chi nhánh NHTM , tác giả chọn đề tài: “Giải pháp quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình”
làm luận văn thạc sĩ
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về RRTD và quản trị RRTD củaNHTM, tìm hiểu kinh nghiệm của một số NHTM ở các nước trên thế giới, đánh giáthực trạng RRTD và năng lực quản trị RRTD tại Ngân hàng Công thương (NHCT)Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (là nơi mà tác giả luận văn có nhiều năm là lãnhđạo đơn vị), đề tài góp phần khái quát, nhận dạng các loại RRTD ở Ngân hàngCông thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là NHCT QuảngBình) và đánh giá những hạn chế của công tác này để từ đó đề xuất các nhóm giảipháp nhằm nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa RRTD tại NHCT QuảngBình
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập thông tin: đề tài thu thập số liệu từ các báo cáo kinh tế của
địa phương, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT, các báocáo thống kê, các thông tin trên tạp chí, bản tin, báo chí
- Phương pháp nghiên cứu: kết hợp các phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích lập bảng,biểu đồ so sánh để đánh giá kết luận Kết hợp sử dụng công cụ thống kê vớiphương pháp mô phỏng để đưa ra mô hình quản trị RRTD
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu:
Những lý luận cơ bản về RRTD và quản trị RRTD;
Thực trạng công tác quản trị RRTD tại NHCT Quảng Bình về phương diện:thiết lập cơ cấu tổ chức; chiến lược quản trị rủi ro; giới hạn RRTD; cơ sở
Trang 3định lượng và định tính khi ra quyết định cấp tín dụng; hệ thống thông tin
để thấy rõ những bất cập, hạn chế trong hoạt động quản trị RRTD;
Định hướng và giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại NHCT Quảng Bình
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu RRTD và hoạt động quản trị rủi
ro của NHTM xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn; giới hạn trong phạm vi chủyếu là thực trạng năng lực quản trị và phòng ngừa RRTD tại NHCT Quảng Bình từ2004-2007 và định hướng, giải pháp cho những năm tiếp theo
5 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
Chương 3 Giải pháp quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
Trang 4CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, thúcđẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu tư của xã hội vàolĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế một cách có hiệu quả, qua kênh tín dụng ngânhàng trung ương và Chính phủ các nước có thể điều tiết các cân đối của nền kinhtế Tín dụng của một hệ thống ngân hàng lành mạnh phản ánh năng lực hấp thụvốn của nền kinh tế quốc gia, mức rủi ro thấp của quốc gia là điều kiện để gọi cácnguồn vốn từ bên ngoài vào phát triển kinh tế đất nước Trong bối cảnh nền kinh tếchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpkinh tế quốc tế, tính minh bạch của hệ thống pháp luật còn thấp, chuẩn mực về kếtoán, kiểm toán còn non yếu, để phát huy được vai trò của tín dụng ngân hàng gópphần phát triển kinh tế bền vững, thì vấn đề quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) khôngchỉ còn là yêu cầu của riêng ngành ngân hàng Việt Nam mà là còn là vấn đề hết sứcquan trọng của các ngành và Chính phủ
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế,
“RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được cácnghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả thuận”; cũng theo Ủy ban này,RRTD được hiểu là: “Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của ngườigiao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạmnghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ theo hợp đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi”[Basel-2000]
Trang 5Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tại khoản
1, điều 2 đề cập khái niệm “RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết”
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về RRTD, song các quan niệm vềRRTD về bản chất là: khả năng (xác suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế màngân hàng thương mại (NHTM) phải gánh chịu do khách hàng vay vốn thanh toán
nợ không đúng hạn hoặc không hoàn trả được nợ vay (gốc và/hoặc lãi) RRTD cóthể gây tổn thất về tài chính cho NHTM làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thịtrường của vốn; trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới thua lỗ, có thể dẫn đếnphá sản ngân hàng
RRTD gắn liền với hoạt động tín dụng, qui mô tài sản có sinh lời của NHTMtập trung chủ yếu (tỷ trọng lớn từ 50%-80%) vào các khoản cho vay Vì vậy khithực hiện cấp tín dụng, NHTM phải phân tích các yếu tố của người vay để đảm bảođạt độ an toàn cao nhất
Khái niệm về RRTD xét trên hai khía cạnh đó là rủi ro tổn thất khi xảy ragây thiệt hại về kinh tế và rủi ro theo xác suất là khả năng khách hàng không trảđược nợ (khả năng này có thể xảy ra, có thể không xảy ra) Khi RRTD xảy ra,khách hàng thực sự không trả được nợ đúng hạn, số tiền mà ngân hàng không thuhồi được thì được hiểu là tổn thất ngân hàng phải gánh chịu; trên thực tế, sẽ rất dễ bịnhầm lẫn và hiểu sai về 2 khái niệm rủi ro xảy ra tổn thất với RRTD theo xác suất
Sự nhầm lẫn này sẽ tác động bất lợi đến hoạt động quản trị RRTD, trong đó ảnhhưởng lớn nhất đến tính chủ động trong các biện pháp quản lý rủi ro Nếu xuất phát
từ quan niệm chỉ khi khoản vay phát sinh quá hạn mới có rủi ro và việc trích lập quĩ
dự phòng rủi ro dựa trên cơ sở những khoản nợ quá hạn, chứ không đánh giá tríchlập dự phòng RRTD trên cơ sở mức độ xác suất xảy ra nợ quá hạn, sẽ dẫn đến tình
Trang 6trạng: (1) những khoản cho vay mà theo xác suất thực sự có rủi ro sẽ không đượctrích lập; (2) làm mất tính chủ động trong quản trị RRTD, mức độ đáp ứng củanguồn bù đắp rủi ro sẽ rất hạn chế, trong những trường hợp có cú sốc thì ngân hàng
sẽ rất khó khăn trong việc chống đỡ rủi ro; (3) làm cho ngân hàng không thể hiểu vàđánh giá đúng mức độ rủi ro của mình, mặc dù trên thực tế có những ngân hàng có
nợ xấu rất thấp, nhưng danh mục tín dụng lại rủi ro rất lớn vì tập trung quá nhiều dư
nợ vào nhóm khách hàng hay ngành rủi ro cao Đây chính là luận cứ xây dựngchính sách phân loại nợ, chủ động trích lập quĩ dự phòng và sử dụng quĩ này bù đắptổn thất xảy ra trong quá trình quản trị RRTD
1.1.2 Quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng là hoạt động trên lĩnh vực rủi ro, hàm chứa nhiều loạirủi ro, trong đó RRTD là rủi ro lớn nhất Xét về quan hệ của RRTD với các rủi rokhác trong hoạt động ngân hàng, thì RRTD lại không hoàn toàn độc lập mà nó tácđộng qua lại với các rủi ro khác như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,rủi ro môi trường, thị trường, chính trị có thể rủi ro này là tiền đề của rủi ro khác,nguyên nhân của nguyên nhân Nếu chỉ đề cập đến RRTD mà không đề cập đến rủi
ro khác sẽ là phiến diện, là khiếm khuyết trong nhận thức, thiếu đi tầm nhìn tổng thể
và sẽ làm cho các biện pháp quản trị RRTD trong thực tế kém hiệu quả
Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng được xác định, phân chia theonhiều cách khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu, cũng như giai đoạn phát triểncủa sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Votja (1973) phân chia rủi ro theo loại hoạt động của ngân hàng, gồm:RRTD, rủi ro đầu tư, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi ro uỷquyền Gargner (1986) phân loại rủi ro đối với hoạt động ngân hàng gồm: rủi rochung (rủi ro thanh khoản, RRTD, rủi ro lãi suất), rủi ro quốc tế và rủi ro trả nợ
Bên cạnh việc phân loại rủi ro hoạt động ngân hàng tuỳ thuộc vào mục đíchnghiên cứu, thì các loại rủi ro cũng phát triển theo thời gian, do có rủi ro mới phátsinh, và nó gắn với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Trong những năm gần
Trang 7đây người ta đề cập nhiều đến rủi ro tỷ giá, rủi ro uy tín, rủi ro công nghệ, rủi ro đadạng hoá… Theo xu hướng này, hai tác giả Greuning, H và S B Bratanovic (2003)
đã đưa ra cách phân loại rủi ro hoạt động ngân hàng khá đầy đủ theo sơ đồ 1-1
Sơ đồ 1-1: Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Nguồn: Greuning, H và S.B Bratanovic (2003)
Qua sơ đồ 1-1 chúng ta thấy có thể phân loại rủi ro hoạt động ngân hàng theobốn nhóm rủi ro chính, gồm: (1) rủi ro tài chính, (2) rủi ro hoạt động, (3) rủi ro kinhdoanh/kinh tế, (4) rủi ro sự cố RRTD là một loại hình rủi ro nằm trong nhóm rủi rotài chính
Qua sơ đồ có thể thấy các loại rủi ro có mối liên hệ với nhau rất phức tạp.Khi RRTD xảy ra, khách hàng không trả được nợ rất có thể kéo theo rủi ro thanhkhoản do ngân hàng bị thiếu hụt tiền mặt để trang trải nghĩa vụ tài chính đến hạn; sựlệch pha quá lớn giữa kỳ hạn của tài sản có nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợnhạy cảm lãi suất, có thể ngân hàng chịu rủi ro lãi suất lớn
Trang 8Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc các ngân hàngniêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các thông tin của ngân hàng đòi hỏiphải công khai minh bạch để công chúng giám sát, thì RRTD có liên hệ chặt chẽ đốivới rủi ro uy tín: khoản nợ xấu nếu không được quản trị một cách chủ động sẽ dẫnđến không ổn định về lợi nhuận, từ đó làm giảm lòng tin của công chúng Nghiêmtrọng hơn nợ quá hạn tăng cao sẽ gây tâm lý hoang mang cho công chúng gửi tiền,dẫn đến khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng, thậm chí cả nền kinh tế của mộtquốc gia và khu vực Mặc dù, tính minh bạch và thông tin của các NHTM Việt Namchưa tiến kịp thông lệ quốc tế nhưng những thông tin không tốt chất lượng tín dụngcủa NHTM Cổ phần Phương Nam, hay thông tin sai lệch về khoản cho vay 10 triệuUSD của NHTM Cổ phần Nông Thôn Ninh Bình đối với trùm lừa đảo Nguyễn ĐứcChi được phương tiện thông tin đại chúng đưa tin đã gây ra tâm lý hoang mang vàcông chúng gửi tiền đã đến rút hàng loạt, Ngân hàng Nhà nước và các ngành chứcnăng đã phải vào cuộc kịp thời để ngăn chặn.
