MỤC LỤC
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến khách hàng vay vốn làm cho họ bị suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, như: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi về chính sách vĩ mô (chính sách xuất nhập khẩu, thuế quan.) nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng và ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân thuộc về chủ quan của phía đối tác (khách hàng), những nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng được Uỷ ban Basel (2000) đã thống kê cho thấy, RRTD thường xảy ra ở 2 lĩnh vực chủ yếu: (i) mức độ tập trung, (ii) các vấn đề về quy trình cấp tín dụng.
Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của các NHTM ở các quốc gia phát triển vào hoạt động kinh doanh của mình để giám sát phòng ngừa hạn chế giảm thấp rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và hoạt động kinh doanh khác để giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thương trường. Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị RRTD ở các góc độ khác nhau, nhưng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thể diễn giải khái niệm quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.
Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng, nó chiếm tới trên 1/2 đến 2/3 bảng cân đối và mang lại thu nhập chính cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhưng đi liền bên cạnh là RRTD cũng mang lại hậu quả thiệt hại thu nhập, thậm chí có thể phá sản một NHTM, và ở mức cao có thể gây khủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng. Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế không ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt công tác quản trị RRTD là một công việc thật sự quan trọng.
Nhưng hiện nay giới hạn tối đa cho một nhóm khách hàng đang tỏ ra đặc biệt quan trọng trong việc cho vay của ngân hàng, loại khách hàng này càng trở nên phổ biến đối với một số ngân hàng có xu hướng thịnh hành phương pháp cho vay dựa trên uy tín hơn là căn cứ các thủ tục và điều kiện cho vay mang tính thương mại và truyền thống. Nhờ đó, giúp các NHTM ngăn chặn tổn thất tín dụng do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn khi thị trường đóng băng, có thể dẫn tới hàng loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phá sản, không trả được nợ ngân hàng.
Cơ cấu lại các khoản nợ: Chính sách này đề cập đến nguyên tắc, các qui định về việc xử lý các khoản nợ theo hình thức như miễn giảm lãi, chuyển đổi nợ thành cổ phần, cấn trừ nợ bằng tài sản..Theo thông lệ hiện nay, các hình thức xử lý nợ này do hội đồng quản trị phê duyệt.
Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự phòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố như kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ, mức tăng trưởng tín dụng, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế. Một nguyên tắc cần được tuân thủ là việc truy đòi nợ đến cùng để bù đắp lại tổn thất của khoản nợ mà ngân hàng đã phải xử lý bằng quĩ dự phòng là nguyên tắc cao nhất của ngân hàng.
Xu hướng thay đổi này, thể hiện rừ nột nhất là từ quan điểm hướng tới mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh là ROE - mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thì hiện nay yếu tố rủi ro đã được bổ sung vào mục tiêu này - gọi là kết quả kinh doanh được điều chỉnh theo rủi ro (RAROC – hệ số sinh lời điều chỉnh theo rủi ro). Trước đây mỗi loại rủi ro có một bộ phận quản lý độc lập và báo cáo lên Ban điều hành của ngân hàng, thì nay các bộ phận này được gộp lại trong một Uỷ ban quản trị rủi ro trực thuộc sự quản lý của Ban điều hành.
Mặc dù giai đoạn 7 là giai đoạn có chất lượng quản trị RRTD cao và được coi là mục tiêu tiến tới của hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo tính bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, thì đối với một ngân hàng cụ thể, sự phát triển của hoạt động quản trị RRTD phụ thuộc vào trình độ công nghệ, điều kiện thể chế, năng lực. ERick (1999) khuyến cáo rằng, các ngân hàng không nên đặt mục tiờu ỏp dụng ngay giai đoạn 7; một chiến lược khụn ngoan là xỏc định rừ hiện ngõn hàng đang ở giai đoạn nào và bỏ qua hoặc rút ngắn các giai đoạn 3 và 5, tức là đi theo hướng phát triển chiến lược mô tả bằng đường thẳng đứt quãng.
