Kinh nghiệm từ các NHPT nước ngoài về quản trị RRTD

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 44)

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm từ các NHPT nước ngoài về quản trị RRTD

Mô hình NHPT đã có từ rất lâu trên thế giới và tổ chức này đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Về tên gọi có thể khác nhau ở mỗi quốc gia (Nhật Bản: NHPT Nhật Bản, Hàn Quốc: NHPT Hàn Quốc; Trung Quốc: NHPT Trung Quốc; Thái Lan: Công ty Tài chính công nghiệp Thái Lan, Đức; NHtái thiết Đức, Nga: NHPT LB Nga…), nhưng về cơ bản đều thuộc sở hữu của Chính phủ và được sử dụng như một công cụ của Chính phủ để thực hiện chính sách ĐTPT. Trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số NHPT điển hình ở các nước có điểm xuất phát khá tương đồng với Việt Nam: Trung Quốc, Đức qua đó rút ra một số kết luận chung nhằm phát triển thêm những khuyến nghị đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

NHPT Nhật Bản (DBJ)

DBJ được thành lập theo Luật NHPT Nhật Bản ngày 01/10/1999 với nhiệm vụ chính tài trợ cho các dự án đủ điều kiện theo chính sách của Nhà nước (chủ yếu trong các lĩnh vực: phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, công nghệ mới) thông qua việc cho vay và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác với thời hạn dài, lãi suất thấp và cố định đối với các dự án đáp ứng được yêu cầu của chính sách Nhà nước; hỗ trợ tư vấn lập dự án; thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát về tình hình KTXH…Ngoài ra, DBJ còn cung cấp các dịch vụ khác giống như các tổ chức tài chính thông thường.

Là một tổ chức tài chính thực thi chính sách của Chính phủ theo quy định của Luật NHPT Nhật Bản và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật NH hay

Luật về cứu vãn sự tồn tại của hệ thống tài chính, nhưng DBJ rất chú trọng đến công tác quản trị RRTD.

Để có sự phù hợp với từng loại rủi ro riêng biệt, DBJ đã phát triển hệ thống quản lý tài sản Nợ - Có và QLRR, trong đó phân định ró trách nhiệm của mỗi vụ đối với từng loại rủi ro. Vụ Kế hoạch Tài chính - Tổng hợp theo dõi toàn diện các hoạt động quản lý tài sản Nợ - Có và QLRR. Uỷ ban quản lý tài sản Nợ -Có, bao gồm các quan chức điều hành và Thống đốc DBJ quy định các chính sách cơ bản liên quan đến sự quản lý toàn diện đối với tài sản Nợ - Có và rủi ro, đồng thời chỉ đạo việc theo dõi thường xuyên đối với mỗi loại rủi ro.

Trong quản trị RRTD, DBJ thực hiện quản lý đối với từng khoản vay riêng lẻ cũng như toàn bộ danh mục cho vay. Đối với từng khoản vay riêng lẻ, khi thực hiện cho vay, ngoài việc xem xét sự phù hợp với chính sách của dự án và các phúc lợi do dự án mang lại, DBJ còn xem xem xét tính khả thi và khả năng sinh lời của dự án dựa trên những quan điểm công bằng và trung lập. DBJ cũng áp dụng hệ thống xếp hạng nội bộ trong đó KH được phân chia thành 8 hạng. Kết quả xếp hạng nội bộ là căn cứ để xác định mức cho vay. Dựa trên việc xếp hạng nội bộ, DBJ tiến hành phân loại nợ vay (gồm 4 loại), từ đó xác định khoản trích dự phòng để có thể XLRR khi khoản vay gặp rủi ro. Trong quản lý danh mục cho vay, DBJ thực hiện việc phân tích toàn diện đối với dữ liệu được sử dụng trong xếp hạng nội bộ và tính toán khả năng xẩy ra RRTD đối với toàn thể danh mục cho vay. RRTD có thể được phân chia thành 2 loại là tổn thất lường trước (tổn thất trung bình dự kiến trong một thời hạn cho vay nhất định) và tổn thất không lường trước (tổn thất lớn nhất có thể xẩy ra ở một mức sinh lời nhất định). Kết quả tính toán các tổn thất được báo cáo lên Uỷ ban Quản lý tài sản Nợ - Có. Việc theo dõi và quan tâm đến các biện pháp đối phó cho phép DBJ kiểm soát được rủi ro và đề ra biện pháp hiệu quả để hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra.

