Những tác động của môi trường kinh tế đến tín dụng, rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 47 - 51)

CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Những tác động của môi trường kinh tế đến tín dụng, rủi ro tín dụng

• Môi trường kinh tế Quảng Bình - những thuận lợi và thách thức

Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, với diện tích 8.037,6 km2, vùng đặc quyền lãnh hải Quảng Bình có diện tích gần 20.000km2 với 5 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Cọ, Hòn Nồm, Hòn Chùa. Bắc Quảng Bình giáp Hà Tĩnh, Nam giáp Quảng Trị, Đông giáp Biển Đông với đường bờ dài 116 km và Tây giáp nước bạn Lào với chiều dài đường biên giới 201,9 km. Về tổ chức hành chính có 7 đơn vị cấp huyện gồm 5 đơn vị giáp biển TP Đồng Hới, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và 2 đơn vị miền núi: Huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá.

Quảng Bình là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm, kinh tế thuần nông, doanh nghiệp doanh nhân còn ít, nhỏ bé. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mưa lũ, bão, nắng hạn thường xuyên xảy ra tác động lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng đặc biệt là RRTD. Tuy nhiên Quảng Bình là địa phương có nhiều tiềm năng, có đủ yếu tố về biển, sông, đồng bằng, trung du, miền núi, có di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng... nên trong tương lai các ngành công nghiệp, du lịch, nuôi trồng chế biến nông lâm thuỷ hải sản sẽ phát triển, tạo môi trường hoạt động ngân hàng và đầu tư tín dụng phát triển.

Môi trường kinh tế Quảng Bình vừa thuận lợi vừa thách thức cho hoạt động đầu tư tín dụng ngân hàng, do đó công tác quản trị rủi ro trong đầu tư tín dụng đặt ra

Bản đồ Hành Chính Quảng Bình

• Chính sách, cơ chế kinh tế liên quan, tác động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng

- Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 15/6/2004 đã tạo hành lang thông thoáng, giao quyền chủ động hơn trong kinh doanh NHTM, tách chức năng chính sách ra khỏi chức năng kinh doanh NHTM, xoá bỏ các ưu đãi về điều kiện vay vốn, lãi suất đối với các thành phần kinh tế quy định từ điều 5 đến điều 10 tại Luật các tổ chức tín dụng cũ. Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi tiếp tục nới lỏng, thực hiện cam kết lộ trình mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng, đang tạo và gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các NHTM ngay trên sân nhà.

- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, các thông tư hướng dẫn về đăng ký giao dịch bảo đảm, văn bản của Ngân hàng Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, thanh toán, tỷ lệ ký quỹ bắt buộc, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trong kinh doanh ngân hàng… đã tạo ra môi trường pháp lý cho hạch toán và kinh doanh NHTM phản ánh đúng cơ chế thương mại, thị trường, yêu cầu quản trị rủi ro kinh doanh.

- Luật thương mại, luật phá sản đã được chỉnh sửa theo hướng nới lỏng thương quyền, sát đòi hỏi thực tế. Luật đất đai và các nghị định hướng dẫn đã đồng bộ hơn, từng bước tạo lập môi trường rõ ràng, minh bạch hơn trong các giao dịch dân sự như: thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng…

- Nỗ lực cải cách hành chính hệ thống quản lý Nhà nước các cấp vài năm gần đây đã đạt được những tiến bộ đáng kể, giảm bớt phiền hà, tốn kém thời gian và tiền bạc của dân, nhất là giới doanh nhân.

Tuy nhiên thể chế kinh tế thị trường vẫn còn những điều bất cập như: quyền quyết định tín dụng độc lập theo quy định pháp luật của NHTM Nhà nước đôi khi chưa được tôn trọng; mặc dù điều 15 Luật các tổ chức tín dụng đã quy định không ai có quyền can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, nhưng trên thực tế thì vẫn có cách can thiệp “tinh tế” từ các cấp uỷ và chính quyền địa phương gây sức ép ngầm, tạo ra những sai lệch và RRTD ngay từ khâu thẩm định khoản vay của NHTM.

• Tình hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại Quảng Bình, nhìn dưới góc độ nhìn quản trị RRTD, có những đặc điểm đáng chú ý sau:

- Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm, loại hình và lĩnh vực kinh doanh đa dạng, phần lớn là doanh nghiệp dân doanh như công ty cổ phần, công ty tráchn hiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Theo thống kê đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Bình, đến năm 2007, toàn Tỉnh có: 1.496 doanh nghiệp với vốn đăng ký 5.015 tỷ đồng.