(v) xõy dựng cỏc hạn mức chung và cho cỏc cấp; (vi) thủ tục phờ duyệt tớn dụng rừ ràng; (vii) việc mở rộng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát; (viii) phải có cơ chế quản lý thường xuyên danh mục rủi ro; (ix) có hệ thống quản lý các khoản tín dụng cụ thể; (x) xây dựng hệ thống xếp loại rủi ro nội bộ; (xi) có hệ thống thông tin thích hợp và hiệu quả; (xii) có hệ thống quản lý chất lượng danh mục dư nợ; (xiii) đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế; (xiv) có hệ thống đánh giá chất lượng quản lý RRTD một cách độc lập; (xv) duy trì mức độ rủi ro ở mức phù hợp với tiêu chuẩn nội bộ; (xvi) có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong tình trạng có thể xảy ra RRTD; (xvii) phải có hệ thống kiểm soát hoạt động hiệu quả. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng thiết lập một hạn mức RRTD tổng thể, dưới mức rủi ro tổng thể này, có các hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch như cho vay, bảo lãnh, L/C v.v… Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: Mọi hạn mức/giới hạn sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng tổng; nhưng tổng các hạn mức/giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.
Sự kiểm soát (Control): Nhân tố cuối cùng trong việc đánh giá độ tin cậy của một khách hàng là sự kiểm soát, nó tập trung vào các câu hỏi như: Liệu những thay đổi khi chính sách đưa ra quy định mới có ảnh hưởng bất lợi đến người vay không và liệu khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng do các cơ quan quản lý ngân hàng đặt ra?. Vùng an toàn đối với khoản vay của NHTM là hết sức quan trọng, ngay trong công thức tính toán của mình về mức lãi suất cho vay đã bao hàm phần chi phí bù đắp tổn thất tín dụng, vì vậy để hạn chế tổn thất tín dụng các NHTM thường tạo ra xung quanh khoản vay một vùng an toàn, mô phỏng trong sơ đồ 1-6.
Ngày nay, nhiều ngân hàng đã tiến thêm bước trong việc cho điểm với khách hàng vay vốn trên cơ sở chi tiết hoá các chỉ tiêu định tính và định lượng sẽ tiến hành bảo đảm sự phù hợp với từng nhóm khách hàng: khách hàng cá nhân; khách hàng là doanh nghiệp ở mức chi tiết với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp là tổ chức tài chính tín dụng. (+) Các NHTM thường đưa ra khung chuẩn để chấm điểm cho từng nhóm khách hàng doanh nghiệp, ở mức chi tiết hơn ngân hàng có thể đưa ra tiêu chí chấm điểm cho loại khách hàng hoạt động ở ngành nghề khác nhau và các bước trong qui trình chấm điểm được qui định rất cụ thể trong sổ tay tín dụng.
- Về hệ thống giới hạn/hạn mức tín dụng, đối với mỗi khách hàng, ngân hàng thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể, dưới mức tổng thể này, có các hạn mức chia theo loại sản phẩm/giao dịch như cho vay, bảo lãnh, L/C v.v… Để vừa đảm bảo quản lý tổng thể, vừa đảm bảo tính linh hoạt, việc xây dựng giới hạn/hạn mức tín dụng được tuân theo nguyên tắc: mọi hạn mức/giới hạn sản phẩm/giao dịch đều không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng tổng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản trị RRTD hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của ngân hàng, chương 1 cũng đã trình bày nội dung phương pháp đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD để có cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng Công thương (NHCT) Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là NHCT Quảng Bình) nói riêng trong chương 2.
Vì vậy, chương 1 cố gắng đề cập vắn tắt một số mô hình phân tích RRTD. Quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng.
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) cho phép hệ thống ngân hàng hoạt động theo mô hình 2 cấp; đến ngày 1/07/1988, các NHTM Nhà nước ra đời; trong đó, NHCT Việt Nam được hình thành trên cơ sở vụ Tín dụng Công nghiệp và vụ Tín dụng Thương nghiệp Ngân hàng Nhà nước. NHCT Việt Nam là một trong các NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, thành lập theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng theo Luật tổ chức tín dụng, được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam.
Các khoản nợ chủ động đánh giá phân loại các khoản nợ vào nhóm rủi ro cao hơn nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: (1) Có những biểu hiện bất lợi tác động đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, (2) Các khoản nợ của khách hàng bị tổ chức tín dụng phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn, (3) Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn hơn theo chiều hướng suy giảm, (4) Khách hàng không cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. - Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống bước đầu cũng đã được NHCT xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hành kiểm điểm hàng quý qua các cuộc họp giao ban cụm như: tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm; tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối (hiện tại NHCT đã chủ trương giao chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho các chi nhánh, nghĩa là bao gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, đây là một chủ trương đúng);.