Rủi ro kinh doanh/kinh tế, loại rủi ro này xảy ra khi môi trường chung củanền kinh tế đi xuống, tình trạng ế ẩm hàng hoá, sức mua giảm, khách hàng vay suygiảm khả năng trả nợ làm gia tăng tín dụng xấu Hoặc khi các yếu tố liên quan đếnpháp luật không minh bạch, việc thanh lý một tài sản thế chấp của ngân hàng khikhởi kiện ra toà mất quá nhiều thời gian thì rủi ro mất vốn tín dụng là rất lớn
Sơ đồ 1-2: Rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác
Nguồn: Tập huấn dự án hỗ trợ kỹ thuật NHCT Việt Nam
Trang 9Qua nghiên cứu chúng ta thấy, các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng vừa có tínhđộc lập, vừa liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí có những nội dung trùng lên nhau Điều này
có nghĩa là khi một loại rủi ro xảy ra sẽ kéo theo các loại rủi ro khác xảy ra Có thể hìnhdung mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thông qua sơ đồ 1-2
Bên cạnh việc chỉ rõ các loại rủi ro hoạt động ngân hàng có mối liên hệ chặtchẽ với nhau, thì các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ đó là quan hệ phituyến, tức là không phải quan hệ tuyến tính Khi một loại rủi ro xảy ra, thì đồng loạtcác rủi ro khác cũng xảy ra và làm loại rủi ro ban đầu trở nên trầm trọng hơn nữa
Các vấn đề nghiên cứu trên đây cho thấy quá trình quản trị RRTD cần phảiđặt RRTD trong mối quan hệ tổng thể với các loại rủi ro khác, chính sách và quitrình quản trị RRTD phải bao quát từ khâu đầu (thẩm định trước khi cho vay) đếnkhâu cuối của một khoản vay (thu hồi hết nợ) hoặc xử lý rủi ro theo qui định, trongmỗi khâu tác nghiệp phải có sự phát hiện rủi ro tiềm tàng gây ra RRTD, để đánhgiá, lượng hoá nhằm chủ động xử lý Chính vì vậy, thực tế hoạt động của cácNHTM hiện đại đều có một hệ thống tập trung quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng,thay vì chỉ chú trọng quản trị riêng lẻ một loại rủi ro nào đó
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại RRTD, việc phân loại RRTD tuỳ thuộc vào mụcđích nghiên cứu, phân tích Đối với hệ thống NHTM thì việc phân loại RRTD có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập chính sách, qui trình, thủ tục và cả môhình tổ chức quản trị và điều hành, nhằm bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây
ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trongtoàn bộ quá trình tác nghiệp thẩm định, cấp tín dụng giám sát thu hồi nợ và xử lýkhoản nợ nếu nó có dấu hiệu không bình thường Thực tế cho thấy sự phân chiatrách nhiệm càng rõ ràng, càng cụ thể, sẽ giúp cho quá trình quản trị RRTD càng cóhiệu quả
(+) Phân loại RRTD theo đối tượng sử dụng vốn vay, bao gồm 3 nhóm
để đánh giá và quản lý:
- Rủi ro khách hàng cá thể: Thông thường số lượng khách hàng sẽ rất nhiều,
tuy nhiên mức độ rủi ro của từng khoản vay đơn lẻ sẽ thấp, mức độ ảnh hưởng của
Trang 10việc mất khả năng thanh toán của từng khoản vay là nhỏ; loại hình giao dịch, cơ cấugiao dịch dễ quản lý.
- Rủi ro khách hàng tổ chức kinh tế: Tùy theo qui mô của tổ chức kinh tế là
lớn hay nhỏ thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro các khoản vay vào đối tượng này sẽđược đánh giá ở mức vừa hay lớn, tác động của nó đến khả năng thanh toán khoản
nợ là vừa hay cao
- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: Những ngân hàng hoạt động phạm vi
toàn cầu có sự phân chia theo lãnh thổ quốc gia, nếu trong phạm vi một quốc giaphân chia RRTD tập trung theo khu vực địa lý, ví dụ như mức độ rủi ro khu vựcMiền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
(+) Phân theo phạm vi ảnh hưởng của RRTD, có thể chia thành các loại RRTD:
- Rủi ro giao dịch đơn lẻ: được hiểu là rủi ro gắn với một giao dịch đơn lẻ
nào đó, cụ thể như rủi ro của một khoản vay đối với một khách hàng Loại rủi ronày gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vay hoặc kháchhàng vay vốn
- Rủi ro hệ thống: được hiểu là RRTD gắn liền với nhóm khách hàng, một
ngành hàng, thậm chí với cả một nền kinh tế Rủi ro hệ thống mang tính chất vĩ mô
và liên quan nhiều đến việc quản lý danh mục cho vay
(+) Phân theo giai đoạn phát sinh, RRTD có các loại sau:
- Rủi ro trong thẩm định: là rủi ro mà tổ chức tín dụng đánh giá sai khách hàng.
- Rủi ro khi cho vay: là rủi ro mà khi giải ngân vốn sai mục đích, làm cho
khoản vay không phát huy hiệu quả
- Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ: Là rủi ro phát sinh do quá trình giám sát
thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng sử dụngvốn xoay vòng vào việc khác, không thu được nợ đúng kỳ hạn, hoặc không thuđược nợ
(+) Phân theo sản phẩm tín dụng thì RRTD bao gồm:
- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: là RRTD phát sinh từ những khoản cho
vay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bảng
Trang 11- Rủi ro các sản phẩm phát sinh: là RRTD phát sinh từ những sản phẩm
ngoại bảng trong tài trợ thương mại, như mở thư tín dụng (L/C), bảo lãnh
Việc phân loại RRTD theo sản phẩm tín dụng khác nhau có đặc điểm khácnhau cấu thành nên rủi ro khác nhau, để có thay đổi trong qui trình quản trị RRTDthích ứng
1.1.4 Các nguyên nhân và dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD, chúng ta có thể phân chia ở nhữngnhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
1.1.4.1 Những nguyên nhân bất khả kháng
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến khách hàng vay vốn làmcho họ bị suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, như: thiên tai,chiến tranh, hoặc những thay đổi về chính sách vĩ mô (chính sách xuất nhập khẩu,thuế quan ) nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng và ngân hàng
Khi những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục đến kháchhàng vay vốn cũng như ngân hàng, cũng có khi tạo thuận lợi hoặc khó khăn chongười vay vốn Nhiều khách hàng vay vốn với bản lĩnh của mình có khả năng dựbáo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn Có những trường hợp khách hàngvay vốn bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn gốc và lãi.Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng bị tổn thất bởi những nguyên nhân bất khảkháng thì đều làm khả năng trả nợ suy giảm thậm chí không còn khả năng trả nợ
1.1.4.2 Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếukém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ là nguyên nhân gây
ra RRTD Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao,
để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngânhàng, như cung cấp thông tin sai sự thật, mua chuộc Nhiều khách hàng vay vốnkhông tính toán kỹ lưỡng, thích mở rộng đầu tư, hoặc không có khả năng tính toán
kỹ những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục nhữngkhó khăn trong kinh doanh Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh
Trang 12có lãi nhưng vẫn không trả nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xoá nợ,quỵt nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
1.1.4.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Ngoài những nguyên nhân thuộc về chủ quan của phía đối tác (khách hàng),những nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng được Uỷ ban Basel (2000) đãthống kê cho thấy, RRTD thường xảy ra ở 2 lĩnh vực chủ yếu: (i) mức độ tập trung,(ii) các vấn đề về quy trình cấp tín dụng
Mức độ tập trung có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đềRRTD Rủi ro tập trung tín dụng tồn tại khi mức độ RRTD của một nội dung trongdanh mục tín dụng trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặc tài sản của ngânhàng Rủi ro tập trung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tín dụng đã cam kết,
mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất vốn cao khi xảy ra rủi ro
Rủi ro tập trung tín dụng có thể được phân thành 2 loại: rủi ro tập trung tíndụng thông thường và rủi ro tập trung tín dụng do các yếu tố rủi ro chung hay cóliên hệ với nhau Rủi ro tập trung tín dụng thông thường xảy ra khi tín dụng đượctập trung quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, hoặc ngành/lĩnh vực,chẳng hạn lĩnh vực bất động sản Trong khi đó, rủi ro tập trung tín dụng do sự liên
hệ qua lại của các yếu tố rủi ro lại liên quan nhiều đến các yếu tố đặc thù, mà chỉ cóthể phát hiện thông qua phân tích Ví dụ cho loại rủi ro này là cuộc khủng hoảng tàichính ở Châu Á năm 1997 Trong cuộc khủng hoảng này, sự liên hệ rủi ro thịtrường và RRTD, cũng như giữa rủi ro này với rủi ro thanh khoản, đã tạo ra cáckhoản lỗ/mất vốn rộng khắp
Rủi ro tập trung thường xảy ra do quá trình hoạch định chiến lược, nhất là ởcác nước đang phát triển, các ngân hàng xác định và lựa chọn một số ngành/lĩnhvực hay nhóm khách hàng ưu tiên và do đó lạc quan khi cấp tín dụng cho các đốitượng khách hàng này Và rủi ro lại thường xảy ra đối với các ngân hàng lớn do giátrị vốn lớn làm cho các ngân hàng này có thể cấp tín dụng với giá trị rất lớn cho mộtkhách hàng mà không vi phạm quy định của pháp luật
Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng cũng là một nguyên nhân gây raRRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi tín dụng Rất
Trang 13nhiều ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giá tín dụng kỹcàng bởi áp lực cạnh tranh trong ngân hàng ngày càng tăng Do áp lực này mà nhiềungân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp tín dụng Bên cạnh
đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giá các kỹ thuật tín dụng mới cũng
đã gây ra nhiều rủi ro Chính vì thế, một trong những nguyên tắc theo thông lệ tốtnhất của lĩnh vực ngân hàng là phải áp dụng một số bước bắt buộc đối với các sảnphẩm tín dụng mới
Các nguyên nhân khác liên quan đến qui trình tín dụng gồm:
- Thiếu đánh giá lại chất lượng tín dụng Do vậy, ngân hàng không có thôngtin kịp thời và chính xác về tình trạng tín dụng của mình, hay nói cách khác làkhông đánh giá đúng mức độ rủi ro theo thời gian
- Không theo dõi, giám sát thường xuyên khách hàng hoặc tài sản bảo đảm.Điều này làm cho ngân hàng không có cơ sở đưa ra các biện pháp hành động sớmnhằm ngăn chặn rủi ro
- Áp dụng lãi suất không dựa trên rủi ro Vấn đề này chủ yếu ảnh hưởng đếnkhả năng bù đắp của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro (thông qua hoạt độngtrích lập dự phòng rủi ro)
- Không tính đến chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, chu kỳ sống của sảnphẩm hàng hoá, nhất là đối với các ngân hàng có mức độ tập trung cao vào lĩnh vựcbất động sản Đây là sự yếu kém trong quản lý danh mục tín dụng
- Không dự kiến phương án trong trường hợp xấu nhất, làm cho ngân hàngkhông có sự chuẩn bị kỹ càng Trong nhiều trường hợp, việc có một cơ chế hànhđộng rõ ràng, được phổ biến và tập huấn thường xuyên có thể giúp ngân hàng phảnứng nhanh chóng, kịp thời và do đó có thể vượt qua được những cú sốc bất lợi
1.2 KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.2.1 Khái niệm chung về quản trị
Theo quản trị học thì hai thuật ngữ quản lý và quản trị có nghĩa tương đươngnhau đều xuất phát tiếng Anh gốc là Management và Administration
Trang 14Tuy nhiên, cũng có trường phái của một số nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng
về nghĩa thì có phần tương đồng, nhưng hai thuật ngữ này ít nhiều đã có sự phânbiệt Khi dùng thuật ngữ quản lý thì nội hàm của nó gồm cả yếu tố quản lý vĩ mô vàquản lý vi mô, khi dùng thuật ngữ quản trị thì nội hàm phần lớn ở góc độ vi mô,thuật ngữ quản trị thường dùng cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinhdoanh, quản trị ngân quĩ, quản trị hàng tồn kho, quản trị tài chính…
Tác giả cho rằng ranh giới giữa hai thuật ngữ này thật khó phân biệt mà nghĩa
là tương đồng nhau như kết luận của quản trị học, vì bản chất của quản trị hay quản lýcũng là ra quyết định về quản lý hay quản trị và nó cũng bao hàm đủ các bước củamột quá trình quản lý: thu thập thông tin, xử lý thông tin (thẩm định, phân tích thôngtin), ra quyết định, kiểm tra giám sát thực hiện, điều chỉnh trong quá trình thực hiệnquyết định Hiểu một cách tổng quát, quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiệnkhi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung
Trong hoạt động của NHTM việc cho vay đối với khách hàng nếu đứng ởgóc độ Trụ sở chính chỉ đạo điều hành với các chi nhánh thì là góc độ quản lý điềuhành có tính chất vừa vĩ mô, vừa vi mô, ở một chi nhánh cụ thể thì tính chất vi mô ởtừng nghiệp vụ nhiều hơn Tham chiếu chính sách cho vay của một số NHTM lớntrên thế giới có qui định rõ ràng mức cho vay là bao nhiêu thì cán bộ tín dụng phảibiết được kinh tế của địa bàn, của khu vực, của đất nước hay kinh tế thế giới Nhưvậy nội hàm của cả hai thuật ngữ quản lý, quản trị là tương đồng nhau
1.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Bản chất quản trị rủi ro nói chung trong kinh doanh của ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, cóhướng đích của các nhà quản trị ngân hàng lên các đối tượng quản trị và khách thểkinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinhdoanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêutăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi NHTM
Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng: Đốivới các NHTM, quản trị kinh doanh cũng chính là quản trị rủi ro, hay nói cách khác
Trang 15quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị và điều hành của mỗiNHTM Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các NHTM ápdụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của cácNHTM ở các quốc gia phát triển vào hoạt động kinh doanh của mình để giám sátphòng ngừa hạn chế giảm thấp rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và hoạt độngkinh doanh khác để giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nângcao sức cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thương trường.
Từ những vấn đề ở trên, chúng ta cũng có thể thấy, nếu nói quản trị rủi rochính là trung tâm quản trị và điều hành của NHTM, trong khi RRTD là rủi ro gâythiệt hại lớn nhất cho NHTM, dễ dẫn đến rủi ro phá sản một NHTM, thì cũng có thểnói quản trị RRTD là trung tâm của mọi hoạt động quản trị rủi ro
1.2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng
Theo quan điểm hiện đại được các ngân hàng áp dụng phổ biến, quản trịRRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinhdoanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấpnhận Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biệnpháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tíndụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt đượchiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn “Hiệu quả quản trịRRTD là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi làđóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn” [BaselCommittee on Banking Supervision, 2000]
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị RRTD ở các góc độ khác nhau,nhưng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thểdiễn giải khái niệm quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định,
tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng,nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận
Theo nguyên lý chung trong qui trình quản trị RRTD, phải bảo đảm thựchiện đồng bộ các khâu: (i) xác định rủi ro, (ii) tìm hiểu rủi ro, (iii) đo lường rủi ro,
Trang 16(iv) phân tích rủi ro, (v) theo dõi rủi ro, (vi) quản lý rủi ro và (vii) báo cáo rủi ro.Mặc dù có sự phân đoạn trong qui trình quản lý RRTD song một nguyên tắc có tínhxuyên suốt là các khâu được phân ra trong qui trình phải luôn có sự liên hệ gắn bóvới nhau, tạo thành một chu trình liên tục có vậy mới bảo đảm kiểm soát được rủi rotheo mục tiêu đã định RRTD một khi đã xác định thì cần phải được phân tích, đolường và đưa ra các biện pháp quản lý theo dõi Cũng trong quá trình quản lý theodõi, hệ thống quản trị RRTD phải có khả năng xác định tìm ra các nguy cơ rủi romới, và công việc của quản trị rủi ro lại được lặp lại
Trên thực tế, có những tài liệu khác phân quá trình quản trị rủi ro thành ít
khâu hơn, bao gồm 4 khâu: xác định; đo lường; quản lý và kiểm soát Nội dung cụ
thể, cách phân đoạn cũng tương tự như nội dung với các phân đoạn trên Trong cáchphân đoạn thứ hai đã gộp một số khâu trong cách phân đoạn của cách thứ nhất vàolàm một phân đoạn, ví dụ khâu tìm hiểu, đo lường và phân tích được gộp chung vàokhâu đo lường Cho dù là cách phân đoạn nào, thì điều quan trọng quá trình quản trịRRTD muốn đạt hiệu quả thì phải bảo đảm rằng các công đoạn như phát hiện kịpthời, xác định được rủi ro đang tồn tại, phân tích và định lượng nó để từ đó có công
cụ cũng như biện pháp ứng phó Quản trị RRTD hiệu quả không có nghĩa là rủi rokhông xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước
và ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó
+ Phát hiện RRTD là việc nhận biết được các nguy cơ rủi ro tồn tại tronghoạt động tín dụng Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầuhoá làm cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng, và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thườngxuyên hơn Vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu lực, hiệu quả phải là hệthống có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiện hữu trong tín dụng Để nắm đượctình hình rủi ro của danh mục tín dụng, ngân hàng cần xác định rõ lý do RRTD làgì? Do đánh giá tín dụng chưa tốt? Do thoái trào kinh doanh? Do gian lận? Chấtlượng tài sản thế chấp kém? Ngân hàng có thể thấy RRTD tăng dần trong thời điểmnày? Do cho vay tập trung không đúng thị trường? Ngân hàng có thể đạt được mụctiêu dài hạn về RRTD có thể chấp nhận?