Qua số liệu bảng 2-2 cho thấy quy mô kinh doanh và năng lực tại các doanh nghiệp còn nhỏ bé, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng cạnh tranh, hội nhập trong cơ chế thị trường yếu, rủi ro trong kinh doanh khó tránh khỏi, khi doanh nghiệp rủi ro trên thương trường dẫn đến tín dụng NHTM đầu tư vào doanh nghiệp cũng tiềm ẩn rủi ro khó lường.

Bảng 2-2: Tình hình doanh nghiệp tại Quảng Bình từ 2006 đến 2007

TT Loại DN Năm 2006 Năm 2007

Số lượng Vốn (tỷ đồng) Số lượng Vốn (tỷ đồng) 1 2 3 4 DNNN Công ty cổ phần Công ty TNHH DNTN 25 68 603 339 410 526 1.513 201 10 131 937 418 150 610 3.840 515 Tổng cộng 1.035 2.650 1.496 5.015

Nguồn: Báo cáo đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Quảng Bình

- Qua điều tra và thu thập số liệu cho thấy doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) địa phương một thời gian dài hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tín dụng các chi nhánh NHTM Nhà nước. Trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao và rõ ràng của kinh tế thị trường, các DNNN dần bộc lộ các khó khăn như mất thị trường, kinh doanh thua lỗ, công nợ tồn đọng lớn. Các ngành như kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, xây dựng, chế biến thuỷ hải sản… gặp nhiều rủi ro, để lại nợ xấu lớn tại các chi nhánh NHTM Nhà nước ở Quảng Bình như Công ty Sông Gianh thua lỗ nợ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng 32 tỷ đồng, Công ty Xuất nhập khẩu 11 tỷ nợ quá hạn, Công ty Kinh doanh tổng hợp 38 tỷ,… các doanh nghiệp khác đều nằm trong tình trạng khó khăn để trả nợ vay, phải giảm nợ, cơ cấu lại nợ vay, chuyển đổi doanh nghiệp hoặc giải thể, phá sản. Đến 2007, DNNN chỉ còn 10 đơn vị, chủ yếu các ngành dịch vụ, điện nước, xổ số, nông lâm trường.

- Đối với khách hàng doanh dân, tình trạng báo cáo tài chính thiếu trung thực, không được kiểm toán, sổ sách kế toán và hạch toán chưa rõ ràng, không chính xác, phản ánh lỗ hoặc giảm lãi nhằm để gian lận thuế. Trong khi đó, báo cáo với ngân hàng kinh doanh có lãi để được xét vay vốn… dẫn đến thẩm định đánh giá tín dụng của ngân hàng thiếu cơ sở, RRTD cao.

- Ngoài ra kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng những rủi ro như đạo đức, lừa đảo, thay đổi thể chế chính sách, chính trị, thiên tai… Từ đó, dẫn đến RRTD.

Với những sản phẩm tín dụng hiện hành, đứng trên góc độ quản trị rủi ro, chúng tôi có thể phân chia sản phẩm tín dụng của NHCT phục vụ khách hàng như sau:

+ Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức:

- Sản phẩm cho vay ngắn hạn đến 12 tháng: là những khoản cho vay đến 12 tháng, thông thường tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp;

- Cho vay trung hạn là những khoản cho vay từ trên 12 tháng đến 5 năm; - Cho vay dài hạn với thời hạn trên 5 năm, chủ yếu tài trợ cho các dự án đầu tư;

- Cho vay ngoại tệ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối;

- Tài trợ thương mại, NHCT cung cấp nhiều loại tín dụng liên quan đến thương mại cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho xuất nhập khẩu hàng hoá ra vào Việt Nam;

- Đồng tài trợ với tư cách là thành viên hay ngân hàng đầu mối thu xếp vốn dự án;

- Bảo lãnh: bao gồm sản phẩm theo yêu cầu khách hàng như: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán tạm ứng; bảo lãnh bảo hành sản phẩm.

+ Khách hàng là cá nhân:

- Một số sản phẩm tín dụng trên cũng có thể cung ứng cho khách hàng cá nhân, hoặc kiểu hộ gia đình sản xuất kinh doanh;

- Cho vay tiêu dùng; - Thẻ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w