Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 92)

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động TD là một công cụ vô cùng quan trọng, vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TD; mặt khác, thông qua

hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn giúp phát hiện những điểm bất hợp lý của cơ chế, chính sách cho vay để kịp thời bổ sung, sửa đổi; và cũng góp phần phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ TD gây ra qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng TD tại Chi nhánh.

Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Phòng Kiểm tra phải đảm nhận chức năng kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh do đó khối lượng công việc rất nhiều trong khi đó nhân sự làm công tác tại Phòng Kiểm tra chỉ có 2 người. Vì vậy, Chi nhánh cần bổ sung cho phòng Kiểm tra ít nhất 1 cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay TD đầu tư để bổ sung cho bộ máy kiểm soát nội bộ. Việc lựa chọn cán bộ làm công tác kiểm tra đối với hoạt động cho vay TD đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc cán bộ kiểm tra phải có kinh nghiệm thực tiễn về cho vay TD đầu tư .

Thứ hai, Nâng cao tính độc lập, khách quan của cán bộ kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh bằng cách giao nhiệm vụ kiểm tra cho những cán bộ không liên quan đến hoạt động cho vay TD đầu tư và các hoạt động nghiệp vụ khác của Chi nhánh.

Thứ ba, Đổi mới cách thức kiểm tra kiểm soát. Phòng Kiểm tra phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới phương pháp, cách thức kiểm tra theo hướng từ chỗ chỉ dừng lại ở khâu “hậu kiểm” sang kiểm tra được tiến hành tại mọi khâu của quá trình cho vay, từ khâu thẩm định và quyết định cho vay cho đến khi thanh lý hợp đồng TD; từ chỗ kiểm tra riêng lẻ sang kiểm tra hệ thống và kiểm tra tính tuân thủ; áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

Thứ tư, Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ kiểm soát nội bộ. Hoạt động kiểm tra đòi hỏi người cán bộ phải đạt những tiêu chuẩn cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, hơn nữa, họ thường phải chịu sức ép từ nhiều phía. Do vậy để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ, bên cạnh việc đề xuất NHPT đưa ra các cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý, thì Chi nhánh cần có các biện pháp hợp lý trong phạm vi có thể chấp nhận được, như tăng phụ cấp trách

nhiệm, ưu tiên trong chế độ đào tạo, được trích thưởng theo tỷ lệ tính trên số tiền cho vay sai thu hồi được thông qua kiểm tra….) đối với cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w