Trang 17+ Tìm hiểu, đo lường, phân tích là các bước tiếp theo sau khi đã phát hiệnđược nguy cơ rủi ro Trên thực tế các bước này khá gần gũi với nhau và thườngđược gộp chung lại trong quá trình tác nghiệp Mục đích của các bước này là giúpcho toàn bộ bộ máy quản trị rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đãxác định, phân tích rõ nguyên nhân và quan trọng nhất là lượng hoá mức độ rủi ro
có thể xảy ra đối với ngân hàng
+ Theo dõi: Sau khi đã xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đolường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên Mục đích của khâu này giúp cho
bộ máy quản trị rủi ro nắm được tình trạng rủi ro của ngân hàng diễn biến theo thờigian như thế nào
+ Quản lý, báo cáo, kiểm soát rủi ro: Đây là những khâu thể hiện rõ nhất tínhchiến lược, cũng như tư tưởng của ngân hàng về RRTD Trước hết ngân hàng cầnxây dựng được hệ thống các công cụ quản lý hạn chế rủi ro như hạn mức rủi ro,mức uỷ quyền, các tiêu chuẩn cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng… Bên cạnh đó làchính sách chuẩn bị nguồn lực để bù đắp cho rủi ro kỳ vọng
Kiểm soát RRTD là việc giám sát một cách độc lập RRTD và quản lý rủi ro
đó, quá trình kiểm soát RRTD phải bảo đảm đánh giá một cách độc lập nhằm tuânthủ các mục tiêu và chỉ thị tín dụng của ban lãnh đạo ngân hàng
1.2.3 Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng thương mại
Quá trình xây dựng khung lý thuyết cho quản trị hoạt động của NHTM đaphần được đúc kết từ thực tiễn hoạt động của NHTM, vì vậy trong lịch sử hoạt độngngân hàng, RRTD là loại rủi ro được đề cập sớm nhất và cũng là nhiều nhất Điềunày xuất phát từ bản chất của hoạt động ngân hàng với vai trò của một trung gian tàichính, huy động vốn để cho vay Hoạt động tín dụng là chức năng chính của NHTMvới việc trao quyền sử dụng vốn cho người khác sử dụng và nhận được lời cam kết
sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi sau một thời gian nhất định Như vậy, bản thân khi khoảntiền vay xuất ra khỏi ngân hàng đã tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thu hồi, một
Trang 18khi kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp rủi ro thì ngay lập tức khoản vốn chovay của NHTM cũng bị ảnh hưởng Vì vậy, giống như bảo hiểm, hoạt động kinhdoanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro Hoạt động tín dụng vẫn là hoạtđộng chính của ngân hàng, nó chiếm tới trên 1/2 đến 2/3 bảng cân đối và mang lạithu nhập chính cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhưng đi liền bên cạnh làRRTD cũng mang lại hậu quả thiệt hại thu nhập, thậm chí có thể phá sản mộtNHTM, và ở mức cao có thể gây khủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng Vấn
đề là để chấp nhận một mức rủi ro và đạt được lợi nhuận tối đa NHTM cần phải tổchức quản trị tốt RRTD Hay nói cách khác quản trị RRTD chính là then chốt hếtsức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng
Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), cuộc khủng hoảng tài chính Châu Ánăm 1997 xuất phát từ những nguyên nhân rất cơ bản, trong đó nguyên nhân quantrọng là tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng tăng cao Thời điểm trước cuộc khủnghoảng, tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng Thái Lan là 13%, Indonesia 13%,Philipines 14%, Malaysia 10%
1.2.3.2 Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng
Tính cấp thiết của quản trị RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp
và nguy cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của ngân hàng ngàynay càng trở nên rủi ro hơn Theo nghiên cứu của Kaminsky thì trong giai đoạn từ
1970 đến 1995, trên thế giới trung bình một năm có một cuộc khủng hoảng ngânhàng; thì trong giai đoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ này là 1,44
Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngânhàng ngày càng gia tăng:
Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng qui định trong hoạt động ngân
hàng trên phạm vi toàn thế giới Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầuhoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến Khi gia tăng cạnhtranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng Trong lĩnh vực ngân hàng,cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống Tác động nàylàm cho các ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng qui mô kinh doanh để bù
Trang 19đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng qui mô tín dụng đồng nghĩa với việcRRTD cũng có nguy cơ gia tăng Bên cạnh đó, qui luật đào thải của cạnh tranh sẽlàm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân hàng kéo theo sự thiệt hại đổ
về ngân hàng
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa
năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhậpcạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới Trong lĩnhvực tín dụng các sản phẩm tín dụng có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với sảnphẩm tín dụng truyền thống Các sản phẩm tín dụng dựa trên cơ sở của sự phát triểncông nghệ như thẻ tín dụng, cho vay cá thể… luôn chứa dựng rủi ro mới Nhưngdưới áp lực của cạnh tranh thì việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm cũng nhưphạm vi của hoạt động tín dụng trở nên cấp thiết hơn, mang ý nghĩa sống còn vớicác ngân hàng Với sự đa dạng phức tạp của sản phẩm tín dụng cũng như RRTDcàng đòi hỏi quản trị RRTD phải được chú trọng nâng cấp tương xứng
Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá
trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế không ổn định, hệ thốngpháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngânhàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tácquản trị RRTD là một công việc thật sự quan trọng
Trên thực tế, công tác quản trị RRTD của ngân hàng được thể hiện cụ thểqua chính sách quản trị RRTD và mô hình tổ chức để triển khai chính sách đó
1.3 CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
Theo Greuning, H và S B Bratanovic (2003), có ba nhóm chính sách cơbản liên quan đến quản trị RRTD là: các chính sách nhằm giới hạn hoặc giảm thiểuRRTD; các chính sách liên quan đến phân loại nợ; và chính sách liên quan đến tríchlập dự phòng rủi ro (hay tổn thất) để bù đắp cho các rủi ro dự kiến
1.3.1 Xây dựng các giới hạn dư nợ nhằm giảm rủi ro tín dụng
Chính sách này được xây dựng đề cập vào bốn giới hạn cơ bản đó là: giớihạn dư nợ một khách hàng; giới hạn dư nợ nhóm khách hàng có liên quan; giới hạn
Trang 20dư nợ theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý; những qui định về cơ cấu lại cáckhoản nợ.
Giới hạn dư nợ một khách hàng: Luật pháp các nước đều đưa ra qui định
rõ về giới hạn này nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một kháchhàng Giới hạn này được thiết lập trên cơ sở vốn của ngân hàng, thông thường mức
dư nợ cho vay vào một khách hàng không quá 10 - 25% vốn của NHTM Thực tế ởcác nước có nền kinh tế thị trường phát triển, NHTM thường thiết lập mức thấp hơn
so qui định của pháp luật
Quá trình thiết lập giới hạn này ngân hàng phải tính toán tổng hợp tất cả mức
dư nợ dưới các hình thức cấp tín dụng chứa đựng rủi ro như dư nợ cho vay, bảolãnh chấp nhận thanh toán, L/C, cho thuê tài chính
Giới hạn dư nợ nhóm khách hàng có liên quan: Hiện tại nhóm khách hàng
có liên quan vẫn còn đang được các ngân hàng tranh cãi, chưa đi đến thống nhấthoàn toàn tiêu chí xây dựng Nhưng hiện nay giới hạn tối đa cho một nhóm kháchhàng đang tỏ ra đặc biệt quan trọng trong việc cho vay của ngân hàng, loại kháchhàng này càng trở nên phổ biến đối với một số ngân hàng có xu hướng thịnh hànhphương pháp cho vay dựa trên uy tín hơn là căn cứ các thủ tục và điều kiện cho vaymang tính thương mại và truyền thống Một ngân hàng có chính sách quản trịRRTD tốt là ngân hàng thường xây dựng các giới hạn cho nhóm khách hàng có liênquan trên cơ sở hệ thống quản lý khách hàng của ngân hàng mình Theo thông lệchung thì giới hạn cho vay vào nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50%vốn tự có của ngân hàng và 60% nếu tính cả số dư bảo lãnh; hoặc ở mức khống chếchặt chẽ đối với nhóm khách hàng có liên quan đều do hội đồng quản trị xem xét,quyết định
Giới hạn dư nợ theo ngành, lĩnh vực hoặc khu vực địa lý: Chính sách này
nhằm khống chế dư nợ tối đa cho vay vào một ngành kinh doanh hay lĩnh vực, thậmchí theo khu vực địa lý (vùng, quốc gia) Nhờ đó, giúp các NHTM ngăn chặn tổnthất tín dụng do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnhvực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn khi thị trường đóng băng, có thể dẫn tới
Trang 21hàng loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phá sản, không trảđược nợ ngân hàng Tuy nhiên thiết lập hệ thống thông tin thống kê báo cáo chuẩntheo ngành, lĩnh vực, hoặc bản thân khách hàng vay vốn sử dụng kinh doanh đangành thì việc phân loại theo tiêu chí của ngân hàng cũng gặp khó khăn.
Cơ cấu lại các khoản nợ: Chính sách này đề cập đến nguyên tắc, các qui
định về việc xử lý các khoản nợ theo hình thức như miễn giảm lãi, chuyển đổi nợthành cổ phần, cấn trừ nợ bằng tài sản Theo thông lệ hiện nay, các hình thức xử lý
nợ này do hội đồng quản trị phê duyệt
1.3.2 Chính sách phân loại nợ
Chính sách phân loại nợ là chính sách mà các NHTM đưa ra các tiêu chí xếphạng các khoản dư nợ hiện tại theo tiêu chuẩn cụ thể vào các nhóm nợ để từ đó thựchiện trích lập dự phòng rủi ro bù đắp RRTD theo tỷ lệ tương ứng cho mỗi nhóm nợ,nhằm chủ động bù đắp tổn thất tín dụng khi có rủi ro xảy ra Đây là chính sách cốtlõi của công tác quản trị RRTD Về nguyên tắc phân loại phải được tiến hành ngaykhi cấp tín dụng và thông thường được đánh giá lại vài lần trong năm
