Các quy định hiện hành của Ngân hàng cấp trên liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 51 - 57)

CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.2.2. Các quy định hiện hành của Ngân hàng cấp trên liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng

rủi ro tín dụng

• Thực hiện theo chuẩn mực đánh giá chất lượng tín dụng của Ủy ban Basle 2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số

18/2007/QĐNHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi bổ sung một số điểm Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Cụ thể hoá các quy định này, NHCT Việt Nam có Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT 37 ngày 09/06/2006 về quy định phân loại trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, Quyết định số 296/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 01/08/2007 bổ sung sửa đổi một số điều Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT 37.

• Theo các quy định trên một số cụm từ chuyên ngành được giải thích thống nhất như:

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là khoản nợ mà ngân hàng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do ngân hàng đánh giá khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng mà ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn;

Nợ xấu: là các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước.

• Tiêu chí phân loại 5 nhóm nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/NHNN:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên khi đáp ứng đủ các điều kiện: (1) khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 6 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn, (2) có tài liệu hồ sơ chứng minh các

nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục. (3) ngân hàng có đủ cơ sở đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại (*) dưới đây.

- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ từ 91 ngày đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu trả các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu phân loại vào nhóm 2;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Các khoản nợ phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại (*) dưới đây. - Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao bồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại nợ lần thứ 2;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ được phận loại vào nhóm 5 theo quy định tại (*) dưới đây.

(*) Toàn bộ dư nợ của khách hàng tại ngân hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ, khách hàng có nhiều khoản nợ mà có một khoản nợ bị phân loại vào nhóm rủi ro cao nhất thì các khoản nợ còn lại phải phân loại vào nhóm rủi ro cao nhất.

Các khoản nợ chủ động đánh giá phân loại các khoản nợ vào nhóm rủi ro cao hơn nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: (1) Có những biểu hiện bất lợi tác động đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, (2) Các khoản nợ của khách hàng bị tổ chức tín dụng phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn, (3) Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn hơn theo chiều hướng suy giảm, (4) Khách hàng không cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin tài chính theo yêu cầu của ngân hàng.

• Trên cơ sở phân loại nhóm nợ, quy định trích lập dự phòng cụ thể như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ được tính: R = max{0, A-C}x r;

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: Số dư nợ gốc của khoản nợ;

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm; r: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể.

Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) do Ngân hàng cho vay xác định nhưng không được vượt tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định sau:

Loại tài sản: Tỷ lệ khấu trừ: - Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng VND

do tổ chức tín dụng phát hành 100%

- Tín phiếu kho bạc; vàng; số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết

kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành 95% - Trái phiếu Chính phủ:

+ Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống 95% + Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm 85%

+ Có thời hạn còn lại trên 5 năm 80%

- Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá

do tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết 70% - Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá

do doanh nghiệp phát hành được niêm yết 65%

- Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yết,

bất động sản 50%

- Các loại tài sản bảo đảm khác 30%

Ngoài việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro cụ thể nêu trên, để chống đỡ rủi ro chung có thể xảy ra hàng năm, NHTM phải trích dự phòng rủi ro chung 0,75% trên tổng dư nợ.

• Về chính sách quản trị rủi ro tín dụng của NHCT:

Tại sổ tay tín dụng ban hành theo Quyết định số 163/QĐ HĐQT-NHCT ngày 29/09/2004 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam đã xác định 2 điểm quan trọng (trang 41):

Thứ nhất, về nguyên tắc quản trị rủi ro:

- Nguyên tắc chung về quản trị RRTD đó là phải thực hiện phân tán rủi ro, không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một khách hàng, một nhóm khách hàng hoặc một nhóm ngành hàng hoặc lĩnh vực có liên quan với nhau.

phòng kinh doanh, giám đốc hoặc người được ủy quyền; những bộ hồ sơ lớn cần tái thẩm định, hoặc có ý kiến còn trái ngược phải qua hội đồng tín dụng.

- Kiểm tra, giám sát thường xuyên khoản vay, có bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập.

Thứ hai, tiến hành xây dựng các hạn mức kiểm soát RRTD:

NHCT cũng đã đề ra trong sổ tay về các hạn mức giới hạn RRTD như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung dài hạn; giữa cấp tín dụng trực tiếp cho nền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan.

Thứ ba, về xây dựng các giới hạn hay hạn mức rủi ro, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý:

- Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được Luật các tổ chức tín dụng quy định như cho vay không quá 15% vốn tự có vào một khách hàng; hay giới hạn về liên doanh góp vốn; giới hạn về mua sắm tài sản cố định, NHCT đã tính toán và tuân thủ trong toàn hệ thống. Hàng quý, từ Trụ sở chính và các chi nhánh nhận được thông báo sự thay đổi của vốn tự có, xem như tự có để căn cứ tính toán giới hạn cho vay một khách hàng hay trình xin chủ trương cho góp vốn liên doanh. Phần lớn những giới hạn rủi ro này được quản lý tính toán tuân thủ tại Trụ sở chính của NHCT, vì vậy đây là những thuận lợi trong chỉ đạo tập trung việc chấp hành những giới hạn rủi ro này.

- Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống bước đầu cũng đã được NHCT xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hành kiểm điểm hàng quý qua các cuộc họp giao ban cụm như: tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm; tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối (hiện tại NHCT đã chủ trương giao chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho các chi nhánh, nghĩa là bao gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, đây là một chủ trương đúng); tỷ lệ cho vay đối với nhóm khách hàng là DNNN được điểu chỉnh giảm dần.

- Cơ cấu bộ máy tổ chức trong quản lý tín dụng của NHCT được bố trí thành 2 cấp: Trụ sở chính và Sở giao dịch, chi nhánh cấp I; trong mỗi cấp có 4 nhóm tham gia vào quy trình quản lý tín dụng, gồm: Hội đồng tín dụng - Tổng Giám đốc (Giám đốc chi nhánh) - Các phòng nghiệp vụ - Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập. Với bộ máy quản lý tín dụng được phân cấp cụ thể, nếu phát huy tốt vai trò trách nhiệm của bộ máy và đảm bảo tính khách quan độc lập trong quá trình xét cấp tín dụng, quản lý thu hồi nợ, xử lý nợ… thì bộ máy tổ chức về quản lý tín dụng hiện hành của NHCT đáp ứng được yêu cầu thực hiện nguyên tắc quản trị RRTD, cụ thể nó bảo đảm sự phân tách độc lập giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng; quy định về trách nhiệm của từng cấp trong xét duyệt cấp tín dụng được quy định rõ ràng tại quy chế tín dụng hiện hành. Hội đồng quản trị đảm trách nhiệm vụ hoạch định chiến lược kinh doanh tín dụng; người ban hành cơ chế quy chế liên quan đến tín dụng; phê duyệt các hạn mức kiểm soát RRTD; bổ nhiệm một số vị trí chủ chốt trong bộ máy quản lý tín dụng theo điều lệ của NHCT. Như vậy, so với nguyên tắc việc hoạch định, kiểm soát hạn mức RRTD tại NHCT từng bước theo hướng các nguyên tắc quản trị RRTD của Uỷ ban Basel quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w