Đối với rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái): DBJ sử dụng phân tích khe hở kỳ hạn, phân tích giá trị hiện tại, phân tích độ nhậy của lãi suất và các biện pháp khác để phòng ngừa rủi ro hối đoái.

Để phòng ngừa rủi ro thanh khoản, DBJ cũng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: huy động vốn chủ yếu dựa vào các nguồn vốn dài hạn (vốn từ chương trình đầu tư và cho vay của ngân sách, vốn trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh….); thực hiện đầu tư ngắn hạn đối với vốn tạm thời nhàn rỗi; sử dụng hệ thống thanh toán của NHtrung ương Nhật Bản để đảm bảo thanh toán ngay cho các giao dịch.

NH tái thiết Đức (KfW)

KfW là NH chính sách của Chính phủ Cộng hồ Liên bang Đức, thành lập năm 1948, với số vốn điều lệ là 3.750 triệu DM (nay là EUR), trong đó Chính phủ Liên bang đóng góp 80% và 20% là của Chính quyền các bang.

KfW thực hiện nhiệm vụ đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của Cộng hồ Liên bang Đức. Thực hiện nhiệm vụ tài trợ xuất nhập khẩu của Cộng hồ Liên bang Đức và tài trợ TD phát triển cho các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi nền kinh tế.

Cơ quan giám sát cao nhất đối với KfW là Bộ tài chính Liên bang và Hội đồng giám sát. Bộ tài chính cũng là cơ quan toàn quyền thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo KfW hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật.

Hội đồng giám sát là cơ quan giám sát, hoạch định chiến lược và chính sách hoạt động của KfW, phê duyệt các khoản vay “rất lớn”. Giúp việc Ban giám đốc điều hành là các Ban chức năng như: Ban tài chính, Nhân sự, Kiểm toán, Kho quỹ, các Ban phụ trách theo khu vực, Quản trị và xử lý rủi ro, Thông tin tin học…KfW được xây dựng theo mô hình một tập đoàn có 4 nhánh hoạt động chính là NHPT, NH doanh nghiệp nhỏ và vừa, NH xúc tiến và NH XK. Hoạt động chính của KfW bao gồm: hoạt động tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động TD XK, hoạt động tài trợ thúc đẩy trong nước, hoạt động hợp tác tài chính và hỗ trợ phát triển với các nước đang phát triển.

Đối với hoạt động quản trị rủi ro: hệ thống quản trị rủi ro của KfW cũng tương tự như của các NHTM và thông lệ quốc tế hiện nay. Nền tảng cho hệ thống quản trị rủi ro của KfW là hệ thống đánh giá và xếp hạng KH. Hệ thống chấm điểm này là cơ sở để xác định lãi suất cho vay và để trích lập DPRR. Hệ thống đánh giá

và xếp hạng này của KfW hiện tập trung vào các rủi ro về TD, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp hàng ngày. Cơ cấu lãi suất cho vay của KfW được xác định trên cơ sở đảm bảo đủ nguồn để trích lập dự phòng rủi ro. Cũng tương tự như các NHTM khác, việc trích lập dự phòng rủi ro được xác định theo hai mức:

- Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho từng khoản vay có rủi ro (mức trích tối đa bằng 100% trị giá khoản vay đối với trường hợp dự kiến sẽ phải xoá nợ).

- Trích lập dự phòng rủi ro tổng thể cho toàn bộ NH(ở một mức độ nhất định nhằm bù đắp cho các rủi ro không thể lường trước).

Toàn bộ các tiêu chí, chuẩn mực cũng như thiết kế hệ thống quản trị rủi ro của KfW hiện tại tuân thủ theo các quy định về giám sát NH hiệu quả quy định tại Hiệp ước Basel II. Hiện tại, KfW đang ở trong giai đoạn hoàn chỉnh hệ thống quản trị rủi ro để hoàn toàn thực hiện theo Basel II vào năm 2008.

Về cơ cấu tổ chức, KfW đã thành lập Uỷ ban quản trị rủi ro với chức năng quản trị toàn diện rủi ro của ngân hàng. Uỷ ban này đã ban hành cẩm nang quản trị rủi ro và các hưỡng dẫn cụ thể tới từng cán bộ chuyên quản để thực hiện các công việc phục vụ cho hệ thống quản trị rủi ro. Theo quy định tại cẩm nang, việc thực hiện các báo cáo cập nhật định kỳ là bắt buộc đối với tất cả các cán bộ NHđể xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hưng Yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w