Các ngân hàng có thể có cách phân loại khác nhau, nhưng thông thường có 5nhóm nợ được sử dụng để phân loại, đó là: nợ tiêu chuẩn hay còn gọi nợ thôngthường (nhóm 1); nợ cần theo dõi (nhóm 2); nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3); nợ cóvấn đề (nhóm 4); nợ mất vốn/tổn thất (nhóm 5), ba loại cuối được coi là nợ xấu
Để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM, rất cần thống nhất về địnhnghĩa một số khoản nợ:
- Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn
- Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 qui định tại điều 6 Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánhgiá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng hạn ghi trong hợp đồngtín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trảđầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đã cơ cấu lại
Trang 221.3.3 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động đốiphó với các tổn thất dự kiến Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dựphòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố như kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ,mức tăng trưởng tín dụng, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế cũng cần được cậpnhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất tín dụng
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho cácnhóm nợ: nợ nhóm 1 trích dự phòng 0%, nợ nhóm 2: 5%, nợ nhóm 3: 20%, nợnhóm 4: 50%, nợ nhóm 5: 100%
Theo thông lệ quốc tế có 2 cách sử dụng quĩ dự phòng bù đắp RRTD Cáchthứ nhất, các khoản nợ xấu duy trì trên bảng tổng kết tài sản cho tới khi nào khôngcòn biện pháp hoặc không còn khả năng thu hồi nợ thì mới sử dụng quĩ dự phòng
bù rủi ro Cách thứ hai, tất cả các khoản nợ xấu đều đưa ra ngoài bảng tổng kết tàisản trên cơ sở sử dụng quĩ dự phòng rủi ro để hạch toán “xoá nợ nội bộ”
Một nguyên tắc cần được tuân thủ là việc truy đòi nợ đến cùng để bù đắp lạitổn thất của khoản nợ mà ngân hàng đã phải xử lý bằng quĩ dự phòng là nguyên tắccao nhất của ngân hàng Những thông tin xung quanh xử lý khoản nợ theo tiêu chí
“xoá nợ nội bộ” phải được bảo mật
1.4 QUAN ĐIỂM, GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.4.1 Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng
Hoạt động kinh doanh trong môi trường nhiều rủi ro, buộc hoạt động quản trịrủi ro của NHTM phải chuyển đổi tương ứng Theo các nhà nghiên cứu, ở thập kỷ
70 và 80, các ngân hàng tập trung nhiều vào việc quản lý thu nhập nhằm tối đa hoálợi nhuận Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, rủi ro trở nên quan trọngtác động mạnh đến thu nhập, các ngân hàng chuyển trọng tâm chiến lược sang quản
lý doanh mục đầu tư
Kinh doanh trong lĩnh vực tài chính chủ yếu dựa vào chênh lệch lãi suất biêntrong kinh doanh tín dụng và các khoản phí của những sản phẩm dịch vụ khác,
Trang 23nhưng môi trường cạnh tranh ngày càng thu hẹp khoảng cách này Vì vậy, dẫn đến
xu hướng mở rộng khách hàng để tăng qui mô kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận,song đi kèm với nó là rủi ro Xu hướng thay đổi này, thể hiện rõ nét nhất là từ quanđiểm hướng tới mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh là ROE - mức sinh lời trên vốnchủ sở hữu, thì hiện nay yếu tố rủi ro đã được bổ sung vào mục tiêu này - gọi là kếtquả kinh doanh được điều chỉnh theo rủi ro (RAROC – hệ số sinh lời điều chỉnhtheo rủi ro)
Mô tả trong sơ đồ 1-3 cho hay mục tiêu cuối cùng của hoạt động ngân hàng
là tạo ra giá trị, nghĩa là làm tăng giá trị vốn cổ đông Để đạt được mục tiêu này, cácngân hàng phải tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt Tuy nhiên, đi đôi với mức lợinhuận là rủi ro tác động làm giảm giá trị vốn của ngân hàng Trước đây ngân hàngchỉ chú trọng đến mức lợi nhuận ròng Chỉ số này phản ánh tính thụ động vì nó làhiệu số của lợi nhuận trừ đi các tổn thất rủi ro thực tế xảy ra trong năm Với sự pháttriển của hệ thống thông tin và kỹ thuật thống kê, và yêu cầu mới trong quản trịngân hàng, mức lợi nhuận giờ đây trừ đi tổn thất rủi ro dự kiến có thể xảy ra.Phương pháp tính toán này giúp ngân hàng chủ động hơn, theo đó các ngân hàngphải tính toán chuẩn bị vốn, trích lập dự phòng để bùi đắp cho rủi ro dự kiến xảy ra.Đây chính là công cụ giúp cho ngân hàng phát triển bền vững và là nội dung cốt lõicủa tư tưởng chỉ đạo “kết quả hoạt động điều chỉnh theo rủi ro”
Sơ đồ 1-3: Quan điểm hiện tại về quản trị rủi ro ngân hàng
Nguồn: Tập huấn hỗ trợ kỹ thuật NHCT
Trang 24((*) Kết quả hoạt động điều chỉnh theo rủi ro)
Bên cạnh việc chuyển hướng về phương pháp, kỹ thuật và chiến lược hoạtđộng quản trị rủi ro của ngân hàng cũng đã có những thay đổi về mặt tổ chức bộmáy Các loại rủi ro của ngân hàng ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau, nhất là mốiquan hệ của chúng là phi tuyến tính, vì vậy hoạt động quản trị rủi ro đang được tậptrung lại theo hướng tập trung hoá Trước đây mỗi loại rủi ro có một bộ phận quản
lý độc lập và báo cáo lên Ban điều hành của ngân hàng, thì nay các bộ phận nàyđược gộp lại trong một Uỷ ban quản trị rủi ro trực thuộc sự quản lý của Ban điềuhành Sự hợp nhất này mang lại cho Ban điều hành cái nhìn tổng thể xuyên suốt cácloại rủi ro, tránh xung đột giữa các khía cạnh rủi ro
1.4.2 Các giai đoạn phát triển của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
Theo Erick (1999), hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng phát triển qua 7giai đoạn được mô tả trong sơ đồ 1-4; các giai đoạn có tính kế thừa lẫn nhau giaiđoạn sau kế thừa những cái đã có của giai đoạn trước Gắn với mỗi giai đoạn chấtlượng tín dụng có biến động lên xuống gấp khúc như mô tả đường trong sơ đồ 1-4
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn phát triển ở trình độ thấp, nhất là không có sự
hỗ trợ của công nghệ Giai đoạn này việc phân cấp/uỷ quyền phê duyệt tín dụng rấtmạnh Các sản phẩm cho vay không được hạch toán lỗ lãi riêng biệt Việc trích dựphòng, vốn đều được tập trung hoá
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn được đánh giá tiến bộ hơn giai đoạn 1 một
chút Ở giai đoạn này ngân hàng đã nhận thấy mức độ rủi ro tương đối có sự khácnhau giữa các khoản vay Vì vậy cần phải có sự phân hạng Ngân hàng bắt đầu hạchtoán hiệu quả từng khoản vay, và mục tiêu kinh doanh là ROE hoặc thu nhập ròng.Tuy nhiên việc trích lập dự phòng RRTD chưa gắn với việc xếp hạng nợ
Giai đoạn 3: Giai đoạn này ngân hàng chuyển mục tiêu sang ROE và áp
dụng cho từng sản phẩm cụ thể Tuy nhiên, qui trình hạch toán ROE ở giai đoạn nàychưa đề cập một cách thoả đáng đến RRTD Trên thực tế do ngân hàng quá chútrọng vào ROE nên giai đoạn này rất nguy hiểm và chất lượng tín dụng trên thực tế
đã tụt lùi so với giai đoạn 2
Trang 25Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn ngân hàng chấp nhận rủi ro là khái niệm về xác
suất và áp dụng các khái niệm xác suất phá sản, tổn thất kỳ vọng, tổn thất ngoài dựkiến v.v Ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến biện pháp định lượng trong quản trịRRTD
Chất lượng của tín dụng
7.Đa dạng hoá là yêu cầu tối cao
Các giai đoạn phát triển điển hình
Các giai đoạn phát triển lý tưởng.
6.Cổ đông đòi hỏi hiệu quả trong quan hệ rủi ro/LN
4 Định giá cho rủi ro 5 Quản lý danh mục đầu tư
2 Xếp hạng các khoản vay
3 Tối đa hoá ROE
1 Chúng ta chỉ có các khoản cho vay tốt
Các giai đoạn phát triển
Sơ đồ 1-4: Giai đoạn phát triển của quản trị rủi ro tín dụng
Nguồn: Erick (1999)
Giai đoạn 5: Ngân hàng áp dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại vào
quản lý danh mục tín dụng Tuy nhiên, do dữ liệu tín dụng không đáp ứng các giảthiết của lý thuyết danh mục đầu tư, nên thực tế đây là giai đoạn tụt lùi về chấtlượng tín dụng
Giai đoạn 6: Các bất cập của quản lý danh mục tín dụng trong giai đoạn 5
được khắc phục do sự tiến bộ trong hệ thống thông tin nội bộ (cho phép theo dõimức độ rủi ro hàng ngày, thậm chí trực tuyến và phương pháp đo lường rủi ro) phânhạng rủi ro nhiều hơn Nhờ đó, bộ phận quản lý danh mục có thể xây dựng hạn mứcrủi ro danh mục, hạn mức rủi ro toàn ngành/từng khách hàng, thu nhập kỳ vọng của
Trang 26định giá và duyệt các khoản tín dụng mới; dẫn tới sự tách bạch giữa hai bộ phận:quản lý rủi ro tập trung (danh mục) và bộ phận kinh doanh (trực tiếp bán các sảnphẩm tín dụng).
Giai đoạn 7: Sự phát triển trong giai đoạn 6 làm cho ngân hàng nhận thấy
rằng đa dạng hoá là tôn chỉ để đạt được mục tiêu cân bằng giữa rủi ro và thu nhập.Giai đoạn này, ngân hàng cũng phải áp dụng hệ thống phân chia lợi ích để giảiquyết mâu thuẫn giữa bộ phận quản lý danh mục (muốn đa dạng hoá) và bộ phậnkinh doanh (muốn có các giao dịch lớn, chuyên biệt vào một ngành) Đây cũng làgiai đoạn phát triển các sản phẩm tín dụng phát sinh: chứng khoán hoá, hợp nhất;nhiều ngân hàng thậm chí còn áp dụng kỹ thuật gắn giá trị khoản vay với giá thịtrường (mark to market); phân quyền mạnh ở giai đoạn 1 sang tập trung cao độ ởgiai đoạn này
Mặc dù giai đoạn 7 là giai đoạn có chất lượng quản trị RRTD cao và đượccoi là mục tiêu tiến tới của hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo tính bền vững trongmôi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, thì đối với một ngân hàng cụ thể, sựphát triển của hoạt động quản trị RRTD phụ thuộc vào trình độ công nghệ, điều kiệnthể chế, năng lực ERick (1999) khuyến cáo rằng, các ngân hàng không nên đặtmục tiêu áp dụng ngay giai đoạn 7; một chiến lược khôn ngoan là xác định rõ hiệnngân hàng đang ở giai đoạn nào và bỏ qua hoặc rút ngắn các giai đoạn 3 và 5, tức là
đi theo hướng phát triển chiến lược mô tả bằng đường thẳng đứt quãng
