KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RRTD CỦA CÁC NHTM TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 40 - 43)

2. Xếp hạng các khoản vay 3 Tối đa hoá ROE

1.6.KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RRTD CỦA CÁC NHTM TRÊN THẾ GIỚ

Nhằm hướng tới một mô hình chuẩn, hiệu quả về quản trị RRTD, có thể xem xét, học tập kinh nghiệm mô hình quản trị của Ngân hàng ING Bank, hiện đang được coi là ngân hàng hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả trong quản trị rủi ro nói chung, RRTD nói riêng, được Standard & Poor’s xếp hạng A+ và Moody’s xếp hạng Aa3. Bảng 1-2 trình bày kết quả đánh giá chất lượng tài sản tín dụng trong giai đoạn 2001- 2002 của ING Bank.

Bảng 1-2: Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ING Bank

Xếp loại Loại xếp theo hạng nội bộ

của ING*

Cơ cấu danh mục tín dụng (%)

2001 2002

1. Loại tín dụng 2. Loại đầu cơ 3. Loại có vấn đề 1-10 11-17 18-22 49,6 48,1 2,3 46,5 51,7 1,8

Nguồn: Báo cáo thường niên của ING Bank 2002

Ghi chú: (*) ING có hệ thống xếp hạng nội bộ chia khách hàng thành 22 hạng rủi ro (hạng 1 là rủi ro thấp nhất). Các khách hàng từ hạng 18 trở xuống 22 được coi là khách hàng có vấn đề (có nợ xấu).

Nhìn chung, mô hình quản trị RRTD mà ING Bank áp dụng có một số nét chính như sau:

- Về cơ cấu bộ máy, có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản trị rủi ro và kinh doanh, đây được coi là nguyên tắc hàng đầu nhằm đảm bảo rủi ro được nhận biết và quản trị một cách có hiệu quả. Bộ phận quản trị RRTD là một bộ phận nằm trong mảng quản trị rủi ro nói chung. Hệ thống quản trị rủi ro được tách bạch độc lập với bộ phận kinh doanh / khách hàng và báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Bộ phận quản trị RRTD cũng được tổ chức một cách tách bạch giữa bộ phận xây dựng chính sách với bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận xây dựng mô hình - sơ đồ1-7.

- Về thẩm quyền, ý kiến của bộ phận quản trị RRTD là yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. Trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất và đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong thời hạn thường là một năm và bộ phận kinh doanh/khách hàng được sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vượt hạn mức này, hoặc đối với các khách hàng chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận rủi ro.

Sơ đồ 1-7: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của ING Bank

Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Các cấp hội đồng tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro, chủ tịch hội đồng bắt buộc là người thuộc bộ phận rủi ro và ý kiến của thành viên rủi ro có ảnh hưởng mạnh hơn, trong trường hợp có sự bất đồng với số lượng 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.

- Về kỹ thuật, sử dụng phương pháp định lượng, song vẫn kết hợp với các nhận định, đánh giá định tính. Phương pháp định lượng đang được áp dụng phổ biến là RAROC (Risk-Adjusted Return on Capital: hệ số sinh lời điều chỉnh theo rủi ro). RAROC được lập thành một bộ phận tương đối chuyên biệt thuộc bộ phận quản lý

Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng

Xây dụng mô hình Xây dựng chính sách tín dụngBáo cáo

Rủi ro khách hàng

Rủi ro quốc gia Xây dựng mô hình

Định chế tài chính Công ty

RRTD (bộ phận xây dựng mô hình, sơ đồ 1-7) và tất cả các khoản tín dụng đều phải có kết quả tính toán của bộ phận này.

- Về hệ thống giới hạn/hạn mức tín dụng, đối với mỗi khách hàng, ngân hàng thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể, dưới mức tổng thể này, có các hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch như cho vay, bảo lãnh, L/C v.v… Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: mọi hạn mức/giới hạn sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng tổng.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của ING Bank có thể rút ra bài học để NHTM Việt Nam nói chung và NHCT nói riêng có thể triển khai áp dụng:

Một là, triển khai mô hình quản lý RRTD phải tập trung, có bộ máy tổ chức độc lập với bộ phận kinh doanh, bộ máy này thường xuyên đánh giá, lượng hoá về rủi ro, cảnh báo sớm về RRTD.

Hai là, thẩm quyền ra quyết định tín dụng phải phân cấp rõ ràng, theo cấp bậc về trình độ chuyên môn tín dụng, bộ phận quản lý RRTD phải là thành viên quan trọng trong hội đồng quản trị.

Ba là, xây dựng hệ thống về hạn mức tín dụng nội bộ và hệ thống hạn mức tín dụng cho khách hàng có chi tiết cho từng sản phẩm giao dịch.

Bốn là, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các NHTM Việt Nam trong đó có NHCT cần xây dựng, sử dụng mô hình toán để lượng hoá rủi ro để chủ động đối phó với RRTD.

Tóm tắt chương 1:

Qua những vấn đề cơ bản về RRTD được trình bày trong chương 1, chúng ta nhận thức rõ về bản chất của RRTD, những nguyên nhân xảy ra; phân loại về RRTD; những nội dung cốt lõi của chính sách quản trị RRTD; quan điểm nhận thức về quản trị RRTD, giai đoạn phát triển và đặc biệt là những nội dung, yêu cầu cần có của hoạt động quản trị RRTD. RRTD có tác động rất lớn đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ gây ra sự biến động lớn trong lợi nhuận, mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp

tới khả năng phá sản của Ngân hàng. Vì vậy, chương 1 cố gắng đề cập vắn tắt một số mô hình phân tích RRTD.

Quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản trị RRTD hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của ngân hàng, chương 1 cũng đã trình bày nội dung phương pháp đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD để có cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng Công thương (NHCT) Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là NHCT Quảng Bình) nói riêng trong chương 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 40 - 43)