1.4.3 Phương pháp đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Nếu như quản trị RRTD đóng vai trò sống còn đối với ngân hàng, thì việcđánh giá được hiệu quả trong hoạt động quản trị RRTD của một ngân hàng còn làvấn đề quan trọng hơn Ngân hàng không chỉ nhận thức vai trò của quản trị RRTD,
mà còn phải biết cách xây dựng một hệ thống quản trị RRTD đáp ứng được các mụctiêu đề ra
Greuning, H và S B Bratanovic (2003) cho rằng, việc phân tích, đánh giá
về hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro nói chung tại một ngân hàng, cần phải đánh giá
Trang 27các yếu tố: (i) việc thiết lập một cơ cấu tổ chức từ cấp lãnh đạo cao nhất chịuchuyên trách về quản trị rủi ro và điều phối triển khai các chính sách, quyết địnhcủa ALCO (Uỷ ban quản lý tài sản nợ tài sản có); (ii) có chiến lược quản trị rủi ro
rõ ràng, chính thức và các chính sách liên quan với các mục tiêu cụ thể; (iii) các chỉtiêu, giới hạn rõ ràng nhằm tạo ra sự nhất quán trong quyết định Chẳng hạn nhưđưa ra chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu của khách hàng hoặc giới hạn rủi ro tối đa đối vớimột khách hàng; (iv) các quyết định kinh doanh phải dựa trên cơ sở phân tích địnhlượng và định tính, phù hợp với các giới hạn rủi ro đã xác định; (v) thông tin phảiđược thu thập đầy đủ, kịp thời nhất quán và mang tính hệ thống; (vi) xây dựng các
mô hình toán để phân tích giả định tác động của tình hình môi trường kinh tế đốivới tình trạng rủi ro của ngân hàng
Thống nhất với quan điểm của Greuning, H và S B Bratanovic (2003),nhưng với mức độ chi tiết hơn, Basel (2000) chú trọng đến quản trị RRTD và đãđưa ra 17 nguyên tắc cho hoạt động quản trị RRTD ngân hàng gồm: (i) xây dựng vàthường xuyên đánh giá chiến lược quản lý RRTD; (ii) xây dựng chính sách và quản
lý rủi ro ở tất cả các sản phẩm và hoạt động; (iii) xác định và quản lý rủi ro ở tất cảsản phẩm và hoạt động; (iv) xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cấp tín dụng rõ ràng;(v) xây dựng các hạn mức chung và cho các cấp; (vi) thủ tục phê duyệt tín dụng rõràng; (vii) việc mở rộng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát; (viii) phải có cơchế quản lý thường xuyên danh mục rủi ro; (ix) có hệ thống quản lý các khoản tíndụng cụ thể; (x) xây dựng hệ thống xếp loại rủi ro nội bộ; (xi) có hệ thống thông tinthích hợp và hiệu quả; (xii) có hệ thống quản lý chất lượng danh mục dư nợ; (xiii)đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế; (xiv) có hệ thống đánh giá chất lượngquản lý RRTD một cách độc lập; (xv) duy trì mức độ rủi ro ở mức phù hợp với tiêuchuẩn nội bộ; (xvi) có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong tìnhtrạng có thể xảy ra RRTD; (xvii) phải có hệ thống kiểm soát hoạt động hiệu quả
Mặc dù số lượng, trọng tâm sử dụng các chỉ tiêu có khác nhau, tùy thuộc vàomục đích, mức độ phát triển của ngân hàng được đánh giá; nhưng phương pháp đánhgiá cơ bản dựa vào 4 trụ cột: 3 trụ cột liên quan đến các yếu tố thuộc chủ quan của
Trang 28ngân hàng (xây dựng môi trường quản trị RRTD; thực hành quy trình cấp tín dụnglành mạnh, duy trì hoạt động theo dõi, đo lường rủi ro) và một trụ cột liên quan đếnvai trò của cơ quan giám sát và/hoặc cơ quan kiểm toán bên ngoài Đây là khuôn khổphân tích mà luận văn dùng để đánh giá hoạt động quản trị RRTD của NHCT QuảngBình, tóm tắt khuôn khổ phân tích được mô tả như trong sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ 1-5: Khuôn khổ phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
Nguồn: Tập huấn dự án hỗ kỹ thuật trợ tái cơ cấu NHCT Việt Nam
Môi trường được hiểu là quan điểm, văn hoá, chiến luợc cũng như nguyêntắc ứng xử về RRTD mà một ngân hàng xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thốngcủa mình Các yếu tố này tạo một môi trường để mọi bộ phận, cán bộ ngân hàngtriển khai hoạt động quản trị RRTD một cách cụ thể Một môi trường được coi làhợp lý khi đảm bảo được các yếu tố sau:
- Xây dựng được chiến lược rõ ràng về RRTD và chiến lược này được đánhgiá lại một cách thường xuyên, ít nhất là 1 năm 1 lần;
- Xác định và phân định rõ trách nhiệm, trong đó Hội đồng quản trị nhậnthức được rõ trách nhiệm cuối cùng và vai trò phê duyệt chiến lược, chính sáchRRTD, Ban điều hành/quản lý chịu trách nhiệm triển khai
Chính sách cho vay và quy trình đề cập đến việc thiết lập các giới hạn, tiêuthức, điều kiện rõ ràng và việc tuân thủ chặt chẽ các giới hạn, tiêu thức đó trong cấptín dụng Một ngân hàng được coi là hoạt động trong quy trình lành mạnh khi xâydựng các yếu tố:
Trang 29- Thiết lập các tiêu chí cụ thể cho cấp tín dụng, từ việc cấp tín dụng lần đầuđến việc việc gia hạn nợ, mở rộng nhằm đảm bảo mọi khoản tín dụng đều đượcgiám sát, quản lý chặt chẽ, đặc biệt là đối với khách hàng có quan hệ với ngân hàng;
- Xây dựng các giới hạn rủi ro cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liênquan, cả đối với các giao dịch nội bảng cũng như ngoại bảng; giới hạn theo cấpthẩm quyền
Kiểm soát, theo dõi đo lường đề cập đến các biện pháp giám sát, quản lý tíndụng Cần đạt được các yếu tố:
- Có hệ thống thông tin, dữ liệu cho phép theo dõi thường xuyên, chính xác
và đầy đủ mức độ RRTD, cả nội bảng và ngoại bảng; cập nhật thông tin về xuhướng thị trường, phát triển kinh tế;
- Xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ;
- Có hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát quá trình quản trị RRTD;
- Có kế hoạch hành động trong các trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng vềRRTD
Vai trò của cơ quan giám sát/kiểm toán bên ngoài Ba trụ cột trên là rất quantrọng và là điều kiện tiên quyết, song chưa đủ để đảm bảo cho ngân hàng có đượcmột cơ chế quản trị RRTD hiệu quả Cơ quan giám sát/kiểm toán bên ngoài đóngvai trò khách quan đánh giá và buộc các ngân hàng phải thiết lập được các trụ cộtnày Để đảm bảo hiệu quả, cơ quan giám sát/kiểm toán bên ngoài cần phải đáp ứngđược các yêu cầu sau:
- Đặt ra các yêu cầu buộc các ngân hàng phải xây dựng và áp dụng một hệthống quản trị RRTD hiệu quả; các cơ quan này cũng phải có bộ phận đánh giá định
kỳ hoạt động của hệ thống này;
- Thiết lập các giới hạn rủi ro đối với một khách hàng, nhóm khách hàng chocác Ngân hàng; cũng như các báo cáo bắt buộc để theo dõi tình hình
Về thẩm quyền, ý kiến của bộ phận quản trị RRTD là yêu cầu bắt buộc củacác quyết định tín dụng Ngân hàng có xu hướng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín
Trang 30dụng: Trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lậpbáo cáo đề xuất và đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợpcho từng khách hàng trong thời hạn thường là một năm và bộ phận kinhdoanh/khách hàng được sử dụng hạn mức đó Các khoản tín dụng vượt hạn mứcnày, hoặc đối với các khách hàng chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận rủi ro.
Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào hội đồng tíndụng Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tín dụng phải có thành viên từ
bộ phận rủi ro Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm 1/2 thành viên hội đồngtín dụng, Chủ tịch hội đồng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến củathành viên rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn Chẳng hạn, trong trường hợp có sự bấtđồng với số lượng 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng
Về hệ thống giới hạn/hạn mức tín dụng, có nhiều loại giới hạn được sử
dụng Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng thiết lập một hạn mức RRTD tổng thể,dưới mức rủi ro tổng thể này, có các hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch nhưcho vay, bảo lãnh, L/C v.v… Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tínhlinh hoạt, việc xây dựng giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: Mọihạn mức/giới hạn sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tíndụng tổng; nhưng tổng các hạn mức/giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằnghạn mức tổng thể
1.5 MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG
Quá trình phân tích đánh giá RRTD, các chuyên gia ngân hàng thường sửdụng nhiều mô hình, các mô hình phản ánh về mặt định lượng, mô hình phản ánh vềmặt định tính Các mô hình này không loại trừ lẫn nhau mà bổ sung cho nhau vàtheo trình độ phát triển thì một NHTM cũng có thể sử dụng nhiều mô hình để đánhgiá RRTD tiềm tàng của mỗi khách hàng ngay từ khâu phân tích hồ sơ xin vay, cậpnhật đánh giá xếp hạng khách hàng trong quá trình vay trả nợ, phân tích khả năng
vỡ nợ của khách hàng để xác định chiến lược xử lý nợ xấu trong tín dụng là “duy trì” hay “rút lui” Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, xin được đề cập tóm
tắt một số mô hình dưới đây:
Trang 311.5.1 Mô hình phân tích cổ điển
(+) Phân tích tín dụng cơ sở hình thành một khoản cho vay tốt
Tổng kết từ kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới cho thấy rằng khi xemxét một hồ sơ xin vay, phòng tín dụng phải trả lời thoả đáng 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Người xin vay có đáng tin cậy không? Làm sao có thể biết?
Câu 2: Liệu hợp đồng tín dụng có thể được cấu trúc để bảo vệ an toàn khoảnvay cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng món vay một cách hiệu quảkhông?
Câu 3: Liệu ngân hàng có quyền đối với tài sản và thu nhập của khách hàngtrong trường hợp khoản cho vay có vấn đề và liệu ngân hàng có thể thu hồi vốnnhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không?
Có thể xem xét một cách tóm lược việc ngân hàng giải quyết các câu hỏi nêutrên trong quá trình cho vay của mình dưới đây
Khách hàng xin vay có đáng tin cậy không?
Để trả lời câu hỏi này, NHTM thường tiến hành nghiên cứu chi tiết sáu khía
cạnh (6 “C”, chữ cái đầu của tiếng Anh) của hồ sơ xin vay: Tính cách, năng lực,
dòng tiền mặt, tài sản thế chấp, các điều kiện và sự kiểm soát Tất cả phải thoả mãn
các yêu cầu đối với một khoản cho vay tốt theo quan điểm của người cho vay
Tính cách (Character): Cán bộ tín dụng phải có được những bằng chứng cho
thấy rằng khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợ nghiêmtúc Trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõràng là những tiêu chuẩn tạo dựng nên tính cách của khách hàng trong cách nhìnnhận của cán bộ tín dụng Nếu cán bộ tín dụng cảm thấy khách hàng đó không trungthực trong cam kết sử dụng vốn vay hay kế hoạch trả nợ thì khoản cho vay sẽ khôngđược thực hiện bởi vì nếu cho vay, nó sẽ rất có thể trở thành một khoản nợ khó đòiđối với ngân hàng
Năng lực (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng khách hàng có đủ
tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vay vốn Ví dụ, người chưa đủ 18 tuổi làngười chưa đến tuổi vị thành niên, không có đủ tư cách pháp lý để lập một hợp
Trang 32đồng tín dụng Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện chocông ty uỷ nhiệm để tiến hành thoả thuận và ký kết hợp đồng tín dụng phải đượchội đồng quản trị phê duyệt quyết định xin vay của công ty theo đúng qui định củapháp luật
Dòng tiền mặt (Cash folow): Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với
một yêu cầu xin vay và thường tập trung vào câu hỏi: Liệu người vay có khả năngtạo ra một dòng tiền mặt đủ lớn để đáp ứng yêu cầu hoàn trả cho ngân hàng mónvay không? Nhìn chung khách hàng vay vốn chỉ có ba nguồn có thể được sử dụng
để hoàn trả khoản vay: (a) Dòng tiền mặt từ doanh thu bán hàng hoặc thu nhập, (b)dòng tiền từ việc bán tài sản, (c) các nguồn vốn huy động bằng cách phát hành nợhay chứng khoán vốn Bất cứ nguồn nào trong ba nguồn nêu trên đều có thể được
sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng Tuynhiên, các ngân hàng rất quan tâm tới dòng tiền tạo ra từ doanh thu bán hàng vàxem đây là một nguồn chính để thanh toán nợ, bởi vì việc bán các tài sản có thể làmsuy yếu năng lực hoạt động của người vay và khiến cho ngân hàng rơi vào tìnhtrạng một chủ nợ không được đảm bảo Hơn nữa, sự thu hẹp quy mô dòngtiền mặt thường ẩn chứa một sự suy giảm trong kinh doanh và do đó ngânhàng phải đối mặt với rủi ro về một khoản nợ có vấn đề
Tài sản thế chấp (Collateral): Trong việc đánh giá tài sản thế chấp dành
cho khoản vay, cán bộ tín phải đặt câu hỏi: Người vay có sở hữu một tài sản nào vớigiá trị ròng tương xứng với khoản vay không? Cán bộ tín dụng phải rất nhạy cảmvới những đặc điểm như thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ chuyênmôn hoá thể hiện ở tài sản của khách hàng Ở đây, công nghệ có một vị trí quantrọng Nếu tài sản của khách hàng quá lỗi thời về công nghệ, giá trị thế chấp củachúng sẽ bị giảm bởi lý do: ngân hàng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìmngười mua lại những tài sản này nếu khoản cho vay không được hoàn trả
Các điều kiện môi trường (Conditions): Cán bộ tín dụng và các chuyên
gia phân tích tín dụng phải nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây củakhách hàng cũng như của ngành mà khách hàng hoạt động, thấy được mức độ tác
Trang 33động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay Một khoản chovay dường như rất tốt trên giấy tờ nhưng có thể giá trị của nó bị sụt giảm do doanhthu hay thu nhập của khách hàng giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc do lãisuất tăng cao trước sức ép của lạm pháp Để có thể phân tích nội dung này, NHTMrất cần lưu trữ các dữ liệu thông tin từ các báo, tạp chí, báo cáo nghiên cứu - về cácngành mà ngân hàng phục vụ chủ yếu.
Sự kiểm soát (Control): Nhân tố cuối cùng trong việc đánh giá độ tin cậy
của một khách hàng là sự kiểm soát, nó tập trung vào các câu hỏi như: Liệu nhữngthay đổi khi chính sách đưa ra quy định mới có ảnh hưởng bất lợi đến người vaykhông và liệu khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng do các cơquan quản lý ngân hàng đặt ra?
Liệu một hợp đồng tín dụng có được cấu trúc hoàn chỉnh hay không?
Một hợp đồng tín dụng được cấu trúc hợp lý phải bảo vệ được ngân hàng vànhững người mà ngân hàng đại diện (những người gửi tiền và các cổ đông), hạn chếnhững hoạt động có thể đe doạ tới khả năng thu hồi vốn của ngân hàng Quá trìnhthu hồi vốn cho vay bao gồm thời điểm và địa điểm phải được xác định rõ ràngtrong hợp đồng tín dụng
Tất cả các biện pháp mà NHTM áp dụng là nhằm tạo ra vùng an toàn chokhoản vay Vùng an toàn đối với khoản vay của NHTM là hết sức quan trọng, ngaytrong công thức tính toán của mình về mức lãi suất cho vay đã bao hàm phần chi phí
bù đắp tổn thất tín dụng, vì vậy để hạn chế tổn thất tín dụng các NHTM thường tạo
ra xung quanh khoản vay một vùng an toàn, mô phỏng trong sơ đồ 1-6
Phần trên cho chúng ta thấy các NHTM dùng ba phương pháp sau để hạn chếrủi do đối với khoản cho vay Biện pháp đầu tiên đó là xem xét thu nhập hay dòngtiền mặt của khách hàng để trả nợ cho món vay Biện pháp thứ hai đó là việc xemxét kỹ sự lành mạnh trên bảng cân đối kế toán của khách hàng cũng như xem xétnhững tài sản có thể được dùng làm tài sản thế chấp hay xem xét những tài sản cótính thanh khoản có thể bán để tăng lượng tiền mặt bù lại những thiếu hụt trongluồng tiền của khách hàng Biện pháp cuối cùng là biện pháp an toàn từ bên ngoài
Trang 34bao gồm sự bảo đảm từ phía người chủ sở hữu doanh nghiệp hay sự bảo đảm bằngtài sản của bên thứ ba.
Sơ đồ 1-6: Vùng an toàn xung quanh khoản vay của ngân hàng
Nguồn: Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính
Các nguồn thông tin về khách hàng: Để đánh giá khách hàng, theo thông lệ
chung thì NHTM chủ yếu dựa vào các thông tin từ bên ngoài để đánh giá tính cách,tình hình tài chính và tài sản thế chấp của khách hàng NHTM cần phải tiếp xúc vớicác chủ nợ khác để nắm bắt rõ khách hàng của mình
(+)Kiểm tra tín dụng: Theo nguyên lý chung để bảo đảm giám sát an
toàn khoản vay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện 5 vấn đề cơ bản:
Một là, tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví
dụ định kỳ 30, 60, 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với nhữngkhoản tín dụng lớn thì thường xuyên hơn; thậm chí những khoản cho vay có vấn đềđược kiểm tra theo tuần, ngày
Hai là, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung kiểm tra một cách thận
trọng và chi tiết, bảo đảm những nội dung quan trọng xung quanh một khoản vayphải được kiểm tra
Các nguồn trên bảng cân đối của người vay Doanh thu lợi nhuận dự tính của khách hàng Bảo lãnh của các cá nhân
Khoản tiền ngân hàng phải chịu rủi ro bằng khoản tiền vay gốc cộng với tiền lãi trừ đi tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Hoặc dòng tiền hoặc tài sản cam kết hoặc doanh nghiệp
Trang 35Ba là, kiểm tra thường xuyên khoản cho vay lớn, bởi vì một khi khách hàng vay
lớn có vấn đề lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của ngân hàng
Bốn là, quản lý chặt chẽ và thường xuyên khoản vay có vấn đề, tăng cường
kiểm tra giám sát phát hiện những dấu hiệu không bình thường liên quan đến khoảnvay và được báo cáo kịp thời đến các cấp lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời
Năm là, tăng cường kiểm tra, rà soát lại khoản cho vay khi nền kinh tế có
những biểu hiện đi xuống, hoặc ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng có những vấn
đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển để có biện pháp ứng phó điều chỉnh, hạnchế giảm thiểu RRTD
Qua kiểm tra, rà soát cần phải nhận biết những dấu hiệu của khoản cho vay
có vấn đề và những biểu hiện về chính sách cho vay của ngân hàng kém hiệu quả để
có ứng phó điều chỉnh kịp thời (chi tiết về biểu hiện của những khoản nợ xấu vàchính sách cho vay kém hiệu quả có thể xem phụ lục 03)
1.5.2 Mô hình Z của Altman
Mô hình điểm số Z của E I Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối vớicác công ty của Mỹ Hàm số Z là thước đo tổng thể để phân loại RRTD đối vớingười vay và phụ thuộc vào:
- Các trị số của các chỉ tiêu tài chính của người vay (Xj)
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ
Từ đó, Altman đưa ra mô hình cho điểm bởi hàm số:
Z= 1,2X1 +1,4 X2 +3,3 X3 + 0,6 X4 + 0,999 X5
Trong đó X1= Tỷ số vốn lưu động ròng/Tổng tài sản
X2= Tỷ số giữa lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
X3 =Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản
X4 = Tỷ số giữa thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ nợ dài hạn
X5 =Tỷ số giữa doanh thu/Tổng tài sản
Ý nghĩa: Trị số Z càng cao, xác suất vỡ nợ của khách hàng vay vốn càng thấp.
Trị số của Z càng nhỏ hoặc âm thì nguy cơ vỡ nợ của khách hàng vay vốn sẽ cao
Trang 36Theo mô hình cho điểm của Altman, các công ty có điểm số Z thấp hơn 1,81được xếp hạng vào nhóm có nguy cơ phá sản cao Căn cứ vào kết luận này ngânhàng sẽ không cung cấp tín dụng cho khách hàng xin vay khi tính toán thẩm định cóđiểm số Z dưới 1,81, khách hàng đã vay vốn khi rà soát đánh giá cho điểm Z mà ởmức thấp hơn 1,81 sẽ áp chế ngay những biện pháp kiểm soát đặc biệt, trong thờigian theo dõi nhất định cho thấy khó cải thiện thì chiến lược “rút lui” tín dụng sẽđược quyết định Những công ty vay vốn có trị số Z trên 2,99 là những khách hàng
có hệ số an toàn cao, ít có khả năng xảy ra vỡ nợ, thường được ngân hàng ưu tiêncấp tín dụng
Với mô hình này cũng có hạn chế sau:
- Mô hình này chỉ cho phép ngân hàng phân khách hàng thành hai nhóm là
vỡ nợ và không vỡ nợ Trong thực tế, “vỡ nợ” của các công ty phân theo các loạikhác nhau ở mỗi mức độ nhất định, từ mức độ chậm trễ trong trả lãi tiền vay, đếnmức độ phải kéo dài thời hạn trả nợ, đến cấp độ không trả được nợ gốc và lãi tiềnvay Điều này cũng có nghĩa cần có mô hình tính điểm ở mức chi tiết hơn, thangđiểm ở nhiều mức để phân loại khách hàng ở các nhóm tương ứng với mức vỡ nợkhác nhau
- Những biến số của mô hình tính điểm Z bị chi phối bởi sự biến động củathời gian và môi trường kinh doanh, nhưng mô hình không thể giải thích được vấn
đề này Bên cạnh đó, mô hình của Altman lại giả thiết các biến số Xj là không phụthuộc lẫn nhau, trong khi các biến kinh tế có tác động, gắn bó mật thiết với nhau
- Mô hình đã không tính tới một số nhân tố quan trọng mặc dù việc lượnghoá những nhân tố này là khó khăn, ví dụ “danh tiếng”, mối quan hệ truyền thốnggiữa ngân hàng với khách hàng, hay yếu tố chu kỳ kinh doanh nền kinh tế
Với điều kiện môi trường của Việt Nam hiện tại chúng ta thấy thông tinkhông minh bạch, hoạt động kiểm toán độc lập gần như rất sơ khai, chắc chắn việcvận dụng mô hình này vào phân tích đánh giá rủi ro khách hàng là rất khó thực hiện
1.5.3 Mô hình tính điểm
Ngày nay, nhiều ngân hàng đã tiến thêm bước trong việc cho điểm với kháchhàng vay vốn trên cơ sở chi tiết hoá các chỉ tiêu định tính và định lượng sẽ tiến hành
Trang 37bảo đảm sự phù hợp với từng nhóm khách hàng: khách hàng cá nhân; khách hàng làdoanh nghiệp ở mức chi tiết với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanhnghiệp là tổ chức tài chính tín dụng Dù là phương pháp phân tích cổ điển hayphương pháp theo mô hình Z của Altman, cho đến phương pháp tính điểm tín dụngđược phân bổ cho chỉ tiêu tài chính và những chỉ tiêu phi tài chính là một trong biệnpháp nhằm hạn chế RRTD Vì vậy, luận văn đề cập chung những chỉ tiêu phi tàichính và chỉ tiêu tài chính của nhóm khách hàng là doanh nghiệp nói chung (phụ lục02) và nhóm khách hàng cá nhân để đánh giá cân nhắc những RRTD trên cơ sở xếphạng tín nhiệm khi xem xét cấp tín dụng và được đánh giá lại theo định kỳ
(+) Nguyên tắc tổng hợp điểm số tín dụng đối với doanh nghiệp:
- Trong nhóm chi tiêu phí tài chính tuỳ theo mức độ quan trong của mỗi chỉ
tiêu mà ngân hàng cho một trọng số nhất định, tổng các trọng số là 100%.
- Nhóm các chỉ tiêu tài chính với 11 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm cũng được tínhtoán theo trọng số tương tự nhóm chỉ tiêu phi tài chính và sau tổng hợp chung
- Sau khi tính toán tổng hợp điểm cho các chỉ tiêu phi tài chính (A) và chỉtiêu tài chính (B), ngân hàng tiếp tục áp dụng trọng số (%) cho 2 nhóm chỉ tiêu này,
ví dụ NHTM qui định trọng số A= 45%; B=55% khi chỉ số tài chính đã được kiểmtoán
(+) Thang điểm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp và cácNHTM có thể đặt ra ở các ký hiệu khác nhau, ký hiệu theo chữ, theo số Tuy nhiênchúng đều giống nhau ở cấp độ đánh giá tín nhiệm Ví dụ, xếp hạng của Moodys ,mức cao nhất trong điểm số tín dụng là Aaa, Aa1, Aa2,Aa3, chất lượng kém nhất làCaa; của Standard&Poors, mức điểm tín dụng cao nhất là AAA, AA+, AA, AA-,mức điểm tín dụng thấp nhất là CCC, của một số NHTM có thể xếp từ điểm1,2,3 7 (mức điểm 1 là tốt nhất, 7 là điểm xấu nhất)
(+) Các NHTM thường đưa ra khung chuẩn để chấm điểm cho từng nhómkhách hàng doanh nghiệp, ở mức chi tiết hơn ngân hàng có thể đưa ra tiêu chí chấmđiểm cho loại khách hàng hoạt động ở ngành nghề khác nhau và các bước trong quitrình chấm điểm được qui định rất cụ thể trong sổ tay tín dụng
Trang 38Bảng 1-1: Những tiêu chí cho điểm đối với khách hàng là cá nhân
STT Các hạng mục xác định cho điểm tín dụng Số điểm
1 Nghề nghiệm của người vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh
Công nhân có kinh nghiệm
Nhân viên văn phòng
Sinh viên
Công nhân không có chuyên môn
Nhân viên làm việc nửa thời gian
10 8 7 5 4 2
4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm
Từ một năm trở xuống
5 2
5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm
Từ 1 năm trở xuống
2 1
6 Có điện thoại tại nơi ở không
Có
Không
2 0
8 Các tài khoản tại ngân hàng
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc
Chỉ tài khoản tiết kiệm
Chỉ tài khoản phát hành séc
Không có
4 3 2 0
Nguồn: Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính
(trang 735)
Qui định về tiêu chuẩn cấp tín dụng khi doanh nghiệp đạt mức độ xếp hạngthế nào sẽ cấp tín dụng, mức nào xem xét rút lui trong trường hợp đã cấp tín dụng,mức nào không được cấp tín dụng cũng được qui định cụ thể tại sổ tay tín dụng
Trang 39Như vậy, chúng ta có thể thấy khi xem xét mô hình đánh giá RRTD củakhách hàng là doanh nghiệp bằng phương pháp cho điểm đó là sự kế thừa gần nhưđầy đủ của phương pháp phân tích cổ điển, các chỉ số phi tài chính như phân tíchmôi trường kinh doanh, năng lực doanh nghiệp, tài sản thế chấp cũng như các chỉ
số tài chính đều được sử dụng trong mô hình tính điểm Ngay cả phương pháp chođiểm cũng có tới gần 50% là việc cho điểm dựa trên phân tích đánh giá của chuyêngia phân tích, vì vậy mức độ đánh giá về RRTD có thể xảy ra cũng sẽ mang tínhchất tương đối, cần được rà soát, cập nhật, đánh giá thường xuyên
Thực tế về sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của cá nhân ngày càng giatăng, để xử lý số đơn ngày một tăng của khách hàng, với hệ thống thông tin cá nhânsẵn có, các ngân hàng sử dụng hệ thống cho điểm để đánh giá mức rủi ro của kháchhàng để cấp tín dụng theo các mức cho vay cụ thể Hệ thống cho điểm này đã đượcnhiều ngân hàng tự động hoá, được khách hàng rất ưa thích, vì nó rút ngắn thời gian
xử lý một món vay, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả chấpnhận cho vay, cho vay bao nhiêu hoặc từ chối cho vay
Mô hình tính điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7-12 hạng mục, mỗihạng mục được cho điểm từ 1 đến 10 Bảng 1-1 ở trên là mức điểm cho từng hạngmục của ngân hàng Mỹ thường sử dụng để đánh giá rủi ro trước khi cấp tín dụngtiêu dùng
Cơ sở lý luận của hệ thống cho điểm này là ngân hàng có thể định dạng đượccác yếu tố về tài chính, kinh tế và động cơ của khách hàng để tách riêng khoản vayloại tốt với khoản cho vay loại tồi thông qua việc quan sát thu nhập và tổng kết từ
số đông các khách hàng đã từng nợ trước đây Bên cạnh đó ngân hàng giả định rằngcác yếu tố tài chính và yếu tố khác mà trước đây đã từng tạo ra sự khác biệt giữakhoản tín dụng tốt và khoản tín dụng chất lượng không tốt vẫn có thể được áp dụngtrong tương lai, với tỷ lệ sai sót nhỏ Giả định này có thể sai nếu như có sự biếnđộng đột ngột của nền kinh tế và các yếu tố khác Chính vì vậy, các ngân hàng cũngthường cập nhật lại hệ thống tính điểm
Trang 40Điểm tối đa cho khách hàng có thể nhận được từ 8 yếu tố trên là 43 điểm,điểm thấp nhất là 9 điểm Giả sử ngân hàng nhận thấy rằng với những khoản nợ đãđược ký duyệt trước đây có điểm số không quá 28 thì có tới 40% số nợ đó đã trởthành chất lượng kém và trên mức điểm 28 là những khoản tín dụng có chất lượng
từ trung bình đến cao Với sự thống kê phân tích, NHTM căn cứ vào đó đặt ra cácmức điểm: Từ 28 điểm trở xuống, ngân hàng từ chối cấp tín dụng; các mức 29-30điểm có thể cấp tín dụng ở mức 10 triệu đồng; từ 31-33 điểm mức 15 triệu đồng…mức 41-43 điểm cao nhất ví dụ là 50 triệu đồng
1.6 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RRTD CỦA CÁC NHTM TRÊN THẾ GIỚI
Nhằm hướng tới một mô hình chuẩn, hiệu quả về quản trị RRTD, có thể xemxét, học tập kinh nghiệm mô hình quản trị của Ngân hàng ING Bank, hiện đangđược coi là ngân hàng hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả trong quản trị rủi ro nóichung, RRTD nói riêng, được Standard & Poor’s xếp hạng A+ và Moody’s xếphạng Aa3 Bảng 1-2 trình bày kết quả đánh giá chất lượng tài sản tín dụng trong giaiđoạn 2001-2002 của ING Bank
Bảng 1-2: Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ING Bank
Xếp loại Loại xếp theo hạng nội bộ
49,648,12,3
46,551,71,8
Nguồn: Báo cáo thường niên của ING Bank 2002
Ghi chú: (*) ING có hệ thống xếp hạng nội bộ chia khách hàng thành 22hạng rủi ro (hạng 1 là rủi ro thấp nhất) Các khách hàng từ hạng 18 trở xuống 22được coi là khách hàng có vấn đề (có nợ xấu)
Nhìn chung, mô hình quản trị RRTD mà ING Bank áp dụng có một số nétchính như sau:
- Về cơ cấu bộ máy, có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản trị rủi ro vàkinh doanh, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro được nhận biết
và quản trị một cách có hiệu quả Bộ phận quản trị RRTD là một bộ phận nằm trong